Tiêm Ung Thư Tử Cung / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Hỏi Về Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung

tôi muốn biết tôi đã có chồng và có quan hệ tình dục rồi thìcó thể chích ngừa ung thư cổ tử cung được không, tôi năm nay 23 tuổi Lúc trướctôi cũng bị ngứa âm đạo, nhưng ở phía ngoài, sau đó tôi dùng dung dịch vệ sinhthì thấy hết ngứa, nhưng chất nhờn có màu trắng đục, đặc sánh hơn trước, vậy cóphải tôi đã mắc bệnh hay không, và cách điều trị như thế nào (my lien)

Trả lời:

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được bằng 2 cách:khám tầm soát định kỳ và tiêm văcxin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổtử cung.

Khám tầm soát bằng xét nghiệm thực hiện nhanh, đơn giản,không gây đau, để kịp thời phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệmnày không ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm HPV.

Phương pháp văcxin phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch củacơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cungđể gây bệnh.

Việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sẽ đạt hiệu quả cao nhấtkhi phụ nữ được chủng ngừa kết hợp với khám tầm soát định kỳ.

Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Văcxin phòngngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung(type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPVchủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quảcao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ:

– Tiêm ngừa HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 – 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới:

– Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữtrẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Lưu ý: Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ungthư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khácgây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.

Lịch tiêm ngừa văcxin tứ giá Gardasil (ngừa nhiễm HPV type6, 11, 16, 18) đang sử dụng tại BV Từ Dũ với giá khoảng 1.800.000 đồng/ một mũitiêm.

Lịch tiêm mỗi người là ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau haitháng, mũi thứ ba nhắc lại sau sáu tháng.

Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa.

Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả, bạn nên tham khảoý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, để trả lời câu hỏi của bạn:Bạn có bị viêm nhiễm phần phụ hay không thì bạn cần phải đi khám, các Bác sĩ sẽgiúp bạn chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Nguồn http://www.thuocbietduoc.com.vn

Tag: tiêm phòng hpv, tiêm phòng ung thư cổ tử cung, ung thư, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Mấy Mũi?

04/09/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 718 lượt xem

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biển ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ. Tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là cách phòng bệnh bước đầu khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi.

Vậy nữ giới tiêm ngừa ung thư cổ tử cung mấy mũi là đủ? Thực tế, tiêm vắc xin HPV bao nhiêu mũi còn tùy theo loại vắc xin được sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có hai loại vắc xin được tổ chức Y tế Thế giới WHO chấp thuận sử dụng tại nhiều quốc gia là Gardasil và Cervarix. Vắc xin Gardasil có thể bảo vệ chống lại các loại HPV lây nhiễm là HPV 6, 11, 16 và 18 (giúp phòng ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn). Vắc xin Cervarix có thể giúp cơ thể chống lại 2 loại vắc xin là HPV 16 và HPV 18 (phòng chống ung thư cổ tử cung).

Theo khuyến cáo, phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể là phác đồ 2 liều và phác đồ 3 liều hay tùy theo lời khuyên của bác sĩ. Với loại vắc xin Gardasil, phác đồ 2 liều cho nữ 9 – 13 tuổi có khoảng cách tiêm 6 tháng; phác đồ 3 liều là 0 – 2 và 6 tháng ở những người từ 9 – 26 tuổi.

Với loại vắc xin Cervarix, phác đồ 2 liều (0 – 6 tháng) cho trẻ gái 9 – 14 tuổi; phác đồ 3 liều ( 0 – 1 và 6 tháng) ở nữ giới 9 – 25 tuổi.

Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đảm bảo tuyệt đối không mắc ung thư cổ tử cung?

Nhiều nữ giới nhầm tưởng rằng, cứ tiêm phòng HPV là sẽ yên tâm không bị mắc ung thư cổ tử cung nhưng thực tế không phải như vậy. HPV chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vắc xin HPV chỉ hạn chế được một số loại tuýp HPV, trong khi thực tế có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó có nhiều HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài HPV còn có rất nhiều yếu tố khác tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục sớm, không an toàn, sinh nhiều con, sinh con độ tuổi còn quá trẻ, lạm dụng thuốc tránh thai…

Ngoài tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, nữ giới cần chú ý duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tránh lạm dụng thuốc tránh thai, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì. Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư cổ tử cung mới chỉ ở giai đoạn loạn sản – tiền ung thư. Điều trị ung thư giai đoạn này ít xâm lấn, cho kết quả điều trị tốt.

