Ung Thư Buồng Trứng Bệnh Học / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Buồng Trứng

Giải phẫu bệnh học: Bệnh lý buồng trứng

Bệnh lý thường gặp nhất ở buồng trứng là các u. Bệnh lý viêm rất hiếm gặp.

U buồng trứng có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (Hình 33).

U nguyên phát của buồng trứng xuất phát từ:

Biểu mô bề mặt buồng trứng (surface epithelial tumors) (65 – 70%)

Mô đệm – dây sinh dục (sex cord – stromal tumors) (10%)

Tế bào mầm (germ cell tumors) (15 – 20%)

U thứ phát của buồng trứng: do di căn từ ung thư nơi khác (5%)

Hình 33: Phân loại các u buồng trứng theo nguồn gốc xuất phát

U BUỒNG TRỨNG NGUYÊN PHÁT U BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG (epithelial tumors):

U xuất phát từ lớp tế bào trung mạc phủ trên bề mặt buồng trứng (còn gọi là biểu mô bề mặt) hoặc từ những nang trong mô đệm (được hình thành do biểu mô bề mặt bị vùi vào mô đệm sau khi trứng rụng). Những tế bào này có khả năng chuyển sản và tăng sinh thành nhiều loại u biểu mô bề mặt khác nhau, có thể giống biểu mô cổ trong CTC (u dịch nhầy), biểu mô nội mạc tử cung (u dạng nội mạc), biểu mô vòi trứng (u dịch trong).

U biểu mô buồng trứng có thể lành, ác hoặc giáp biên ác. U giáp biên ác là những u có cấu trúc mô và tế bào tăng sinh không điển hình trông có vẻ ác tính, nhưng đa số lại có diễn tiến lành tính, không xâm nhập và di căn. U ác biểu mô chiếm 90% các u ác của buồng trứng.

U biểu mô buồng trứng xảy ra ở người trên 20 tuổi. Phân biệt 5 loại:

U dịch trong buồng trứng (serous tumors):

Là loại u buồng trứng thường gặp nhất, chiếm 20-50% tất cả các loại u buồng trứng; trong đó 60% là lành tính, 15% giáp biên ác và 25% ác. U dịch trong ác tính là loại u ác thường gặp nhất của buồng trứng.

U lành thường gặp ở lứa tuổi 30-40 tuổi, u ác thường gặp ở lứa tuổi 45-65 tuổi.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước trung bình 5-10 cm, có khi rất lớn, khoảng 30 cm. U lành thường có dạng bọc, vỏ bọc mỏng, trơn láng, chứa dịch trong. 25% trường hợp u lành có ở hai buồng trứng. Đối với u ác tính, tỉ lệ có u ở hai buồng trứng cao hơn, vỏ bọc u có nhiều nhú và đám đặc.

Vi thể: Trong u lành, vách bọc được lót bởi biểu mô trụ đơn tiết dịch trong có lông chuyển. Trường hợp ác tính, lớp biểu mô tăng sản nhiều lớp, tế bào dị dạng, tạo nhú, xâm nhập vào mô đệm bên dưới và đặc biệt hay thấy có các thể cát (psammoma). (Hình 34)

Hình 34: U dịch trong lành có vách trơn láng (A); U giáp biên ác, vách có chồi nhú (B); U ác tính, nhiều nhú và đám đặc (C); Ở u lành, vách bọc lót bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển (D); U giáp biên ác, nhú tăng sản phức tạp nhưng không xâm nhập mô đệm (E); U ác, xâm nhập mô đệm, có thể cát (F).

U dịch nhầy buồng trứng (mucinous tumors):

Chiếm 15-25% tất cả u buồng trứng, 80% lành tính, 10% giáp biên ác, 10% ác. U dịch nhầy ác tính chiếm 10% các ung thư buồng trứng.

Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp giống như u dịch trong buồng trứng.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước trung bình lớn hơn u dịch trong và là loại u lớn nhất trong các u buồng trứng. U dạng bọc, mặt ngoài láng, mặt trong có nhiều vách ngăn chia bọc thành nhiều khoang nhỏ chứa dịch nhầy đặc giống keo. U giáp biên ác và u ác có nhiều chồi nhú và nốt đặc. 5% u lành có ở 2 buồng trứng, tỉ lệ này ở u ác là 20%. (Hình 35-ABC)

Hình 35-ABC: U dịch nhầy lành có vách trơn láng, ngăn nhiều bọc nhỏ (A); U giáp biên ác, vách có chồi nhú (B); U ác tính, nhiều nhú và đám đặc (C).

Vi thể: trong u lành, vách bọc lót biểu mô trụ đơn tiết nhầy. Trường hợp ác tính, lớp biểu mô tăng sản nhiều lớp, tế bào dị dạng, tạo nhú, xâm nhập vào mô đệm bên dưới. (Hình 35-DEF)

Hình 35-DEF: U dịch nhầy lành có vách bọc lót bởi biểu mô trụ đơn tiết nhầy (D); u giáp biên ác tăng sản tạo nhú, nhân tăng sắc không điển hình nhưng chưa xâm nhập mô đệm (E); U ác xâm nhập mô đệm (F).

U dạng nội mạc tử cung (endometrioid tumour):

Chiếm 5% u buồng trứng, khác với u dịch trong và u dịch nhầy buồng trứng; hầu hết u dạng nội mạc tử cung của buồng trứng là u ác tính, chiếm 15-25% ung thư buồng trứng. Trong 30% trường hợp, u có ở cả hai buồng trứng. U thường gặp ở lứa tuổi 40-50.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước 10-20 cm, dạng đặc, mềm; hoặc dạng bọc chứa dịch nâu có chồi nhô vào lòng bọc.

Vi thể: u dạng nội mạc tử cung ác (còn được gọi là carcinôm tuyến dạng nội mạc của buồng trứng) có hình vi thể giống carcinôm tuyến nội mạc của tử cung (hình 36).

Hình 36: U dạng nội mạc tử cung, có vùng đặc, vùng nang (a); Vi thể giống carcinôm nội mạc tử cung (B)

U tế bào sáng (clear cell tumor):

Chiếm 5-10% các ung thư buồng trứng.

Hầu hết u tế bào sáng là u ác tính. U lành và u giáp biên ác rất hiếm gặp. Rất hay đi kèm với lạc nội mạc tử cung ở vùng chậu. Tuổi mắc bệnh trung bình là 57 tuổi, bệnh nhân thường đã mãn kinh.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước trung bình 15 cm, nửa đặc nửa nang, thường có xuất huyết hoại tử trong vùng đặc; trong 40% trường hợp, u có ở hai buồng trứng.

Vi thể: trong carcinôm tuyến loại tế bào sáng, tế bào u hình đa diện, bào tương nhiều và sáng, xếp thành cấu trúc ống, nhú, hoặc đám đặc nằm trên mô đệm sợi mạch hoặc mô đệm hyaline hoá. (Hình 37)

Hình 37: U tế bào sáng ác tính dạng chồi sùi xuất hiện trong 1 bọc lạc nội mạc ở buồng trứng (A); tế bào u có bào tương sáng, xếp thành ống nằm trên mô đệm hyalin hoá (B)

U Brenner (Brenner tumors):

Chiếm 2% u buồng trứng. Hầu hết là u lành (98%), u giáp biên ác và u ác rất hiếm gặp.

Lứa tuổi thường gặp là 30-60 tuổi. Trong 8% trường hợp, u có ở cả hai buồng trứng

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u thường có kích thước nhỏ < 2 cm, chỉ có 10% u lớn hơn 10 cm. U dạng đặc, giới hạn rõ, mật độ chắc, vàng nhạt, đôi khi có những bọc nhỏ.

Vi thể: u Brenner cấu tạo bởi các đám tế bào biểu mô giống như biểu mô chuyển tiếp của đường tiết niệu, nhân có rảnh dọc như hạt cà phê, bào tương nhiều, trên nền mô đệm sợi. Các đám tế bào u tạo thành đám đặc, có các lòng nhỏ rải rác chứa chất bắt màu ái toan. U Brenner thường phối hợp với các u khác, thường gặp nhất là với u bọc dịch nhầy lành tính. (Hình 38)

Hình 38: U Brenner có giới hạn rõ, màu vàng nhạt (A); Đám tế bào u giống tế bào chuyển tiếp, có hốc nhỏ chứa dịch.

U TẾ BÀO MẦM (germ cell tumors):

U nghịch mầm (dysgerminoma):

Tương ứng với u tinh bào ở tinh hoàn. U chiếm 2% các ung thư buồng trứng và 50% u ác của tế bào mầm.Tuổi mắc bệnh thường gặp là 10-30 tuổi.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u thường ở một buồng trứng (80-90%), đặc, mặt cắt mềm ướt, trắng vàng đến xám hồng.

Vi thể: tế bào u đồng dạng, nhân tròn nằm chính giữa với 1 hoặc nhiều hạch nhân; bào tương nhiều, sáng; tế bào xếp thành đám hoặc bè, ngăn cách nhau bởi các dải sợi collagen thấm nhập nhiều limphô bào. (Hình 39)

Điều trị bao gồm phẫu thuật phối hợp với xạ trị và và hoá trị. U rất nhạy với xạ và hoá nên tỉ lệ sống thêm 5 năm vẫn có thể đạt đến 80% cho dù phát hiện ở giai đoạn muộn.

Hình 39 : U nghịch mầm đặc, màu xám hồng. B : Đám tế bào u và dải sợi thấm nhập limphô bào.

U quái (teratoma):

U cấu tạo bởi nhiều thành phần xuất phát từ cả 3 lá phôi do tế bào mầm biệt hoá theo hướng mô trong phôi. Phân biệt 3 nhóm u quái sau: u quái trưởng thành lành tính, u quái trưởng thành hoá ác, u quái chưa trưởng thành.

U quái trưởng thành (mature teratoma):

Là loại u tế bào mầm thường gặp nhất, chiếm khoảng 58% các u lành của buồng trứng. Hầu hết u quái trưởng thành có dạng nang. Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường nhất là ở nhóm tuổi hoạt động sinh dục. Dạng u đặc ít gặp, chủ yếu ở nhóm bệnh nhân trẻ < 20 tuổi.

U có ở 2 buồng trứng trong 10-15% trường hợp; có 1% bị chuyển dạng ác tính gọi là u quái trưởng thành hoá ác.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước trung bình 15 cm, dạng nang, bề mặt láng, chứa tóc và chất bã. Nốt đặc trong nang chứa mô mỡ, răng, xương, nhô vào trong lòng nang.

Vi thể: u gồm nhiều thành phần mô khác nhau xuất phát từ 3 lá phôi, tất cả đều trưởng thành: biểu mô lát tầng với các phần phụ của da như nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, biểu mô hô hấp, biểu mô tiêu hoá, mỡ, sụn, xương, tuyến giáp, mô thần kinh đệm, v.v. (Hình 40)

Hình 40: U quái trưởng thành có lông tóc, mô mỡ và răng (A); trên vi thể có có mô sụn (1), mô thần kinh đệm (2), biểu mô hô hấp (3) (B)

U quái trưởng thành hoá ác (teratoma with malignant transformation):

Khoảng 1% u quái trưởng thành hoá thành ác tính. U có cấu tạo tương tự u quái trưởng thành nhưng có một thành phần chuyển thành ác tính, như carcinôm (thường gặp nhất là carcinôm tế bào gai) hoặc sarcôm.

U quái chưa trưởng thành (immature teratoma):

Chiếm 3% các u quái của buồng trứng, 1% các ung thư buồng trứng và 20% các u tế bào mầm ác. Tuổi mắc bệnh trung bình là 18 tuổi, Ít gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước lớn, trung bình 18 cm, đặc, mặt cắt như thịt, hoặc có nhiều nang nhỏ, nhiều vùng hoại tử xuất huyết.

Vi thể: U gồm nhiều thành phần mô khác nhau xuất phát từ ba lá phôi. Thành phần chưa trưởng thành thường gặp nhất là mô thần kinh non (các ống thần kinh non); ngoài ra còn có thể gặp mô mỡ, sụn, xương chưa trưởng thành, nguyên bào cơ vân, v.v. Phân độ ác tính của u quái chưa trưởng thành thường dựa vào số lượng thành phần mô thần kinh non nhiều hay ít. (Hình 41)

Hình 41: Mặt cắt u quái chưa trưởng thành cho thấy kết hợp mô đặc và bọc (A); Trên vi thể có mô thần kinh non với các ống thần kinh non (1), mô sụn non (2) (B); Một ống thần kinh non phóng đại lớn (C)

U túi noãn hoàng (Yolk sac tumor):

U tuy hiếm gặp nhưng là loại u ác tế bào mầm đứng hàng thứ 2, chỉ sau u nghịch mầm. Thường gặp nhất ở lứa tuổi 10-20 tuổi. Bệnh nhân có hàm lượng alpha – fetoprotein (AFP) trong máu cao do tế bào u sản xuất.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: kích thước trung bình của u là 15 cm. U ở một buồng trứng, vỏ bao rõ, bề mặt trơn láng, mặt cắt đặc, rải rác có các bọc và ổ xuất huyết.

Vi thể: hình ảnh đặc trưng là các tế bào u hình vuông hoặc dẹt xếp thành các cấu trúc dạng ống hoặc phủ lên các nhú liên kết có chứa mao mạch ở giữa. Các nhú này có thể thò vào trong lòng các ống trên, gọi là thể Schiller – Duval. (Hình 42)

Hình 42: U túi noãn hoàng đặc, vỏ bao rõ, có xuất huyết và thoái hoá bọc (A) ; cấu tạo vi thể cho thấy thể Schiller – Duval (mũi tên, B).

