Ung Thư Buồng Trứng Ở Độ Tuổi Nào / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ở Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Phải Ung Thư Buồng Trứng?

Buồng trứng là một trong các cơ quan sinh dục của người phụ nữ.Chức năng của buồng trứng là phóng noãn và tiết ra các chất nội tiết (estrogen,progesteron) từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Ung thư buồng trứng là khối u ác tính của buồng trứng,là một trong những ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Ở Việt nam,ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 3 sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

Cho đến nay nguyên nhân gây nên ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ nhưng nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư buồng trứng (mẹ,chị em gái,hoặc con gái) thì nguy cơ mắc bệnh của bạn là 5%. 1. Những phụ nữ nào dễ bị ung thư buồng trứng ?

Bạn là người không sinh đẻ hay vô sinh. Bạn có tiền sử dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh. Ung thư buồng trứngcó thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nếu bạn càng lớn tuổi thị nguy cơ mắc bệnh càng cao nhất là những phụ nữ sau mãn kinh. Bạn bị béo phì ở thời trẻ sẽ tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng sau tuổi mãn kinh.

2. Những dấu hiệu để bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa? Ung thư buồng trứngở giai đoạn sớm thường diễn biến âm thầm ,không có các dấu hiệu đặc biệt.Tuy nhiên nếu bạn thấy có những biểu hiện như : rối loạn kinh nguyệt ,đau hoặc nặng ở vùng bụng dưới, đau khi quan hệ vợ chồng, rối loạn tiểu (tiểu khó, són tiểu), mệt mỏi kéo dài,giảm cân,chán ăn, rối loạn tiêu hoá (RLTH) như đầy bụng, khó tiêu, đại tiện táo hoặc tiêu chảy, bạn hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để được khám và phát hiện bệnh sớm

Ở giai đoạn muộn bạn sẽ thấy các dấu hiệu trên kéo dài và nặng hơn,thậm chí bạn có thể tự sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới,có nhiều trường hợp khối u to choán hết toàn bộ vùng bụng của bạn.

3. Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán ung thư buồng trứng? Sau khi bạn mô tả những khó chịu khiến bạn phải đến bệnh viện thì chúng tôi sẽ thăm khám âm đạo nếu bạn đã có quan hệ tình dục (QHTD) hoặc thăm khám qua hậu môn nếu bạn chưa có QHTD để phát hiện khối u ở buồng trứng.Việc đánh giá kích thước khối u buồng trứng,khả năng di động của u,mức độ lan tỏa ra các cơ quan khác của vùng chậu hay ổ bụng là rất quan trọng để đánh giá tiên lượng sau này. Siêu âm, chụp Xq tim phổi, CT scan (chụp cắt lớp vi tính) hoặc chụp cộng tưởng từ (MRI) ổ bụng giúp bác sỹ lâm sàng đánh giá chính xác hơn.

Một bạn khác hỏi: vậy xét nghiệm máu có giúp ích cho việc chẩn đoán ung thư buồng trứng hay không? Thông thường khi phát hiện bạn có một khối u ở buồng trứng, ngoài các xét nghiệm đã nêu bác sỹ còn cho bạn làm xét nghiệm CA 125 trong máu.Tuy nhiên chất này có thể tăng trong một số bệnh lý khác như Lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vì vậy nó mang tính đặc hiệu không cao nên không có giá trị nhiều trong chẩn đoán nhưng nó lại có giá trị tiên lượng rất tốt.

Điều trị UTBT bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật và điều trị hóa chất,nâng cao sức đề kháng của người bệnh.4. Việc điều trị ung thư buồng trứng sẽ được tiến hành như thế nào?

