Phát Hiện Ung Thư Máu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Cách Phát Hiện Ung Thư Máu

Những cách phát hiện ung thư máu thường dùng để xác định bệnh bạch cầu. Bên cạnh các xét nghiệm thường dùng này, bạn có thể được xét nghiệm với các xét nghiệm khác tùy thuộc vào triệu chứng và loại bệnh bạch cầu của bạn.

Các bác sĩ đôi khi tìm thấy bệnh bạch cầu sau một đợt kiểm tra máu thường xuyên. Nếu bạn có các triệu chứng gợi ý bệnh bạch cầu, bác sĩ của bạn sