Triệu Trứng Ung Thư Lưỡi / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Điều Trị Ung Thư Lưỡi, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Nguyên Nhân Gây Ung Thư Lưỡi

Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính rất nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng-lưỡi. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường mơ hồ, và dễ bị bỏ sót. Chỉ khi bệnh đã diễn tiến nặng thì các triệu chứng mới rầm rộ. Do đó, bệnh nhân ung thư lưỡi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 263.900 bệnh nhân ung thư lưỡi mới mắc và có đến 128.000 trường hợp tử vong. Tại Mỹ, năm 2009 ghi nhận 10.530 ca mắc mới và 1900 bệnh nhân tử vong do ung thư lưỡi (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư lưỡi ngày càng gia tăng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư lưỡi

Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu khiến bệnh nhân đi khám sẽ là định hướng bước đầu để bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, từ đó có được chẩn đoán sơ bộ, trong đó quan trọng nhất là khám lưỡi và khám hạch để phát hiện được các tổn thương.

Sinh thiết: được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định các loại ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng. Mẫu bệnh phẩm có thể lấy được nhờ áp lam vào tổn thương tại lưỡi hoặc chọc hút hạch nghi ngờ bằng kim nhỏ.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-Quang xương hàm dưới, siêu âm, CT Scan, MRI: nhằm đánh giá sự di căn của bệnh.

Xạ hình toàn thân: cho phép phát hiện di căn xa của ung thư lưỡi.

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường gặp ở những người trên 50 tuổi, trong đó phần lớn là nam giới. Những người vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, có thói quen nhai trầu, hay nhiễm virus như HPV… là những đối tượng nguy cơ của ung thư lưỡi. Đặc biệt, nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Rosswell Park, Hoa Kỳ cho thấy nam giới mắc bệnh lý răng lợi mạn tính, dù có hút thuốc lá hay không, cũng làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu xương ổ răng bị tiêu đi 1mm (trong bệnh lý viêm quanh răng) thì nguy cơ ung thư lưỡi tăng lên gấp 5.23 lần.

Triệu chứng bệnh Ung thư lưỡi Ung thư lưỡi có triệu chứng như thế nào?

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu của ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn. Chúng lại không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh thông thường, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan và không đi khám. Những triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh bao gồm:

Bệnh nhân có cảm giác khó chịu ở vùng lưỡi: cảm giác này giống như có dị vật hay xương cá cắm vào lưỡi, nhưng chỉ thoáng qua.

Có khối gồ nổi lên bề mặt lưỡi: màu sắc thay đổi, niêm mạc trắng, tổn thương chắc, rắn, có thể ở dạng xơ hóa hoặc loét nhỏ.

Hạch cổ: có thể gặp ở một số bệnh nhân ung thư lưỡi trong giai đoạn đầu của bệnh.

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ trên lâm sàng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, nên bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện ở giai đoạn này.

Đau lưỡi: đây là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát. Đau liên tục, và đau tăng khi bệnh nhân nói hoặc nhai, đặc biệt là ăn thức ăn cay, nóng. Thỉnh thoảng, đau có thể lan lên tai.

Tăng tiết nước bọt.

Chảy máu vùng miệng: máu hòa vào nước bọt, và khi nhổ ra nước bọt có màu đỏ.

Hơi thở có mùi khó chịu: do tổ chức ung thư hoại tử.

Khó nói, khó nuốt: do lưỡi bị cố định, khít hàm.

Nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt, mệt mỏi, chán ăn.

Sụt cân: do tổn thương bệnh lý và do không ăn được.

Khám lưỡi thấy ổ loét hoặc nhân lớn ở lưỡi: ổ loét phát triển và lan rộng nhanh làm giới hạn vận động của lưỡi; bên ngoài ổ loét có giả mạc nên dễ chảy máu. Có thể không thấy ổ loét mà thay vào đó là một nhân lớn đội lớp niêm mạc lưỡi nhô lên, trên bề mặt niêm mạc có những lỗ nhỏ mà khi ấn vào có chất dịch màu trắng chảy ra, chứng tỏ có tình trạng hoại tử bên dưới.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng xấu. Thể loét chiếm ưu thế ở giai đoạn này, loét ăn sâu vào bên dưới và lan rộng ra xung quanh, khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, dễ bị chảy máu và bội nhiễm. Tổn thương hoại tử nhiều nên thường có mùi hôi. Việc thăm khám bệnh nhân là hết sức cần thiết để bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ kích thước của khối u cũng như đặc điểm xâm lấn của khối u xuống phía dưới và ra các mô xung quanh (sàn miệng, amygdale, rãnh lưỡi,…). Việc thăm khám có thể khiến cơn đau của bệnh nhân tăng lên nhiều hơn, vậy nên thường phải gây tê trước khi khám để giảm thiểu phản ứng đau trên bệnh nhân.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, các triệu chứng ung thư lưỡi trở nên rầm rộ và nặng nề hơn. Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân giai đoạn cuối:

Sụt cân nhanh: dấu hiệu này có thể cho thấy bệnh đang trở nặng.

Mệt mỏi: trong giai đoạn cuối, bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên hơn.

Rối loạn tiêu hóa: ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng sau ăn, buồn nôn, rối loạn đại tiện, phân lẫn máu,…

Sốt kéo dài: có thể báo hiệu một tình trạng xấu trên bệnh nhân.

Hạch di căn: hay gặp là hạch dưới cằm, hạch dưới hàm, hiếm khi di căn hạch cảnh giữa và dưới.

Tổn thương lưỡi: thường ở bờ tự do của lưỡi (80%), đôi khi có thể thấy ở các vị trí khác như mặt dưới lưỡi (10%), mặt trên lưỡi (8%), đầu lưỡi (2%).

Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi rất khó để phát hiện sớm vì các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu quá mơ hồ. Bệnh nhân thường đến viện khi mà tổn thương ung thư không còn khu trú tại chỗ nữa, nó đã xâm lấn và lan ra xung quanh. Do đó, việc lên kế hoạch điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Một số loại thương tổn như thể nhú sùi, thể nhân, thể loét phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Bệnh nhân vào viện muộn hơn thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn, đôi khi phải kết hợp nhiều phương pháp.

Phẫu thuật

Giai đoạn sớm: Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cơ bản nhất cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Bệnh nhân sẽ được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật đơn thuần. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đặc điểm của khối u (vị trí, kích thước, …) để đưa ra chỉ định phù hợp trên từng bệnh nhân cụ thể:

Phẫu thuật cắt rộng u.

Phẫu thuật cắt lưỡi bán phần + vét hạch cổ.

Phẫu thuật cắt nửa lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình.

Xạ trị

Xạ trị đã có đóng góp không nhỏ trong việc điều trị ung thư lưỡi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên bệnh nhân xạ trị, như khô miệng, viêm nhiễm vùng miệng, xạm da, loét da, khít hàm,… là điều khó tránh khỏi.

Xạ trị đơn thuần: xạ trị triệt căn có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư lưỡi phát hiện sớm; ngoài ra, xạ trị còn là phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi quá giai đoạn phẫu thuật,

Xạ trị bỗ trợ sau phẫu thuật: mục đích của xạ trị trong trường hợp này là tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật, mang lại hiệu quả lớn hơn so với phẫu thuật đơn thuần.

Xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát): Ngoài phương pháp xạ trị thông thường, hiện nay còn có xạ trị áp sát, nghĩa là dùng nguồn phóng xạ áp sát vào tổn thương ung thư lưỡi để có thể tiêu diệt tổn thương ác tính tại chỗ.

Xạ trị gia tốc toàn não hoặc xạ phẫu bằng dao gamma: điều trị tổn thương di căn não, để cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể bệnh nhân để điều trị ung thư, có thể hóa trị bằng đường toàn thân hay tại chỗ (động mạch lưỡi). Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng liệu pháp đơn hóa trị hay đa hóa trị cho bệnh nhân.

Hóa trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật hay xạ trị (gọi là hóa trị tân bổ trợ) để thu nhỏ tổn thương và giúp tăng hiệu của phương pháp điều trị chính. Hóa trị trước phẫu thuật đem lại lợi ích trong việc điều trị các ung thư vùng đầu mặt cổ giai đoạn muộn.

Nguyên nhân bệnh Ung thư lưỡi

Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân của ung thư lưỡi là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguy cơ của ung thư lưỡi:

Hút thuốc lá.

Uống nhiều bia rượu.

Nhai trầu

Vệ sinh răng miệng kém.

Dinh dưỡng: Thiếu các vitamin A, D, E; thiếu sắt;…

Vi sinh vật: vi khuẩn có thể trực tiếp tác động làm thay đổi gen hoặc gián tiếp gây viêm, dẫn đến việc phát sinh ung thư lưỡi. Virus HPV được cho là yếu tố nguy cơ của ung thư lưỡi.

Phòng ngừa bệnh Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có thể được phòng tránh nhờ vào việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Việc bỏ các thói quen xấu như: bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, bỏ thói quen nhai trầu,… cũng góp phần giảm nguy cơ ung thư lưỡi.

Khi có dấu hiệu bất thường nào, cần đến ngay các cơ sở y tế để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư lưỡi.

Copyright © 2023 – Sitemap

Ung Thư Lưỡi Với Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Các Giai Đoạn Ung Thư Lưỡi

Ung thư lưỡi với nguyên nhân và các giai đoạn K lưỡi. Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát, giai đoạn cuối. Cách chẩn đoán, điều trị K lưỡi bằng Đông y. Đối tượng dễ mắc bệnh ung thư lưỡi. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người K lưỡi.

Ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Triệu chứng K lưỡi rõ rệt ở các giai đoạn; đặc biệt là ở giai đoạn toàn phát và giai đoạn cuối. Nguyên nhân hình thành căn bệnh này do tuổi tác, hút thuốc lá, nhai trầu,… Đối tượng dễ mắc K lưỡi thường có sức đề kháng kém. Việc chẩn đoán bệnh được áp dụng công nghệ hiện đại. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị ung thư lưỡi bằng phẫu thuật, hóa-xạ trị. Điều trị bệnh K lưỡi bằng Đông y giúp giảm đau, phục hồi thể trạng nhanh chóng. Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng và luyện tập lành mạnh. Đồng thời, những lưu ý về thực đơn cho người K lưỡi giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Người K lưỡi nên kiêng đồ cay nóng, chế biến sẵn,…

Ung thư lưỡi là căn bệnh có khối u ác tính ở khu vực quanh lưỡi. Các tế bào ung thư dần được hình thành khi có sự biến đổi về gen. Tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng cao. Đặc biệt ở nam giới và người trên 50 tuổi do thói quen hút thuốc lá. Đây là nguyên do hàng đầu gây nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Tiên lượng sống của căn bệnh K lưỡi tùy thuộc vào nhiều yếu tố và các giai đoạn ung thư. Khi phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ giúp việc điều trị dứt điểm căn nguyên bệnh dễ dàng. Các nhà khoa học đã đưa ra tiên lượng tỷ lệ sống của bệnh nhân theo từng giai đoạn. Cụ thể là:

Giai đoạn I: 56%.

Giai đoạn II: 58.3%.

Giai đoạn III: 55.4%.

Giai đoạn IV: 43.4%.

K lưỡi là căn bệnh không phổ biến ở nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Các khối u phát triển và hình thành nhiều vết loét, nhiễm trùng ở khu vùng miệng. Điều này khiến việc nhai nuốt trở nên khó khăn và đau đớn. Lưỡi của chúng ta có thể bị hoại tử khi bệnh tình trở nặng. Tế bào K di căn đến khu trú ở vùng bụng dẫn tới xuất huyết, có thể gây tử vong. Vậy nên, mọi người cần phải lưu ý đến căn bệnh “giết người không dao” mang tên ung thư.

Các giai đoạn của ung thư lưỡi như thế nào? Các giai đoạn của bệnh K lưỡi cũng giống như những căn bệnh ung thư khác. Ở giai đoạn sớm căn bệnh này sẽ rất mơ hồ và khó có thể phát hiện. Khi phát hiện ra thì bệnh đã ở mức độ nặng hơn. Tùy vào tình trạng bệnh ở các giai đoạn mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Những giai đoạn của căn bệnh ung thư lưỡi cụ thể như sau:

Giai đoạn 0 của ung thư lưỡi:

Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.