Carcinôm đệm nuôi (choriocarcinoma):

U hiếm gặp, chiếm <1% các u tế bào mầm; thường gặp dưới dạng phối hợp với các u tế bào mầm khác. Tuổi mắc bệnh thường gặp là trong 3 thập niên đầu. Ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, cần phân biệt với carcinôm đệm nuôi có liên hệ với thai kỳ, từ tử cung di căn lên. Bệnh nhân có hàm lượng HCG trong máu rất cao do tế bào u sản xuất.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có kích thước lớn 4-25 cm, xuất huyết hoại tử, ở một buồng trứng.

Vi thể: u gồm các đơn bào nuôi và hợp bào nuôi dị dạng tương tự như carcinôm đệm nuôi xuất phát từ nhau thai (Xem trên).

Khác với carcinôm đệm nuôi xuất phát từ nhau thai, carcinôm đệm nuôi của buồng trứng có tiên lượng xấu hơn, thường không đáp ứng với hoá trị thông thường và có tỉ lệ tử vong cao.

Carcinôm phôi (embryonal carcinoma):

U hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% u tế bào mầm của buồng trứng; thường gặp ở người trẻ, tuổi trung bình là 15 tuổi. U có kích thước lớn, trung bình 17 cm và ở 1 buồng trứng. U có mật độ chắc, mặt cắt vàng nâu, thường có xuất huyết và hoại tử. Cấu tạo vi thể tương tự carcinôm phôi tinh hoàn, gồm các tế bào rất non xếp thành đám hoặc lót những khoang giống tuyến (Xem carcinôm phôi ở chương bệnh lý sinh dục nam).

U MÔ ĐỆM – DÂY SINH DỤC (sex cord – stromal tumours):

U xuất phát từ dây sinh dục hoặc mô đệm của tuyến sinh dục nguyên thủy. U chiếm 10% các u buồng trứng, gồm nhiều loại khác nhau từ lành đến ác, có thể biệt hoá theo hướng các cấu trúc của nữ (tế bào hạt và vỏ) hoặc của nam (tế bào Leydig – Sertoli). Thường gặp nhất là:

U sợi (fibroma)

Là u mô đệm thường gặp nhất, chiếm 4% các u buồng trứng. U lành, thường gặp ở lứa tuổi quanh mãn kinh. Đại thể u đặc, chắc, màu trắng. Vi thể u gồm các tế bào hình thoi giống như nguyên bào sợi xếp thành các bó. (Hình 43)

Hình 43: U sợi có mặt cắt đặc, trắng (A), tế bào hình thoi xếp thành bó (B).

U tế bào vỏ (thecoma):

Là u lành, thường gặp ở tuổi mãn kinh. Trong nhiều trường hợp, u tiết ra hormôn estrogen hoặc androgen. Ở phụ nữ chưa mãn kinh, u tiết ra estrogen có thể gây rối loạn kinh nguyệt. U thường phối hợp với u sợi, gọi là u sợi – vỏ. U tế bào vỏ đặc, mặt cắt màu vàng, kích thước 5-10 cm. Trên vi thể, u cấu tạo bởi các tế bào vỏ hình thoi, có nhân bầu dục, bào tương sáng do có không bào chứa lipid. (Hình 44)

Hình 44: U tế bào vỏ,mặt cắt đặc, mầu vàng (A); tế bào u hình thoi, bào tương có không bào chứa lipid (B)

U tế bào hạt (granulosa cell tumor):

Chiếm khoảng 5% u buồng trứng, thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh. U tế bào hạt là u ác với độ ác tính thấp vì có khả năng tái phát và lan tràn tại chỗ. Trong 3/4 trường hợp, u sản xuất ra estrogen, gây tăng sản nội mạc tử cung.

Hình thái tổn thương: (Hình 45)

Hình 45: U tế bào hạt đặc, màu vàng nâu, có chỗ hoá bọc (A); Thể Call – Exner (mũi tên, B).

Đại thể: u thường ở một buồng trứng, kích thước thay đổi 5-10 cm, có vỏ bọc. Mặt cắt màu vàng, có chỗ hoá bọc.

Vi thể: u cấu tạo bởi các tế bào nhỏ, hình vuông hoặc đa giác, hợp thành các dải hoặc đám đặc. Trong một số trường hợp, có thể tìm thấy các cấu trúc dạng tuyến đặc trưng cho loại u này, gọi là thể Call – Exner.

U tế bào Sertoli – Leydig

U xuất phát từ các tế bào mô đệm của tuyến sinh dục nguyên thủy nhưng do một cơ chế chưa rõ, lại biệt hoá theo hướng nam giới. U có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gây ra triệu chứng nam hoá như chứng rậm lông, phì đại âm vật, biến đổi giọng nói. Đây là một loại u có tiềm năng ác tính, có thể cho di căn hoặc tái phát trong một số ít trường hợp.

Hình thái tổn thương:

Đại thể: u có dạng đặc, ở 1 buồng trứng, mặt cắt màu vàng.

Vi thể: u cấu tạo bởi các tế bào giống tế bào Sertoli và tế bào Leydig. Tùy theo mức độ biệt hoá tốt hoặc kém, chúng có thể kết hợp thành cấu trúc dạng ống hoặc thành các đám đặc tương tự sarcôm. (Hình 46)

Hình 46: U tế bào Sertoli – Leydig đặc, mắt cắt màu vàng (a); tế bào Sertoli xếp thành ống (1), chen giữa là các đám tế bào Leydig với bào tương nhiều ái toan (2) (B) .

U DI CĂN

U di căn đến buồng trứng (theo xuất độ giảm dần) thường từ ung thư đại tràng, ung thư vú, limphôm, u carcinoid và ung thư dạ dày. U Krukenberg là một ung thư buồng trứng do di căn từ ung thư đường tiêu hóa: cả hai buồng trứng đều bị xâm nhập bởi các tế bào ung thư tuyến tiết nhầy dạng mặt nhẫn. (Hình 47)

Hình 47: U Krukenberg do di căn từ ung thư dạ dày, có dạng bọc, nhầy (A); Tế bào tuyến dạng mặt nhẫn di căn, xâm nhập vào mô buồng trứng (mũi tên, B).

LIÊN HỆ LÂM SÀNG

Về xuất độ, ghi nhận ung thư tại chúng tôi và Hà nội gần đây (2004-2008) cho thấy ung thư buồng trứng xếp hàng thứ 6 và thứ 8 trong 10 loại thư thương gặp ở giới nữ. Bệnh nhân lúc được chẩn đoán có tuổi trung bình là 55 tuổi. Ở Mỹ ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 4 và là loại ung thư phụ khoa gây tử vong hàng đầu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gồm có ung thư buồng trứng có tính gia đình (chiếm khoảng 5% ung thư buồng trứng, phụ nữ trong các gia đình này có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn bình thường); tình trạng không có con.

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu như rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo bất thường, táo bón, rối loạn tiểu tiện. Khi rờ thấy u thì thường đã trễ, u quá lớn, phá vỡ vỏ bao và có thể đã di căn vào khoang bụng.

Chẩn đoán dựa vào thăm khám phụ khoa và siêu âm, CT để đánh giá khối u vùng chậu và sự lan tràn của u trong ổ bụng; định lượng các chất đánh dấu u như CA-125, HCG và AFP để có hướng phân biệt giữa các loại u buồng trứng.

Xếp giai đoạn lâm sàng tuỳ theo mức độ lan rộng của u ác, gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: u còn giới hạn ở buồng trứng, chưa phá vỡ vỏ bao.

Giai đoạn 2: u bắt đầu ăn lan vào các cơ quan lân cận vùng chậu như tử cung, vòi trứng.

Giai đoạn 3: u lan ra ngoài vùng chậu, di căn vào mạc nối và các hạch sau phúc mạc, hạnh bẹn.

Giai đoạn 4: u đã cho di căn xa đến phổi, gan…

Tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn 1, 2, 3, 4 lần lượt là 15%, 15%, 65%, 5% với tỉ lệ sống thêm 5 năm tương ứng là 80%, 60%, 30%, 5%. Như vậy, đa số bệnh nhân được phát hiện khi u đã lan rộng, gây khó khăn cho điều trị và ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn.

Ung thư buồng trứng được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ u cùng với tử cung và 2 phần phụ, kết hợp với xạ trị và hóa trị .

Ung Thư Buồng Trứng: Triệu Chứng Bệnh Lý, Chữa Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng. Điều trị ung thư buồng trứng hóa trị xạ trị và thuốc chữa ung thư buồng trứng mới. Chi phí khám tầm soát xét nghiệm chữa trị ung thư buồng trứng ở đâu tốt? Giai đoạn ung thư buồng trứng di căn cuối chữa được không sống được bao lâu?

Triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì? Triệu chứng ung thư buồng trứng có những nguyên nhân nào? Biện pháp chữa ung thư buồng trứng và phòng tránh triệu chứng? Ung thư buồng trứng có chữa được không? Tránh triệu chứng ung thư buồng trứng cần ăn gì, kiêng gì?

Triệu chứng của ung thư buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Gồm cả chủ quan lẫn khách quan gây ra. Bên cạnh đó, việc nhận biết triệu chứng của bệnh ung thư không phải ai cũng biết. Vì, người dân thường nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý khác.

Tổng quan về ung thư buồng trứng

Có hai loại u thường gặp nhưng tính chất nguy hại lại trái ngược hẳn nhau:

+ U lành tính:

Phát triển chậm, tế bào mềm, không di căn, không lan sang các khu vực khác. Điều trị loại bỏ sẽ khỏi, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Mắc loại này bạn nên đến viện để tiến hành mổ, cắt bỏ phần u đó đi.

+ U ác tính:

Cứng, di chuyển nhanh, phát triển mất kiểm soát, di căn khắp nơi trong cơ thể qua đường máu. Căn bệnh này diễn ra âm thầm trong thời gian tương đối dài. Triệu chứng của ung thư buồng trứng thể hiện nó thuộc nhóm u ác tính. Có khả năng tăng sinh nhanh chóng. cảm nhận u cứng, xâm lấn và di chuyển nhanh các bộ phận khác. Vận tốc lây lan tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và sức đề kháng của bệnh nhân như thế nào.

Đây được coi là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 5 với phái nữ, Bên cạnh đó, căn bệnh này đứng thứ 2 về bệnh nguy hiểm. Điều này cho thấy thực trạng đáng lo ngại, cần sự quan tâm của xã hội và các tổ chức y tế. Nhằm chung tay trong việc đẩy lùi, ngăn chặn căn bệnh này, bằng các biện pháp chữa ung thư buồng trứng đem hiệu quả cao.

Nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Trong đó đứng hàng đầu là các lý do:

+ Di truyền:

Khảo sát trên thực tế cho thấy rằng: Nếu trong gia đình đã từng có ai đó bị ung thư vú, ruột hay nhà mà mẹ/chị gái mắc phải. Khả năng cao em gái hay người con sẽ nhiễm bệnh ung thư buồng trứng.

+ Đột biến gen:

+ Kinh nguyệt có sớm

+ Thời kỳ mãn kinh đến muộn

+ Vô sinh

+ Lạc nội mạc tử cung

+ Lâu mới có thai.

Nếu tiền sử gia đình đã từng có tiền sử bệnh, hãy nên đi khám định kì 3 tháng/lần. Đây là cách để phát hiện sớm nếu gặp. Từ đó, có biện pháp chữa ung thư buồng trứng phù hợp.

Triệu chứng và biện pháp chữa ung thư buồng trứng

Hiện nay, việc phát hiện sớm triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Ở những giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng. Quyết định sự thành công của cả quá trình chữa trị. Theo nghiên cứu, có đến 95% cơ hội sống nếu được tìm ra khi mới chớm.

Do đó, cần nắm vững về triệu chứng rất mật thiết cũng như biện pháp chữa ung thư buồng trứng. Đồng thời lưu ý đến sức khỏe thường xuyên, không chủ quan. Đi khám định kì chính là chìa khóa giúp bạn chống chọi, bảo về sức khỏe.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng khá đa dạng. Khó nhận biết và tương đối giống các loại bệnh thông thường. Vì thế, nên rất khó khăn để phân biệt được. Người dân do không có kiến thức và hiểu biết hạn chế nên hay nhầm lẫn và chủ quan, coi thường.

Một số dấu hiệu của căn bệnh

Đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón, chướng bụng khi ăn gây khó chịu, buồn nôn, xì hơi trong khoảng thời gian dài, chán ăn, ăn không ngon dù là món yêu thích

Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, trạng thái mệt mỏi lặp đi lặp lại lâu dài

Đau lưng, đau vùng xương chậu

Cháy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục.

Khi thấy những triệu chứng của ung thư buồng trứng trên, bạn hãy theo dõi và đến cơ sở y tế gần nhất khám để tìm hướng khắc phục căn bệnh này sau 3 – 4 tuần không đỡ.

Khi bị bệnh ung thư buồng trứng, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định. Kết hợp chữa bằng hóa trị và sinh hoạt ổn định, đúng giờ giấc.Thường xuyên tập thể dục hàng ngày và giữ tinh thần, thái độ luôn lạc quan, thoải mái.

Tin tưởng vào thầy thuốc, bản thân mình. Bên cạnh đó cần thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để bệnh giảm đi nhanh chóng. Giúp cải thiện, phục hồi cơ thể sau quá trình tiếp xúc hóa chất, làm chúng khỏe hơn. Đối với người chăm sóc bệnh nhân, nên giữ cảm xúc bình thường tránh gây ảnh hưởng tâm lý họ.

Động viên người bệnh liên tục. Chăm sóc thật cẩn thận, chu đáo. Đồng thời, đưa họ đi kiểm tra định kì sau mỗi đợt xạ trị. Việc này để xem kết quả căn bệnh thuyên giảm đến đâu, có tốt lên không.

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng dù chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể được cho là nguồn gốc phát bệnh ung thư buồng trứng. Đây là thông tin rất quan trọng để phụ nữ phòng ngừa ung thư buồng trứng từ sớm bằng việc sử dụng các phương pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng. Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng xảy ra khi các tế bào trong buồng trứng thay đổi và phát triển bất thường. Nếu không được phát hiện kịp thời, ung thư có thể lây lan tới vùng bụng và vùng xương chậu, cũng như các bộ phận khác của hệ thống sinh sản ở nữ.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được tìm thấy chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nguy cơ ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi. Hơn 80% trường hợp bệnh xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi và sau thời kì mãn kinh.

Nếu gia đình bạn có người thân gần gũi (mẹ hoặc chị em gái) đã từng mắc ung thư buồng trứng hay ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác.

– Người thân mắc ung thư buồng trứng ở độ tuổi bất kì.

– Ít nhất 2 người thân (đều thuộc 1 bên gia đình nội hoặc ngoại) bị ung thư vú dưới 60 tuổi.

– Hai người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng trong độ tuổi bất kì (đều thuộc 1 bên gia đình)

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Tại sao cần tầm soát K buồng trứng?

Bề mặt của trứng sẽ vỡ khi trứng được đưa vào hệ thống sinh sản. Quá trình rụng trứng nhiều l ần khiến cho bề mặt buồng trứng có nguy cơ hư hỏng và cần sửa chữa. Quá trình sửa chữa này có thể xảy ra nhiều sai sót khiến cho các tế bào buồng trứng tăng trưởng bất thường.

Vì vậy, việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày hay sinh con nhiều lần, cho con bú được xem là biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng vì nó giúp giảm thiểu số lần rụng trứng. Ngược lại, những người không sinh con cũng là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng cao hơn.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên nếu ngừng sử dụng HRT thì sau 5 năm, nguy cơ mắc bệnh sẽ không còn.

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng. Bởi lúc này, các tế bào thường lót tử cung sẽ phát triển ở những khu vực khác trong cơ thể mà không thể thoát ra ngoài cơ thể. Các tế bào này sẽ gây chảy máu trong suốt chu kì tại những khu vực đó, khiến các vùng này bị sưng, đau.

Những thói quen sống không lành mạnh: hút thuốc lá thường xuyên, chế độ ăn nhiều chất béo, người bị tăng cân quá mức, béo phì, lười tập luyện…là những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng ở một số phụ nữ.

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng

Các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ cho con bú trên 6 tháng sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Bởi lúc này, tuyến vú sẽ tiết ra Oxytocin giúp sản sinh nhiều hoocmon sinh dục, giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng? Nguyên nhân, biện pháp chữa

Việc sử dụng các loại thuốc có chứa hormone một cách bừa bãi, không theo chỉ định là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng trực tiếp.

Rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay thường tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt có chứa hormone, sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả. Một số thực phẩm ngừa ung thư nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả: cam, chuối, nho, cà chua, cà rốt…sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tật. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số thực phẩm ngừa ung thư bằng thảo dược.

Nên uống nhiều nước trong ngày để thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu. Có thể bổ sung bằng nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả. Tránh xa các loại đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thuốc lá và các chất kích thích.

Thực hiện tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung thường tiến triển rất âm thầm. Ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Khi bệnh được biểu hiện cụ thể thì cũng là lúc sang giai đoạn nặng, rất khó điều trị. Vì vậy, chị em nên thăm khám sức khỏe định kì, ít nhất 6 tháng một lần để giúp phát hiện bệnh sớm, có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt hơn.

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiện có 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị và tia xạ. Việc áp dụng phương pháp điều trị ung thư nào sẽ được tiến hành sau khi bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm ung thư buồng trứng. Tuy nhiên trong mỗi phương pháp cũng sẽ có những tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng có thể gặp.

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng bổ sung sau phẫu thuật sẽ được xác định tùy theo từng giai đoạn bệnh, mức độ của bệnh và loại ung thư. Nếu bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, khối u không xâm lấn thì có thể không cần tiến hành các điều trị tiếp theo. Ngoài ra, nếu khối u xâm lấn và tiến triển nặng thì hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất.

Các cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Để tiến hành điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một nhóm chuyên gia bao gồm bác sĩ phụ khoa, bác sĩ ung thư phụ khoa, bác sĩ ung thư nội khoa hoặc cả bác sĩ tia xạ. Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng được áp dụng.

Điều trị ung thư buồng trứng ở đâu đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất?

Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng đầu tiên được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Để xác định chính xác mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các giai đoạn thăm dò phẫu thuật, kiểm tra màng bụng, xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng dịch bụng và phân tích dưới kính hiển vi.

Trong phương pháp này, buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung sẽ thường được cắt bỏ. Vì vậy, phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật cắt tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ còn cắt bỏ phần mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Là cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng phương pháp sử dụng thuốc hoặc thóa trị liệu để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Việc này giúp kiểm soát sự tăng trưởng của khối u và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Hiện nay, đa số các thuốc điều trị ung thư đều được tiêm vào trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter, một ống mảnh. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông vào một tĩnh mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian nhất định. Ngoài ra, một số loại thuốc chữa ung thư ở dạng viên uống cũng tác động vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng hóa trị liệu cũng có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng thông qua một ống thông, được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc. Trong phương pháp này, hầu hết các loại thuốc đều được lưu giữ ở ổ bụng.

Sau quá trình hóa trị liệu, bệnh nhân sẽ được tiếp tục phẫu thuật xét nghiệm ung thư buồng trứng lần hai để các bác sĩ có thể quan sát ổ bụng trực tiếp, lấy dịch và các mẫu mô để xem tình trạng đáp ứng với thuốc điều trị ung thư có hiệu quả không.

Khám gì để biết ung thư buồng trứng? Các thông tin lưu ý về bệnh

Phương pháp điều trị bệnh ung thư này còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, tức là sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Việc sử dụng tia xạ trị liệu chỉ có thể ảnh hưởng tới các tế bào trong vùng chiếu xạ. Các tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy phóng xạ ngoài hoặc một số trường hợp có thể được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng. Khi đó, dung dịch phóng xạ sẽ được đưa trực tiếp vào ổ bụng thông qua ống thông.

Hiện nay, việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng là rất quan trọng, giúp các bác sĩ so sánh được hiệu quả của các phương pháp khác nhau và tìm ra những phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả.

Tác dụng phụ khi điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật, tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn có thể kiểm soát bằng thuốc. Sau vài ngày tiến hành phẫu thuật, người bệnh có thể gặp khó khăn khi tiểu tiện, đồng thời nhu động ruột cũng kém đi.

Khi tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng thì lượng estrogen và progesterone của cơ thể cũng mất đi, người bệnh sẽ bị mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh sẽ xảy ra sớm: bốc hỏa, khô âm đạo…Bác sĩ có thể tiến hành một vài liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng này.

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng này phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng buồn nôn và nôn, ăn không ngon, tiêu chảy, mệt mỏi, tê và có cảm giác kim chân ở bàn tay, bàn chân, đau đầu, rụng tóc…Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng nghe và ảnh hưởng đến chức năng thận. Để bảo vệ thận, các bác sĩ có thể tiến hành cho bệnh nhân truyền nhiều dịch.

Giống hóa trị, phương pháp xạ trị cũng tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư buồng trứng này phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và khu vực cơ thể bị chiếu xạ. Người bệnh có thể gặp các hiện tượng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiểu khó, tiêu chảy, da bụng biến đổi…Nếu xạ trị trong phúc mạc thì người bệnh có thể bị đau bụng và tắc ruột.

Ung Thư Buồng Trứng Với Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân ung thư buồng trứng. Các giai đoạn K buồng trứng di căn. Cách chẩn đoán, điều trị K buồng trứng bằng Đông y, nấm lim xanh. Thực đơn, chế độ luyện tập cho người K buồng trứng. K buồng trứng kiêng gì?

Ung thư buồng trứng là gì? Hiện nay, những dấu hiệu ung thư buồng trứng được nhận biết dễ dàng hơn. Nguyên nhân hình thành bệnh K buồng trứng do tiền sử gia đình, lối sống sinh hoạt chưa khoa học,… Người bệnh không phát hiện sớm, căn bệnh này sẽ phát triển qua các giai đoạn phức tạp. Việc chẩn đoán ung thư buồng trứng giúp bác sĩ đưa ra cách điều trị K buồng trứng chính xác. Phương pháp chữa ung thư buồng trứng bằng Đông y như nấm lim xanh, hoa cúc, cam thảo,… Một chế độ luyện tập và thực đơn ăn uống khoa học giúp đẩy lùi căn nguyên bệnh. Người ung thư buồng trứng kiêng các thực phẩm giàu Cholesterol làm bệnh tình phát triển theo hướng tích cực.

Ung thư buồng trứng là gì? Ung thư buồng trứng là căn bệnh chỉ bắt gặp ở phụ nữ. Các tế bào K dần hình thành cơ cơ quan sinh sản, do sự biến đổi gen trong cơ thể. Hầu hết các khối u đều đã định cư một thời gian trước khi được phát hiện. K buồng trứng sẽ thấy các khối u ở một hoặc cả hai buồng trứng. Chúng phát triển và phá hủy các mô lân cận để di căn sang cơ quan khác. Quá trình tiến diễn của căn bệnh này cụ thể như sau:

Khối u được hình thành trong ống dẫn trứng, buồng trứng.

Các tế bào ung thư xâm lấn vào bàng quang.

Khi phát triển ra sau, tế bào K chèn ép trực tràng và đại tràng.

Các tế bào ung thư phát triển sang mô lân cận.

Di chuyển bằng đường máu và di căn.

K buồng trứng là căn bệnh phát triển với tỷ lệ phụ nữ mắc phải ngày càng cao. Bởi họ luôn chủ quan trước những biểu hiện của căn nguyên bệnh. Nhiều người chỉ nghĩ rằng đó chỉ là những bệnh lý thông thường. Nhưng khi phát hiện ra thì đã không kịp vì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Có rất nhiều trường hợp tử vong vì ung thư buồng trứng; vì vậy các chị em nên cảnh giác với căn bệnh giết người âm thầm này.

Nguyên nhân bệnh ung thư buồng trứng đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng thực. Việc phụ nữ mắc phải căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, mỗi năm số người bị mắc ung thư buồng trứng lên tới con số hàng ngàn người. Những lý do hình thành nên căn bệnh quái ác này cụ thể như sau:

Nguyên do bệnh ung thư buồng trứng đa phần do những tác nhân từ bên ngoài. Việc hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ đẩy lùi bệnh K hiệu quả. Mọi người nên bổ sung những dưỡng chất để ngăn chặn cơ chế hoạt động của tế bào ung thư.

Các giai đoạn ung thư buồng trứng là gì? Ung thư buồng trứng phát triển rất phức tạp, chúng sẽ nặng dần lên nếu không chữa trị kịp thời. Mọi người cần tìm hiểu các giai đoạn của căn bệnh nguy hiểm này. Bởi chúng trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 của ung thư buồng trứng:

Giai đoạn 1A các tế bào nằm trong buồng trứng hay ống dẫn trứng.

Giai đoạn 1B các tế bào ở cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.

Giai đoạn 1C tế bào K phá vỡ bề mặt buồng trứng.

Giai đoạn 2 của ung thư buồng trứng:

2A bắt đầu lan sang tử cung hoặc ống dẫn trứng.

2B các tế bào K phát triển sang đại tràng, bàng quang, trực tràng.

Giai đoạn 3 của ung thư buồng trứng:

3A thấy tế bào K trong các hạch bạch huyết.

3B khối u ở buồng trứng, ống dẫn trứng và bên ngoài xương chậu.

Giai đoạn 4 của ung thư buồng trứng:

4A các tế bào ung thư di căn trong chất lỏng xung quanh phổi.

4B tế bào K di chuyển xa hơn đến lá lách, gan, phổi, não.

Các cấp độ ung thư buồng trứng diễn biến phức tạp qua từng giai đoạn. Mọi người cần hết sức lưu ý khi mắc phải căn bệnh này. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh khỏi hẳn. Vì vậy, các chị em cần phải cẩn trọng với sức khỏe bản thân bằng việc khám bệnh định kỳ. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ đẩy lùi ung thư buồng trứng hiệu quả.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng như thế nào? Đây là vấn đề đang gây hoang mang cho nhiều chị em phụ nữ. Căn bệnh K buồng trứng phát triển rất âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Nhưng khi phát hiện bệnh sớm sẽ điều trị được dứt điểm. Mọi người nên chú ý với những dấu hiệu của bệnh K buồng trứng như sau:

Biểu hiện ung thư buồng trứng rất giống với những bệnh lý khác ở phụ nữ. Vậy nên việc khám bệnh định kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của các chị em. Ung thư buồng trứng sẽ điều trị được khi phát hiện sớm. Đừng sợ khi phát hiện mình bị bệnh, nên chủ động đi khám để bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng di căn nhanh chóng khi không được điều trị kịp thời. Các tế bào ung thư lúc này đã phát triển và không chịu nằm yên. Chúng muốn di chuyển đến những mô lân cận để hình thành và sản sinh tế bào K mới. Khi việc di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể sẽ khó chữa trị dứt điểm bệnh. Mọi người cần lưu ý về mức độ nguy hiểm của việc di căn tế bào ung thư như sau:

K buồng trứng di căn rất nguy hại đến tính mạng con người. Các tế bào ung thư sẽ di chuyển qua đường bạch huyết để tiếp cận đến các bộ phận khác. Chúng gây ra những biến chứng khó lường dối với sức khỏe của phụ nữ. Khi mắc phải căn bệnh này nguy cơ vô sinh, thậm chí tử vong là rất cao. Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần phải được điều trị kịp thời; ngăn chặn sự lây lan của các khối u một cách nhanh nhất.

Cách chẩn đoán ung thư buồng trứng được áp dụng theo công nghệ hiện đại. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vì thế việc phát hiện ung thư sẽ không hề khó khăn. Khi có những biểu hiện bất thường; mọi người hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn để được kiểm tra cụ thể. Hiện nay, mọi người thực hiện việc khám và phát hiện bệnh K bằng những cách sau đây:

Khám ổ bụng và xung quanh xương chậu.

Siêu âm vùng âm đạo để phát hiện khối u.

Chụp CT ở vùng bụng, khung xương chậu.

Xét nghiệm máu nhằm đo mức CA-125.

Chiếu chụp đại tràng bằng Bari để dễ dàng thấy khối u.

Kiểm tra sinh thiết.

Phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng giúp phát hiện bệnh được chính xác nhất. Việc chiếu chụp này giúp bác sĩ tìm ra mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng bệnh ở mức nào. Từ đó sẽ đưa ra kết luận cụ thể và có cách điều trị bệnh rõ ràng hơn. Mọi người nên thăm khám ở các bệnh viện uy tín, chuyên môn để nắm rõ bệnh tình đúng nhất.

Cách điều trị ung thư buồng trứng là điều mà nhiều bệnh nhân muốn tham khảo. Hiện nay, con người vẫn chưa tìm ra được giải pháp điều trị dứt điểm các căn bệnh ung thư. Nhưng những cách làm ức chế sự phát triển căn bệnh này đã được tìm thấy. Cụ thể như sau:

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng:

Cắt bỏ hoàn toàn tử cung, cắt bỏ hai bên buồng trứng.

Cắt bỏ mạc nội lớn rộng rãi.

Cắt bỏ, loại trừ những di căn trong ổ bụng.

Phương pháp xạ trị chữa ung thư buồng trứng:

Chiếu xa quanh ổ bụng làm giảm tốc độ phát triển tế bào K.

Xạ trị bằng cách bơm dung dịch Phospho 32 đối với ổ bụng.

Phương pháp hóa trị chữa ung thư buồng trứng:

Sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

Tiêm các hóa chất vào khoang bụng.

Quá trình hóa trị diễn ra trong vòng 3-6 chu kỳ.

Điều trị K buồng trứng bằng bài thuốc Đông y.

Chế độ thực dưỡng lành mạnh chữa ung thư buồng trứng hiệu quả.

Thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học khi điều trị K buồng trứng.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng đúng cách sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh nhất. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ; không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để trị bệnh. Ung thư buồng trứng sẽ dứt điểm hoàn toàn khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì thế, các chị em phụ nữ đừng lơ là với sức khỏe bản thân. Việc thăm khám định kỳ là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ cơ thể.

Cách điều trị ung thư buồng trứng bằng Đông y như thế nào? Ngày nay, y học hiện đại ngày càng phát triển; việc điều trị ung thư bằng những phương pháp hóa trị được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn những cây thuốc Nam để trị bệnh K. Bởi những dược liệu Đông y đều lành tính, hỗ trợ giảm đau trong quá trình phẫu thuật rất tốt. Bên cạnh đó, những bài thuốc Đông y giúp phục hồi thể lực mà không gây tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân ung thư đã chứng thực về việc khỏi ung thư khi dùng thảo dược Đông y. Mọi người nên tham khảo những cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh K buồng trứng cụ thể là:

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bằng Đông y mang lại hiệu quả tích cực. Người mắc K buồng trứng nên sử dụng các bài thuốc từ các loại thảo dược thiên nhiên. Chúng giúp ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư sang mô lân cận. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp Đông y; người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, không tự ý bỏ phác đồ điều trị Tây y để dùng những thảo dược này. Sự kết hợp giữa Tây y và Đông y khi chữa ung thư giúp bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.

Cách chữa bệnh ung thư buồng trứng

Phòng ngừa ung thư buồng trứng là việc làm cần thiết đối với phụ nữ. Căn bệnh K ngày càng phát triển phức tạp. Nhiều người không thể lường trước được rằng mình bị bệnh ung thư. Vì thế việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Hiện nay đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa căn bệnh K buồng trứng cho chị em phụ nữ. Cụ thể như sau:

Phòng chống ung thư buồng trứng giúp phái đẹp tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Các chị em hãy để ý đến sức khỏe của bản thân, nên đi khám định kỳ. Đồng thời, việc làm theo những yêu cầu của bác sĩ giúp ngăn chặn K buồng trứng hiệu quả. Mọi người nên áp dụng những giải pháp đã nêu ở trên. Điều đó giúp cơ thể của chúng ta luôn luôn được bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh.

Thực đơn cho người ung thư buồng trứng bao gồm những gì? Người bệnh K buồng trứng cần phải để tâm đến chế độ dinh dưỡng thật cẩn thận. Có như thế, căn nguyên bệnh sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung trong những bữa ăn hàng ngày cụ thể như sau:

Thực phẩm cho người ung thư buồng trứng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Chế độ ăn uống khoa học sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; phục hồi thể trạng sau những lần hóa trị đau đớn. Việc chữa bệnh ung thư buồng trứng thành công một phần do chế độ thực dưỡng đúng cách. Người bệnh nên áp dụng thực đơn lành mạnh để căn bệnh K không còn cơ hội phát triển.

Làm việc nhà giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư buồng trứng.

Thường xuyên đi bộ đẩy lùi bệnh K buồng trứng.

Tập thiền là phương pháp trị ung thư tốt cho phụ nữ.

Luyện tập yoga mỗi ngày giúp đẩy lùi bệnh K hiệu quả.

Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn và không quá sức.

Chế độ thể thao cho người K buồng trứng sẽ mang lại sức đề kháng tốt nhất. Người bệnh nên luyện tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể được tăng cường sự nhạy bén, khả năng miễn dịch tối ưu nhất. Người bệnh K buồng trứng cũng nên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng; tránh các bài tập vận động mạnh. Như vậy, sức khỏe của bệnh nhân sẽ luôn ổn định trong suốt quá trình điều trị.

