Tiến Sỹ, Lương Y Quốc Gia Ngô Đức Vượng

Lương y Ngô Đức Vượng, nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội. Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm, ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình và còn cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.

– Quê quán: Hải Hậu-Nam Định

– Vào Đại Học năm 1960, tốt ngiệp năm 1964 tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHà Nội).

– 1964-1968: Cán bộ giảng dạy tại ĐHQGHà Nội

– 1968-1972: Nghiên cứu sinh tại PRAHA Tiệp

– 1973-1977: Giảng viên ĐHQGHà Nội

– 1977-1992: Phụ trách khoa sinh ĐH Đà Lạt

– Từ năm 1992 đến nay: Nghỉ hưu, nghiên cứu khoa học và viết sách và ứng dụng về Đông Y Học Cổ Truyền, châm cứu, năng lượng sinh học, cảm xạ học thực dưỡng.

Những thành tựu đạt được

– Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần, tiêu biểu như cuốn:

Minh triết trong ăn uống của phương Đông.

Tôn giáo và đời sống.

Con người và năng lượng sinh học.

Lắng nghe sự sống

Suy ngẫm cuộc đời,…

Cuốn sách này đi sâu phân tích những nghiên cứu trong ăn uống theo truyền thống và triết lý thực dưỡng phương Đông vừa khoa học, vừa có tính đại chúng dễ hiểu, dễ làm. Không chỉ nghiên cứu, tổng hợp mà tác giả đã chiêm nghiệm thực tiễn trong nhiều năm, như ăn chay trường, ăn gạo lứt muối mè, nhịn ăn chữa bệnh cho chính mình và giúp cho nhiều người thực hành tự chữa bệnh, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe. Với thiện chí đem lại sức khỏe và trị bệnh không dùng thuốc, ít tốn kém… cho cộng đồng.

– Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQGHà Nội

– Liên tục là lao động tiên tiến

– Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất

Các hoạt động thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng

– Khám chữa bệnh từ năm 1990 đến nay

– Tìm mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt hoạt và sản xuất cho đồng bào Tây Nguyên

– Thuyết trình phổ biến trong cộng đồng từ năm 1992- nay về thực dưỡng theo nguyên lý âm dương, xây dựng nền văn hóa sức khỏe.

Tự chữa khỏi căn bệnh ung thư cho mình

Lương y Ngô Quốc Vượng 48 tuổi bị ung thư đại tràng nhưng ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng cách nhịn ăn kết hợp phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Sau 4 tháng sức khỏe của ông đã hoàn toàn khỏe mạnh.

Hiện tại, lương y đã 76 tuổi sức khỏe vẫn dồi dào, tinh thần minh mẫn. Cho đến nay, hơn 30 năm ông chưa từng phải đến bệnh viện và uống một viên thuốc tây nào. Ngoài ra, lương y còn cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.

Lương Y Ngô Đức Vượng: Uống Nước Kiểu Này Nguy Hiểm Vô Cùng

Nước là vấn đề cực kỳ quan trọng, vô cùng quan trọng. Không có nước không thể sống được. Mọi chu trình sinh hóa trong cơ thể chúng ta đều diễn ra trong môi trường nước.

Cho nên, muốn biết một hành tinh xa xôi nào có sự sống hay không, không phải tìm cái gì xa xôi cả, chỉ cần xem ở đó có nước hay không. Nếu có nước, chắc chắn có sự sống.

Nước quan trọng như vậy, nên người ta lợi dụng cái này quá nhiều. Cái gì cũng vậy thôi, có chừng mực của nó. Thuốc bổ quan trọng không? Nhưng uống nhiều chết liền.

Thực ra nhu cầu con người không nhiều nước đến thế. Thứ nhất, bởi vì trong thức ăn của chúng ta đã có rất nhiều nước, trong cơm trên 70% là nước, trong rau trên 80% là nước, trong canh trên 90% là nước. Cho nên, ăn no là đủ nước rồi. Uống chỉ là bổ sung thêm thôi.

Thứ hai, uống nước nhiều máu loãng ra, làm hàm lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Vì vậy, nếu tim đập bình thường không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên sẽ suy sụp. Vì vậy tim rất khôn ngoan, đập nhanh hơn để đủ hồng cầu nuôi cơ thể.

Tôi không cần dài dòng, tôi chỉ cần đặt tay vào mạch, người nào đập nhanh là uống nước nhiều.

Uống nước nhiều, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi; cho nên các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu chóng già, chóng chết.

Giống như ta câu một con cá ở độ sâu 20m lên đây chết luôn. Vì sao vậy? Vì nó ở nhiệt độ áp suất cao lên đây sẽ nổ bong bóng chết luôn.

Khi ta uống nhiều nước vào, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi là nguy hiểm vô cùng.

Quan niệm “uống nhiều nước để thải độc” rất nguy hiểm

Thế rồi người ta còn quan niệm uống nước nhiều để tạo chênh lệch nồng độ để mà đào thải. Đây là một quan niệm cực kỳ sai!

Tôi xin chứng minh, con tôm, con cua, con sò, con hến cần canxi để xây dựng cái vỏ của nó. Nhưng những con đó không thể gặm cả một cục canxi mà phải lấy canxi từ nước để xây dựng cái vỏ của nó. Hàm lượng canxi trong vỏ nó gấp hàng triệu lần hàm lượng canxi trong nước.

Thế nhưng, canxi trong nước vẫn đi vào trong vỏ nó để cho vỏ nó lớn lên. Bằng chứng không thể cãi lại. Bởi vì cơ thể sống khác hẳn vật chất vô sinh. Cơ thể sống có khả năng vận chuyển chất ngược nồng độ từ thấp lên cao.

Mồ hôi, nước tiểu ta là từ máu ra. Hàm lượng chất độc trong mồ hôi, nước tiểu cao hơn nhiều so với máu, nhưng mà các chất độc vẫn từ máu đi ra. Nó đi ngược chiều.

Rồi vỏ trứng, canxi mà xây lên vỏ trứng là từ đâu mang đến, từ máu mang đến, hàm lượng canxi trong máu thấp hơn vỏ trứng hàng triệu triệu lần, nhưng mà canxi vẫn cứ đi từ máu vào cung cấp cho vỏ trứng đó.

Thế rồi uống nước nhiều đi tiểu nhiều. Uống nước ít đi tiểu ít. Uống nước nhiều tiểu nhiều nhưng nước tiểu loãng. Uống nước ít tiểu ít nhưng nước tiểu đặc. Hàm lượng như nhau.

Thậm chí uống nước nhiều không đào thải được, mà chỉ có đẩy nước thôi. Cho nên chết thận, bắt thận làm việc nhiều. Nguy hiểm vô cùng!

Mập mờ nước tự do và nước cấu trúc

Rồi người ta lập luận trong cơ thể có gần 80% là nước, nên phải uống nước nhiều. Điều đó không hẳn đúng. Vì sao? Tôi xin chứng minh: Đúng là cơ thể chúng ta gần 80% là nước, nhưng 80% trong số nước đó là nằm trong nước cấu trúc, chỉ có 20% nước tự do.

Ta nói bị mất hơi nước, ta đi tiểu, ra mồ hôi là mất nước tự do, cho nên ta uống nước vào bổ sung cho phần nước tự do đó thôi, còn nước cấu trúc không ảnh hưởng. Bằng chứng rất đơn giản. Để một mớ rau hay cây rau, chậm tưới là héo ngay, đấy là mất nước tự do.

Nhưng để cái lá héo đó sấy, còn lâu nó mới khô. Người ta đã mập mờ chuyện này, không phân biệt nước tự do và nước cấu trúc, nước liên kết. Cho nên đã cá mè một lứa, đổ đồng là 80%, rất sai. Làm gì có chuyện đó!

