Phòng Khám Nhà Giáo / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Phòng Khám Vietlife Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20

Từ xưa, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” kính trọng và biết ơn các thầy giáo cô giáo đã trở thành đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhằm phát huy truyền thống đó, hàng năm cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tập thể CBNV, bác sỹ, dược sỹ Công ty Cổ phần Cẩm Hà và phòng khám Vietlife lại cùng nhau gặp gỡ, bày tỏ lòng tôn kính đến những người thầy giáo, cô giáo của mình. 

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ngày nhà giáo Việt Nam

Mở đầu chương trình, là những tiết mục văn nghệ đặc sắc “Hồn quê”, “Người thầy năm xưa”, tiết mục múa Quê Tôi,…

Tiếp theo chương trình là lời phát biểu của Giám đốc – BS Nguyễn Ánh Vân, cô gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy, các cô và toàn thể các bác sỹ đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp cứu người và trồng người. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, Cẩm Hà – Vietlife luôn trân trọng và gìn giữ những tình cảm thiêng liêng ấy. Ngày 20/11 luôn là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của công ty, là ngày để mỗi cán bộ nhân viên bày tỏ lòng kính yêu đến các nhà giáo, các thầy cô của mình.

Tiếp tục chương trình là lời chia sẻ của GS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thị Dụ – Giám đốc chuyên môn phòng khám Vietlife MRI Trần Bình Trọng. Cô chia sẻ về những mong muốn, những ước nguyện và ý nghĩa thiêng liêng của những thầy trong nghề y. Cô cũng bày tỏ niềm tự hào và lòng tin tưởng vào sự phát triển của hệ thống trong tương lai.

Thay cho lời cảm ơn chân thành nhất, tập thể CBNV Vietlife – Cẩm Hà đã dành tặng những bó hoa tươi thắm nhất gửi đến những nhà giáo, các thầy, các cô để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng của mình.

Một số hình ảnh tại buổi lễ kỉ niệm 

Buổi lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người, biết bao cảm xúc dâng trào. Tập thể CBNV đều đồng lòng xây dựng hệ thống ngày càng vững mạnh. Với phương châm: “Sức khỏe và niềm vui sống của bạn là sứ mệnh của chúng tôi”,  Cẩm Hà – Vietlife xin cam kết mang đến cho những khách hàng những dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe với chất lượng tốt nhất bằng sự tận tâm và đạo đức nghề nghiệp.

Vì sao bạn nên chọn Vietlife

Phòng khám đạt chuẩn quốc tế

Đội ngũ bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành

Chi phí khám bệnh chỉ từ

300.000 vnđ

Đăng ký tư vấn khám chữa bệnh

Lịch Khám Của Các Giáo Sư, Tiến Sĩ

Trải qua hơn hai chục năm hình thành và phát triển, Phòng khám Đa khoa Bình Minh đã quy tụ được một đội ngũ với nhiều Giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, có nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài. Nhờ đó Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng, Truyền nhiễm …

– Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (2005) – Thành viên Hội Tim mạch Pháp – Thành viên Hội Tim mạch Hoa Kì – FACC – Thành viên Hội Tim mạch Âu châu – FESC – Thành viên Hiệp hội Tim mạch Đông Nam Á – Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Đông Nam Á (2008-2010) – Chủ tịch Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (từ năm 2004). Nguyên Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc gia – Bv Bạch Mai. Danh hiệu Thầy thuốc nhân dân. Anh hùng Lao động.

* Lịch khám: Gọi điện thoại để đăng ký và biết lịch khám cụ thể.

– Chuyên viên đầu ngành Tiêu hoá – Gan Mật. – Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội Tiêu hóa, Bv TWQĐ 108 – Chủ tịch hội Khoa học Tiêu hoá Việt Nam.

* Lịch khám: Sáng Thứ 3, từ 8h-11h30

– Chuyên viên đầu ngành Nội khoa -Truyền nhiễm – Nguyên Phó Giám đốc BVTW Quân đội 108.

* Lịch khám: Sáng Thứ 2, từ 8h-11h30

– Chuyên viên đầu ngành Tim mạch – Trưởng phòng Thấp Tim – P.Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc gia – Bv Bạch Mai

* Lịch khám: Sáng Thứ 6, từ 8h-11h30

5) P.Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Đỗ Gia Tuyển

– Tiến sĩ Y khoa du học và bảo vệ Tiến sĩ tại Nhật Bản – Trưởng khoa Thận Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai – Phó trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, – Trưởng Phân môn Thận-Tiết niệu, trường Đại học Y Hà Nội

* Lịch khám: Sáng Thứ 7, từ 8h-12h30

– Nguyên Bác sĩ Nội trú Viện Tim mạch Quốc gia – Tiến sĩ Y khoa, đã học tập và làm việc tại Pháp – Phó Giám đốc phụ trách cơ sở 2 – Bệnh Viện Tim Hà Nội

* Lịch khám: Gọi điện thoại để đăng ký và biết lịch khám cụ thể.

