Triệu Chứng Ung Thư Hốc Miệng / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Bệnh Ung Thư Hốc Miệng

Bệnh ung thư hốc miệng

Ung thư hốc miệng là một loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Tỷ lệ ung thư hốc miệng tăng dần theo độ tuổi, thông thường là sau tuổi 40, nam nhiều hơn nữ. Tuổi gặp nhiều nhất là 60 đến 70 và hiếm gặp ở người trẻ.

Cũng như mọi căn bệnh ung thư khác, ung thư hốc miệng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng duy trì sự sống lâu hơn. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là việc làm cực kỳ quan trọng.

Tìm hiểu về bệnh ung thư hốc miệng

Ung thư hốc miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng, dính, giới hạn không rõ, không đau (đau khi ở giai đoạn trễ hay khi xâm lấn thần kinh), tiến triển nhanh, thường di căn hạch cổ.

Triệu chứng

+ Đau rát, chảy máu ở khoang trong miệng, sưng ở lưỡi hoặc họng.

+ Có vết loét trong miệng không lành sau 2 tuần.

+ Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng.

+ Có mảng trắng/đỏ/đen trong miệng.

+ Ổ nhổ răng không lành.

+ Răng lung lay không rõ nguyên nhân.

– Gặp khó khăn khi nhai, nói, tăng tiết nước bọt…

Nguyên nhân gây bệnh

+ Khói thuốc.

+ Uống rượu, bia.

+ Thói quen nhai trầu, xỉa thuốc.

+ Vệ sinh răng miệng kém.

+ Làm hàm giả làm không đúng với kích cỡ.

+ Nhiễm virus HPV.

+ Tiếp xúc thường xuyên với tia UV trong ánh nắng…

+ Xạ trị.

+ Hóa trị.

+ Những khối u nhỏ có thể được loại bỏ bằng tia laser và liệu pháp quang động…

Ung thư hốc miệng là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Việc phát hiện sớm ung thư hốc miệng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục. Nếu tổn thương nhỏ, 60-70% bệnh nhân sống sau 5 năm điều trị, tổn thương lớn khả năng sống sau 5 năm giảm còn 40-50%…

Vì vậy khi thấy miệng có các biểu hiện đặc biệt như có vết loét không lành trên 2 tuần, răng lung lay không rõ nguyên nhân, ổ nhổ răng không lành, khó nhai, nuốt, nói…cần đến ngay các bệnh viện chuyên ngành để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh ung thư hốc miệng cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, bỏ thói quen nhai trầu xỉa thuốc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chỉnh sửa răng giả làm sai…

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Hóa trị trong điều trị ung thư

+ Nguyên nhân hóa trị bị kháng thuốc khi điều trị ung thư

+ Lợi và hại của các phương pháp điều trị ung thư hiện nay

Ung Thư Miệng: Triệu Chứng Là Gì?

Nổi nốt trắng ở niêm mạc môi có phải là ung thư miệng?

Câu hỏi bởi: Ngân

Chào bác sĩ!

Em năm nay 22 tuổi, giới tính nữ. Bác sĩ cho em hỏi là trong miệng em, chỗ niêm mạc môi (môi trên) có xuất hiện một đốm trắng nhỏ, không đau. Em tình cờ phát hiện ra đã được 2 tuần. Em đi khám thì bác sĩ kêu theo dõi thêm vì chỗ ấy là chỗ va chạm với răng khểnh (em có răng khểnh). 1 bên lưỡi em thì có 1 đốm sùi nhỏ, bị rát đã được 4 ngày. Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì? Có phải ung thư miệng không ạ?

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Khoang miệng bao gồm môi trên, môi dưới, sàn miệng, phần lưỡi di động (hay gọi là phần 2/3 trước của lưỡi), niêm mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái. Ung thư khoang miệng chiếm từ 5-10% tổng số các loại ung thư, trong đó thường gặp nhất là ung thư lưỡi.

