Tỷ Lệ Ung Thư Ở Việt Nam 2015 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Tỷ Lệ Ung Thư Dạ Dày Ở Việt Nam

Tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam đang trẻ hóa

Dạ dày là ống tiêu hóa lớn có nhiệm vụ chứa và tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn. Ung thư dạ dày bắt đầu từ sự phát triển bất thường của bất kì tế bào nào tại dạ dày. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến ở những người trên 40 tuổi nhưng điều đáng lo ngại là tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa.

Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư dạ dày những năm gần đây cho thấy bệnh đang có tỷ lệ tăng nhanh chóng. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng gần 27 nghìn nam giới mắc bệnh ung thư dạ dày và gần 13 nghìn nữ giới mắc căn bệnh ác tính này.

Khoảng 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP – yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Đây cũng là yếu tố hàng đầu tăng tỷ lệ ung thư dạ dày ở Việt Nam.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn H.pylori (HP) sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa làm tổn thương nghiêm trọng đến lớp lót dạ dày và chuyển thành ung thư.

– Uống nhiều rượu bia: Rượu bia không trực tiếp gây ung thư nhưng sự chuyển hóa cồn dưới tác dụng của một số loại enzyme khi rượu vào cơ thể có thể sản sinh ra chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

– Chế độ sinh hoạt không khoa học, ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài: Lười vận động, tâm lý thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Tình trạng căng thẳng quá mức khiến cơ thể tiết ra hoóc môn ngăn chặn stress là cortisol tuy nhiên đây lại là yếu tố ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, cản trở sự miễn dịch đối với các mầm mống gây bệnh và tăng nguy cơ ung thư.

– Béo phì: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những người thừa cân/ béo phì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người duy trì cân nặng hợp lý.

Tỷ lệ ung thư dạ dày vẫn không ngừng tăng và không loại trừ bất cứ ai. Chính vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì luôn được khuyến khích, đặc biệt là đối với những nhóm thuộc nguy cơ cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Thống Kê Tỷ Lệ Mắc Và Tỷ Lệ Tử Vong Ung Thư Tại Việt Nam

Theo Tổ chức y tế thế giới, trong số 172 quốc gia, Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao thứ 2, đứng thứ 78. Đừng để quá muộn, ngay từ bây giờ chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, bởi ung thư không chừa một ai.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, sau bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng tăng nhanh ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong phần lớn (khoảng 70%) thuộc về các nước đang phát triển. Hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư, và nếu không có biện pháp can thiệp sớm thì con số này dự tính sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.

Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của 1 số bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam

Năm 2013, thống kê tại Việt Nam có khoảng 22.000 người mắc ung thư phổi, 19.500 người tử vong. Trung bình khoảng 56 người mắc mới mỗi ngày (trong đó, nam giới khoảng 40 người, và nữ giới 16 người). Dự kiến vào năm 2020 sẽ có 34.000 người mắc ung thư phổi mới.

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ, với con số khoảng 14.000 người mắc mới và 5.000 người tử vong. Tuy nhiên đây cũng là một trong những bệnh dễ phát hiện sớm, đặc biệt là bằng các phương pháp tầm soát ung thư vú như chụp X-quang tuyến vú, siêu âm tuyến vú, vv…

Mỗi năm có khoảng 12.000 người mắc mới bệnh ung thư dạ dày và hơn 8000 người tử vong.

Năm 2010 ước tính toàn cầu có khoảng 754.000 người tử vong do ung thư gan. Trung bình mỗi năm có thêm nửa triệu ca mắc mới. Hơn 80% số bệnh nhân ở các quốc gia châu Á và khu vực châu Phi cận Sahara. Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ viêm gan cao nên có tỷ lệ ung thư gan cao. Ước tính trung bình mỗi năm cả nước có trên 10.000 ca ung thư gan mới phát hiện, tỷ lệ này cao nhất thế giới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 1.360.602 ca mắc mới và gần nửa số trường hợp sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán. Tại Việt Nam, hằng năm có hơn 8.768 ca mới mắc. Tỷ lệ tử vong xếp hàng thứ 4 (sau phổi, dạ dày và gan), theo số liệu năm 2012.

Đây cũng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất và tỷ lệ tử vong cao do thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể về căn bệnh này.

Mỗi năm có 5.000 người mắc mới và trên 2.000 người tử vong. Cứ 2 phút lại có 1 người tử vong do ung thư cổ tử cung.

Tuy tỷ lệ mắc bệnh không nhiều bằng các bệnh ung thư khác, nhưng ung thư buồng trứng lại có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng, trong đó chỉ có khoảng 45% trên 5 năm từ khi chẩn đoán.

Liệu bạn có còn thờ ơ với ung thư?

Với tỷ lệ mắc ung thư và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, ung thư sắp trở thành đại dịch trong 1 vài năm tới. Vậy, liệu bạn còn thờ ơ với ung thư?

Đừng để quá muộn, hãy nâng cao ý thức về phòng bệnh và phát hiện ung thư sớm bởi 40% trường hợp ung thư có thể phòng ngừa, và 70% trường hợp ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm (thậm chí ở 1 số bệnh, tỷ lệ chữa khỏi lên tới 98% nếu như điều trị ở giai đoạn đầu). Để phòng bệnh, chúng ta nên có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, những người trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm, bởi hầu hết các loại ung thư đều không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu.

Vì Sao Tỷ Lệ Ung Thư Ngày Càng Gia Tăng Ở Việt Nam?

gày nay, xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ người mắc các bệnh hiểm nghèo lại càng cao. Nhiều người Việt Nam giật mình khi biết nước ta thuộc top 2, những quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung bướu hồi tháng 4/2013 tại Hà Nội cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam cao hàng đầu thế giới, với 200.000 ca mắc mới hàng năm và số người tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong vì ung thư ở Việt Nam là 73,5% trong khi đó, tính chung toàn thế giới con số này là 59,7%; tại các nước phát triển là 49,4% và ở những nước đang phát triển cũng chỉ ở mức 67,9%.

Chỉ tính riêng tại Bệnh viện K Hà Nội, bệnh nhân tới đây năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20-30%. Tuy nhiên, công tác phòng chống ung bướu ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thực tế, các bệnh viện luôn quá tải, dù thời gian qua có hàng chục bệnh viện và trung tâm ung bướu đã được xây mới và đưa vào hoạt động.

Việt Nam thuộc top 2 quốc gia dẫn đầu về bệnh ung thư Vì sao bệnh ung thư ngày càng gia tăng?

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân làm cho tỷ lệ bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng cao nhưng 3 nhóm nguyên nhân lớn là: do cường độ lao động, ô nhiễm môi trường và chế độ ăn uống.

Cường độ lao động cao: Một số khảo sát cho thấy, có 95% số lao động khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước có làm thêm giờ. Mức lao động này khiến sức khỏe giảm sút, khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Bên cạnh đó còn vấn đề bảo hộ lao động ở Việt Nam chưa được chú trọng.

Ô nhiễm môi trường: Mức ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao. Ra đường thì gặp ô nhiễm không khí, bụi, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, ở nhà thì ăn thực phẩm, uống nguồn nước ô nhiễm, mỹ phẩm, nước hoa… Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì tại Việt Nam, Hà Nội và chúng tôi là hai thành phố bị ô nhiễm đất nặng nề nhất. Hai thành phố này cũng đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi – theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc.

Ô nhiễm môi trường gây ung thư

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam đa phần thiếu khoa học do nhiều thói quen ăn uống đã trở thành tập quán như: ăn sống, ăn nướng, ăn gỏi, người nghèo lại thiếu thốn, nhiều khi vì tiết kiệm mà ăn cả thực phẩm mốc… Gần đây thì chất bảo quản và chất kích thích trong thực phẩm trở nên đáng báo động và là một trong những nguyên nhân gây bất ổn đến đời sống sức khỏe của người dân.

Hãy tự biết phòng bệnh ung thư đúng cách

Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu cho thấy 40% ung bướu có thể ngăn ngừa, phòng tránh được và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tự phòng bệnh ung bướu bằng việc thay đổi tư duy: Sống và làm việc khoa học, đừng tham công tiếc việc, tự bảo vệ sức khỏe bản thân mỗi ngày. Hãy nhìn xa hơn bởi số tiền bạn kiếm được hôm nay chưa chắc đủ để bạn trị bệnh. Hãy đòi hỏi quyền được bảo hộ lao động, phòng chống thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích. Bạn nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, hạn chế đồ nướng, tập thể dục thường xuyên, ổn định cân nặng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng hàng ngày các sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bởi nếu không được kiểm soát, các gốc tự do này sẽ gây đột biến tế bào, làm cho tế bào thường trở thành ác tính và tạo thành các khối u hình thành nên bệnh ung thư.

Tỷ Lệ Ung Thư Gan Ở Việt Nam: Những Con Số Giật Mình!

Giám đốc bệnh viện Ung bướu chúng tôi cho biết: Năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên tỷ lệ ung thư gan ở Viêt Nam vượt qua ung thư phổi về số người mắc.

Hiện tại, ung thư gan đang xếp thứ nhất cả về số ca mắc và tỷ lệ tử vong trong tất cả các bệnh ung thư tại nước ta.

Năm 2018, tổ chức Ung thư toàn cầu (viết tắt là GLOBOCAN) đã thống kê vừa đưa ra những con số khiến chúng ta phải giật mình như sau:

– Năm 2018, có 25.335 người mắc mới bệnh ung thư gan.

– Có tới 25.404 trường hợp tử vong vì ung thư gan.

– Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Cứ 100.000 người thì có 23,2 người bị ung thư gan.

– Tỷ lệ mắc ung thư gan gặp ở cả 2 giới nam và nữ.

Theo chúng tôi Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam:

Ung thư gan là ung thư tế bào nguyên phát của gan. Tại nước ta, ung thư gan gặp ở cả nam lẫn nữ. Nguy cơ mắc bệnh của đàn ông cao gấp 3 lần phụ nữ. Ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao do khó phát hiện sớm và tỷ lệ chữa khỏi bệnh thấp.

Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng như thế nào?

Trong 20 năm qua, tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng. Biểu hiện qua những con số sau:

– Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan chỉ có 5.700 ca.

– Năm 2010, số ca mắc mới ung thư gan đã tăng lên 9.400 trường hợp.

– Cho đến năm 2018, đã có tới 25.335 ca mắc mới căn bệnh này.

Viêm gan virus B (HBV) , viêm gan virus C (HCV), nhiễm viêm gan virus và HIV, xơ gan do uống rượu,… Đều là những yếu tố nguy cơ cao gây ra xơ gan và ung thư gan. Đáng nói là tỷ lệ xơ gan do viêm gan virus B, C cũng không ngừng gia tăng theo mỗi năm.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy:

Có khoảng 10%-20% bệnh nhân xơ gan có thể chuyển hóa thành ung thư gan. Tại Việt Nam, có khoảng 60%-70% bệnh nhân mắc ung thư gan có nhiễm viêm gan virus B. Có khoảng 20-30% bệnh nhân nhiễm viêm gan virus C.

Chính vì thế, nhóm đối tượng bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính như viêm gan, xơ gan thuộc độ tuổi trung niên từ 40 trở lên, người bị viêm gan B, C, người bị xơ gan cần hết sức chú ý. Cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình để cảnh giác chuyển biến sang ung thư gan.

Làm sao đối mặt với tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam không ngừng tăng lên?

Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam không ngừng tăng lên đó là do việc lây lan virus viêm gan B, C. Bênh cạnh đó còn do các thói quen sống thiếu lành mạnh.

Để giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư gan. Mỗi người cần phải giải quyết những vấn đề sau:

– Phòng chống tích cực bệnh viêm gan virus B, C

Viêm gan virus siêu vi B, C là những bệnh có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng vắc-xin. Chính vì sự chủ quan nên nhiều người bị lây nhiễm virus viêm gan từ người thân, từ chồng/vợ, lây từ mẹ cho con… Thông qua các con đường như tiếp xúc, sinh hoạt vợ chồng, quá trình mang thai…

Thói quen ăn uống nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Cũng như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, thịt nướng, thịt nguội… trong thời gian dài và liên tục. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng gan.

Ngoài ra ăn các thức ăn thừa để lâu, các thức ăn bị nấm, mốc, hỏng… Đây là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến các tế bào gan.

– Không uống rượu bia lâu dài, số lượng nhiều

WHO đã xếp ethanol vào nhóm những chất gây ung thư, trong đó có ung thư gan. Tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở nước ta là vô cùng lớn.

Rượu bia đặc biệt gây hại cho hệ tiêu hóa và thần kinh, đặc biệt là gan. Rượu được chuyển hóa chủ yếu qua gan, nếu những ai uống rượu thường xuyên hoặc nghiện rượu thì tế bào gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Viêm gan, xơ gan là điều khó tránh khỏi. Đó cũng chính là các yếu tố hình thành nên ung thư gan.

Lối sống hiện đại khiến cho tỷ lệ người thừa cân béo phì ở nước ta hiện nay cũng tăng nhanh chóng. Béo phì gây ra tình trạng mỡ nội tạng, nhất là gan nhiễm mỡ.

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư gần cao gấp 2 lần so với người bình thường. Bác sĩ cảnh báo những người thừa cân rất dễ bị viêm gạn mạn tính và chuyển biến thành ung thư.

Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đang ở mức báo động! Mỗi người nên tự ý thức được sự nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Tầm soát ung thư định kỳ và giữ một lối sống lành mạnh là việc làm cần thiết ai cũng nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe của mình!

♦ Điều trị ung thư gan bằng phương pháp TOCE: Biến chứng khôn lường ♦ Tại sao đa số người bệnh ung thư gan đều tử vong?