7) Tiến sĩ – Bác sĩ Bùi Hải Bình

– Nguyên Bác sĩ Nội trú Đại học Y Hà Nội – Tiến sĩ – Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

* Lịch khám: Sáng Thứ 7, từ 8h-12h30; Chiều thứ 2 từ 17h-18h30.

– Nguyên Bác sĩ Nội trú Đại học Y Hà Nội – Tiến sĩ – Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

* Lịch khám: Sáng Chủ nhật, từ 8h-12h30. Chiều thứ Tư, từ 17h00- 18h30

9) Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy Trưởng khoa Nội tiết – Tiểu đường Bệnh viện Bạch Mai. Giảng viên Bộ môn Nội trường Đại Học Y Hà Nội . Tổng thư ký hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam.

10) Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thị Ngọc Lan

Tiến sĩ – Bác sĩ khoa Nội bệnh viện Tim Hà Nội.

Giáo Sư, Tiến Sỹ Trương Việt Bình

GS.TS Trương Việt Bình

GS.TS Trương Việt Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – được biết đến là một trong những người có đóng góp lớn trong việc phát triển về Y Dược học cổ truyền (YDHCT) của dân tộc phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Gần 40 năm gắn bó với nghề, Giáo sư không chỉ trực tiếp thực hiện việc khám và chữa trị bệnh mà còn say mê nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Hàng chục đề tài khoa học đã được Giáo sư nghiên cứu thành công, nhiều báo cáo khoa học đã được công bố tại các hội nghị trong nước và quốc tế, nhiều cuốn sách chuyên ngành do Giáo sư thực hiện hoặc tham gia biên soạn đã được xuất bản,… Đặc biệt, từ hơn chục năm qua, bằng tất cả tâm sức của mình, chúng tôi Trương Việt Bình đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Học viện, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực YDHCT. Ông là một trong những tri thức giàu tâm huyết, sáng tạo đã có nhiều cống hiến và dũng cảm chấp nhận thử thách để đi đến thành công phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước. Gần đây, ông đã vinh dự được nhận bảng vàng vinh danh trí thức tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển thủ đô tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội.

Là con người gần gũi, thân tình,một lòng tận tâm với nghề. Với chúng tôi Trương Việt Bình, mang được niềm vui, hạnh phúc khỏi bệnh và sức khỏe đến cho mọi người chính là hạnh phúc của ông, là sự nghiệp cao quý mà ông theo đuổi bằng tất cả tâm sức của mình. Sinh ra và lớn lên ở Núi Nưa – huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa, cuộc sống thuở thiếu thời của Giáo sư Trương Việt Bình cho dù được gia đình lo cho học hành đến nơi đến chốn, nhưng những vất vả ở làng quê thời đất nước có chiến tranh vẫn đeo bám hàng ngày, để khi lớn lên một chút, khát vọng được cống hiến, được góp sức mình cho quê hương, đất nước phát triển luôn cháy bỏng trong suy nghĩ của ông. Muốn vậy, phải có kiến thức. Ông không chỉ chăm học mà còn học rất giỏi, thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội năm 1972 nhưng đất nước chiến tranh, như những thanh niên thời bấy giờ, ông đã xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường nhập ngũ đầu năm 1975, vào bộ đội ông làm gác cổng ở Quân y 105 và tham giavác thuốc ở kho A (tổng kho thuốc của quân đội) 6 tháng trời, chỉ tiêu 6 tấn/ngày đến thoái hóa và thoát vị cả 10 đốt cột sống. Năm 1978 hoàn thành nghĩa vụ của người lính, chàng thanh niên Trương Việt Bình trở về trường tiếp tục học tập, rồi sau đó trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện, thực hành ở Bệnh viện Đông y Trung ương 4 năm trời. Học xong, ông được điều về Bệnh viện Việt – Xô; sau đó được cử đi làm nghiên cứu sinh, rồi lại được điều về Đại học Y Hà Nội… Năm 1999, Giáo sư Trương Việt Bình đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Trung cấp y học cổ truyền Tuệ Tĩnh 1 Bộ Y tế (tiền thân của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam ngày nay). Đi từ không đến có, ông phải thuyết phục tới 5 bộ ngành đồng thuận, hơn nữa phải có bệnh viện thực hành, hệ thống đào tạo, viện nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống chuyển giao công nghệ… mà lúc đó cả trường chỉ có 30 giảng viên. Cuối cùng, ông đã hoàn thành được tâm nguyện của mình. Đến nay, nhờ những nỗ lực rất lớn của ông và sự chung sức chung lòng của tập thể, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với hơn 500 cán bộ, nhân viên; đào tạo đa hệ, từ Trung cấp tới Đại học, Cao học…Học viện đã đào tạo được trên 800 bác sĩ y học cổ truyền, 1.080 y sỹ, dược sỹ và Cao đẳng điều dưỡng, 40 Thạc sĩ, 120 Bác sỹ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2, và Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở của Học viện đã xét được 11 phó giáo sư…