Giai đoạn này là tiền ung thư.

Các khối u không lây lan sang mô lân cận.

Giai đoạn I của ung thư lưỡi:

Các khối u bắt đầu xuất hiện ở lớp mô dưới lưỡi.

Kích thước khối u khoảng 2cm.

Các tế bào ung thư chưa có dấu hiệu lây lan, di căn.

Giai đoạn II của ung thư lưỡi:

Kích thước của khối u khoảng 2-4cm.

Chưa di căn sang hạch bạch huyết.

Giai đoạn III của ung thư lưỡi:

Kích thước khối u đã phát triển lớn hơn 4cm.

Bắt đầu lây lan sang các mô lân cận.

Giai đoạn IV của ung thư lưỡi:

Giai đoạn IVA: các khối u đã di căn sang môi.

Giai đoạn IVB: khối u lan sang một hạch bạch huyết ở cổ.

Giai đoạn IVC: khối u đã di căn đến các bộ phận khác.

Những cấp độ của ung thư lưỡi đã được nêu ra ở trên. Bệnh tình sẽ nặng dần lên qua từng giai đoạn nếu không được phát hiện. Khi các khối u di căn đồng nghĩa với việc ung thư đã bắt đầu bước sang giai đoạn muộn. Việc điều trị bệnh sẽ khó có thể dứt điểm hoàn toàn. Mọi người nên đến bệnh viện chuyên môn để được thăm khám khi có vấn đề bất thường về lưỡi.

Nguyên nhân hình thành bệnh ung thư lưỡi là gì? Đây là vấn đề đang được quan tâm từ rất nhiều người. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Tuy nhiên, một vài tác nhân khiến nguy cơ mắc bệnh K lưỡi phổ biến nhất cụ thể như sau:

Cảm giác lưỡi và hàm bị cứng.

Thấy đau rát ở hàm và cả họng.

Đau buốt khi nuốt.

Cảm thấy khó khăn khi nuốt đồ ăn.

Thấy vướng mắc, nghẹn ở cổ.

Xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi hoặc niêm mạc miệng.

Vết loét, viêm ở lưỡi lâu lành.

Tê lưỡi, mất cảm giác một vùng miệng.

Sút cân mất kiểm soát không rõ nguyên do.

Chảy máu lưỡi một cách bất thường.

Thấy xuất hiện khối u trong lưỡi.

Dấu hiệu của ung thư lưỡi đã được nêu ở trên. Khi có những biểu hiện đó, hãy đến ngày cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám. Bệnh ung thư lưỡi rất nguy hiểm nếu bước sang giai đoạn muộn. Các tế bào K sẽ gây tổn thương đến lưỡi và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngày nay, số người mắc phải căn bệnh này đang tăng cao và không có khả năng suy giảm.

Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát như thế nào? Ung thư lưỡi ở giai đoạn toàn phát tức là các tế bào K đang phát triển mạnh mẽ. Chúng gây bào mòn và làm tổn thương đến các tế bào có lợi khu khoang miệng. Giai đoạn này đã có những biểu hiện rõ ràng; cơ thể bắt đầu chịu tác động tiêu cực từ căn nguyên bệnh. Một số triệu chứng ở giai đoạn toàn phát của ung thư lưỡi cụ thể như sau:

Cảm giác đau lưỡi:

Đây là triệu chứng dễ gặp ở giai đoạn toàn phát.

Đau âm ỉ, liên tục.

Khó khăn trong khi nhai hoặc nuốt.

Thấy chảy máu ở miệng, lẫn với nước bọt.

Mùi khó chịu khi thở do khối u bị hoại tử.

Cơ cứng lưỡi dẫn đến khó nói, khó nuốt.

Bệnh nhân sốt liên tục, cơ thể chán ăn, mệt mỏi.

Cân nặng giảm sút một cách đột ngột do suy nhược cơ thể.

Thấy xuất hiện nhiều vết ố loét.

Sưng, nổi u trên bề mặt niêm mạc.

Dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn toàn phát nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến di căn. Ở giai đoạn này có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tùy vào mức độ tình trạng bệnh. Nếu không thể phẫu thuật, bắt buộc phải dùng hóa-xạ trị để tiêu diệt tế bào K. Việc này sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân và làm suy kiệt sức khỏe cũng như tuổi thọ. Vậy nên, mọi người cần phải quan tâm đến bản thân bất kể lúc nào. Hãy tự bảo vệ tài sản quý giá mà không gì có thể mua được đó là sức khỏe.

Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn cuối sẽ rất khó điều trị. Bởi ở giai đoạn này, các khối u đã dịch chuyển sang mô lân cận và hạch bạch huyết. Việc chữa trị chỉ làm kéo dài thêm sự sống cho người bệnh được một thời gian. Khi ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải chấp nhận đứng trước “cửa tử” trong một sớm một chiều. Chúng sẽ cướp đi tính mạng chỉ trong phút chốc; người mắc bệnh K lưỡi ở giai đoạn muộn khả năng sống sót không dưới nửa năm.

Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn cuối có những biểu hiện cụ thể sau đây:

Cách chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi được áp dụng theo công nghệ hiện đại. Khoa học phát triển kéo theo nhiều trang thiết bị tiên tiến được ra đời. Ngày nay, việc khám xét và chẩn đoán bệnh đã trở nên dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh một cách rõ ràng. Từ đó sẽ có những giải pháp điều trị bệnh chính xác và an toàn nhất. Những cách chẩn đoán K lưỡi được sử dụng cụ thể như sau:

Cách chẩn đoán những triệu chứng lâm sàng:

Nhằm chẩn đoán khái quát về căn nguyên bệnh.

Khám, quan sát lưỡi và hạch để nhận biết tình trạng bệnh.

Chẩn đoán ung thư lưỡi bằng sinh thiết:

Lấy tế bào ung thư để xét nghiệm u ác tính hay lành tính.

Chọc hút hạch bằng kim nhỏ.

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng X quang.

Áp dụng siêu âm lưỡi để xác định vị trí và kích thước.

Dùng chụp CT Scan, MRI: chẩn đoán sự di căn tế bào ung thư.

Phương pháp xạ hình toàn thân: xác định sự di căn của K lưỡi.

Phương pháp chẩn đoán ung thư lưỡi giúp nhận biết căn nguyên bệnh cụ thể và chính xác. Điều này làm cho quá trình điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng. Bác sĩ sẽ nắm rõ được tình trạng của bệnh nhân để có phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các căn bệnh ung thư đều được phát hiện nhờ vào những thiết bị tối tân nhất hiện nay. Mọi người đừng nên chủ quan đến sức khỏe bản thân; hãy thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe nhằm phòng ngừa bệnh tật tốt nhất.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Việc phát triển của y học hiện đại là một bước tiến quan trọng đối với nhân loại. Hiện nay, nhiều nhà khoa học vẫn chưa tìm ra giải pháp tiêu diệt tận gốc các tế bào K. Tuy nhiên, việc ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các tế bào này đã được tìm thấy. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, tình trạng bệnh mà các bác sĩ đưa ra cách chữa trị cụ thể. Một số biện pháp điều trị ung thư lưỡi được áp dụng hiện nay như sau:

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi bằng phẫu thuật:

Áp dụng đối với giai đoạn sớm của căn nguyên bệnh.

Tiêu diệt triệt để các khối u mới hình thành.

Cắt bỏ các khối u, hạch.

Cắt bán phần và vét hạch cổ ở lưỡi.

Phẫu thuật cắt bỏ nửa lưỡi, xương hàm dưới, hạch cổ.

Phẫu thuật giai đoạn muộn nếu có thể.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi bằng xạ trị:

Tiêu diệt tế bào ung thư khi ở giai đoạn sớm.

Xạ trị khi không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Xạ trị sau khi phẫu thuật: bổ trợ triệt căn các khối u.

Xạ trị tại chỗ: dùng tia trực tiếp tiêu diệt khối u ở lưỡi.

Xạ trị gia tốc não nhằm chữa trị tổn thương di căn não.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi bằng hóa chất:

Sử dụng hóa chất để hủy diệt tế bào K lưỡi.

Hóa trị toàn thân hoặc tại chỗ.

Có thể kết hợp cùng hóa trị và phẫu thuật.

Cách điều trị ung thư lưỡi giúp đẩy lùi sự phát triển căn nguyên bệnh hiệu quả. Các tia năng lượng và hóa chất sẽ được truyền tới nơi trú ngụ của các tế bào K. Điều này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn không cho chúng di căn sang các u lân cận. Nhưng việc chữa trị diễn ra tốt nhất khi bệnh tình đang ở giai đoạn sớm. Các khối u sẽ bị cắt bỏ và không còn cơ hội tái tạo. Còn ở giai đoạn muộn, việc tiêu diệt khối u được dứt điểm còn tùy vào cơ địa mỗi người. Sức đề kháng của họ và khả năng chống chọi ra sao là yếu tố quyết định. Vậy nên, mọi người đừng để căn bệnh này bước sang thời kỳ cuối; khi đó sẽ rất khó chữa trị và tỷ lệ tử vong rất cao.

Điều trị ung thư lưỡi bằng thảo dược thiên nhiên:

Bài thuốc số 1 điều trị ung thư lưỡi:

Hoàng kỳ, long nhãn, lục nhãn, táo nhân, đẳng sâm: mỗi loại 12g.

Mộc hương, cam thảo: mỗi loại 6g.

Phục trần, viễn trí: mỗi loại 8g.

Bạch truật, đương quy: 12g.

Cho tất cả thảo dược trên vào sắc nước.

Dùng nước uống trong ngày.

Bài thuốc này giúp giảm đau sau khi hóa trị, xạ trị.

Bài thuốc số 2 điều trị ung thư lưỡi:

Mẫu lệ 20g, đông quan nhân 14g.

Liên kiều, hoàng dược tử, bán chi liên, hoàng cầm: mỗi loại 12g.

Mao căn, thất diệp, bạch anh, thổ phục, hạ khô thảo: mỗi loại 12g.

Cương tằm, bạch hoa xà, ý dĩ: mỗi loại 12g.

Đại kê tử, bán hạ, tiểu kê tử, bào nam tinh: mỗi loại 8g.

Cho các thảo dược trên vào sắc lấy nước uống hàng ngày.

Không uống thuốc khi đã để qua đêm.

Chỉ sử dụng phương thuốc này khi bệnh ở giai đoạn đầu.

Ngoài ra, điều trị ung thư lưỡi bằng châm cứu.

Chữa trị ung thư lưỡi bằng Đông y giúp mang lại kết quả tích cực. Các dược chất có trong thảo dược giúp ngăn ngừa cơ chế hoạt động của tế bào K rất tốt. Người bệnh nên kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ có kết quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Đông y để trị ung thư. Bệnh nhân không nên tự ý bỏ phác đồ điều trị Tây y. Việc kết hợp điều trị giữa Tây y và Đông y giúp bệnh tình phát triển theo hướng khả quan.

Tránh xa việc sử dụng thuốc lá.

Không nên nhai trầu để ngăn ngừa ung thư lưỡi.

Bỏ bia, rượu hoặc hạn chế để phòng ngừa K lưỡi.

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bổ sung nhiều rau xanh giúp ngừa K lưỡi hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng, khám răng định kỳ.

Tiêm chủng phòng vi rút HPV.

Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Phòng chống ung thư lưỡi đã được tuyên truyền rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Bệnh ung thư sẽ không bỏ sót một ai nếu chúng ta luôn thờ ơ với sức khỏe bản thân. Việc hình thành thói quen sống khoa học sẽ là rào cản không cho vi rút gây bệnh. Mọi người hãy tự tìm cách bảo vệ bản thân ngay từ hôm nay. Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp ngăn chặn căn bệnh ung thư tốt nhất. Khi có những dấu hiệu bất thường, mọi người hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Cháo trắng là thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân ung thư lưỡi.

Sữa giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung thêm rau xanh rất tốt cho bệnh ung thư lưỡi.

Hoa quả giúp bổ sung Vitamin, khoáng chất cho cơ thể rất hữu hiệu.

Đậu cô ve, rau cải ngọt tốt cho hệ tiêu hóa.

Súp lơ xanh là thực phẩm bổ sung chất xơ cho bệnh nhân K.

Người ung thư lưỡi nên tăng cường các loại hạt: óc chó, hạnh nhân,…

Bổ sung nhiều loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe: lúa mì, bột yến mạch,…

Sử dụng đậu nành giúp bổ sung dinh dưỡng.

Khoai lang, khoai tây giúp ngăn ngừa ung thư lưỡi hiệu quả.

Bí ngô, bí đỏ tăng cường dưỡng chất cho cơ thể tối ưu.

Nên uống nhiều nước để chống mất nước.

Uống nước ép trái cây để cung cấp Vitamin được tốt nhất.

Chế độ ăn uống cho người ung thư lưỡi đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trị bệnh. Những chất dinh dưỡng trong thực phẩm cũng giống như bài thuốc giúp đẩy lùi căn nguyên bệnh. Vậy nên, mọi người hãy quan tâm đến thực đơn ăn uống hàng ngày một cách khoa học. Hiện nay, chế độ ăn thực dưỡng được nhiều bệnh nhân áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Những lưu ý về thực đơn cho người ung thư lưỡi là gì? Đây là câu hỏi gây nhiều thắc mắc cho độc giả. Thực phẩm giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân. Chúng sẽ chuyển hóa các thức ăn thành chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mọi người cần phải lưu ý đến thực đơn ăn uống cho bệnh nhân K lưỡi như sau:

Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Không nên ăn quá no trong một bữa ăn.

Thấy đói cần bổ sung ngay thực phẩm cho cơ thể.

Nên nghiền nhỏ thức ăn và nấu nhuyễn.

Tránh các thực phẩm quá cứng, khó nhai, khó nuốt.

Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.

Không để người bệnh ăn thức ăn khi còn quá nóng.

Thực phẩm rau xanh không chứa các chất bảo quản.

Nên ăn đồ ăn khi còn ấm.

Dùng ống hút khi ăn các món canh, soup,…

Các chú ý về thực đơn cho bệnh nhân ung thư lưỡi là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp thì việc đẩy lùi bệnh không hề khó khăn. Bên cạnh những lưu ý về thực đơn, người bệnh nên chú ý đến việc luyện tập đều đặn. Việc luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ làm bệnh tình phát triển khả quan hơn.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật nên cho người bệnh ăn bằng ông hút.

Vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý và nước sát khuẩn.

Không nên hỏi người bệnh quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến vết mổ.

Cần đeo khẩu trang cho bệnh nhân mỗi khi ra ngoài.

Cùng luyện tập thể thao với người bệnh bằng các bài tập yoga,…

Nấu những món ăn dễ nuốt, dễ nhai đối với bệnh nhân K.

Nên cho bệnh nhân uống nước cháo và sữa.

Hỏi kỹ bác sĩ về việc chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi.

Chăm người bệnh ung thư lưỡi cần phải hết sức lưu ý những điều nêu trên. Việc quan tâm đúng cách sẽ giúp bệnh tình phát triển theo hướng tích cực. Quá trình phục hồi cho bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh sẽ phải chịu những tổn thương không chỉ sức khỏe mà cả ở tâm lý. Vì thế hãy thường xuyên quan tâm, động viên người bệnh nghĩ theo hướng lạc quan. Bởi chỉ có như thế việc điều trị bệnh mới mang lại kết quả tốt nhất.

Chế độ luyện tập cho người ung thư lưỡi được giới y học khuyến khích áp dụng trong cuộc sống. Bởi việc vận động thường xuyên sẽ làm cơ thể con người chuyển hóa các chất nhanh nhất. Đồng thời giúp việc phục hồi thể trạng sau những lần phẫu thuật, hóa-xạ trị trở nên hiệu quả. Khi sức khỏe dần ổn định, việc luyện tập thể thao tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng. Bệnh nhân ung thư lưỡi nên tập luyện các bài thể dục sau đây; giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh K. Cụ thể là:

Tích cực đi bộ để tăng cường phục hồi thể trạng.

Luyện tập thể dục tối thiếu 30 phút mỗi ngày.

Nên tập yoga để giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

Tập thiền làm giảm căng thẳng, mệt mỏi cho bệnh nhân.

Các bài tập dưỡng sinh giúp ổn định và phục hồi cơ thể.

Chế độ thể thao cho bệnh nhân ung thư lưỡi mang lại kết quả khả quan. Đã có rất nhiều người mắc phải căn bệnh quái ác này. Nhưng bằng ý chí và nghị lực không chịu khuất phục trước bệnh tật. Họ chăm chỉ luyện tập thể thao, việc chiến thắng ung thư là kết quả vô cùng xứng đáng. Mọi người hãy hình thành thói quen luyện tập để cơ thể luôn khỏe mạnh. Có như thế, việc phòng ngừa các tác nhân tiêu cực sẽ hiệu quả đối với chúng ta.

Người ung thư lưỡi kiêng ăn gì? Bệnh ung thư rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Chúng gây tổn thương đến các tế có lợi trong cơ thể. Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một phần quyết định đến tình trạng bệnh tiến triển ra sao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại thực phẩm sử dụng hóa chất độc hại để làm tươi mới. Điều này là nguyên nhân gián tiếp cho sự hình thành của các tế bào K hoạt động, phát triển. Vì thế người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống sao cho khoa học. Kiêng những loại thực phẩm gây hại là điều cần thiết cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Cụ thể là:

Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo.

Những thực phẩm cay không nên ăn.

Các loại thực phẩm khô cứng, gây đau rát lưỡi.

Không ăn các thức ăn quá chua, có tính Axit.

Tránh xa đồ uống quá nóng và quá lạnh.

Nói không với đồ uống có gas, có cồn như bia rượu,…

Không uống thức uống quá ngọt, chứa chất kích thích.

Tuyệt đối không hút thuốc lá.

Không ăn quá mặn, giảm bớt muối trong thực đơn hàng ngày.

Tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất bảo quản.

Nói không với đồ ăn chế biến sẵn: xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng,…

Người ung thư lưỡi cần kiêng đồ nướng, hun khói.

Bệnh nhân ung thư lưỡi không nên ăn những loại thực phẩm đã nêu trên. Các hóa chất độc hại sẽ dễ dàng tiếp cận vào cơ thể chúng ta qua thức ăn hàng ngày. Việc chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh giúp ngăn chặn sự phát triển bệnh K hiệu quả. Mọi người hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Khi cơ thể khỏe mạnh thì các vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ làm cuộc sống trở nên năng động hơn, tươi mới hơn.

Bài thuốc hữu ích:

tramlinhbt.utvn

Triệu Trứng Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày hiện là một loại u ác tính có tỷ lệ phát bệnh cao, đồng thời tỷ lệ chết vì bệnh này cũng đang dần tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị. Vậy ung thư dạ dày thời kì đầu có những triệu chứng gì?

1. Cảm giác chướng bụng khó chịu ở vùng thượng vị: Trên 70% người bệnh có xuất hiện triệu chứng này, nó đi kèm trong suốt thời gian bị bệnh, là một dấu hiệu thường thấy của ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Triệu chứng này xuất hiện nhiều khi yên tĩnh, sẽ mất đi khi hoạt động, khi tinh thần phân tán.

2. Cảm giác nóng rát hoặc trào ngược dịch vị: Không ít bệnh nhân thường thấy đau âm ỉ vùng thượng vị, đau có thể giảm sau khi uống thuốc. Hoặc có hiện tượng chướng bụng, ợ hơi sau khi ăn, khi đi khám dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm dạ dày. Lúc này, người bệnh có thể đến bệnh viện để nội soi dạ dày, đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sớm.

3. Sút cân, mệt mỏi: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi ốm yếu do ăn uống kém.

4. Đại tiện phân đen: Nếu trong trường hợp bạn không uống thuốc có chứa Bismuth mà đại tiện phân đen, thì nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra.

Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn muộn

Một số triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn muộn thực chất là sự nặng lên của các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Bệnh tình phát triển đến giai đoạn muộn, các triệu chứng này không dễ hoãn giải. Ngoài ra, ung thư dạ dày giai đoạn muộn còn có những triệu chứng nào khác?

1. Di căn: Ung thư dạ dày giai đoạn muộn có tỷ lệ di căn cao, tế bào ung thư sẽ trực tiếp lan đến các bộ phận lân cận, cũng có thể di căn đến các hạch quanh dạ dày hoặc ở xa dạ dày thông qua đường bạch huyết, có thể theo đường máu di căn đến các tạng khác, từ đó xuất hiện các triệu chứng cổ trướng, vàng da, gan to, còn có thể dẫn đến các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử. Nếu như người bệnh có các triệu chứng trên, đừng vội nản lòng, chỉ cần lựa chọn được phương pháp trị bệnh chính xác và giữ được tâm lí thoải mái, sẽ thu được hiệu quả điều trị tốt.

2. Triệu chứng khác: Vùng tâm vị của người bị ung thư dạ dày sẽ có thể có hiện tượng nuốt khó và trào ngược thức ăn. Ung thư dạ dày có thể dẫn đến lỗ thủng cấp tính, gây đau toàn bụng và có các triệu chứng của viêm phúc mạc. Một số bệnh nhân có thể có tiêu chảy, táo bón và khó chịu vùng bụng dưới, cũng có thể có sốt.

Chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu khuyến cáo: Ung thư dạ dày gây cho bệnh nhân sự đau đớn vô cùng, nếu như phát hiện được các triệu chứng trên, nên kịp thời đến các bệnh viện qui chuẩn để kiểm tra, lựa chọn phương pháp điều trị hợp lí, tránh bỏ lỡ mất thời cơ điều trị bệnh tốt nhất.

Triệu Chứng Ung Thư Buồng Trứng

Ung thư buồng trứng là kết quả của sự phát triển của đột biến gen trong các tế bào, có thể do di truyền hoặc tự phát. Điều này có thể làm cho các tế bào trong buồng trứng phát triển với một tốc độ không bình thường và gây ra ung thư buồng trứng.

Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục của bệnh nhân càng cao. Nhưng khó có thể sớm phát hiện ra ung thư buồng trứng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng hay chỉ có những triệu chứng nhẹ cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những cách thức để phát hiện ra ung thư buồng trứng trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Họ đang nghiên cứu lợi ích của việc định lượng CA 125, một chất được gọi là chất chỉ điểm khối u, chất này sẽ xuất hiện với nồng độ cao hơn bình thường trong máu của những phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Họ còn đang đánh giá hiệu quả của phương pháp siêu âm qua âm đạo, một xét nghiệm giúp phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm.

Tế bào ung thư buồng trứng phát triển rất nhanh chóng và dễ di căn rộng. Nhưng ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, thường thì được ngẫu nhiên phát hiện ra khi phụ nữ đi khám phụ khoa, hoặc khi khối u ung thư phát triển đến một kích thước nhất định nhô ra vùng khung chậu, ổ bụng mà có thể sờ thấy được, hoặc xuất hiện triệu chứng rồi mới có thể phát hiện, đến khi tìm đến bác sỹ thì đã ở giai đoạn muộn. Triệu chứng của ung thư buồng trứng khác nhau tuỳ thuộc vào kích thước khối u, thời gian phát bệnh, và các biến chứng. Vậy những triệu chứng của ung thư buồng trứng như thế nào?

Những triệu chứng thường thấy của ung thư buồng trứng:– Giai đoạn đầu có hiện tượng vùng bụng dưới khó chịu hoặc đau âm ỉ ở một bên.

– Cảm giác vùng bụng trướng to hơn, do khối u phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây ra hiện tượng trướng bụng, có khối u vùng bụng và báng bụng. Khối u nhỏ chỉ khi kiểm tra vùng khung chậu mới có thể phát hiện, khi khối u dần phát triển vượt qua vùng khung chậu thì vùng bụng có thể chạm vào khối u.

