Triệu Chứng Của Ung Thư Amidan / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Triệu Chứng Của Ung Thư Amidan, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Amidan

Ung thư amidan là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong amidan. Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục ở phía sau miệng và là một phần của hệ thống miễn dịch có vai trò tiêu diệt vi sinh vật. Bệnh ung thư amidan xảy ra nhiều nhất ở amidan khẩu cái, nằm ở hai bên cổ họng, bệnh cũng có thể xuất hiện ở amidan họng (còn gọi là sùi vòm họng), nằm ở phía sau khoang mũi hoặc amidan lưỡi nằm ở phía sau của lưỡi. Hầu hết các trường hợp ung thư amidan là ung thư biểu mô tế bào gai, phát sinh từ các mô niêm mạc miệng, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện u lympho amidan (một loại ung thư hệ thống miễn dịch).

Ung thư amidan có nguy hiểm không? Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong số tất cả các chứng bệnh. Chính vì vậy, khi một ai đó không may bị ung thư mọi người sẽ ngay lập tức quan niệm rằng bệnh nhân đó sẽ không sống được bao lâu nữa. Với những người bị ung thư amidan cũng không phải là một ngoại lệ. Ung thư amidan là bệnh không lây, không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người kia được. Khi bị ung thư amidan nếu phát hiện sớm, kiểm soát được sức khỏe bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm thì ung thư amidan chữa được và kiểm soát được.

Nguyên nhân bệnh Ung thư amidan

Hút thuốc lá: các chất có trong thuốc lá dễ gây ra các bệnh ung thư ở vùng miệng, cổ và phổi.

Uống rượu bia nhiều cũng khiến nguy cơ mắc ung thư amidan tăng lên.

Do nhiễm virus HPV type 16 và 18.

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các tia bức xạ.

Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng miệng: vùng miệng không được sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh khác chứ không riêng gì ung thư amidan.

Triệu chứng bệnh Ung thư amidan

Loét ở phía sau miệng hoặc cổ họng nhưng không lành;

Amidan sưng, 2 bên có kích thước không bằng nhau (một bên lớn hơn bên còn lại);

Đau miệng và họng dai dẳng;

Đau tai;

Nuốt khó hoặc nuốt đau;

Đau khi ăn các loại trái cây chua;

Có bướu ở cổ;

Đau cổ;

Nước bọt có máu;

Khó thở.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư amidan

Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào kết quả vi thể, trong trường hợp sinh thiết gặp khó khăn do loét hoại tử chảy máu của tổ chức amidan ta cũng có thể dựa vào kết quả của sinh thiết hạch. Khi chẩn đoán cũng cần đánh giá độ lan rộng của khối u vì vậy ngoài khám trực tiếp ra ta cần sờ vào tổ chức amidan và vùng lân cận cũng như việc đánh giá các hạch bị di căn. Có thể nói có khoảng 20% người bệnh khi đến khám lần đầu chỉ vì nổi hạch cổ và khoảng 75% bệnh nhân khi đến khám do ung thư amidan thì đã có hạch cổ sờ thấy dễ dàng.

Chọc hút bằng kim nhỏ (nhân viên y tế sẽ lấy ra một lượng nhỏ mô khỏi amidan bằng kim và kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi);

Xét nghiệm máu;

Chụp X-quang;

Chụp cộng hưởng từ;

Chụp cắt lớp phát xạ positron.

Giai đoạn I: khối u nhỏ (dưới 2 cm) giới hạn tại khu vực amidan và không di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh;

Giai đoạn II: khối u từ 2-4 cm nhưng chưa di căn;

Giai đoạn III: khối u lớn hơn 4 cm và ung thư amidan đã di căn đến một hạch cổ cùng bên với khối u. Các hạch bạch huyết 3 cm hoặc nhỏ hơn;

Giai đoạn IV: đây là giai đoạn phức tạp nhất, việc tiên lượng và điều trị trở nên khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt: vì người bệnh thường đến giai đoạn muộn nên chẩn đoán không khó khăn lắm, trừ trường hợp ở giai đoạn sớm và nhất là với các thể thâm nhiễm, không loét, thường thường phải phân biệt với các bệnh sau đây:

Với một khối u loét thâm nhiễm: tuy nhiên ít gặp nhưng cần tránh nhầm lẫn với một thể lao loét sùi nhưng thương tổn lao nói chung ít khư trú u ở amidan và ít thâm nhiễm xuống phía sâu, thường hay gặp ở bệnh nhân bị lao phổi đang tiến triển. Cần chú ý đến một giang mai (hoặc là một hạ cam amidan thể ăn mòn hoặc một gôm loét giang mai thời kỳ 3). Chẩn đoán phân biệt ngoài kết quả vi thể cần dựa vào phản ứng huyết thanh và các xét nghiệm về lao.

Với thương tổn loét ở amidan: hay gặp là viêm họng Vincent nhưng bệnh này diễn biến cấp tính và có một số đặc điểm như loét không đều, đáy loét bẩn có mủ máu hoặc lớp giả mạc bao phủ, bờ loét không rắn và thường kèm theo có hạch viêm ở cổ diễn biến nhanh chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh vùng răng miệng tốt.

Với trường hợp một amidan thể thâm nhiễm làm cho amidan to ra cần chú ý phân biệt sự phát triển của bản thân tổ chức amidan và trường hợp amidan bị khối u vùng lân cận đẩy lồi ra như khối u bên họng, u tuyến mang tai, hạch cổ to đẩy lồi amidan… hoặc do các u của vùng vòm, mặt sau màn hầu, ngã ba họng thanh quản…

Các u hỗn hợp và u trụ của vùng màn hầu ở giai đoạn cuối có thể bị loét và lan đến amidan, nhưng các tổ chức u này tiến triển chậm, quá trình diễn biến tương đối dài hay bị tái phát nên dễ chẩn đoán. Trong thực tế, quan trọng nhất trong phân biệt chẩn đoán là đánh giá chính xác về tổ chức học của thương tổn. Việc đánh giá vị trí nguyên thuỷ của u là ở amidan hay màn hầu trong giai đoạn muộn rất khó và cũng không có ý nghĩa gì lớn đối với phác đồ điều trị. Riêng những trường hợp bắt đầu biểu hiện bằng nổi hạch cổ thì cần chẩn đoán phân biệt với các viêm hạch cổ mạn tính như lao, ung thư máu.

Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư amidan

Những năm gần đây đối với ung thư amidan thì điều trị chủ yếu bằng tia xạ kể cả hạch cổ, vì nói chung loại ung thư này đều nhạy cảm với tia xạ. Phẫu thuật chỉ để giải quyết những trường hợp đã tia rồi nhưng u amidan hoặc hạch còn sót lại. Ngoài ra, những trường hợp bị nghi ngờ ung thư amidan nhưng đã sinh thiết nhiều lần vẫn âm tính thì phẫu thuật nhằm hai mục đích: cắt rộng tổ chức amidan và gửi toàn bộ bệnh phẩm làm sinh thiết để tìm tổ chức ung thư.

Ung thư amidan cũng được điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị như các loại bệnh ung thư khác. Trong đó, phẫu thuật và xạ trị thường được áp dụng ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển còn hóa trị thường được chỉnh định điều trị ở giai đoạn cuối.

Phẫu thuật là phương pháp giúp điều trị tận gốc khối u ác tính. Tùy vào kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u mà sẽ có phương pháp phẫu thuật khác nhau. Sau phẫu thuật có một tác dụng phụ rất hay gặp đó là chức năng phát âm sẽ bị ảnh hưởng và giọng nói thường sẽ bị thay đổi.

Xạ trị: phương pháp này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Hóa trị: phương pháp này sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định vào giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh ung thư amidan có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nam giới thường dễ bị bệnh ung thư amidan hơn nữ giới. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Phòng ngừa bệnh Ung thư amidan

Các biện pháp là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan bao gồm

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các tia bức xạ.

Không hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia hoặc các thức uống có chất kích thích.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế thức ăn chiên xào hoặc nướng, hạn chế ăn nhiều muối.

Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Copyright © 2023 – Sitemap

Chuyên Gia Cảnh Báo 3 Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Ung Thư Amidan

Sờ thấy hạch ở cổ, ông Bùi Sỹ Th, 47 tuổi, trú tại Hà Nội vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) khám bệnh. Theo ông Th, cách đây 1 tuần, ông tình cờ phát hiện hạch cổ phải.

Ông Th lo lắng nên đã vào Bệnh viện Bạch Mai khám. Ông được chọc hút tế bào hạch cổ phải phát hiện ung thư biểu mô di căn hạch. Khi nội soi tai mũi họng ông Th, tiếp tục phát hiện tổn thương sùi amidan phải theo dõi ung thư. Kết quả sinh thiết khối u qua nội soi để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn ông bị ung thư biểu mô vảy sừng hóa.

Ông Th cho biết cách gây gần chục năm ông đã mổ u xơ thanh quản và từ đó đến nay ông bị khàn tiếng. Trước khi vào viện ông không có biểu hiện của nuốt vướng hay viêm loét amidan.

Khi khám cho ông Th, bác sĩ cho biết họ phát hiện nhiều hạch dọc cơ ức đòn chũm, hạch dưới hàm bên phải, hạch lớn nhất khoảng 3x1cm, mật độ chắc, ấn không đau. Ngoài ra, amidan phải của ông Th bị sùi loét, không chảy máu. Ông Th được bác sĩ chỉ định xạ trị gia tốc kèm theo hoá trị. Đến nay sau điều trị 1 thời gian sức khoẻ của ông khá hơn.

Trường hợp của ông Trần Minh T, 52 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội còn bị 3 bệnh ung thư cùng lúc. Bệnh nhân ban đầu xuất hiện viêm loét amidan phải, đi khám tai mũi họng và được điều trị kháng sinh nhưng không khỏi.

Bệnh nhân đến khám và nội soi tai mũi họng bác sĩ phát hiện tổn thương sùi loét ở amidan và xoang lê phải. Nội soi thực quản – dạ dày phát hiện tổn thương u thực quản1/3 giữa kích thước 1,5 x 2cm.

Kết quả sinh thiết cả ba tổn thương cho kết quả mô bệnh học của tổn thương amidan phải và xoang lê phải là ung thư biểu mô vảy kém biệt hóa, của tổn thương thực quản là ung thư biểu mô vảy sừng hóa.

Bệnh nhân được chụp PET/CT chẩn đoán giai đoạn ung thư amidan và ung thư hạ họng giai đoạn cT2N2M0, ung thư thực quản giai đoạn cT2N1M0. Sau khi hội chẩn tiểu ban ung thư, bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa xạ trị triệt căn đồng thời cả ba ung thư bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều.

Dấu hiệu của ung thư amidan

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư amidan là do hút thuốc lá. Đây là tác nhân rất nguy hiểm không chỉ người hút mà ngay cả người hít phải khói thuốc lâu ngày cũng bị bệnh. Thuốc lá không chỉ gây ra ung thư amidan mà còn là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh khác như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, dạ dày…

Rượu bia, các loại thức uống chứa cồn nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây ra bệnh ung thư amidan và đặc biệt khi rượu bia kết hợp với thuốc lá thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn.

Ung thư amidan là do virut HPV gây ra, đây là loại vi rút phổ biến gây ra bệnh u nhú ở người. Virut HPV có các tuýp gây ra bênh ung thư là 2, 11, 16 và gặp thường xuyên là tuýp 16. Đây là loại virut lây nhiễm qua đường tình dục.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương -Giám đốc Bệnh viện đa khoa An Việt do niêm mạc họng – miệng, thực quản và khí quản đều thường xuyên phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ gây ung thư như thuốc lá, rượu bia nên có một tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện nhiều tổn thương ác tính đồng thời.

Các nghiên cứu cho thấy 3 -14% bệnh nhân ung thư vùng đầu – cổ có tổn thương kết hợp đồng thời ở vị trí khác, và các vị trí hay gặp nhất là phổi 58% và thực quản 31%.

Riêng trong ung thư khoang miệng, 12,5% BN có ung thư kết hợp ở thực quản và 8,9% ở dạ dày. Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân có nhiều bệnh ung thư kết hợp đồng thời vẫn là một vấn đề khó khăn trên thế giới.

Đối với ung thư amidan, bác sĩ An cho biết nhiều người còn không biết về bệnh ung thư này và thường chủ quan chỉ đến khi di căn, sờ thấy hạch mới đến khám. Đến nay, ung thư amidan là không rõ nguyên nhân người ta chỉ thấy các yếu tố thuận lợi như uống rượu, hút thuốc, hóa chất độc hại.

Cũng giống các ung thư vùng mũi họng, ung thư amidan giống ung thư hạ họng thanh quản, xuất hiện khối u tại amidan. Tuy nhiên, theo các bác sỹ khuyến cáo không phải cứ viêm amidan là có nguy cơ bị ung thư hoá. Nhiều bệnh nhân bị viêm amidan rất nhiều, có người viêm hàng chục lần/năm phải uống kháng sinh nhưng không bị ung thư amidan.

Có những người không viêm amidan thì khạc máu, nuốt vướng và đi khám thì đã tiến triển thành ung thư. Dấu hiệu của ung thư amidan, theo PGS An ung thư amidan triệu chứng rất xơ xài, có 3 triệu chứng điển hình mà người bệnh phải nhớ:

Thứ nhất: nuốt vướng, do amidan to lên gây khó khăn trong nuốt thức ăn.

Thứ hai: Tổn thương của khối u amidan có thể hoại tử, khạc ra máu đây là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư amidan.

Thứ ba: Triệu chứng có hạch cổ không phải 100 % có nhưng có những người bị, có người không sờ thấy hạch nhưng vẫn là ung thư.

Ngoài ra, các triệu chứng toàn thân như ăn uống khó, nuốt vướng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Nhiều bệnh nhân nuốt vướng tăng dần khi đó họ mới đi khám. PGS An cho biết bệnh ung thư amidan nếu chữa ở giai đoạn sớm bác sĩ chỉ cần cắt bỏ amidan điều trị hóa trị và xạ trị bệnh sẽ có tiên lượng tốt. Nhiều trường hợp ung thư amidan sau điều trị cơ hội chữa khỏi bệnh lớn còn đi khám muộn đã di căn thì việc điều trị khó khăn hơn.

Cre: https://doisongvietnam.vn/chuyen-gia-canh-bao-3-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-ung-thu-amidan-65946-9.html

Các Triệu Chứng Và Chuẩn Đoán Ung Thư Amidan

1. Các triệu chứng cơ năng

-Triệu chứng mũi xoang: các triệu chứng hay gặp nhất như là ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do ung thư xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.

-Triệu chứng thứ hai là hạch cổ và hạch dưới hàm: Các bệnh nhân xuất hiện hạch cổ và hạch dưới hàm (thường hạch cổ cùng bên với khối u) sẽ rất dễ bị chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có ung thư quanh hạch, di động hạn chế dần.

-Triệu chứng thứ ba là triệu chứng thần kinh: biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đau vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não trong trường hợp bệnh nhân đến muộn như: có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.

-Triệu chứng đến từ tai: có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu, ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần (do bị tắc vòi Eustache). Có thể gặp ung thư tai giữa cùng bên do bội nhiễm.

2. Các triệu chứng thực thể

Soi mũi trước không có gì đặc biệt, nhưng soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư amidan

1. Chẩn đoán xác định

Phương pháp chẩn đoán xác định chủ yếu chẩn đoán dựa trên kết quả vi thể hoặc dựa vào kết quả sinh thiết hạch nếu trong trường hợp sinh thiết gặp khó khăn do loét hoại tử chảy máu của tổ chức Amiđan. Ngoài ra khi chẩn đoán cũng cần đánh giá độ lan rộng của khối u, vì vậy ngoài khám trực tiếp ra ta cần sờ vào tổ chức Amiđan và vùng lân cận cũng như việc đánh giá các hạch bị di căn.

2. Phát hiện bệnh qua việc chẩn đoán phân biệt

Phương pháp chẩn đoán phân biệt và sàng lọc sớm giúp phát hiện được căn bệnh ung thư sớm và chính xác hơn. Bởi các triệu chứng ung thư amidan ở giai đoạn đầu thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Chính vì vậy việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa cũng như phát hiện bệnh sớm ung thư amidan để điều trị.

Trích nguồn:

http://moh.gov.vn/news/pages/tinkhac.aspx

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương

Từ khóa: Nguyên nhân ung thư Amidan, Phòng tránh ung thư Amidan, Triệu chứng ung thư Amidan

Các Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Ung Thư Amidan

Ung thư amidan có thể chẩn đoán, và phát hiện sớm để hỗ trợ điều trị. Nhưng trên thực tế, rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của ung thư amidan chính là cảm giác giác đau họng, nuốt vướng, ngoài ra còn có lở miệng không lành trong một thời gian dài cũng có thể do ung thư amidan gây nên.

Ngoài đau họng ung thư amidan còn có các triệu chứng khác như: Khó nhai, Đau lan đến tai, chảy máu, khó nói, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ. Khi ung thư amidan đã di căn ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân có thể bị :ho kéo dài, đau lưng, đau xương hoặc đau nhức toàn thân…

Những triệu chứng này xuất hiện không đặc hiệu cũng có thể bắt gặp ở các bệnh lý lành tính khác của tai mũi họng ví dụ như viêm amidan, khó phát amidan… vì vậy không phải cứ xuất hiện các triệu chứng trên là ung thư amidan nên rất hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.

Uống nhiều rượu, bia và các thức uống có cồn cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư amidan: giống như hút như thuốc lá, sử dụng rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư amidan. Đặc biệt khi sử dụng thuốc lá và rượu bia kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp đôi bình thường.

Nguyên nhân cuối chính là virus HPV – đây là loại virus gây bệnh u nhú ở người, thường là các loại virus HPV tuýp 2, 11, 16 là ba tuýp gây ung thư amidan, thường gặp nhất là tuýp 16. Loại virut này thường lây nhiễm qua đường tình dục.

Ông cha ta thường có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy bạn nên phòng bệnh ngay bây giờ để có một sức khỏe tốt. Để phòng bệnh ung thư amidan trước hết chúng ta cần phải tránh xa những nguyên nhân ung thư amidan được nhắc tới ở trên và điều trị viêm họng ,viêm họng hạt , viêm amidan chúng tôi từ khi mới phát hiện. có một chế độ sinh hoạt hợp lý lành mạnh. Ăn uống điều độ khoa học

Trích nguồn:

http://moh.gov.vn/news/Pages/ChuongTrinhMucTieuQuocGiaYTe.aspx?ItemID=2521

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương

Từ khóa: Chuẩn đoán ung thư Amidan, Nguyên nhân ung thư Amidan, Triệu chứng ung thư Amidan