Ung Thư Amidan Có Chết Không / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Amidan Có Chết Không?

“Ung thư amidan có chết không?” là câu hỏi hay được đề cập khi nhắc đến ung thư amidan. Lý dó cũng dễ hiểu khi mà ung thư amidan mới chỉ trở nên phổ biến gần đây trong cộng đồng. Trước đây ung thư amidan là một trong những loại ung thư khá hiếm gặp. Tuy nhiên, thời gian gần đây sự gia tăng số lượng người mắc bệnh khiến người ta biết nhiều và cũng quan tâm nhiều hơn đến ung thư amidan.

Cũng giống như các loại ung thư khác, việc người mắc bệnh ung thư amidan có chết không thì còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Nếu là ung thư amidan giai đoạn cuối thì cơ hội sống xót quá 5 năm gần như là không còn, khi mà mọi phương pháp điều trị đều trở nên vô nghĩa.

Còn nếu là ung thư amidan giai đoạn đầu được phát hiện sớm thì vẫn có cơ hội điều trị bệnh thành công.

Nói chung trong điều trị ung thư amidan, việc chẩn đoán sớm bệnh có ý nghĩa vô cùng lớn.

Các triệu chứng của bệnh ung thư amidan

Ung thư amidan có các triệu chứng nhận biết bệnh dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác như:

+ Khạc ra máu: Bệnh nhân hơi khạc nhẹ hoặc ho ra máu nhưng sau đó tự cầm. Khạc ra máu thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của ung thư.

+ Nuốt vướng: bệnh nhân khi nuốt hoặc khi ăn uống có cảm giác như có cái gì đó vướng mắc bên trong họng. Triệu chứng này thường có ở giai đoạn sớm khi khối u còn nhỏ. Nếu nó phát triển lớn hơn bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi nuốt giống như là khi mắc xương cá. Nuốt có thể đau 1 bên hoặc lan sang tai cùng bên.

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể thấy cứng hàm, há miệng hạn chế hoặc không há miệng được, muộn hơn nữa bệnh nhân sẽ bị xuất huyết ồ ạt hoặc khối u lớn lan xuống bít đường thở gây khó thở.

Khi khối u di căn thì bênh nhân sẽ bị ho kéo dài, đau lưng, đau xương và nhức toàn thân.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện tại Vườn Dược Thảo đang có một số sản phẩm hỗ trợ bệnh. Các bạn có thể tham khảo cuối bài viết hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.

Ung Thư Amidan Có Chết Không? Các Giai Đoạn Của Bệnh

Ngoài những tác động khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, tốn kém chi phí, thời gian… người bệnh còn có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Ung thư amidan giai đoạn đầu được đánh giá là giai đoạn duy nhất mà bệnh còn có khả năng kiểm soát và điều trị được.

Tính đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào thống kê được các nguyên nhân gây ung thư amidan giai đoạn đầu. Hầu hết những căn nguyên được đưa ra đều dựa trên phán đoán từ những trường hợp bệnh nhân đang mang bệnh để đánh giá. Theo đó, người ta cho rằng ung thư amidan giai đoạn đầu bắt nguồn từ tác động của những yếu tố chính sau đây:

Do sự tác động của các virus: Trong đó chủ đạo là vi rus papillomavirus (HPV) – Một loại virut gây bệnh u nhú ở người. Chúng được lây nhiễm qua con đường tì.nh d.ục là chính.

Do tiếp xúc với bức xạ: Khi bản thân người bệnh đang mắc phải một chứng bệnh ung thư nào đó và phải thực hiện điều trị bằng việc hóa trị, xạ trị…. Thì việc tiếp xúc với những bức xạ đó cũng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư aminda giai đoạn đầu.

Do di truyền: Trong trường hợp gia đình có người thân từng mắc phải các chứng ung thư đường hô hấp thì chắc chắn so với những người khác bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư amidan giai đoạn đầu.

Do việc vệ sinh răng miệng kém: Việc không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ là cơ hội để các mầm bệnh xâm nhập, phát triển, gây viêm amidan và cuối cùng là ung thư amindan lúc nào không hay.

Ở giai đoạn đầu bệnh gần như chưa có biểu hiện rõ rệt, tất cả những gì nó thể hiện rất dễ bị nhầm lẫn với những chứng bệnh khác, do vậy mọi người cần đặc biệt lưu ý để có thể nhận diện được nó một cách chính xác nhất.