Bằng chứng nữa là các động vật, con chó, con mèo, chúng ta có thấy nó uống nước nhiều đâu. Tôi ngày xưa chăn trâu, sáng sớm dắt trâu ra ngoài sớm để cho nó đi giải, tối về thúc nó đi vệ sinh để đi vào chuồng, một ngày nó uống một lần.

Chó mèo uống ít lắm, mèo uống rất ít. Và động vật hoang dã nó uống ít hơn. Và những con vật nó uống ít như thế, đó chính là tiếng nói của tạo hóa, tiếng nói của thiên nhiên, mà thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất, khi tôi bí cái gì tôi đều hỏi cái này thiên nhiên xử lý ra sao.

Và với uống nước, tôi hỏi thiên nhiên xử lý việc uống nước như thế nào đây. Các con vật uống rất ít, tại sao chúng ta uống nhiều nhỉ. Vô lý, vô lý đến cùng cực.

“Sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì”

Cho nên, rất nhiều lần tôi đi thuyết trình ở các cơ quan về chuyện uống nước, thì cơ quan đó điện cho tôi là sau buổi nói chuyện của tôi, lượng nước uống của cơ quan giảm đi 1/3. Tôi bảo là vẫn nhiều, giảm nữa. Ít nhất là giảm đi 2/3 mới đạt.

Phân tích tác hại của việc uống nước nhiều tôi không yên tâm, tôi viết thêm cả mục hậu họa của việc uống nước nhiều. Uống nước nhiều đã làm suy giảm cả nòi giống này đi rồi.

Và tôi kết luận hãy thương lấy trái tim của mình, nó đã vất vả làm việc từ trong bào thai ra, làm việc không được nghỉ ngơi một phút nào; thương lấy hai trái thận đã quá mệt mỏi mà uống nước ít đi.

Tạo hóa ban cho loài người từng tế bào một đã có bộ gen quy định rằng con người có thể sống từ 120-140 tuổi mà chúng ta hầu hết chưa được một nửa đó đã chết rồi.

Cho nên là, không biết tôi có sống được đến 100 tuổi không, nhưng mà tôi có sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì hết, chẳng qua là tôi ít mắc tội hơn với tạo hóa với tổ tông thôi.

* Bài viết trích từ nội dung nói chuyện của Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng với các Phật tử. Tiêu đề bài do tòa soạn đặt.

Theo Soha

Ts. Lương Y Ngô Đức Vượng, Nguyên Giảng Viên Đại Học Đà Lạt, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Lương y Ngô Đức Vượng, nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội. Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm, ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình và còn cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.

Lương y Ngô Đức Vượng

– Sinh năm: 1941

– Quê quán: Hải Hậu-Nam Định

– Vào Đại Học năm 1960, tốt ngiệp năm 1964 tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHà Nội).

– 1964-1968: Cán bộ giảng dạy tại ĐHQGHà Nội

– 1968-1972: Nghiên cứu sinh tại PRAHA Tiệp

– 1973-1977: Giảng viên ĐHQGHà Nội

– 1977-1992: Phụ trách khoa sinh ĐH Đà Lạt

– Từ năm 1992 đến nay: Nghỉ hưu, nghiên cứu khoa học và viết sách và ứng dụng về Đông Y Học Cổ Truyền, châm cứu, năng lượng sinh học, cảm xạ học thực dưỡng.

Những thành tựu đạt được

– Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần, tiêu biểu như cuốn:

Minh triết trong ăn uống của phương Đông.

Tôn giáo và đời sống.

Con người và năng lượng sinh học.

