Ung thư gan là một bệnh vô cùng nguy hiểm, giai đoạn đầu của bệnh thường xuất hiện các triệu chứng mờ nhạt nên bệnh nhân dễ bỏ qua. Đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối rất khó điều trị bằng Tây y. Chính vì thế mà nhiều người đã chấp nhận dùng thử qua các bài thuốc nam với hy vọng kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Đây cũng là lý do gần đây có nhiều người hay lên mạng tìm với các từ khóa như: Thuốc nam chữa, điều trị ung thư gan giai đoạn cuối gồm những loại gì, tác dụng có tốt không. Hiểu được tâm lý của người bệnh và gia đình bệnh nhân, chúng tôi đã soạn thảo ra một số vị thuốc nam hỗ trợ điều trị rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
1. Cà gai leo
– Mô tả: Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, thuộc họ Cà. Cà gai leo là cây gai leo nhỡ, có chiều dài thân từ 0.6 – 1m, trên thân, lá, cành đều có rất nhiều gai. Hoa tím nhạt, nhị vàng. Quả của cây hình tròn, khi chín có màu đỏ.
– Phân bố: Cà gai leo là cây mọc hoang, có rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta.
– Bộ phận dùng: Cây cà gai leo có thể sử dụng toàn bộ để làm thuốc, đặc biệt là rễ.
– Thành phần: Thành phần hóa học của cây chủ yếu là alkaloid, ngoài ra trong rễ còn có thêm saponin, flavonoid, tinh bột,…
– Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính mát, quy kinh can, thận.
– Công dụng: Cà gai leo giúp hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn cuối do vị thuốc này có tác dụng hạ men gan, giải độc gan.
– Cách sử dụng: Cây cà gai leo 30g
Cây xạ đen 40g
Sắc với 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút và chắt nước uống hàng ngày.
2. Chó đẻ răng cưa
– Mô tả: Chó đẻ răng cưa hay diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, họ đậu là cây thân cỏ sống hàng năm. Cây trưởng thành cao khoảng 80cm, các lá của cây xếp thành hai dãy. Dưới cuống lá có những hạt hình tròn xếp thành hàng.
– Phân bố: Đây cũng là một vị thuốc mọc hoang tại nhiều nơi trên nước ta.
– Bộ phận dùng: Toàn cây.
– Thành phần: Trong cây có một số alkaloid và một vài dẫn chất của phenol.
– Tính vị, quy kinh: Vị hơi đắng, tính mát, quy kinh can.
– Công dụng – Tác dụng: Thanh can, lợi mật, hạ nhiệt, vì vậy, đây là một vị thuốc giúp giải độc gan tuyệt vời. Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cũng nên thử với vị thuốc này.
– Cách dùng: Nhổ toàn cây, rửa sạch đất bụi, đem phơi nắng cho khô rồi đun lấy nước uống.
3. Bán chi liên
– Mô tả: Bán chi liên có tên khoa học là Scutellaria barbata, họ Bạc hà. Cây thân thảo, mọc bò, khi trưởng thành có độ cao khoảng 15 – 20cm.Lá hình trứng, cụm hoa mọc ở kẽ lá có màu tím.Quả hình nhẵn hoặc hới lông.
– Phân bố: Cây chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…Ở Việt Nam, cây thường mọc ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên,…
– Bộ phận dùng: Toàn cây.
– Thành phần các hoạt chất trong cây: Hiện nay, người ta đã phân lập được khoảng 131 hoạt chất từ các loài bán chỉ liên khác nhau Trong đó 4-hydroxy wogonin, apigenin, scutellarin, luteolin, baicalein và apigenin 5- O-β-glucopyranoside được chứng minh là có tác dụng chống ung thư và đáng lưu ý nhất là tác dụng trên bệnh ung thư của hợp chất scutellarin thuộc nhóm flavonoid, một loại hợp chất hóa học phenolic.
– Tính vị, quy kinh: Cây thuốc có vị hơi đắng, tính mát, quy kinh can, tỳ, thận.
– Công dụng – Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc gan, hạ men gan, lợi tiểu, chống phù.
– Cách dùng: sử dụng cây tươi vừa thu hái, rửa sạch cây với nước, nấu lên uống.