Có cảm giác đau: Cảm giác này được thể hiện rõ nhất khi người bệnh ăn, uống và nuốt các đồ ăn, hoặc đôi khi chỉ nuốt nước bọt cũng thấy đau. Mức độ sẽ tăng lên theo thời gian hoặc theo mức độ bệnh sau đó vị trí đau có thể lan rộng lên đỉnh đầu và hai bên mang tai.

Khó phát âm: Amidan sưng to, cảm giác đau đớn trong họng… sẽ khiến bệnh nhân khó phát âm hơn. Điều này gây cản trở rất nhiều đến sinh hoạt và công việc thường ngày của người bệnh.

Chẩn đoán ung thư amidan bằng cách nào?

Nếu chỉ dựa vào những biểu hiện ung thư amidan lâm sàng như nêu trên để nhận diện ung thư amidan giai đoạn đầu thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn bởi thực tế cũng có những chứng bệnh khác có biểu hiện bệnh tương đồng như vậy.

Để có một kết luận chính xác, khi nghi ngờ bản thân có thể bị ung thư amidan các bạn hãy để bác sỹ chẩn đoán theo các bước sau:

Bác sỹ sẽ lắng nghe các bạn mô tả những triệu chứng chính mà mình trải qua.

Thực hiện nội soi amidan: Qua phương pháp nội soi này, bác sỹ sẽ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan trong họng người bệnh: như mức độ, vị trí các vết loét, tình trạng chảy máu…

Thử nghiệm hình ảnh bằng cách chụp CT, PET hoặc MRI: Những phương pháp này sẽ giúp xác định vị trí, hình thái, kích thước của khối u. Bên cạnh đó sẽ xác định xem bệnh đã di căn hay chưa.

Dựa trên kết quả của những thao tác trên, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán về vị trí, kích thước, tính chất và giai đoạn phát triển của các khối u. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị tương thích nhất cho bệnh nhân.

Các giai đoạn của bệnh ung thư amidan

Mô ung thư bắt đầu hình thành, ít bệnh nhân có thể cảm nhận được sự khác biệt trong vòm họng lúc này. Các tế bào ung thư cũng không có dấu hiệu lan ra. Thường có rất ít bệnh nhân phát hiện được bệnh ở giai đoạn 1.

Có chăng chỉ là do tình cờ khám sức khỏe hoặc xét nghiệm trước khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Theo đánh giá chung, nếu phát hiện khi bệnh ở giai đoạn 1 và có sự can thiệp kịp thời thì tỉ lệ khỏi bệnh và cơ hội sống sót sau 5 năm chiếm trên 90%.

Các mô ung thư sẽ phát triển lớn hơn ở giai đoạn 1 và có thể phát hiện qua việc thăm khám và xem xét hình ảnh ung thư amidan. Tuy nhiên, các khối u này cũng chưa lan ra toàn bộ amidan. Chủ yếu người ta phát hiện bệnh ở giai đoạn này nhờ vào việc chọc sinh thiết kiểm tra.

Lúc này tình trạng ung thư đã lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận lân cận như thực quản, thanh quản, niêm mạc họng…. Bước vào giai đoạn này, với những bệnh nhân viêm amidan tỉ lệ sống sót sau 5 năm sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 20 – 30%.

Phương pháp điều trị ung thư amidan

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, hiện nay đối với ung thư amidan phương pháp điều trị chủ yếu ở nước ta là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì thường chỉ áp dụng hai phương pháp chính là:

Đây là phương pháp cắt bỏ amidan phần có tế bào ung thư để ngăn ngừa khối u lan rộng sang vị trí khác. Thường thì người ta thực hiện bằng cách gây tê cục bộ và sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ các khối u này.

Đa phần bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn đầu sẽ áp dụng đơn lẻ từng phương pháp trên, tuy nhiên cũng có những trường hợp sau khi xem xét các bác sỹ sẽ kết hợp thực hiện điều trị bằng cả hai biện pháp này.

Bên cạnh những cách chữa ung thư amidan kể trên, sử dụng thuốc đông y trị ung thư amidan cũng được nhiều bệnh lựa chọn như một “cứu cánh”. Các vị thuốc đông y vừa an toàn lại mang đến hiệu quả có tính dài hơi hơn. Đa phần bệnh nhân ung thư amidan lựa chọn hướng điều trị này khi mà tất cả những giáp pháp loại bỏ ung thư amidan kể trên không còn tác dụng như mong muốn.

Các bạn nên ghi nhớ: “Không phải cứ ung thư amidan là chết!”

Chúng ta hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này cũng như kéo dài sự sống cho mình nếu như chúng ta sớm phát hiện bệnh và có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.

Đồng thời, mọi người cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc thật khoa học. Khi đó cơ thể chúng ta sẽ có được một sức đề kháng tốt nhất, đủ sức chống lại những tác động từ bên ngoài đến sức khỏe.

Mắc phải bệnh ung thư amidan là điều không ai muốn nghĩ đến, tuy nhiên nếu đã nhiễm bệnh thì chúng ta phải kiên cường để đấu tranh với bệnh tật, chiến thắng chính mình nhằm kéo dài hơn nữa sự sống của bản thân. Đặc biệt ngay khi cơ thể có những triệu chứng viêm amidan hãy sớm chữa trị. Với kinh nghiệm nhiều năm cùng bài thuốc đông y trị viêm đường hô hấp tuyệt vời, lương y Đặng Đức Phát đã chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân không may mắc phải chứng bệnh này. Các bạn có thể liên hệ với lương y Đặng Đức Phát theo địa chỉ:

Phòng khám đông y gia truyền số 43 – Ngõ 467 Đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 0978 041 485

Ung Thư Hậu Môn Có Chết Không?

Nhiều bệnh nhân ung thư hậu môn luôn lo lắng ung thư hậu môn có chết không. Các chuyên gia y tế hàng đầu đã khẳng định, ung thư hậu môn có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư hậu môn là bệnh lý ác tính khởi phát từ các tế bào ác tính ở hậu môn – một bộ phận hệ tiêu hóa nằm ở cuối ruột già có chiều dài khoảng 5 cm.

Bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không?

Để có thể khẳng định bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước khối u, tuổi tác bệnh nhân, khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân và đặc biệt là loại ung thư và giai đoạn tiến triển bệnh.

Ung thư hậu môn được chia làm 2 loại là ung thư hậu môn tế bào vảy và ung thư hậu môn không tế bào vảy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy có tỷ lệ sống cao hơn khá nhiều những bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy.

Bệnh nhân ung thư hậu môn có chết không? Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1, khi các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiệnở lớp trên cùng của hậu môn, kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa có sự xâm lấn sang các hạch bạch huyết và mô lân cận, tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân ung hậu môn tế bào vảy là khoảng 71%. Đối với bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy, tỷ lệ sống cho giai đoạn này là 59%.

Ở giai đoạn 2, khi các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn 2 cm và cũng chưa lan tới gần các hạch bạch huyết hay di căn xa, tỷ lệ sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy là 64% và bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy là 53%.

Khi các tế bào ung thư phát triển với kích thước không thể kiểm soát, khó xác định và các tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan vùng chậu cũng như đại trực tràng nhưng chưa di căn tới các cơ quan phía xa, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn dao động 24 – 43 %.

Đến giai đoạn di căn của tế bào ung thư, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn không tế bào vảy là 7% và bệnh nhân ung thư hậu môn tế bào vảy là 21%.

Chữa ung thư hậu môn bằng phương pháp nào?

Cũng giống như những căn cứ để tiên lượng tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn, lựa chọn phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả mong muốn của bản thân và gia đình bệnh nhân.

Một số phương pháp chữa ung thư hậu môn phổ biến nhất là:

Phẫu thuật: là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư hậu môn những giai đoạn đầu của bệnh. Tùy vào mức độ lây lan của các tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ vùng hậu môn và các mô lành xung quanh như trực tràng, âm đạo… Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. Phẫu thuật ung thư hậu môn có thể kết hợp với các phương pháp bổ trợ cần thiết khác để tăng hiệu quả điều trị.

Xạ trị: là phương pháp điều trị tập trung vào vùng xuất hiện tế bào ung thư. Chiếu xạ sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước khối u phát triển ở hậu môn và các tế bào di căn. Tùy từng trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định trong điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc trước hay sau phẫu thuật.

Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng các hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng sống cho bệnh nhân ung thư hậu môn, đã hợp tác toàn diện với bác sĩ Singapore trong lên phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị ung thư hậu môn tại bệnh viện là TS. BS Zee Ying Kiat, thành viên sáng lập hiệp hội Gan – Tụy – Túi mật Singapore, bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Bị Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không?

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn thì nam giới khó tránh khỏi sự sợ hãi vì ai cũng nghĩ rằng ung thư là căn bệnh không có thuốc chữa. Vậy nên nỗi lo lắng không biết bị ung thư tinh hoàn có chết không sẽ là điều mà người bệnh luôn canh cánh trong lòng. Để giúp bệnh nhân có thể yên tâm điều trị thì chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời cụ thể nhất ngay sau đây.

Ung thư tinh hoàn và thông tin tổng quan

Trước khi giải đáp về vấn đề ung thư tinh hoàn có chết không thì các bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản nhất của căn bệnh này. Ung thư tinh hoàn là bệnh lý ác tính xảy ra khi tế bào ung thư hình thành khối u ở một hoặc hai bên tinh hoàn.

Hiện nay các bác sĩ, nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, qua khảo sát từ các bệnh nhân thì họ có thể nắm được một số tác động dẫn đến bệnh ung thư tinh hoàn là do: chấn thương tinh hoàn, rối loạn nội tiết, virus HIV, di truyền gia đình…

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nên đôi khi người bệnh không phát hiện được bệnh từ sớm hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh vì khi đến giai đoạn cuối thì ung thư đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Bị ung thư tinh hoàn có chết không?

Thực ra thì đáp án cho câu hỏi bị ung thư tinh hoàn có chết không ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Bởi vì điều này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ đáp ứng điều trị, giai đoạn tiến triển bệnh, sức khỏe bệnh nhân…

So với nhiều bệnh ung thư thường gặp ở nam giới thì tiên lượng sống của bệnh ung thư tinh hoàn khá tốt, ngay cả ở giai đoạn tế bào ung thư đã di căn. Điều này có nghĩa là khả năng sống của bệnh nhân ung thư tinh hoàn là rất cao, nhất là khi người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cụ thể là:

Nếu phát hiện bệnh khi tế bào ung thư vẫn chỉ phát triển ở trong tinh hoàn, chưa lan đến hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận và ở xa thì cơ hội sống sẽ lên đến khoảng 99%.

Nếu phát hiện bệnh khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn (trên 2 cm) và mới chỉ lan ra một số hạch bạch huyết hay mô lân cận thì tỷ lệ chữa khỏi vẫn rất cao khoảng 96%.

Nếu phát hiện bệnh khi tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, cơ hội sống của bệnh nhân vẫn còn khoảng 73%.

Theo số liệu được đưa ra bởi chương trình thu thập số liệu về ung thư tại Mỹ thì ước tính trong năm 2018, số ca mắc mới tại Mỹ là 9130 ca (0.5% tổng số ca ung thư mắc mới) và tỷ lệ tử vong ước tính là 400 ca (0.1% tổng số ca tử vong vì ung thư). Như vậy thì các bạn có thể thấy rằng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tinh hoàn là khá thấp so với các bệnh ung thư khác.

Ung thư tinh hoàn chữa như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn được bác sĩ áp dụng hiện nay bao gồm

Phẫu thuật: là phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn phổ biến nhất. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một hoặc cả 2 bên tinh hoàn cùng với một số mô lành xung quanh để loại bỏ hoàn toàn khối u.

Hóa trị: là phương pháp điều trị sử dụng thuốc chống tế bào ung thư được truyền qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khối u đã di căn sang các bộ phận khác.

Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X để kiểm tra và phá hủy khối u tại vị trí khởi phát hoặc di căn. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ không xâm lấn có thể kết hợp bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật.

Những lưu ý cho người bệnh ung thư tinh hoàn

Để giúp mình có thể tránh khỏi án tử của bệnh ung thư tinh hoàn thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Nếu được chẩn đoán ung thư tinh hoàn thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra v sau điều trị để đề phòng bệnh tái phát.

Không nên nghe theo những bài thuốc lá chữa bệnh không có căn cứ khoa học hoặc chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Kết hợp với đó là đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa từ rau, củ, quả trong bữa ăn hằng ngày.

Hãy vận động cơ thể với những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thay đổi lối sống lành mạnh như bỏ hút thuốc lá, kiêng rượu bia, quan hệ tình dục an toàn, ngủ sớm, ngủ đủ giấc… để tránh cho bệnh trở nặng hơn.

Bệnh nhân chú ý luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tiếp nhận việc điều trị có hiệu quả cao hơn.