Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Ở Đâu, Chi Phí Bao Nhiêu?

Vắc xin ngừa virus HPV được Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vào năm 2008. Loại vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26, tốt nhất là khoảng 11 – 12 tuổi và trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả tốt nhất. Vắc xin phòng HPV có tác dụng lên đến 30 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng.

Tuy nhiên, HPV có nhiều type khác nhau nên nếu bạn qua 26 tuổi hoặc đã quan hệ tình dục thì vẫn nên tiêm bởi vắc xin giúp chống lại các chủng virus HPV chưa xâm nhập và tránh tái nhiễm những virus đã từng được cơ thể đào thải. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.

Hiện, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Trong đó vắc xin Gardasil được ưa chuộng hơn do phòng được nhiều chủng virus HPV hơn. Cụ thể, Gardasil phòng được 4 chủng phổ biến là 16, 18, 6, 11 (2 chủng gây ung thư và 2 chủng gây bệnh khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục) với chi phí dao động từ 1,3 – 1,5 triệu đồng (tùy cơ sở y tế). Còn loại Cervarix phòng được 2 chủng là 16, 18 gây ung thư cổ tử cung, chi phí khoảng 850.000 đồng – 950.000 đồng (tùy cơ sở y tế).

Cả hai loại vắc xin này đều tiêm 3 mũi trong 6 tháng. Trong đó, mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên, mũi 2 là 2 tháng sau tiêm mũi đầu tiên và 6 tháng sau mũi đầu tiên chị sẽ được tiêm mũi thứ 3.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung không cần xét nghiệm trước tiêm, tuy nhiên tất cả các chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nếu chị ở độ tuổi AloBacsi đã nêu trên, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… là đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Lưu ý với các chị em có dự định sinh em bé thì chỉ nên mang thai sau khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng ít nhất 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng. Trong trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 mũi mà phát hiện mang thai thì nên hoãn tiêm mũi còn lại cho tới khi kết thúc thai kỳ.

Tại TPHCM, chị có thể đến:

Viện Pasteur TPHCM 167 Pasteur, P.8, Q.3, TPHCMĐT: 028 3823 0352Email: [email protected]: www.pasteurhcm.gov.vnThời gian làm việc:– Thứ 2 – thứ 6: Sáng từ 7g – 11gChiều từ 13g – 17g (xét nghiệm nước, thực phẩm, lấy máu làm việc tới 16g)– Thứ 7: Sáng từ 7g – 11gChiều 13g -16g (buổi chiều thứ 7 chỉ trả kết quả, không nhận xét nghiệm)– Chủ nhật: nghỉ.Xét nghiệm, tiêm ngừa, khám bệnh: đi cổng sau tại số 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TPHCM.

BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TPHCMĐT chăm sóc khách hàng: 1900 7297

Trung tâm tiêm chủng VNVC tại TPHCM – 198 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận– Lầu 1 TTTM Cantavil An Phú, Số 1 đường song hành, xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, TPHCMWebsite: vnvc.vnHotline: 1800 6595

BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TPHCMĐT: 1900 7237 – 028 5404 2829Web: tudu.com.vnEmail: [email protected]

Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà NộiĐT: 024 3834 3537

Phòng tiêm chủng SAFPO 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 024 3972 7071 0 Hotline: 0988 7777 00

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 024 3971 6356

Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Nội – 180 Trường Chinh, Q. Đống Đa, Hà Nội– Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)Hotline: 1800 6595

Ngoài ra, chị cũng có thể liên hệ với phòng khám sản phụ khoa hoặc bất cứ phòng khám đa khoa nào để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Trân trọng!

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào?

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh cho biết, nữ giới 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi.

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời. Vi rút gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng.

Tính riêng ung thư cổ tử cung, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000 người mắc và 2.500 phụ nữ tử vong. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV cũng như tầm soát, song nhiều phụ huynh lo sợ tác dụng phụ hoặc ngại giải thích kiến thức giới tính cho trẻ em gái, nên chần chừ không tiêm vắc xin ngừa HPV từ sớm.

“Tôi có nghe bạn bè nói nên cho con tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng nghĩ đến chuyện phải giải thích cho con kiến thức giới tính, lại sợ vẽ đường cho hươu chạy. Hơn nữa, con bé mới 9 tuổi, còn quá sớm để nghĩ đến ung thư”, chị T.T, một phụ huynh ở quận 3, TP HCM chia sẻ.

9-16 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để cho con tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo bác sĩ Ngọc Linh, có nhiều lý do khoa học để các nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo bố mẹ nên tiêm vắc xin sớm cho con gái. Thứ nhất, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Thứ hai, trẻ có thể nhiễm vi rút HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Thứ ba, vắc xin này có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm vắc xin sớm sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ ba mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.

Suốt nhiều năm làm việc, bác sĩ Linh thường xuyên nhận được câu hỏi: “Nếu đã quan hệ tình dục thì tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung còn tác dụng không?”. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.

Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh triệt để, đặc biệt với phụ nữ trung niên.

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bác sĩ Linh dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho thấy, có hơn 205 triệu liều vắc xin ngừa HPV đã sử dụng trên thế giới. Vắc xin ngừa HPV cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính an toàn. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì vắc xin này.

(Theo Vnexpress)

Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Cần Tiêm Mấy Mũi?

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ hiện nay và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).

Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là cách phòng bệnh bước đầu khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi nhưng thực tế, tiêm vắc xin HPV bao nhiêu mũi còn tùy theo loại vắc xin được sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có hai loại vắc xin được tổ chức Y tế Thế giới WHO chấp thuận sử dụng tại nhiều quốc gia là Gardasil và Cervarix. Vắc xin Gardasil có thể bảo vệ chống lại các loại HPV lây nhiễm là HPV 6, 11, 16 và 18 (giúp phòng ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn). Vắc xin Cervarix có thể giúp cơ thể chống lại 2 loại vắc xin là HPV 16 và HPV 18 (phòng chống ung thư cổ tử cung).

Theo khuyến cáo, phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể là phác đồ 2 liều và phác đồ 3 liều hay tùy theo lời khuyên của bác sĩ. Với loại vắc xin Gardasil, phác đồ 2 liều cho nữ 9 – 13 tuổi có khoảng cách tiêm 6 tháng; phác đồ 3 liều là 0 – 2 và 6 tháng ở những người từ 9 – 26 tuổi.

Với loại vắc xin Cervarix, phác đồ 2 liều (0 – 6 tháng) cho trẻ gái 9 – 14 tuổi; phác đồ 3 liều ( 0 – 1 và 6 tháng) ở nữ giới 9 – 25 tuổi.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đảm bảo tuyệt đối không mắc ung thư cổ tử cung?

Nhiều nữ giới nhầm tưởng rằng, cứ tiêm phòng HPV là sẽ yên tâm không bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng thực tế không phải như vậy. HPV chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vắc xin HPV chỉ hạn chế được một số loại tuýp HPV, trong khi thực tế có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó có nhiều HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, nữ giới cần chú ý duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tránh lạm dụng thuốc tránh thai, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì. Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư cổ tử cung mới chỉ ở giai đoạn loạn sản – tiền ung thư. Điều trị ung thư giai đoạn này ít xâm lấn, cho kết quả điều trị tốt.

Đồng hành cùng mọi chị em trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo…

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Cần Lưu Ý Gì?

Việc tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà giá cả lại hợp lý. Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Theo nghiên cứu, 99,7% người mắc ung thư cổ tử cùng có sự hiện diện của virut HPV. Việc tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV đạt được lợi ích tối đa khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục, tức là trước khi xảy ra sự phơi nhiễm với HPV. Hiện nay, có 2 vắc-xin, Gardasil và Cervarix, là hai loại hiện đang được chấp thuận cho việc sử dụng ở nhiều quốc gia.

Những lưu ý khi tiêm phòng HPV

Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm phòng HPV. Nếu bạn ngoài 26 tuổi và mong muốn tiêm vắc-xin phòng HPV, tốt nhất là bạn hỏi bác sĩ để xem mình có thích hợp với việc tiêm vắc-xin không.

Vắc-xin hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại một vài type HPV chọn lọc nếu được tiêm trước khi bị phơi nhiễm với virus (thường là thông qua hoạt động tình dục).

Tiêm vắc xin không chắc chắn sẽ phòng ngừa bệnh 100%

Cũng giống như bất cứ sự tiêm chủng nào, tiêm phòng HPV không thể phòng bệnh 100%.

Tiêm phòng HPV không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy, và những người phụ nữ đã tiêm phòng được khuyến khích tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần.

Đã tiêm vắc xin ngừa HPV vẫn cần tầm soát ung thư định kỳ

Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ kể cả khi bạn đã tiêm phòng.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung là do type HPV mà vắc-xin không phòng chống được. Nói cách khác, các vắc-xin không phòng chống lại được TẤT CẢ các type HPV gây ung thư. Làm xét nghiêm tế bào cổ tử cung thường xuyên vẫn là phương pháp dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tốt nhất.

Tìm hiểu địa chỉ tiêm phòng HPV uy tín

Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng HPV trước khi quyết định tiêm.

Lưu ý: Bệnh viện Thu Cúc không triển khai tiêm phòng HPV.

Tiêm Vắc Xin Hpv Là Cách Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, do Tạp chí Y học Thực hành thuộc Bộ Y tế bình chọn. Hàng năm, có hơn 6.000 phụ nữ phát hiện mắc bệnh và mỗi ngày có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung đến từ virus HPV.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?

Vi rút HPV (viết tắt của human papilloma virus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Virus này thường lây nhiễm ở nam và nữ có hoạt động tình dục. Hơn 50% phụ nữ có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào thời điểm nào đó của cuộc đời, nguy cơ nhiễm HPV trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%.

Các chuyên gia nghiên cứu về ung thư cho biết, không có biểu hiện cụ thể, không gây đau đớn nên khó để phát hiện và phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như điều trị. Ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus HPV có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp trong những trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ thăm khám sản phụ khoa… khiến virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV.

UTCTC sẽ phát triển qua từng gia đoạn một, nó sẽ gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài khoảng 10-15 năm. Trong giai đoạn tiền ung thư, người phụ nữ hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt, do đó không thể nhận biết đã mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa.

Tiêm vacxin ngừa HPV là cách phòng chống ung thư cổ tử cung?

Vào năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những hướng dẫn cụ thể về việc phòng chống UTCTC, bao gồm những điểm chính như: không quan hệ tình dục sớm; khám sàng lọc UTCTC bằng xét nghiệm HPV và tiêm phòng vacxin ngừa HPV.

Vắc xin HPV ra đời chính là ánh sáng cho căn bệnh hiểm nghèo này, nó có ý nghĩa to lớn với các chị em phụ nữ. Tiêm vacxin ngừa HPV là cách tối ưu để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và chống nhiễm các chủng virus HPV gây ung thư phổ biết nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vacxin trong vòng 6 tháng cho nữ giới trong độ tuổi 9-26, kể cả đã có quan hệ tình dục.

Tất cả các chị em phụ nữ của hơn 50 quốc gia trên thế giới đã được bảo vệ khỏi nguy cơ UTCTC với vacxin ngừa HPV. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đã chứng minh vacxin ngừa HPV an toàn, hiệu quả và được khuyến khích tiêm chủng rộng rãi để phòng ngừa UTCTC tại Mỹ.

Năm 2023, Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada và những nghiên cứu trước đó tại các nước như: Australia, Đan Mạch, Iceland, Nauy, Thụy Điển… cho thấy tiêm vacxin ngừa HPV mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm virus HPV, giảm tỷ lệ mắc mụn móc sinh dục (mào gà sinh dục), giảm các tổn thương bất thường ở tế bào cổ tử cung, đặc biệt là chống lại các tổn thương có tiềm năng trở thành ung thư sau này.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung ngay khi chưa có những dấu hiệu chính là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất cho chính bản thân chị em phụ nữ.

Nguồn

http://news.zing.vn/phong-chong-ung-thu-co-tu-cung-bang-vacxin-ngua-hpv-post675937.html

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Hạnh Nguyễn

Từ khóa: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung, Khám ung thư cổ tử cung, Tầm soát ung thư cổ tử cung