Khi đã chẩn đoán nghi ngờ ung thư buồng trứng thì việc phẫu thuật sẽ thực hiện kỹ thuật mổ mở theo đường giữa dưới rốn có khi kéo dài lên trên rốn nếu khối u quá to. Đường mổ này có thể lấy trọn vẹn khối u.Có nhiều bệnh nhân yêu cầu chúng tôi mổ nội soi nhưng không được đáp ứng do khi mổ nội soi khả năng phát tán của tế bào ung thư ra khoang bụng là rất cao điều đó giúp tế bào ung thư di căn nhanh hơn và xa hơn.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư buồng trứng mà bác sỹ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.Ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư khu trú ở buồng trứng,chưa lan ra lớp vỏ của buồng trứng, việc phẫu thuật cắt tử cung , hai phần phụ và mạc nối lớn tương đối dễ dàng.Điều trị hóa chất kết hợp sau phẫu thuật sẽ cho tỉ lệ sống 5 năm là 66%. Ở giai đoạn muộn hơn, khi tế bào ung thư đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận trong chậu hông hoặc di căn xa hơn nữa thị việc phẫu thuật sẽ hết sức khó khăn.Nguyên tắc phẫu thuật trong các trường hợp này là cắt bỏ được càng nhiều tổ chức ung thư càng tốt. Điều trị hóa chất có thể thực hiện trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật. Ở giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn 4 %.

Ở nước ta ung thư buồng trứng khi mang thai xảy ra với tỉ lệ 1/18000.

Các dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ bình thường đã rất mơ hồ thì ở thai phụ càng khó phát hiện hơn. Thai phụ thường không biết các dấu hiệu như bụng to lên, đau nặng bụng dưới, rối loạn tiêu tiểu, chán ăn, sút ký do có thai hay là một bệnh lý nào khác. Vì vậy, để tránh trường hợp phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn trong thai kỳ, các bạn nên đi khám phụ khoa trước khi dự định mang thai. Khi có thai, các bạn nên đi khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ sản khoa.

Nếu phát hiện khối u buồng trứng trước khi có thai bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật lấy khối u và có thai sau phẫu thuật nếu khối u lành tính. Nếu phát hiện khối u buồng trứng trong thai kỳ thì việc xử trí khối u buồng trứng tùy thuộc vào tuổi thai và tính chất khối u. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng có nguy cơ gây sảy thai, hư thai rất cao. Vì vậy, nếu phát hiện khối u buồng trứng trong thời kỳ này bạn sẽ được khuyên phẫu thuật vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu phát hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ thì việc phẫu thuật sẽ được thực hiện sau sanh. Tuy nhiên, nếu có biến chứng như xoắn cuống khối u, vỡ khối u hoặc u to lên nhanh nghi ngờ ung thư buồng trứng thì việc phẫu thuật phải được tiến hành ngay dù thai nhi ở độ tuổi nào, có thể nuôi được hay không.

Điều trị hóa chất được cân nhắc trì hoãn nếu giai đoạn ung thư buồng trứng cho phép. Nếu không thể trì hoãn điều trị hóa chất nên tránh 3 tháng đầu thai kỳ và kết thúc trước ngày dự sanh 3 tuần. Sau khi sanh, sản phụ sẽ không cho con bú và được tiếp tục điều trị hóa chất.

Hiện nay hầu hết các bệnh nhân bị ung thư buồng trứng đều đến ở giai đoạn muộn. 6. Có thể dự phòng và phát hiện sớm ung thư buồng trứng không?

ung thư buồng trứng có thể phát hiện sớm nếu bạn khám phụ khoa định kỳ hoặc đi khám ngay khi mới có những biểu hiện sớm của bệnh nhất là những bạn có mẹ,chị em gái bị ung thư buồng trứng. Nếu bạn mang thai và cho con bú một lần trong đời cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Các u thực thể của buồng trứng cũng phải được phẫu thuật sớm và làm xét nghiệm tổ chức học nếu có tế bào ác tính phải xử trí triệt để.

Ung Thư Tử Cung Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào?

Ung thư tử cung là bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, đe dọa tính mạng và khả năng sinh sản của nữ giới. Ung thư tử cung thường gặp ở độ tuổi nào là vấn đề được đông đảo chị em quan tâm.

Tử cung có ba phần: cổ tử cung hình trụ hẹp nằm ở phía dưới tiếp giáp với âm đạo, thân tử cung hình nón nằm ở giữa và đáy tử cung có hình vòm nằm ở phía trên. Hai bên đáy tử cung có hai vòi trứng là con đường thông thương giữa hai buồng trứng với tử cung. Thành tử cung có hai lớp: phía trong là lớp màng mỏng goi là lớp nội mạc tử cung, lớp ngoài rất dầy gọi là lớp cơ tử cung. Ung thư tử cung là tên gọi chung cho bệnh lý ác tính ác tính bắt nguồn từ tử cung, trong đó, thường gặp nhất là ung thư cổ tử cung.

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường không rõ ràng, ở giai đoạn tiến triển, người bệnh thường có biểu hiện chảy máu âm đạo kết hợp với kinh nguyệt. Các triệu chứng khác bao gồm đau khi đi tiểu hoặc giao hợp, hoặc đau vùng xương chậu.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh và không loại trừ độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo các thống kê, bệnh thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi và đã qua thời kỳ mãn kinh.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Có kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn: những người bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi và mãn kinh sau tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Không sinh con: theo các nhà nghiên cứu, việc không mang thai làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và vô sinh cũng có thể gây ra sự mất cân bằng ở mức estrogen và progesterone, có thể làm tăng nguy cơ ung tử cung.

Béo phì: ở người béo phì, các mô mỡ có khuynh hướng tạo ra mức estrogen cao hơn, đặc biệt là sau khi mãn kinh, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung cho những phụ nữ lớn tuổi, thừa cân.

Bệnh tiểu đường: phụ nữ có thể có nguy cơ cao bị ung thư tử cung nếu họ bị tiểu đường.

Các bệnh ung thư khác: những phụ nữ bị ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc ung thư buồng trứng có nguy cơ bị ung thư tử cung cao hơn.

Tamoxifen: theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ dùng thuốc tamoxifen (Nolvadex) để phòng ngừa hoặc điều trị ung thư vú có nguy cơ phát triển ung thư tử cung cao hơn.

Tiếp xúc với bức xạ liều cao: những phụ nữ đã từng điều trị bức xạ ung thư vùng xương chậu trước đó, có nguy cơ ung thư tử cung cao hơn người bình thường.

Để đăng ký khám và điều trị ung thư tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Ung Thư Dạ Dày Thường Gặp Ở Độ Tuổi Nào?

Cho đến nay, các bệnh ung thư nói chung cần can thiệp sớm, chưa có hướng điều trị chuyên biệt, đặc hiệu. Hầu hết các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng thường không xuất phát từ một nguyên nhân cố định mà thường do nhiều yếu tố kết hợp, tạo thành. Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở bệnh nhân.

Ở mỗi quốc gia và các vùng địa lý khác nhau, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cũng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia có tỉ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ở nhóm người cao tuổi, độ tuổi càng trẻ thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng thấp.

Nguy cơ ung thư theo từng nhóm tuổi 1. Độ tuổi dưới 30

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy độ tuổi dưới 30 vẫn có thể mắc phải ung thư dạ dày mặc dù tỉ lệ mắc vẫn còn rất thấp ở cả hai giới. Tuy nhiên, người trong độ tuổi này cũng không nên chủ quan, đặc biệt là khi gia đình có người từng mắc bệnh này.

Từ năm 1985 đến năm 2006 tại Viện nghiên cứu ung thư của Mexico (INC), có khoảng 30 trường hợp ung thư biểu mô dạ dày đã được nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này rơi vào 27 tuổi và tỷ lệ nam : nữ là 1 : 1. Phần lớn những bệnh nhân này đa số đều có tiền sử gia đình mắc ung thư. Nhóm bệnh nhân này nằm trong nhóm hiếm gặp vì đa phần những trường hợp ung thư dạ dày thường rơi vào những bệnh nhân cao tuổi.

Giai đoạn 1998 – 2013, một nghiên cứu trên quy mô lớn hơn tiến hành đối với 8466 bệnh nhân có khối u dạ dày. Trong đó chỉ có khoảng 0,9% bệnh nhân có độ tuổi dưới 30. Tỉ lệ ung thư dạ dày ác tính ở bệnh nhân dưới 30 tuổi chiếm khoảng 0,85% trong số những trường hợp được thực hiện.

Trong nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày có độ tuổi dưới 30 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân là nữ giới có phần cao hơn so với nam giới.

Nhìn chung, qua nhiều nghiên cứu về độ tuổi ung thư dạ dày, tỉ lệ những người mắc bệnh này dưới 30 tuổi thường rất thấp (khoảng 0,9 – 1%), trong đó tỉ lệ ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

2. Độ tuổi dưới 40 3. Độ tuổi từ 50 trở lên

Từ 50 tuổi trở lên, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày bắt đầu tăng dần, đặc biệt là độ tuổi từ 60, 70 tuổi. Trên 70% những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên. Ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 50 trở lên, có rất nhiều yếu tố dẫn đến ung thư dạ dày, đặc biệt là một số yếu tố như:

Quá trình lão hóa, khiến cho niêm mạc dạ dày gặp nhiều ảnh hưởng, suy yếu và dễ bị thương tổn.

Ảnh hưởng lâu dài trong chế độ dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt có thể khiến cho các vấn đề đường tiêu hóa xuất hiện âm ỉ và bùng phát khi có cơ hội.

Những trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nhưng không có thói quen thăm khám định kỳ và điều trị sớm có thể khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nặng dần, đặc biệt là ở những người cao tuổi.

Lời khuyên của chuyên gia

Mặc dù bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh thường gặp với bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên ở độ tuổi nào cũng cần chú ý phòng tránh. Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến những thói quen có thể làm cho ung thư dạ dày dễ xảy ra:

Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, tránh thói quen ăn mặn.

Kiêng các thực phẩm hun khói, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao.

Bổ sung đủ nước mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.

Chú ý hạn chế rượu bia, tránh hút thuốc lá.

Bổ sung nhiều loại rau quả tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin.

Điều trị sớm các bệnh về tiêu hóa, điều trị sớm tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Bệnh Ung Thư Vú ?

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp và phổ biến nhất, có khả năng đe dọa tính mạng của người phụ nữ. Theo các thống kê cho thấy, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh này đến 80%.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ung thư vú ?

Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất của bệnh ung thư vú là những phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Trong đó, có hơn 80% ca bệnh xuất hiện ở những người phụ nữ từ 45 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, cũng có không ít bệnh nhân bị ung thư vú trong độ tuổi 25-26, chưa lập gia đình.

Tuổi tác tăng cao thì các cơ quan tế bào cũng dần yếu đi và nguy cơ bị ung thư vú càng cao.

Người phụ nữ có tiền sử gia đình có mẹ hay chị gái, em gái mắc bệnh ung thư vú thì có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người phụ nữ bình thường từ 6-10 lần. Thế hệ trước mắc bệnh di truyền bệnh này cho cho thế hệ sau bởi di truyền các đột biến gen BRCA1 và gen BRCA2, và có thể mắc bệnh ở cả 2 vú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 50 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao. Bời vì đây là những đối tượng có hormone estrogen và progesteron dài hơn người khác.

Tiếp xúc thường xuyên với các tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Dễ thấy ở những người phụ nữ từng áp dụng xạ trị ở vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc điều trị bức xạ khi đang ở độ tuổi thiếu niên thường dễ gặp bệnh ung thư vú hơn.

Những người phụ nữ sử dụng hormone nội tiết, kích thích tố thay thế hay các thuốc viên ngừa thai trong nhiều năm có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người không sử dụng.

Các bác sĩ cho rằng, người phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, vitamin, khoáng chất… dễ bị béo phì và dễ bị ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, các chị em cần bổ sung các kiến thức về việc phòng chống bệnh ung thư vú để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp các chị em có sức khỏe tốt và phòng chống được căn bệnh này.