Lắng nghe sự sống

Suy ngẫm cuộc đời,…

Cuốn sách này đi sâu phân tích những nghiên cứu trong ăn uống theo truyền thống và triết lý thực dưỡng phương Đông vừa khoa học, vừa có tính đại chúng dễ hiểu, dễ làm. Không chỉ nghiên cứu, tổng hợp mà tác giả đã chiêm nghiệm thực tiễn trong nhiều năm, như ăn chay trường, ăn gạo lứt muối mè, nhịn ăn chữa bệnh cho chính mình và giúp cho nhiều người thực hành tự chữa bệnh, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe. Với thiện chí đem lại sức khỏe và trị bệnh không dùng thuốc, ít tốn kém… cho cộng đồng.

– Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQGHà Nội

– Liên tục là lao động tiên tiến

– Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất

Các hoạt động thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng

– Khám chữa bệnh từ năm 1990 đến nay

– Tìm mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt hoạt và sản xuất cho đồng bào Tây Nguyên

– Thuyết trình phổ biến trong cộng đồng từ năm 1992- nay về thực dưỡng theo nguyên lý âm dương, xây dựng nền văn hóa sức khỏe.

Tự chữa khỏi căn bệnh ung thư cho mình

Lương y Ngô Quốc Vượng 48 tuổi bị ung thư đại tràng nhưng ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng cách nhịn ăn kết hợp phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Sau 4 tháng sức khỏe của ông đã hoàn toàn khỏe mạnh.

Hiện tại, lương y đã 76 tuổi sức khỏe vẫn dồi dào, tinh thần minh mẫn. Cho đến nay, hơn 30 năm ông chưa từng phải đến bệnh viện và uống một viên thuốc tây nào. Ngoài ra, lương y còn cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.

Lương Y Nguyễn Công Đức

Lương y Nguyễn Công Đức – ” Cây cổ thụ ” trong y học dân tộc Việt Nam

Việt Nam ta luôn luôn tự hào vì là một trong những nước có truyền thống lâu đời về việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên làm thuốc. Và người luôn đi đầu và trong việc nghiên cứu, bào chế không ai khác đó là lương y Nguyễn Công Đức.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và bào chế thuốc Đông y. Ông luôn là niềm cảm hứng và tấm gương cho mọi dược sĩ sau này nôi theo.

Hiện tại, lương y Nguyễn Công Đức đang là giảng viên khoa y học cổ truyền của đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian làm nghề giáo, ông vẫn luôn cùng các học viên của mình nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm thảo dược hiệu quả. Giúp người dẫn hỗ trợ nhiều căn bệnh nan giải.

Vừa là một dược sĩ Đông y và giảng viên, ông luôn luôn nung nấu ý định việc những quyển sách về thảo dược, cây thuốc nhằm giúp các thế hệ mai sau có tư liệu tiếp bước niềm đam mê Đông y. Ông cho ra đời những quyển sách như “Thuật Ngữ Đông Y”, ” Thuốc Nam” nổi tiếng.

Không chỉ vậy, ông còn sắp xếp nhiều thời gian để đi thăm khám, chữa bệnh cho nhiều người dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung và vùng núi Tây Nguyên. Sau những chuyến thăm khám đó, ông còn truyền bá cho người dân những bài thuốc dân gian, chữa các bệnh thường gặp để người dân có thể thực hiện tại nhà.

Không chỉ là một lương ý tốt. Ông còn tham gia vào những tổ chức y tế của nước nhằm chung tay giúp đỡ người dân Việt. Hiện nay, ông đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương mại Công Đức, Trưởng phòng khám Đông y Công Đức. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Đông y TP. HCM.

Những thành tựu mà lương y Công Đức đạt được

Với những gì mà lương y Nguyễn Công Đức đã đóng góp cho ngành Đông dược Việt Nam. Ông đã được Nhà nước ta trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như:

Ngoài ra, còn nhiều bằng khen và giấy khen khác trong ngành.

Những phần thưởng trên một lần nữa khẳng định được tài năng và sự đóng góp to lớn của ông trong những năm qua.

Các sản phẩm nổi tiếng của lương y Công Đức nghiên cứu

Dựa trên những kiến cứu và sự hiểu biết của bản thân. Ông đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm nổi tiếng hiệu quả. Ông đã biến những cây cỏ tưởng chừng là bình thường trở thành những thảo dược vô cùng hữu ích.

Một số sản phẩm thảo dược nổi tiếng bao gồm như:

– Trà Bổ Thận: Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, hỗ trợ cho những người yếu sinh lý.

– Thanh Nhiệt: Giải độc, mát gan, tăng cường sức đề kháng.

– Hồi xuân thận khí: Giảm các tình trạng đau nhức, mỏi gối, tay chân, tráng dương, khỏe gân cốt.

– Thanh Can: Tăng cường sức khỏe, tiêu độc thanh nhiệt.

– Thập toàn đại bổ: Giúp hỗ trợ những người bị suy nhược cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh.

– Kim quỹ thận khí: Mạnh gân cốt, hỗ trợ sinh lý nam hiệu quả.

– Tụy viêm: Hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu, nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

– Đại tràng: Hỗ trợ tiêu hóa, đại tiện nhiều lần trong ngày.

– Vị quản thống: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, niêm mạc, kiện tỳ.

Ngoài những sản phẩm trên ông còn nghiên cứu và hỗ trợ nhiều bài thuốc Nam khác để hỗ trợ uống theo thang.

Các Đài Truyền Hình Đã Mời Lương Y Công Đức Tham Gia Các Chương Trình Hữu Ích Về Sức Khoẻ Như:

Với những gì đã đóng góp, lương y Công Đức được nhiều người ghi nhận là một lương y tận tâm với người dân. Vì lẽ đó, nhiều đài truyền hình đã mời ông để chia sẻ kinh nghiệm tại các chương trình về sức khỏe như:

– Chương trình Món ăn bài thuốc

Một số hình ảnh Lương y Công Đức chia sẻ kinh nghiệm cho các nhân viên tại đơn vị chúng tôi (Công ty TNHH Siêu Thị Sống Khỏe)

Lương y Công Đức đến truyền đạt những kiến thức cho nhân viên đơn vị chúng tôi

Như vậy, thông qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật về lương y Công Đức. Người có những đóng góp to lớn cho ngành Đông dược Việt Nam ta. Hy vong, lương y Công Đức sẽ tìm ra những phương thuốc mới giúp người dân Việt nhiều hơn. Thông qua bài viết này. chúng tôi cũng thay mặt tất cả mọi người gửi lời cảm ơn đến Ông, người lương tận tâm với người bệnh. Chúc ông luôn có thật nhiều sức khỏe. Cảm ơn ông Lương y Nguyễn Công Đức.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay vào số HOTLINE: 1900 2061 hoặc truy cập vào Website: chúng tôi để được chúng tôi tận tình giải đáp.

Vị Lương Y Luôn Lấy Đức Làm Đầu

TĐKT- 38 năm gắn bó với nghề đông y, với cái tâm, cái đức của một người thầy thuốc, lương y Bùi Văn Phượng (xóm Tân Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình) đã cứu sống được nhiều người bị bệnh viêm gan, u gan, xơ gan cổ chướng và là một tấm gương sáng trong chữa bệnh cứu người.

Ông Phượng (ngoài cùng bên phải) trao đổi với người bệnh

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, với mong muốn chữa bệnh, cứu người, ông đã từ bỏ tấm bằng đại học nông nghiệp để gắn bó với đông y. Sau hơn 20 năm học hỏi, năm 2001 ông được Sở Y tế Hòa Bình cấp giấy phép hành nghề chữa bệnh bằng bài thuốc nam gia truyền cho 3 loại bệnh chính là bệnh gan, bệnh thận và bệnh về đường tiêu hóa.

