Tầm Soát Ung Thư Tử Cung / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung

Xem phần nội dung: Xét nghiệm HPV

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh chết người xảy ở phụ nữ: Ung thư cổ tử cung. Tầm soát để phát hiện sớm nhằm ngăn chặn kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này.

Theo thống kê GLOBOCAN 2023, Việt Nam có 4177 phụ nữ mới phát hiện ra bệnh và 2420 bênh nhân đã chết vì ung thư cổ tử cung. Qua con số đáng báo động thấy rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được biết đến như một căn bệnh tử thần. Virus Papilloma ở người (HPV), virus lây nhiễm qua đường tình dục. Là nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Hầu hết, phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch sẽ giúp chống lại sự lây nhiễm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phản vệ thành công. Dẫn đến nếu nhiễm HPV nguy cơ cao, khả năng bị ung thư trong tương lai là rất cao.

3.Tại sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Đối tượng có xu hướng bị ung thư cổ tử cung thường là phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 44. Bệnh hiếm xảy ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thời gian hình thành ung thư cổ tử cung kéo dài khoảng 5-20 năm.

Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ở tuổi 40. Nhưng mầm mống virus HPV đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Tầm soát giúp sớm phát hiện chủng bệnh. Qua đó, có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dữ dội. Kèm dấu hiệu đau lưng, cùng nhiều triệu chứng bất thường ở âm đạo (xuất huyết giữa chu kỳ kinh, thường xuyên ngứa rát). Đến giai đoạn này thì rất khó để điều trị.

Do đó, cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện kịp thời. Đồng thời tăng khả năng chữa bệnh thành công. Và giảm gánh nặng chi phí điều trị. Đây cũng được coi là căn bệnh ung thư có khả năng phòng ngừa nhất.

Phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung ngay cả khi chưa có những biểu hiện ra bên ngoài.

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại ADNCenter – Gentis

ADNCenter – Gentis là một trong những đơn vị hỗ trợ giúp phát hiện căn bệnh nhanh chóng thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung. Thực hiện phối hợp 2 phương pháp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả nhất.

Phương pháp: PAP (E – Prep) và HPV (ADN – HPV). Cả 2 loại xét nghiệm này đều lấy ra các tế bào ở cổ tử cung. Sau đó thực hiện quan sát, chẩn đoán.

Phương pháp Pap (E – Prep)

Qua xét nghiệm Pap (E – Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không. Đây là phương pháp PAP nhúng dịch cải tiến. Với độ chính xác từ 80 – 90% giúp tầm soát được chính xác hơn so với phương pháp PAP truyền thống.

Về nguyên lý: ​

Tế bào xét nghiệm được làm giàu và làm sạch từ dịch âm đạo,

Tế bào được bảo quản và phân tích tự động.

Quy trình tự động hóa loại bỏ các tạp chất như hồng cầu, dịch nhầy…vv.

Hình ảnh soi sắc nét, rõ ràng cho kết quả đọc chính xác.

Lưu ý khi xét nghiệm E-prep PAP:

Hai ngày trước khi thực hiện xét nghiệm E-prep Pap test không nên: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng… Không xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngày thực hiện nên là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.

Phương pháp xét nghiệm HPV (ADN – HPV)

Trong xét nghiệm HPV (ADN – HPV), mẫu được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Đây là phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA). Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HPV ở mọi giai đoạn bệnh, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV. Tại ADNCenter – Gentis đang sử dụng phương pháp Real time PCR.

Phương pháp PCR chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao trong việc phát hiện nhiễm HPV và định type HPV. Bệnh phẩm sử dụng là máu toàn phần hoặc huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông. Kit real – time có thể sử dụng cho cả mục đích định tính và định lượng.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp Pap (E – Prep) và xét nghiệm HPV (ADN – HPV) không thay thể nhau. Chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Do đó, cần thực hiện cùng với nhau để có kết quả chuẩn xác nhất khi tầm soát ung thư cổ tử cung.

5. Gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung

ADNCenter – Gentis cung cấp 2 gói xét nghiệm ADN – HPV nhằm xác định sự hiện diện của virus HPV trong dịch phết tế bào cổ tử cung giúp quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung nhanh chóng chính xác nhất.

Thời gian trả kết quả: Khoảng 2 ngày Mẫu xét nghiệm: Dịch phết cổ tử cungCông nghệ: Công nghệ Real time PCR và PAP nhúng dịch

ADNCenter – Gentis là đơn vị tiên phong về xét nghiệm gen tại Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm hơn 100.000 mẫu. Với sự đồng hành của các nhà khoa học chuyên gia, cố vấn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xét nghiệm, phân tích di truyền gen.

Gentis có đội ngũ đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên tư vấn được đào tạo chuyên sâu dưới sự giám sát của các chuyên gia đầu ngành, liên tục được trau dồi kiến thức chuyên môn.

Gentis xây dựng 02 trung tâm xét nghiệm rộng 1200m2 tại Hà Nội và chúng tôi với trang thiệt bị hiện đại, công nghệ tiên tiến hàng đầu, với đầy đủ các phòng ban. Trung tâm xét nghiệm ADN – GENTIS đã đạt được: ISO 9001:2023, ISO 15189:2012. Được viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương cấp chứng chỉ về quản lý phòng xét nghiệm

Đăng ký bộ lấy mẫu,

Tự lấy mẫu,

Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,

Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…

8. Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh “giết người âm thầm”. Vì thế, nên xét nghiệm tầm soát càng sớm càng tốt.

Độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi: Nếu bạn nằm trong độ tuổi này thì nên xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, thì chỉ cần tiến hành thực hiện tại xét nghiệm Pap sau 3 năm tiếp theo.

Độ tuổi từ 30 đến 65 tuổi: Nên lựa chọn xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap: Nếu cả hai kết quả xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần kiểm tra sàng lọc tiếp theo sau 5 năm nữa.

Theo định nghĩa trong y học, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp dùng các phân tích nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào bất thường sẽ được theo dõi và chuẩn đoán sớm cho người bệnh biết để can thiệp y khoa.

Theo đó, cần nhận biết và theo dõi chặt chẽ dấu hiệu cũng như đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Sớm can thiệp thì sớm chữa khỏi bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khá đa dạng. Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Đây là nhóm phụ nữ cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

Giá Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Và Quy Trình Tầm Soát Ung Thư

Giá tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm chi phí những xét nghiệm nào?

Giá tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào người có nhu cầu tầm soát muốn làm những xét nghiệm gì. Thông thường trong một gói xét nghiệm ung thư cổ tử cung sẽ có: Khám lâm sàng, Soi cổ tử cung, Xét nghiệm máu, Xét nghiệm Pap Smear, Xét nghiệm Test HPV, Sinh thiết…

Giá tầm soát ung thư cổ tử cung hầu như tất cả đều bao gồm chi phí khám lâm sàng. Vì chỉ có khi khám lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, thì các bác sĩ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: Bạn đang mắc phải những triệu chứng nào? Điều kiện kinh tế và nhu cầu của bạn ra sao thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Hiện nay giá khám lâm sàng tổng quát với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu dao động trong khoảng trên dưới 300 nghìn đồng.

Soi cổ tử cung giúp kiểm tra sơ bộ về cổ tử cung, chất dịch tiết trong âm đạo và âm đạo để kiểm tra kết quả âm tính hay dương tính. Chi phí một lần khám phụ khoa khoảng 250.000đ

Chi phí xét nghiệm Pap chia ra làm 2 loại đó là chi phí xét nghiệm Pap thường và chi phí xét nghiệm ThinPrep Pap test

Xét nghiệm Pap thường là xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung thông thường bằng cách dùng que lấy phết tế bào âm đạo cổ tử cung lên lam kiếng và cố định với dung dịch cồn 900, sau đó đọc dưới kính hiển vi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của tế bào mà báo kết quả. Chi phí xét nghiệm Pap thường có giá khoảng 180.000đ.

Xét nghiệm ThinPrep Pap test là xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung được cải tiến. Các tế bào cổ tử cung được rửa vào một chất lỏng định hình trong lọ Thinprep và được xử lý bằng máy ThinPrep. Sử dụng xét nghiệm này có thể đánh giá các tế bào ở cổ tử cung. Ngoài ra có thể kiểm tra trong và ngoài cổ tử cung, âm đạo. Chi phí xét nghiệm khoảng 650.000đ.

Chi phí xét nghiệm HPV là loại xét nghiệm giúp phát hiện các loại u nhú xuất hiện ở người. Cũng như các virus gây nhiễm trùng dẫn đến sự thay đổi của các tế bào và gây ung thư. Chi phí xét nghiệm HPV dao động từ 100 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng.

Giá tầm soát ung thư cổ tử cung trọn bộ còn bao gồm chi phí siêu âm đầu dò và sinh thiết. Siêu âm đầu dò âm đạo là loại siêu âm vùng chậu để kiểm tra các cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và buồng trứng (có giá khoảng 220.000đ). Sinh thiết là xét nghiệm cuối cùng để khẳng định kết quả của bệnh (có giá khoảng 1.200.000)

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

– Bước 1: Khám lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu

– Bước 2: Khám phụ khoa và soi cổ tử cung

– Bước 3: Thực hiện các loại xét nghiệm (máu, Pap, HPV) để phát hiện các tế bào bất thường

– Bước 4: Sinh thiết

– Bước 5: Đọc kết quả và tư vấn cho người thực hiện tầm soát

Với những gợi ý tham khảo về giá tầm soát ung thư cổ tử cung và quy trình của một lần tầm soát ung thư cổ tử cung, hy vọng những người đang có nhu cầu muốn làm xét nghiệm để kiểm tra xem mình có bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung biết thêm những thông tin cần thiết. Xin cảm ơn!

Quy Trình Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung căn bệnh ác tính xảy ra ở chị em phụ nữ. Đây là một trong 3 căn bệnh ung thư thường gặp nhất với nữ giới ngày nay. Ung thư cổ tử cung là gì?

Chị em phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối âm đạo và tử cung. Cổ trong cổ tử cung bình thường sẽ có màu hồng khỏe mạnh với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi, chính là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất.Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (80 – 90%) là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung. Mặc dù ít phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào vảy, tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đang gia tăng, đặc biệt là ở các bạn nữ tuổi đời còn trẻ.Mỗi năm có hơn 13 ngàn phụ nữ ở Hoa Kỳ bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, và hơn 4 ngàn ca tử vong. Tử vong do ung thư cổ tử cung ở Hoa Kỳ tiếp tục giảm khoảng 2% mỗi năm. Sự suy giảm này chủ yếu là do việc áp dụng rộng rãi xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) để phát hiện bất thường cổ tử cung và cho phép điều trị sớm. Hầu hết những phụ nữ có sự thay đổi tế bào cổ tử cung bất thường tiến triển thành ung thư cổ tử cung chưa bao giờ làm xét nghiệm Pap hoặc chưa từng kiểm tra trong ba đến năm năm trước khi bị chẩn đoán ung thư.Ung thư cổ tử cung có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên. Nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 44. Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ dưới 20 tuổi và hơn 15% chẩn đoán được thực hiện ở phụ nữ trên 65 tuổi. Nhưng ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi, ung thư thường xảy ra ở phụ nữ đã không làm xét nghiệm sàng lọc thường xuyên. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia cho biết quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung gồm các bước:Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát và bộ phận sinh dục để nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe, biểu hiện bất thường, tiền sử bệnh lý của cá nhân hay gia đình,… Từ đó đưa ra các chỉ định phù hợp với người bệnh.Bước 2: Làm xét nghiệm Thin Prep hay Pap Smear, xét nghiệm HPV. Các xét nghiệm được thực hiện rất nhanh.Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn: Không nên tầm soát khi đang có kinh nguyệt, nên làm sau chu kỳ kinh nguyệt kết thúc 3 – 5 ngày. 2 ngày trước khi xét nghiệm tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo. Với trường hợp viêm nhiễm âm đạo nên điều trị trước khi thực hiện xét nghiệm.Xét nghiệm HPV để tìm kiếm sự hiện diện của 14 chủng HPV có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện 1 trong 2 hoặc cả 2 xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.Bước 3: Kết quảNếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Có nhiều trường hợp các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư. Người bệnh có thể soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung… Để có được kết quả chính xác, mọi người cần thực hiện sàng lọc ở những địa chỉ uy tín và có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế.TS.BS Lê Thanh Đức, Trưởng khoa Nội vú – phụ khoa Bệnh viện K khuyến cáo, việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục, ưu tiên cho nhóm phụ nữ có nguy cơ cao là độ tuổi 30 – 50 tuổi.Từ 21 – 29 tuổi sàng lọc 2 năm một lần; từ 30 – 70 tuổi sàng lọc 2 năm một lần, sau 3 lần xét nghiệm âm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể sàng lọc 3 năm một lần. Trên 70 tuổi có thể ngừng sàng lọc nếu có ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính hoặc không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó.

Theo Hướng Dương (TH)/Tiêu Dùng

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Là Gì

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung căn bệnh quái ác xảy ra ở chị em phụ nữ. Đây là một trong 3 căn bệnh ung thư thường gặp nhất với nữ giới ngày nay. Làm sao để có thể phát hiện sớm loại ung thư ác tính này. Khái niệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì trong y học ngày nay?

Những phương pháp nào có thể tìm ra tế bào ung thư sớm nhất. Những dấu hiệu ủ bệnh mà chúng ta ít khi để ý và đi khám bác sĩ kịp thời. Những thắc mắc về việc kiểm tra và tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được trả lời sau đây.

1. Định nghĩa về tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Theo định nghĩa trong y học, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dung các phân tích nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào bất thường này dần dần sẽ trở thành tế bào ung thư. Các tế bào này sẽ được theo dõi và chuẩn đoán sớm cho người bệnh biết để can thiệp y khoa.

2. Các phương pháp nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay y khoa đã phát triển vượt bậc, vì vậy mà việc chuẩn đoán và tầm soát ung thư cổ tử cung không phải là điều khó khăn nữa. các phương pháp xét nghiệm tầm sóa ung thư sớm đang được thực hiện hiện nay:

– Phương pháp Pap smear : đây là phương pháp phết tế bào âm đạo- cổ tử cung. Đây là phương pháp sàng lọc nhanh, đơn giản, không gây đau đớn nhằm tìm ra các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ tế bào từ bề mặt của cổ tử cung của bạn. Sau đó tế bào sẽ được trải trên bàn kính hoặc trộn cùng một loại dịch màu lỏng y khoa và gửi đến phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ quan sát và chuẩn đoán và phát các tế bào bất thường, trước khi để tế bào phát triển xâm lấn.

Phương pháp Pap smear được chỉ định ở độ tuổi nhất định và căn cứ các biểu hiện nguyên nhân. Vì vậy hãy thăm khám bác sĩ để được trao đổi trực tiếp trước khi quyết định dùng Pap smear, để cho ra kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhược điểm của Pap smear là có tỉ lệ tế bào âm tính giả cao, không phát hiện được do virus HPV gây ra.

– Xét nghiệm phương pháp virus HPV: Là phương pháp áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khuyếch tán các đoạn gen. Khắc phục nhược điểm của Pap smear, có thể phát hiện các HPV 16 dương tính. Những bênh nhân có kết quả âm tính với  HPV nguy cơ cao có thể quay lại tầm soát sau 3-5 năm.

Các phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo,… có thể được áp dụng trong quá trình thăm khám.

3. Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

– Khám tầm soát ung thư cổ tử cung dành cho phụ nữ trên 21 tuổi. Không áp dụng đối với đối với người 21 tuổi, không áo dụng cho cách tính tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

– Thông thường thực hiện cho phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi, tần suất thực hiện phương pháp Pap smear là 3 năm/lần. Trong độ tuổi này không áp dụng xét nghiệm HPV, bởi tần suất bị nhiễm HPV sinh ung không cao khoảng 20%, HPV có thể biến mất nên có thể không can thiệp.

– Phụ nữ từ 30 – 64 tuổi nên thực hiện cả 2 xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm/lần, hoặc thực hiện Pap smear 3 năm/lần.

4. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

Virus HPV

Human Papilloma Virus

Đây là  loại virus lây nhiễm và gây ra các bệnh về sinh dục cho cả nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân gay ra nguy cơ cao dẫn đến bệnh quái ác ung thư cổ tử cung. Có đến 30-40 chủng gây ra các bệnh về đường hậu môn- sinh dục. Virus HPV nguy cơ thấp thường gây ra các bệnh mụn cóc sinh dục, sủi mào gà, u nhú,.. Loại virus HPV nguy cơ cao có khoảng 15 chủng gây ra ung thư đặc biệt chủng 16 và 18

Quan hệ tình dục sớm và quan hệ nhiều người

 Loại virus HPV lây nhiễm qua đường sinh dục, kể cả nam và nữ đều mắc phải. Khi bạn quan hệ với nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh cự kì cao.

Sử dụng các chất kích thích

Không chỉ có ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác đều nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy,… Hệ miễn dịch sẽ ngày càng bị suy giảm, sức đề kháng kém đi thì các tế bào này càng phát triển mạnh

Yếu tố gen di truyền

Theo các cuộc nghiên cứu khoa học quốc tế, đã chứng minh rằng phụ nữ mang cấc trúc di truyền mang tế bào gây bệnh. Thế hệ sau có nguy cơ mắc di truyền cao hơn những người bình thường.

Sinh nở quá sớm

Cơ thể phụ nữ hoàn thiên đầy đủ ở độ tuổi trên 22. Nếu bạn lập gia đình và quan hệ sớm trước thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Phụ nữ có 3 con trở nên có tỉ lệ mắc cao hơn người bình thường.

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục

Khi sử dụng thuốc tránh thai liên tục sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và hệ lụy ảnh hưởng có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Thay vì sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì hãy sử dụng biện pháp bảo vệ khác: sử dụng bao cao su,…

Tiền sử các bệnh tình dục

Các bệnh phụ khoa như viêm âm hộ, âm đạo, lẩu, giang mai,… Những bệnh lí này không được chữa trị kịp thời sẽ càng làm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Vì vậy mà hãy chú ý đến việc tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm và có phác đồ điều trị khoa học của bác sĩ.

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Tại Vinh

Độ tuổi có khả năng cao mắc ung thư cổ tử cung?

Theo nhiều nghiên cứu y tế hiện nay cho rằng : ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi 40-60, nhưng thường gặp nhất với những người 50-55 tuổi. Tuy vậy, mầm mống gây bệnh là vi rút HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục hiện nay ngày càng sớm hơn, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi đời còn rất trẻ.

Nếu được phát hiện từ sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ đạt 85-90%, giảm dần đến giai đoạn II còn 50-75%, giai đoạn III chỉ 25-40% và dưới 15% người bệnh ở giai đoạn IV còn sống sau năm năm.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5.000 ca mắc mới, 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này.Nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc ung thư cổ tử cung là do phát hiện muộn. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, ung thư cổ tử cung là căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng phần lớn những bệnh nhân đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không cao.

Tâm lý chủ quan cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ chủ quan, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn. Tuy nhiên, trên thực tế, UTCTC có thể mắc ở bất cứ ai, vì 99,7% nguyên nhân gây UTCTC là do lây nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dai dẳng, kéo dài. Trong khi đó, trên 80% phụ nữ đã có quan hệ tình dục có khả năng lây nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.

Tại Việt Nam, vacxin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007, có hiệu quả phòng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung gây ra bởi 2 chủng HPV 16, 18. Bên cạnh đó, văcxin còn tác dụng phòng mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục (âm đạo, âm hộ…).

Các khuyến cáo tầm soát hiện nay áp dụng cho phụ nữ trên 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục. Ngoài ra, khi có các triệu chứng bất thường về phụ khoa như ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, huyết trắng kéo dài… chị em cần đến khám bác sĩ ngay.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam có đến 5.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, trong đó có khoảng một nửa ca bệnh gây tử vong. Tính trung bình mỗi ngày có 14 người mắc ung thư, trong đó bảy người tử vong vì căn bệnh này. 99,7% nguyên nhân gây bệnh do vi rút HPV gây ra, nó không có triệu chứng điển hình mà nhìn vào có thể biết được. Ngay cả giai đoạn tiền ung thư cũng không có biểu hiện rõ ràng. Để phát hiện bệnh, phụ nữ nên đi khám phụ khoa đều đặn, làm các biện pháp sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung tại Vinh, tiêm vắc xin ngừa HPV.