Hầu hết bệnh nhân bị ung thư khoang miệng không thấy cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cần chú ý, một trong các dấu hiệu sau có thể là biểu hiện mắc ung thư khoang miệng như: Có bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc má, lợi đã chữa trị 2 tuần mà không khỏi; trong miệng hoặc trên môi có các điểm, nốt màu đỏ, trắng; có một điểm sưng tấy hoặc nổi một u ở bất kì điểm nào trong miệng hoặc ở cổ, cảm thấy khó khăn, trở ngại trong việc nói và nuốt hay có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng, bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng…

Bạn cần xem ngoài triệu chứng đốm sùi nhỏ, rát ở 1 bên lưỡi có xuất hiện thêm triệu chứng bất thường nào như kể trên không. Nếu không thấy bạn cũng không nên quá lo lắng. Hiện tượng này của bạn mới xuất hiện vài ngày. Bạn cần theo dõi thêm, có thể đó chỉ là triệu chứng của nhiệt miệng.

Nổi cục u đỏ, bên trên có nốt trắng có phải ung thư miệng?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 21 tuổi, giới tính nam. Mấy hôm nay cháu thấy đau khi di chuyển lưỡi sang trái, bên trên nổi lên một cục màu đỏ trên đó có 1 chấm màu trắng và cháu còn cảm thấy thỉnh thoảng khó di chuyển hàm nữa. Thưa bác sĩ, như vậy là bị làm sao ạ? Liệu có phải ung thư miệng không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Đau đớn: Giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng thường không gây đau hoặc chỉ có một vị trí nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh và có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

Thay đổi màu sắc da: Nếu có sự thay đổi màu sắc trong niêm mạc khoang miệng (màu nhợt hoặc màu đen lại) có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, ngoài ra còn xuất hiện hiện tượng niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ thì rất có thể là biến chứng của ung thư.

Loét miệng kéo dài: Thông thường, vết loét miệng thường khỏi trong vòng 2 tuần. Nếu xuất hiện cảm giác nóng rát và đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ thì nên cảnh giác và đi khám để kiểm tra nguy cơ ung thư khoang miệng.

Chảy máu bên trong khoang miệng: Chảy máu là một triệu chứng nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng, vì khối u phát triển trong khoang miệng chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

Cơ miệng kém linh hoạt: Nhiều trường hợp, khối u có thể xâm lấn đến cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

Xương hàm và răng: Ung thư khoang miệng có thể làm một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to khiến cho mặt bị lệch. Có trường hợp đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay và rụng, khó khăn khi nhai đồ ăn, tê và vùng khoang mũi họng… Khi xuất hiện những hiện tượng này, người bệnh nên đến bệnh viện khám và kiểm tra.

Thay đổi ở lưỡi: ung thư lưỡi khá thường gặp trong các bệnh ung thư khoang miệng. Thông thường các dấu hiệu của ung thư lưỡi là tính linh hoạt bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê… Những biểu hiện này đều cần được kiểm tra và xác định lí do sớm để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, ung thư khoang miệng cũng có thể gây ra các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ lí do…

Một khối nổi lên bất thường ở vùng dưới lưỡi có phải bị ung thư miệng không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cách đây khoảng 2 tháng em phát hiện thấy một khối nổi lên bất thường ở vùng dưới lưỡi, có màu trắng hình tròn, kích thước khoảng bằng hạt đậu đen. Bây giờ em vẫn thấy nó xuất hiện. Hiện tại em chưa thấy cảm giác đau gì. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị ung thư miệng không?

Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Ung thư khoang miệng là bệnh ung thư khá thường gặp, trong đó khối u ác tính phát triển trong khoang miệng. Ở những giai đoạn đầu, các dấu hiệu của ung thư khoang miệng thường bị nhầm lẫn với các bệnh về miệng khác như nhiệt miệng, loét miệng,… dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội chữa trị sớm và thích hợp nhất.