Theo lương y Bùi Văn Phượng, những bài thuốc trị bệnh của ông đều bắt nguồn từ thuốc nam gia truyền với nguyên liệu thuốc hoàn toàn từ tự nhiên. Cùng với sự hiểu biết về y học hiện đại ông đã kết hợp các vị thuốc thành bài thuốc trị bệnh, đưa ra phương pháp, hướng dẫn sử dụng đúng cách, để chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh nan y, bệnh cấp tính…

Với những bài thuốc của mình, ông đã chữa thành công bệnh viêm gan – xơ gan với tỷ lệ khỏi là 70 – 80%, bệnh viêm cầu thận với tỷ lệ khỏi là 80 – 90% và các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ khỏi là 70 – 75%. Năm 2006, ông được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận Người có bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng đạt hiệu quả cao.

Hàng năm số bệnh nhân tham gia khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế của ông khoảng 10.500 người, bình quân 1 ngày khoảng 35 lượt.

Cũng theo lương y Bùi Văn Phượng, thuốc đông y tuy tác động không nhanh và mạnh, lại khó uống (do đắng) nhưng với tay nghề của người thầy thuốc, tùy vào dược tính trong từng loại thảo dược, từng loại bệnh mà kết hợp các loại thảo dược khác nhau, liều lượng khác nhau để khi sử dụng an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Do vậy việc sử dụng thuốc đông y chữa bệnh là phương pháp luôn được tin dùng.

Khi số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, vấn đề đặt ra là cần chủ động được nguồn dược liệu, trong khi đó, nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Để giảm thiểu kinh phí khám, chữa bệnh, thuốc thang cho người bệnh, ông đã xây dựng vườn trồng dược liệu với nhiệu loại cây thuốc quý hiếm: Xạ vàng, xạ đen, xạ ngạn, chân chim, giả cổ lam, xa nhân, khôi nhung, dương quy, đinh lăng…, diện tích trồng 1 ha.

Bên cạnh đó, để phục vụ tốt cho công tác khám, chữa bệnh, ông đã xây khu vực sân phơi sạch sẽ rộng gần 800 m2, nhà kho lớn, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ để chứa được khoảng 50 – 60 tấn thuốc khô và lò sấy thuốc có công suất 13 – 15 tấn thuốc tươi/lần sấy. Khu vực khám, chữa bệnh rộng 160 m2 và khu vực nhà bốc thuốc rộng 150 m2. Nhờ vậy mà thuốc luôn đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, an toàn.

Không chỉ trồng tại gia đình, ông còn hướng dẫn nhân dân địa phương trong xã trồng dược liệu, cách chăm sóc, thu hoạch. Ông thu mua lại số dược liệu đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân. Hàng năm, gia đình thu mua dược liệu của nhân dân khoảng 2,5 tỷ đồng.

Với y đức của người thầy thuốc, chữa bệnh chỉ để cứu người, lương y Bùi Văn Phượng còn khám, chữa bệnh miễn phí hoàn toàn cho trên 200 bệnh nhân thuộc các đối tượng nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…

Với thời gian chữa bệnh từ 6 – 7 tháng, chi phí cho 1 bệnh nhân là 4 triệu đồng. Ông còn khám và cấp thuốc miễn phí 1 nửa cho hơn 300 bệnh nhân thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình thương binh, liệt sĩ.

Không chỉ vậy, với cương vị là người có uy tín trong cộng đồng dân cư, ông luôn tích cực tham gia các hoạt động của thôn xóm như tham gia hoà giải, giải quyết ngay từ cơ sở các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong khu dân cư. Gia đình luôn được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá và gia đình văn hoá tiêu biểu.

Với những thành tích đạt được trong những năm qua,  ông đã  vinh dự được tặng Bằng khen của Bộ Y tế, 2 Bằng khen của Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Kỷ niệm chương của Trung ương Hội Đông y Việt Nam, 2 Bằng khen của UBND tỉnh Hòa Bình. Ông còn được Hội Đông y Việt Nam phong tặng danh hiệu Lương y tiêu biểu toàn quốc.

Tùng Chi