Đồng hành cùng mọi chị em trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo… Trường hợp bệnh phẩm bất thường có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Có Nên Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV nên hay không?

Hiệu quả của vacxin phòng ung thư cổ tử cung HPV

Vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung là vaccin giúp phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh sinh dục do vi rút HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Vi rút HPV là một trong nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh đường sinh dục. Có đến 40 chủng vi rút HPV, trong đó có khoảng 15 chủng có thể gây ung thư cổ tử cung.

HPV lây nhiễm qua đường tình dục bằng miệng, hậu môn hay âm đạo từ người lành sang người bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Đã có thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV qua quan hệ tình dục là 40 %, trong đó phụ nữ có khả năng lây nhiễm HPV trong 10 năm quan hệ tình dục là 25%, con số này lên đến 80% trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung có đến 95% các trường hợp phát hiện có HPV. Vì thế, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung do vi rút HPV là rất cao ở phụ nữ.

Đứng trước tình hình này, vaccin phòng ung thư cổ tử cung ra đời giống như thứ vũ khí tinh nhuệ giúp gìn giữ, bảo vệ sức khỏe cho các chị em. Nhưng hiện nay, thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của loại vaccin này. Liệu có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Ở Việt Nam có 2 loại vaccin phòng ung thư cổ tử cung là Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ. Cả 2 loại vaccin này đều đảm bảo an toàn sinh học cho người dùng và đánh giá hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%, hiệu quả giảm tổn thương tiền ung thư đến 60%.

Loại vaccin của Mỹ gồm 4 chủng HPV: 6,11,16,18 trong khi đó loại của Bỉ chỉ có chủng 16 và 18. Cả 2 loại đều phải tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng.

Như vậy với một thực tế về khả năng mắc ung thư cổ cung khá cao ở phụ nữ và hiệu quả phòng ngừa của vaccin cũng được đánh giá cao thì việc nên tiêm phòng để bảo vệ mình là điều cần thiết bởi đó là cách phòng ngừa ung thư chủ động và đơn giản.

Tuy nhiên, nếu đã tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không có nghĩa bạn sẽ không mắc phải căn bệnh này. Vì thế, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kì vẫn vô cùng cần thiết.

Ai có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Như đã biết HPV là virut được lây lan qua đường tình dục vì thế, đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục rất dễ lây nhiễm. Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên được bắt đầu sớm cho các bé gái từ 9 tuổi trở lên. Khuyến cáo của 2 loại vắc xin chống ung thư cổ tử cung đưa ra độ tuổi tiêm phòng là:

Vaccin Gardasil: phòng ngừa cho nữ giới từ 9-26 tuổi

Vaccin Cervarix: phòng ngừa cho nữ giới từ 10 đến 25 tuổi

Phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã sinh con và đã quá độ tuổi tiêm ngừa vẫn có thể chích phòng bệnh vì nó vẫn có thể tạo miễn dịch chủ động đối với những đối tượng này nếu chưa nhiễm vi rút HPV. Cho nên những đối tượng này cần được kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tử cung để được đánh giá đã nhiễm vi rút HPV hay chưa.

Vậy, vaccin này có chống chỉ định cho đối tượng nào không?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên bắt đầu cho những bé gái từ 9 tuổi

Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccin

Đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm trùng. Hãy điều trị dứt điểm, sau khi dùng thuốc 1 tuần mới được tiêm phòng vắc xin

Mắc bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang dùng các thuốc gây loãng máu

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiêm chủng vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và đi qua tuyến sữa.

Đã bị nhiễm vi rút HPV

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hiện đã được rất nhiều phụ nữ biết đến vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng ngày càng lớn của người dân nên rất nhiều địa điểm tiêm chủng có tiến hành chích ngừa.