Bị ung thư sàn miệng, đã xạ trị nhưng vẫn đau rát, làm thế nào?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Ba cháu năm nay 48 tuổi. Năm ngoái ba cháu phát hiện bị ung thư sàn miệng, đã qua quá trình xạ trị hơn 2 tháng ở Bệnh viện K Hà Nội. Nhưng sau quá trình xạ trị lâu dài, trong miệng ba cháu vẫn đau rát, tác động rất lớn đến việc sinh hoạt và ăn uống. Ba cháu đã khám lại và bác sĩ chữa trị ở Bệnh viện K nói đó là do tác dụng phụ của việc xạ trị. Vậy cháu nhờ các bác giải đáp giúp ba cháu cách xử lý tình trạng hiện nay (về chế độ ăn uống, các loại thuốc hỗ trợ…).

Cháu xin cảm ơn nhiều ạ

Trong quá trình chữa trị, bệnh nhân ung thư miệng sẽ gặp phải khá nhiều tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, đau rát miệng, chán ăn, mệt mỏi,… tác động trực tiếp đến cảm giác ngon miệng. Bố cháu bị ung thư sàn miệng, đang xạ trị và vẫn bị đau rát miệng. Đó là tình trạng khó tránh khỏi khi chữa trị và cách xử lý là cần có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng về dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt hơn để tăng sức đề kháng, chống chịu được quá trình chữa trị lâu dài theo đúng phác đồ chữa trị của bác sĩ.

Trong chế độ ăn cần ăn những loại thực phẩm sau:

Các loại rau, củ, quả: bố cháu nên ăn nhiều loại trái cây có chất xơ như: cà chua, cà rốt hay đậu Hà Lan, củ cải,…. Đặc biệt, cà chua và rau mùi là hai loại thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh ung thư miệng. Ăn nhiều các loại rau như bông cải xanh, bắp cải, rau bina, măng tây hay mướp đắng để giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, cải thiện sức khỏe. Các loại màu xanh đậm cũng bổ sung rất nhiều canxi và sắt tốt cho sức khỏe.

Trái cây: bố cháu nên ăn nhiều cam, quýt nếu niêm mạc miệng không bị viêm nhiễm để cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Kiwi, xoài, đào, chuối,… cũng là nhóm thực phẩm có thể cung cấp nhiều vitamin và chất xơ.

Và nếu bị đau miệng nhiều, bố cháu có thể sử dụng các loại nước ép rau quả cũng rất tốt.

Protein lành mạnh: Các loại thực phẩm giàu protein tốt là thịt nạc, trứng, cá, thịt gia cầm đã bỏ da và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu,…Bố cháu cần bổ sung những loại thực phẩm này vì nó giúp cơ thể phục hồi các mô bị tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng,…

Chúc bố cháu mau khỏe!

Nổi cục trong miệng, nuốt vướng, có đờm có phải ung thư?

Câu hỏi bởi: c.thanh

Chào bác sĩ.

Em nhậu bia cách đây 2 tháng, lúc hát karaoke ói ra máu, vài ngày sau đau họng. Em ăn thêm tỏi và xúc miệng bằng muối mặn nhưng cả tháng em không hết. Dưới hàm ngay giữa nổi hai cục, 1 bằng hạt đậu, hạt kia bằng hạt đậu phộng. Khi sờ vào hạt nhỏ nó chạy tới chạy lụi, hạt kia bự hơn, ngay giữa hàm, hơi di động khi chạm vào. Cục đó trơn, thường ê ê khi trời lạnh và sốt nhẹ. Thời gian trước em bị đau họng lắm, sau khi ngưng dùng tỏi thì bớt đau. Em còn thêm cái vướng cổ họng, nuốt vào không đau, giống như có chất đờm vướng, khi phun ra chất dịch rất keo, có khi đờm trắng. Em cũng thường bị rùng mình. Bác sĩ có thể giải thích vấn đề của em không? Đó có phải là ung thư không ạ? Em bị 2 tháng rồi mà nó không hết. Có cách điều trị tại nhà không cần uống thuốc không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Trước hết bạn cần biết một số dấu hiệu của ung thư vòm họng như sau:

1. Chảy máu cam. Một trong những biểu hiện sớm nhất của ung thư vòm họng là chảy máu cam. Các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

2. Nghẹt mũi. Do khối u xuất hiện dẫn đến hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

3. Ù tai và nghe kém. Khối u phát triển đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.

4. Nhức đầu. Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.

5. Nổi hạch ở cổ. Hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.

6. Hội chứng nội sọ. Đó là tình trạng khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hơn nữa, hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.

Tình trạng của bạn có thể chỉ là bị viêm họng hạt gây phản ứng viêm hạch góc hàm chứ không phải ung thư vòm họng. Khi bị bệnh này người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt. Ngoài ra, viêm họng hạt còn triệu chứng thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát rất hay trong họng, ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) rất nhiều (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy).

Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng bệnh của bạn mới xuất hiện và chưa có triệu chứng gì đặc trưng của ung thư vòm họng. Bạn lo mình bị ung thư vòm họng thì nên đi nội soi mũi họng để có chẩn đoán có chẩn đoán một cách chính xác. Về chữa trị viêm họng hạt phải uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và phù nề tại chỗ tốt nhất là bạn nên chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

U Hốc Mắt Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

U hốc mắt là bệnh về mắt rất nguy hiểm tổn hại đến thị lực, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hại đến tính mạng.

Hốc mắt là gì?

Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Các tổ chức mềm của hốc mắt không áp trực tiếp vào màng xương mà được bọc bởi cân. Như vậy các quá trình bệnh lý có thể tiến triển hoặc ở trong hoặc ở ngoài cân.

U hốc mắt là gì?

U hốc mắt có thể lành tính hoặc ác tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn. U lành tính có u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn.

U ác tính có u ác tính sacom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ và u ác tính có di căn, u bạch huyết ở người lớn.

U hốc mắt là sự phát triển bất thường của phần đáy mắt hoặc do các bộ phận khác di căn vào, có tiến triển từ từ, trong thời gian dài

U hốc mắt nguyên phát chiếm 70%, từ tổ chức kế cận nhất khoảng 23%, di căn từ các tổ chức xa khác chiếm 4%, từ các bệnh hệ thống chiếm 3%.

Triệu chứng u hốc mắt

Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ, thường khối u thường có khuynh hướng chiếm chỗ và đẩy nhãn cầu ra sa u. Thí dụ, khối u tuyến lệ có khuynh hướng đẩy nhãn cầu xuống dưới và vào trong; U dây thần kinh thị thường đẩy nhãn cầu theo trục dọc ra trước. Nói chung, lồi mắt kín đáo, diễn tiến chậm thường do khối u lành tính, ngược lại lồi tiến triển nhanh cho ta dự hậu ác tính. Diễn biến lồi cấp thường có nguyên nhân viêm nhiễm.

Giảm thị lực cũng là một triệu chứng quan trọng để chẩn đoán phân biệt những khối u nguyên phát ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Một u màng não của dây thị thường gây giảm thị lực đáng kể, trong khi những khối u ngoài trục cơ vận nhãn chỉ gây ảnh hưởng thị lực khi khối choán chỗ đủ lớn gây chèn ép thần kinh thị lực

Triệu chứng đau thường gặp ở những trường hợp u di căn hoặc u ác tính tiến triển nhanh. Đau trong u hốc mắt thường khu trú, hằng định và đau nhiều vềđêm. Những u lành tính thường ít gây đau, mặc dù bệnh nhân có thể có cảm giác căng tức .

Triệu chứng nhìn đôi ghi nhận được 24 % các trường hợp . Có hai cơ chế u hốc mắt gây nên triệu chứng nhìn đôi: do u thâm nhiễm những sợi thần kinh chi phối cơ vận nhãn, thường gặp trong u ác tính hoặc di căn; và do sự giới hạn không gian của các cơ vận nhãn hoặc do lệch trục gây bởi thể tích của khối u.