– Hiện tượng chèn ép, khi khối u xâm lấn vào những cơ quan bình thường xung quanh hoặc chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra đau bụng, lưng hoặc đau thần kinh toạ, nếu khối u chèn ép vào tĩnh mạch xương chậu có thể xuất hiện hiện tượng phù chân; Khối u to sẽ chèn ép đến bàng quang, gây tiểu nhiều, tiểu dắt, tiểu buốt; chèn ép trực tràng gây ra đại tiện khó; chèn ép dạ dày có thể gây hiện tượng về đường tiêu hoá; chèn ép cơ hoành sẽ gây ra thở khó, không thể nằm thẳng.

– Do khối u phát triển nhanh, nên sẽ dẫn đến hấp thụ dinh dưỡng kém, giảm cân nhanh, suy nhược cơ thể.

– Do ung thư di căn nên xuất hiện những hiện tượng tương ứng, ung thư buồng trứng hiếm khi gây đau, ví dụ trong trường hợp khối u vỡ, chảy máu, nhiễm trùng hoặc do sự xâm lấn, chèn ép cơ quan lân cận thì mới gây ra đau bụng, đau lưng.

– Nếu cả hai bên buồng trứng đều bị ung thư sẽ gây ra mất hoặc rối loạn kinh nguyệt; di căn phổi sẽ gây ra ho nhiều, ho ra đờm lẫn máu, tràn dịch phổi; di căn xương gây ra vùng bệnh bị di căn đau đớn. Di căn đường ruột có thể khiến đi ngoài ra máu, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tắc ruột.

– Nếu là khối u chức năng thì sẽ gây ra những hiện tượng tương ứng như khi sản xuất quá nhiều estrogen hoặc androgen. Ví dụ như: gây ra mất đi khả năng khống chế chảy máu tử cung, chảy máu âm đạo sau mãn kinh hoặc có dấu hiệu nam tính hoá. Bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường có hiện tượng giảm cân đáng kể, thiếu máu nặng, suy nhược. Khi khám phụ khoa có thể phát hiện sau âm đạo có nốt cứng rải rác, thường có tính song phương, thực chất, bề mặt lồi lõm không bằng phẳng, cố định không di chuyển, thông thường có hiện tượng báng bụng huyết tính. Đôi khi sờ thấy hạch bạch huyết lan rộng trong nách, háng, xương đòn.

Có thể tóm lược lại một số dấu hiệu và triệu chứng ung thư buồng trứng như sau:

Khó chịu và/hoặc đau khắp bụng (trướng hơi, không tiêu, bị đè, trướng lên, phù nề, co thắt).

Buồn nôn, ỉa lỏng, táo bón hoặc đái rắt.

Mất cảm giác ngon miệng

Cảm thấy đầy bụng thậm chí chỉ sau bữa ăn nhẹ

Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân

Ra máu âm đạo bất thường.

Những triệu chứng này có thể do ung thư buồng trứng hoặc do những bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ kiểm tra khi có những triệu chứng này.

Những Triệu Chứng Ban Đầu Của Ung Thư Lưỡi

Giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Cùng đọc những lý giải của bác sĩ về những triệu chứng này.

Nổi nốt đỏ ở bờ lưỡi gần gốc lưỡi có phải ung thư lưỡi không?

Câu hỏi bởi: hùng

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 21 tuổi, gần 2 tuần nay ở bên bờ lưỡi gần gốc lưỡi có xuất hiện các nốt đỏ bé không đau. Lúc đầu còn khó di chuyển lưỡi sau đó thì không khó nữa, cháu không dùng thuốc gì cả vậy mà giờ vẫn thấy các nốt đỏ đấy liệu có phải ung thư lưỡi không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Xuất hiện mảng trắng trên lưỡi: Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng màu trắng hoặc đỏ tươi khác biệt. Các mảng này có thể nằm bất kỳ vị trí nào của lưỡi, có diện tích ngày càng rộng và bám chắc vào bề mặt lưỡi. Niêm mạc trắng này thường có xu hướng mềm hơn bề mặt lưỡi và dễ dàng bị chảy máu do quá trình người bệnh nhai, nuốt tạo ra một lực đủ mạnh làm vỡ chúng.

Lưỡi xuất hiện vết loét: Triệu chứng này đôi khi được đánh đồng với những vết thương nhỏ do răng cắn phải lưỡi. Tuy nhiên, khác với vết thương do người bệnh tự gây ra, các vết loét này thường không có dấu hiệu lành lại.

Đau họng trong thời gian dài: Bệnh nhân bị đau họng kéo dài nhưng uống thuốc đặc trị cũng không thuyên giảm. Nếu xuất hiện biểu hiện này rất có thể, bệnh ung thư lưỡi đã phát triển khá trầm trọng. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng thoáng qua nhanh.

Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh cũng không nên bỏ qua các triệu chứng như cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, nước bọt tiết ra nhiều, cảm giác nhớt, có mùi khó chịu, hôi miệng …

Có mảng đỏ dọc thân lưỡi có phải ung thư?

Câu hỏi bởi: hoa anh

Chào bác sĩ!

Thời gian gần đây, mặt trên phía bên trái của lưỡi xuất hiện một mảng đỏ dọc theo thân lưỡi (dài khoảng 3cm, rộng khoảng hơn 1cm), tôi quan sát thấy có lúc vết loang này như mờ hơn nhưng cũng có khi giống như đang ăn sâu hơn. Tuy vết loang màu đỏ này không gây đau đớn gì nhưng khiến tôi rất hoang mang. Liệu tôi có bị ung thư lưỡi không? Tôi phải đi khám ở đâu để biết được tình trạng của mình?

Xin cảm ơn bác sĩ ạ!

Có một số dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư lưỡi:

Cảm giác đau lưỡi: Cảm giác đau lưỡi có thể cảnh báo tình trạng ung thư miệng lưỡi khi đã vào giai đoạn khá nặng vì thông thường các giai đoạn trước không gây đau. Cụ thể hơn, bạn sẽ thấy đau ở lưỡi khi nhai, nuốt. Nếu u ác tính phát triển lớn hơn thì cơn đau này có thể lan sang tai.

Có cục u trên lưỡi: Nếu lưỡi có triệu chứng ung thư, phía cạnh lưỡi phần tiếp xúc với răng có thể phát triển các khối u màu đỏ hoặc màu trắng, lở loét gây khó khăn cho việc ăn uống.

Lưỡi có màu nâu: Nếu lưỡi bỗng dưng xuất hiện một đốm nâu và càng ngày càng có triệu chứng tối màu hơn thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì tình trạng này tuy không cảnh báo ung thư lưỡi nhưng nó là triệu chứng giai đoạn sớm của bệnh ung thư da.

Lưỡi có nốt đỏ. Lưỡi có nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.

Dấu hiệu của bạn mô tả có thể là một bệnh nhiễm khuẩn tại chỗ của lưỡi hoặc thiếu vitamin. Tuy nhiên để loại trừ ung thư lưỡi bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào có khả năng làm sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học (thường là từ các bệnh viện tuyến tình và trung ương) để sinh thiết lưỡi loại trừ ung thư.

Lưỡi bị trầy xước, nứt nẻ thành từng rãnh có phải bị ung thư lưỡi không?

Câu hỏi bởi: hoang tuan

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 38 tuổi, lưỡi của tôi bị trầy xước, nứt nẻ thành từng rãnh, cả hai bên sườn của lưỡi cũng bị trầy sước. Ăn uống đồ cay, hay uống rượu bia vào rất khó chụi, đau rát. Ngay cả khi nói rất đau khó phát âm vì đau. Vậy xin hỏi bác sĩ với những triệu trứng trên có phải tôi đã bị ung thư lưỡi?

Cám ơn bác sĩ!

Ung thư lưỡi là một căn bệnh xuất hiện khối u ác tính tại cơ quan lưỡi, phân thành 2 loại: u thân lưỡi (2/3 lưỡi trước), cuống lưỡi (1/3 còn lại). U thân lưỡi thuộc về loại ung thư khoang miệng, còn u cuống lưỡi thuộc phạm vi của ung thư vòm họng. Để chẩn đoán chính xác cho ung thư lưỡi cần theo sát những bước kiểm tra sau đây:

Kiểm tra lâm sàng ung thư lưỡi: Kiểm tra ung thư lưỡi cần chú ý triệu chứng cục bộ và tình trạng toàn thân.

1. Khối u cục bộ: khối u cục bộ và tình trạng lở loét là triệu chứng lâm sàng của ung thư lưỡi, đa phần vùng niêm mạc khối u sẽ bị lở loét, hoại từ, hình thành lớp màng giả, lớp vỏ hoặc tình trạng xuất huyết. Khối u cứng, không di chuyển được, chạm nhẹ sẽ ra máu, có những ca bệnh do khối u lở loét mà gây ra mùi hôi cho họng, một số người còn xuất hiện tình trạng chức năng lưỡi có trở ngại.

2. Hạch ở hàm và cổ trương to: ung thư lưỡi phát triển đến 1 mức độ nào, đó, hạch sẽ di căn xuống vùng hàm hoặc là hạch vùng cổ trương to, hạch trương to ở vùng cổ cứng, khó di chuyển được, bệnh tình nghiêm trọng sẽ có tình trạng khối u sẽ bị lở loét và nhiễm trùng.

Các xét nghiệm đặc hiệu: quyết định tính chất ác tính hay lành tính của bệnh.

Hôi miệng, lưỡi mọc mụn, rêu trắng ở cuống lưỡi có phải là tiền ung thư lưỡi không?

Câu hỏi bởi: thao cat ba

Chào bác sĩ.

Bác sĩ ơi, cháu bị hôi miệng đã rất lâu rồi, kiên trì dùng các loại nước súc miệng, đánh răng bằng các loại thảo mộc cũng không đỡ. Gần đây lưỡi của cháu cũng có mụn nhỏ, không đau nhưng hơi rát, rêu trắng ở cuống lưỡi. Cháu không biết nên di khám ở đâu, chữa trị như thế nào thì hết được hôi miệng, không biết đó có phải là tiền ung thư lưỡi không bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Qua thông tin bạn mô tả, bạn bị hôi miệng và gần đây có mụn, rêu trắng ở cuống lưỡi. Mặc dù chưa thể khẳng định là tổn thương gì nhưng rất có thể viêm nhiễm răng lợi, hoặc có viêm lưỡi do vi khuẩn, nấm. Trong tình huống viêm nhiễm lợi nặng, hoặc nhiễm nấm, vi khuẩn lưỡi thì áp dụng các biện pháp thông thường không khỏi mà cần chữa trị thêm các thuốc đặc trị. Do vậy, bạn nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, đánh giá chính xác tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp nhất.

Bề mặt lưỡi có 1 nốt nhỏ bằng hạt gạo, rát có phải bị ung thư lưỡi hay không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào Bác sĩ!

Tôi năm nay 26 tuổi, dạo gần đây tôi thấy hơi đắng miệng rồi sau khi kiểm tra qua gương thì thấy trên bề mặt lưỡi có 1 nốt nhỏ bằng hạt gạo hình tròn màu đỏ ở phía cuống lưỡi bên trái gần với răng hàm cuối cùng. Sau mấy hôm thì thấy rát rát gần đó và kiểm tra dưới lưỡi ngay đó thì thấy đỏ. Có uống kháng sinh thì hơi đỡ rát. Hiện giờ tôi rất lo không biết có phải mình bị ung thư lưỡi hay không. Mà bên lưỡi phải cũng có 1 nốt như vậy nhưng nhỏ hơn và không vướng như bên trái. Vậy là tôi bị làm sao.

Cảm ơn bác sĩ.

Dấu hiệu như bạn mô tả không phải là ung thư lưỡi. Dấu hiệu trên là hiện tượng bị mất lớp nhày bảo vệ nhú lưỡi, đốm đỏ bằng hạt gạo màu đỏ nhô lên phần ngọn chính là các nhú thần kinh vị giác bị hở nhô lên. Bạn dùng mật ong pha loãng với nước tỷ lệ 1/1 rà lên mặt lưỡi hàng ngày, hiện tượng mất lớp nhày thường tự phục hồi.