Hàng năm Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam tuyển sinh 1.000 sinh viên đại học YHCT và dược sĩ đại học YHCT. Tổng số sinh viên hiện đang theo học là 5.000 cùng với hơn 100 học sau đại học; Mỗi năm Học viện đào tạo 10 tiến sĩ YHCT, 40 thạc sĩ YHCT đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc YHCT, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Bệnh viện Tuệ Tĩnh của Học viện do ông trực tiếp kiêm Giám đốc có 250 giường; hàng năm công suất đều đạt 150-160% chỉ tiêu, nhưng viện phí chỉ thu từ 11-13 tỷ đồng mỗi năm, cũng bởi ông luôn muốn bệnh nhân đỡ khó khăn. Nhiều năm liền bệnh viện liên tục đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện.

Kể về sự lớn mạnh của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, không thể không nhắc tới vai trò và tâm sức của chúng tôi Trương Việt Bình. Ông làm việc không kể thời gian, công sức để cốt sao Học viện ngày một phát triển, bệnh nhân được chữa trị ngày một tốt hơn, nền y dược học cổ truyền ngày một phát huy được nhiều hơn giá trị quý báu phục vụ con người. Ở chúng tôi Trương Việt Bình, lòng nhân hậu, sự cảm thông chia sẻ với người bệnh luôn gắn liền với nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ông tâm sự: ” Y đức là điều đầu tiên phải có ở người thầy thuốc. Nhưng quan trọng nữa là người thầy thuốc phải giỏi nghề để cứu chữa người bệnh…Đào tạo thầy thuốc là phải tạo ra sản phẩm hoàn hảo, vừa có tài, vừa phải có tâm, như thế mới trị được bệnh, cứu được người”. Theo ông, “Giảng đạo lý bao nhiêu cũng không thấm bằng một lần được tận mắt chứng kiến sự khổ ải của bệnh nhân. Những hình ảnh ấy làm cho tình yêu con người trỗi dậy và là hành trang về giá trị nhân bản của người thầy thuốc trong suốt cuộc đời mình”. Cũng từ cái Tâm ấy, hằng năm, Học viện đều tổ chức đưa cán bộ giảng dạy cùng học viên đi tới vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào, nhất là những người nghèo ở Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình… Chăm sóc người cao tuổi, cựu chiến binh, học sinh phổ thông ở địa phương. Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí với chi phí hàng trăm triệu đồng cho 10 xã với hàng nghìn người ở vùng bị bão lụt thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, đào tạo miễn phí kĩ thuật viên xoa bóp bấm huyệt cho hơn 1.000 người khiếm thị trong cả nước

Thời gian đã minh chứng cho những cống hiến to lớn của Giáo sư Trương Việt Bình cho nền Y dược học dân tộc. Ông không chỉ thành công trong công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, đưa một trường trung cấp bé nhỏ thành một Học viện uy tín; ông còn có nhiều dự án, ý tưởng lớn để nâng tầm cây thuốc Việt Nam, phát huy được bàn tay chữa bệnh tài hoa của người Việt Nam, mang niềm vui hạnh phúc đến cho mọi người. Sự phát triển của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam hôm nay thật sự mang đến niềm tin, niềm hy vọng và cả sự khâm phục của nhân dân trong việc phát huy vốn quý của dân tộc để chữa bệnh cứu người. Đối với chúng tôi Trương Việt Bình, chỉ có làm tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt người bệnh và mang được nụ cười, niềm vui đến với cộng đồng, mới làm cho ông thanh thản và hạnh phúc. Đó là những tấm Huân chương cao quý nhất mà ông có được từ nhân dân. Gặp gỡ ông trong một chiều đông lạnh giá với nhiều công việc tất bật chuẩn bị cho kế hoạch từ thiện đến với đồng bào các dân tộc anh em ở các tỉnh miền núi phía bắc. Với gương mặt rạng ngời, nụ cười tươi sáng thể hiện niềm lạc quan, tự tin, yêu đời, ông luôn là người thầy thuốc tận tâm với anh em dòng họ và nhân dân cả nước. Chào xuân Bính Thân 2016, kính chúc ông – người thầy đáng kính sống mãi trong lòng dân sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.