Trung tâm VNVC: làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật từ 7h30 đến 17h (không nghỉ trưa). Địa chỉ tại 180 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm y tế dự phòng tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội hoặc 2C, Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội

Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương: 131, Lò Đúc, Ba Đình, Hà Nội

Một số bệnh viện có khoa tiêm chủng như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Vinmec, Medlatec, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Trung Ương…

Tại Hà Nội:

Viện Pasteur: 252 Nam Kỳ, Khởi Nghĩa, Quận 3, tp Hồ Chí Minh

Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chính Minh: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, tp Hồ Chí Minh

Tại tp Hồ Chí Minh:

Giá tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Hiện tại ở Việt Nam có 2 loại vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung, giá cũng khá đắt như sau:

Vaccin Gardasil: có giá khoảng 1.525.000 nghìn đồng/mũi tiêm

Vaccin Cervarix: có giá khoảng 850.00 nghìn đồng/mũi tiêm

Với cả 2 loại vắc xin này sẽ tiêm 3 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng. Bạn cần tiêm đúng lịch để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Tiêm ngừa bất kì loại vắc xin nào đều gây ra một số tác dụng phụ mặc dù chúng đều khá an toàn với con người. Vắc xin ung thư cổ tử cung cũng được đánh giá ít tác dụng không mong muốn cho người dùng, chỉ có một vài lưu ý sau:

Giá tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung khá đắt

Bạn có thể bị đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm

Sốt nhẹ do phản ứng miễn dịch

Buồn nôn, tiêu chảy

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hoặc ngát xỉu

Để hạn chế những tác dụng phụ khi tiêm chủng bạn cần yêu cầu bác sĩ tư vấn kĩ và ở lại theo dõi sau khi tiêm ít nhất là 1h.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hữu hiệu và đơn giản nhất. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ bởi ung thư không chừa

Vắc Xin Ung Thư Cổ Tử Cung Tiêm Khi Nào

Vắc xin ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Bệnh chủ yếu do virus HPV gây nên, hiện chưa có thuốc đặc trị virus này. Vì thế, biện pháp phòng tránh chủ động, hiệu quả và bền vững hơn cả là tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Vắc xin ung thư cổ tử cung (vắc xin HPV) là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

Thời điểm và đối tượng tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung

Vắc xin ung thư cổ tử cung theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi

Theo khuyến cáo của chuyên gia, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt, hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Vắc xin ung thư cổ tử cung có tác dụng đối với cả đối tượng đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Virus HPV rất dễ tái nhiễm trong khi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Mặt khác HPV có nhiều type khác nhau đối tượng từng bị nhiễm một type HPV vẫn có thể nhiễm những type HPV khác vì vậy vẫn nên tiêm phòng vắc xin.

Những người không nên chủng ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung

Người bị dị ứng men

Phụ nữ mang thai: tuy nhiên nghiên cứu cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể đến bạn hoặc em bé nếu bạn tiêm vắc-xin và sau đó phát hiện ra bạn có thai

Những người bị rối loạn chảy máu: họ nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin

Những người bị sốc phản vệ trước đó (dị ứng nghiêm trọng) với liều vắc-xin trước đó hoặc bất kỳ thành phần vắc-xin nào.

Vắc xin ung thư cổ tử cung có an toàn không?

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vắc-xin ở hơn 11.000 phụ nữ, từ 9 đến 26 tuổi, trên khắp thế giới. Họ đã kết luận rằng vắc-xin là an toàn và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. FDA đã xem xét các nghiên cứu và đồng ý. Tác dụng phụ chính của vắc xin ung thư cổ tử cung là đau nhẹ tại chỗ tiêm. Vắc-xin không chứa thủy ngân hoặc thimerosal.

Có những loại vắc xin ung thư cổ tử cung nào?

Có 2 loại vắc xin được sử dụng tại Việt Nam

Vắc xin Gardasil – Mỹ

Vắc xin Cervarix – Bỉ

So sánh 2 loại vắc xin:

Nơi sản xuất

Merck Sharp & Dohme

GlaxoSmithKline

Mỗi liều 0,5 ml vắc xin Gardasil có chứa:Protein L1 HPV tuýp 6: 20mcg.Protein L1 HPV tuýp 11: 40mcg.Protein L1 HPV tuýp 16: 40mcgProtein L1 HPV tuýp 18: 20mcgTá dược: Polysorbate; muối nhôm hydroxyphosphate sulfate; NaCl; L-histidine;; Natri Sorbate; nước pha tiêm vđ.