K buồng trứng không ăn những thực phẩm đã nêu trên. Bởi các tế bào ung thư dễ dàng phát triển khi được nuôi dưỡng bằng những thực phẩm giàu Cholesterol. Vì thế, người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng; để quá trình điều trị bệnh ung thư buồng trứng phát triển theo hướng khả quan.

Nấm lim xanh chữa ung thư buồng trứng là một phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng. Ở nước ta, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh K buồng trứng ngày càng tăng cao. Bên cạnh việc sử dụng hóa trị, xạ trị; nấm lim rừng còn được dùng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bởi nấm lim xanh có chữa các dược chất hỗ trợ chữa ung thư hiệu quả. Cụ thể như sau:

Nấm lim xanh điều trị ung thư buồng trứng mang lại nhiều kết quả tích cực cho chị em. Thảo dược này giúp giải độc tố và cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng trong quá trình chữa K. Việc sử dụng nấm lim chữa K buồng trứng là điều cần thiết khi kết hợp với Tây y.

Bài thuốc hữu ích:

tramlinhbt.utvn

Phân Biệt Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh U Nang Buồng Trứng Với Ung Thư Buồng Trứng

Dùng thuốc tránh thai giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng khiến không ít phụ nữ lo lắng vì đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, các nhà khoa học Anh đã tìm kiếm hy vọng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng bằng thuốc tránh thai trong một nghiên cứu công bố vào ngày 26/9/2018.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản có kích thước bằng quả hạnh nhân, nằm sâu trong khung xương chậu, sản xuất trứng, các hormone estrogen và progesterone. Trứng phát triển bên trong túi nang của buồng trứng. Quá trình rụng trứng, trứng thoát ra khỏi túi (nang) đi vào một trong hai ống dẫn trứng. Thông thường, các túi (nang) này thường biến mất ngay sau đó, nhưng đôi khi, các túi (nang) vẫn tồn tại và phát triển thành một u nang. Ung thư buồng trứng là một loại ung thư bắt đầu trong buồng trứng.

Mời bạn nhận biết các dấu hiệu phân biệt bệnh u nang buồng trứng với ung thư buồng trứng và khám phá bí mật nhờ đâu mà chị Thanh hết bị bệnh u nang buồng trứng chỉ sau 4 tháng. Điều này giúp bạn có cách phòng ngừa, điều trị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng một cách hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là túi nang hình thành tại buồng trứng, bên trong chứa chất dịch lỏng hoặc các tế bào sừng, bã đậu…

Hầu hết u nang buồng trứng đều vô hại, nhưng một số u nang có thể bị vỡ, gây chảy máu và đau.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính phát triển tại buồng trứng hoặc các mô lân cận. Ung thư buồng trứng bao gồm ung thư biểu mô buồng trứng (từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng), ống dẫn trứng và phúc mạc chính (lớp lót bên trong).

U nang buồng trứng có thể dẫn đến ung thư buồng trứng không?

Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính. Do đó, u nang buồng trứng hiếm khi dẫn đến ung thư buồng trứng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng thường có chung các triệu chứng sau:

– Đau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi thâm nhập sâu

– Cảm giác đè nặng lên vùng bụng dưới hoặc vùng chậu, đầy bụng

– Đầy hơi

– Buồn nôn và ói mửa

– Ăn nhanh thấy no

Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, bệnh u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng có các dấu hiệu riêng biệt như:

Dấu hiệu u nang buồng trứng

Thông thường, bệnh u nang buồng trứng không tạo ra các triệu chứng và thường được xác định nhờ siêu âm khi đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, khi u nang lớn hoặc bị vỡ có các triệu chứng sau:

– Đau bụng dưới hoặc vùng chậu. Đau có thể bị gián đoạn, nghiêm trọng, đột ngột hoặc rõ nét

– Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau thắt lưng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

– Đau vùng chậu sau khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh

– Có cảm giác đau, đè nặng khi đi tiểu hoặc đại tiện

– Đau âm đạo hoặc chảy máu từ âm đạo

– Vô sinh

– Ợ nóng

– Phình chướng bụng, khó tiêu

– Đau khi quan hệ tình dục

Một u nang buồng trứng bị vỡ thường gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội. Điều này hay xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc tập thể dục.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng khó chẩn đoán vì các triệu chứng thường không rõ nét cho đến khi khối u phát triển đủ lớn, gây áp lực lên các cơ quan khác ở vùng bụng, hoặc ung thư lan đến những bộ phận xung quanh. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Ngoài triệu chứng sớm duy nhất của ung thư (có thể là kinh nguyệt bất thường) thì còn xuất hiện một số triệu chứng khác bao gồm:

– Đi tiểu thường xuyên

– Táo bón

– Cổ trướng: Dịch tập trung ở vùng bụng, gây đau bụng và hơi thở ngắn

– Ăn mất ngon

– Xì hơi và tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng do nhiều yếu tố gây ra như chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, vô sinh, điều trị vô sinh bằng thuốc gonadotropin, suy giáp, điều trị ung thư vú bằng Tamoxifen (Soltamox)… Việc sử dụng thuốc ngừa thai giúp làm giảm nguy cơ phát triển u nang buồng trứng vì nó ngăn cản sự rụng trứng.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Trên 50 tuổi, chưa từng mang thai, sử dụng thuốc điều trị sinh sản, phơi nhiễm amiăng, bộ phận sinh dục tiếp xúc với bột talc, chiếu xạ vùng chậu, nhiễm một số loại virus, đặc biệt là virus gây bệnh quai bị…

Bệnh nhân bị bệnh u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng nên đến bệnh viện khi nào?

Nếu bạn đang trải qua cơn đau bụng kèm theo dấu hiệu bụng chướng hoặc đầy hơi mà không phải do các vấn đề về tiêu hóa hay một tình trạng nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên đến viện càng sớm càng tốt nếu có một trong những dấu hiệu sau:

– Đau bụng kèm sốt

– Ói mửa liên tục hoặc tiêu chảy (đặc biệt là có kèm ra máu)

– Khó thở

– Xuất huyết âm đạo bất thường

– Mệt mỏi, chóng mặt, cảm thấy yếu ớt hoặc ngất xỉu, đặc biệt là khi đứng dậy (huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp)

– Xanh xao, tái nhợt hoặc có biểu hiện thiếu máu (có thể do mất máu)

– Bụng chướng to

– Đau bụng ở bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin, Jantoven)

– Gia tăng sự phát triển ria mép

– Sốt dai dẳng

– Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu

– Khát nước quá mức hoặc đi tiểu thường xuyên

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Đau vai không giải thích được nguyên nhân, kết hợp với đau bụng

– Buồn nôn dai dẳng và ói mửa.