Ngoài ra còn có khá nhiều biểu hiện tổn thương mắt như mắt dễ bị viêm nhiễm, đỏ, xung huyết, sụp mi, dãn đồng tử, sưng mi v.v.. đều do khối u gây ra với cơ chế thâm nhiễm, chèn ép trực tiếp hay gián tiếp (ứ trệ tuần hoàn) trong không gian giới hạn của hốc mắt.

Hình ảnh học trong chẩn đoán

Siêu âm hốc mắt, trước đây là phương tiện chẩn đoán phổ biến, chỉcòn giá trị trong đánh giá các u nhãn cầu và những u hốc mắt mang tính chất nang, chứa dịch hoặc thương tổn mạch máu. Tuy nhiên, đây vẫn là phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng thường qui ban đầu.

CT scan là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chọn lựa cơ bản. Tuy nhiên, CT scan hữu ích nhiều trong những khối u nguồn gốc từ xương, đánh giá cấu trúc xương hốc mắt và quanh hốc mắt để tiên lượng trong chọn lựa đường mổ.

MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh học thể hiện tính ưu việt trong chẩn đoán u hốc mắt. Hình ảnh MRI hốc mắt cung cấp các chi tiết về mối liên hệ giữa khối u với các cấu trúc giải phẫu thần kinh và mạch máu tinh tế quan trọng trong hốc mắt.

Điều trị u hốc mắt

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật: Tùy vào tình trạng xâm lấn, có thể chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ vùng màng chớp mắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ trên diện tích rộng khi bệnh phát sinh và xâm lấn sâu ở kết mạc.

Điều trị hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của các tế bào đó. Điều trị hóa chất kết hợp với phẫu thuật có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống cho bệnh nhân.

Điều trị bằng xạ trị: Phương pháp điều trị u hốc mắt này sử dụng tia xạ chiếu vào tổ chức bệnh nhằm tiêu diệt tế bào, phá hủy tổ chức ung thư, từ đó đạt được mục đích tiêu diệt tế bào ung thư.

Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp điều trị u hốc mắt bằng cách kết hợp với Đông y giúp bệnh nhân tăng khả năng phục hồi, điều hòa khí huyết, khống chế sự phát triển của khối u và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Bs Nguyễn Thu Hương

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ung Thư Khoang Miệng: Triệu Chứng Và Nguyên Nhân

Ung thư miệng xuất hiện khi có sự phát triển hoặc đau trong miệng kéo dài. Ung thư khoang miệng bao gồm ung thư môi, lưỡi, má, sàn miệng, vòm miệng, xoang và họng, có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các triệu chứng của ung thư miệng là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng bao gồm:

Sưng / dày, cục u hoặc da gà, các đốm thô / lớp vỏ / hoặc khu vực bị xói mòn trên môi, nướu răng hoặc các khu vực khác trong miệng

Sự phát triển của các bản vá màu trắng, đỏ, hoặc đốm trắng (trắng và đỏ) trong miệng.

Chảy máu không rõ nguyên nhân trong miệng

Cơn đau không rõ nguyên nhân, mất cảm giác hoặc đau / đau ở bất kỳ vùng nào trên khuôn mặt, miệng, hoặc cổ

Các vết loét dai dẳng trên mặt, cổ hoặc miệng chảy máu dễ dàng và không lành trong vòng 2 tuần

Đau nhức hoặc cảm thấy có gì đó bị kẹt ở sau cổ họng

Khó nhai hoặc nuốt, nói hoặc di chuyển hàm hoặc lưỡi

Hoarseness, đau họng mãn tính, hoặc thay đổi giọng nói

Đau tai

Giảm cân đáng kể

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong số này, hãy liên hệ ngay với nha sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn .

Ai bị ung thư miệng?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đàn ông phải đối mặt gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư miệng. Phụ nữ và nam giới trên 50 tuổi phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất. Người ta ước tính rằng hơn 40.000 người ở Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng vào năm 2014.

Các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư miệng bao gồm

Hút thuốc: Người hút thuốc lá, xì gà hoặc ống hút thuốc có khả năng mắc bệnh ung thư miệng cao gấp sáu lần so với người không hút thuốc.

Uống rượu quá nhiều rượu: Các bệnh ung thư miệng thường gặp ở người uống nhiều gấp 6 lần so với những người không uống rượu.

Tiền sử gia đình bị ung thư.

Tiếp xúc với ánh nắng quá mức, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ.

Vi rút u nhú ở người (HPV). Một số chủng HPV là yếu tố nguy cơ nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy (OSCC)

Điều quan trọng cần lưu ý là hơn 25% tất cả các bệnh ung thư miệng xảy ra ở những người không hút thuốc và thỉnh thoảng uống rượu.

Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống tổng thể 1 năm đối với bệnh nhân có tất cả các giai đoạn của khoang miệng và ung thư họng là 81%. Tỷ lệ sống 5 và 10 năm lần lượt là 56% và 41%.

Ung thư miệng được điều trị như thế nào?

Ung thư miệng được điều trị giống như nhiều loại ung thư khác được điều trị – với phẫu thuật để loại bỏ sự phát triển của ung thư, tiếp theo là xạ trị và / hoặc hóa trị (điều trị bằng thuốc) để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại.

Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa ung thư miệng? Để ngăn ngừa ung thư miệng:

Không hút thuốc hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào và uống rượu với mức độ vừa phải.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời: Phơi nhiễm nhiều lần làm tăng nguy cơ ung thư trên môi, đặc biệt là môi dưới. Khi ở dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng kem dưỡng da chống nắng UV-A / B trên da, cũng như đôi môi của bạn.

Đứng trước gương xem kỹ vùng ngoài miệng, phát hiện sự bất đối xứng hoặc khiếm khuyết ở da, những thay đổi bất thường về màu sắc và hình dạng. Tự kiểm tra vùng miệng và cổ thường, đặc biệt lưu ý đến những vùng dễ bị ung thư.

Tự kiểm tra giúp phát hiện những dấu hiệu ung thư miệng

Quan sát và dùng tay kiểm tra hạch cổ, nếu có hàm răng giả thì phải lấy ra trước khi khám. Nên kiểm tra theo một trình tự nhất định để không bỏ sót vùng nào.

– Để kiểm tra các phần trong miệng, cần há miệng vừa phải để quan sát môi, nướu và đáy hành lang trước. Há miệng lớn, banh má về một bên để quan sát màu sắc, hình dạng. Sau đó há miệng vừa phải, xem đáy hành lang trên và dưới. Lặp lại giống như thế ở phía má bên kia.

– Quan sát lưỡi trong miệng và le lưỡi ra, ghi nhận sự thay đổi màu sắc, hình dạng, phân bố các gai, tính đối xứng, sự di động. Lặp lại ở phía lưỡi bên kia.

– Cong đầu lưỡi lên đụng vào khẩu cái để khám sàn miệng và bụng lưỡi.

– Ấn lưỡi xuống để nhìn vào họng.

Sau đó, dùng ngón tay khám các vùng miệng nếu thấy có biểu hiện bất thường.

Những tổn thương nghi ngờ ung thư hốc miệng

Vết loét không lành sau 2 tuần không rõ nguyên nhân dù đã loại bỏ các yếu tố kích thích.

Tổn thương xơ chai, cứng.

Tổn thương chồi gồ dạng bông vải hay khối u.

Tổn thương dính chặt vào mô bên dưới.

Ổ răng nhổ không lành.

Răng lung lay không rõ nguyên nhân.

Đau, dị cảm không rõ nguyên nhân.

Trở ngại chức năng: khó nhai, nói, chảy nước miếng.

Mảng trắng/đỏ.

Sờ thấy hạch cổ, nhất là khi có nhiều hạch cứng, dính.