Một liều vắc xin Cervarix 0,5ml có chứa:Protein L1 của Papillomavirus tuýp 16 ở người: 20 microgramProtein L1 của Papillomavirus tuýp 18 ở người: 20 microgramTá dược: 3- O-desacyl-4′-monophosphoryl lipid A (MPL): 50 microgram; Hydroxide nhôm, hydrate hóa: 0,5 milligram Al3+.

Những địa chỉ tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung:

Bệnh viện đại học Y- Dược TPHCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Tp. HCM

Điện thoại: 028 3855 4269

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Viện Paster TPHCM

Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp. HCM

(nằm ở góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Điện thoại: 028 3823 0352 – 028 3820 7150

Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, PhườngTrung Tự, Quận Đống Đa,Thành phốHà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 12:00, 13:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 3 834 35 37

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 12:00, 13:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Bệnh viện Sản Trung Ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 38252161

Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 12:00, 13:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn Không?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một trong các biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, theo thống kê và báo chí đưa tin thời gian gần đây, một số trường hợp gặp nguy hiểm sau khi tiêm phòng thậm chí đã có người tử vong.

Tiến sĩ Bùi Chí Thương, giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho biết ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở phụ nữ. Trên thế giới ước tính cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì căn bệnh ung thư phụ khoa này. Bệnh chủ yếu do virus HPV gây nên. Một thống kê gần đây tại Mỹ cho thấy khi tiêm ngừa virus HPV (Human Papilloma Virus – virus gây u nhú ở người, hơn 35.000 phản ứng phụ trong đó 200 trường hợp tử vong đã được báo cáo cho chính phủ vào giữa tháng 3/2023. Tính đến tháng 3/2013, Mỹ phải chi gần 6 triệu USD bồi thường cho 49 nạn nhân của vacxin HPV. Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ khẳng định, đã có hơn 60 triệu liều HPV được tiêm và chưa ghi nhận tác dụng phụ, chỉ có tác dụng nhẹ như sưng hay đỏ chỗ tiêm và tự hết. Chưa ghi nhận có ca tử vong nào do tiêm vacxin HPV tại nước này.

Bao nhiêu tuổi thì tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến khích cho trẻ em cả gái và trai từ 11-12 tuổi mặc dù nó có thể tiêm chủng ở 9 tuổi nhưng mục đích chung là tiêm ngừa trước khi họ biết quan hệ tình dục. Một khi họ bị nhiễm với HPV thì vắc xin không hiệu quả bằng. Nếu ở lứa tuổi từ 11-12 chưa được tiêm chủng thì trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch khuyến cáo. Nữ giới dưới 26 tuổi chưa được tiêm phòng chủng vắc xin ung thư cổ tử cung thì nên tiêm ngay vắc xin phòng chủng để ngừa bệnh.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung như thế nào cho an toàn? Trước khi tiêm phòng vacxin bạn cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng cơ thể và những loại thuốc đang sử dụng. Vì rất có thể những thành phần trong thuốc phản ứng lẫn nhau gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Tất nhiên, trường hợp này khá hi hữu.

Điều chú ý tiếp theo là tần suất tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Tiêm ba mũi vắc xin trong khoảng 6 tháng đối, liều thứ hai cách liều thứ nhất 1-2 tháng và liều thứ 3 tiêm sau liều thứ nhất 6 tháng. Chú ý: Nếu bạn có bầu khi mới tiêm vacxin ngừa HPV mũi thứ 2 được 2 tháng thì bạn cần theo dõi kĩ sự phát triển của thai nhi, đồng thời tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ sản khoa. Vacxin có thể có ảnh hưởng nhiều hoặc ít tới thai nhi và điều này chỉ có thể được xác định qua siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả xét nghiệm và chụp chiếu hình ảnh, bác sĩ mới có thể phát hiện những rủi ro ngoài mong muốn với em bé và kết luận bạn có nên giữ lại em bé hay không.

Lưu ý: Vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung không có ý nghĩa thay thế các xét tầm soát ung thư cổ tử cung. Nếu có dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh. Hoặc nếu bạn nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Việc khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần với xét nghiệm pap’s mear là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bạn.