Khám Phá 3 Bí Quyết Chữa Đau Họng Khàn Tiếng Cho Thầy Cô Giáo

10:22 – 13/01/2019

Tác giả: Khánh Vũ /Chuyên gia cố vấn: Chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Nhiều người vẫn hay nói vui giáo viên là “nghề nói nhiều” bởi tính chất nghề nghiệp của họ luôn phải giảng bài cho học sinh mỗi ngày, mỗi giờ. Chính vì vậy mà viêm thanh quản, viêm họng, ho khàn… dẫn đến đau họng, khàn tiếng là căn bệnh nghề nghiệp mạn tính của nhà giáo. Tuy đây là vấn đề dai dẳng nhưng không phải là không có biện pháp chữa đau họng khàn tiếng cũng như phòng ngừa.

3 giải pháp chữa đau họng khàn tiếng

Với 3 biện pháp đơn giản từ chế độ sinh hoạt hàng ngày, khàn tiếng đau họng sẽ không làm khó bạn nữa:

Giải pháp chữa đau họng khàn tiếng

Để chữa trị và phòng bệnh viêm họng, thầy cô nên tìm cách tăng sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất để bảo vệ niêm mạc họng như: Uống trà mật ong thường xuyên giúp giảm sự đau rát cổ họng; ăn nhiều hành, tỏi, gừng, chanh giúp long đờm, giảm đau, hoặc những thực phẩm giàu tiền sinh tố A và C tăng sức đề kháng… Một số cách chữa đau họng khàn tiếng hiệu quả bằng món ăn như cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng; ngậm quất kèm theo muối vừa giúp cổ họng được sát trùng vết thương, vừa giúp quá trình hồi phục những viêm sưng được diễn ra nhanh chóng. Nếu khàn tiếng, mất tiếng thì dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt.

Tập thói quen uống nhiều nước; chỉ nên uống nước ấm, nóng thay vì nước lạnh hoặc nước đá khi khát. Nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, các đồ uống nóng như cà phê, nước gừng, sữa ấm lại có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa viêm họng. Tính nóng của các đồ uống có thể xoa dịu vết thương ở cổ họng nhanh chóng và hiệu quả.

Uống nhiều nước giảm đau họng khàn tiếng

Khi họng có dấu hiệu đau và viêm, thầy cô không nên nói nhanh, tần suất hoạt động của giọng nói cũng nên được giảm xuống. Với những thầy cô có tiền sử bị đau họng, khàn tiếng đã có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị vì điều trị không đúng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Dùng bộ khuếch đại âm thanh khi khàn tiếng mất tiếng

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ âm thanh trong quá trình giảng dạy như các loại máy trợ giảng. Đây là những sản phẩm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của giáo viên hàng ngày. Với mô hình giảng đường lớn, có thể lên tới hàng trăm sinh viên, việc truyền đạt thông tin tới sinh viên một cách thông thường sẽ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nhờ bộ khuếch đại âm thanh lớn của thiết bị hỗ trợ giảng dạy, giáo viên chỉ cần nói vừa đủ nghe là toàn bộ học sinh có thể tiếp nhận toàn bộ thông tin bài giảng. Như vậy giáo viên sẽ tránh nói to vì sẽ rất dễ làm tổn thương họng.

Bên cạnh 3 giải pháp đơn giản bên trên, các thầy cô giáo có thể nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bằng cách sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên dựa trên các bài thuốc cổ truyền đã được cha ông ta tích lũy từ hàng ngàn năm tới nay, vì đây đang là lựa chọn của các chuyên gia trong việc phòng và hỗ trợ điều trị khàn tiếng đau họng.

Nổi bật trong các dòng sản phẩm từ thiên nhiên đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có thành phần từ các loại thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Đây là sự kết hợp độc đáo có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, tăng cường đề kháng, bảo vệ thanh quản. Từ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng như khàn tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giảm đau họng.

Tiêu Khiết Thanh giúp phòng ngừa khàn tiếng đau họng

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Là giáo viên dạy tiểu học, anh Trương Hữu Quân (sinh năm 1977, trú tại Ấp 4, Long Điền Đông A, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu – SĐT: 0383.666.757) bị khàn tiếng, hụt hơi do polyp dây thanh, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học. Anh chia sẻ TẠI ĐÂY.

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều trong thời gian dài nên giáo viên dễ bị đau họng, khàn tiếng. Vậy những trường hợp này sử dụng Tiêu Khiết Thanh được không? chúng tôi Nguyễn Thị Ngọc Dinh giải đáp trong video sau đây: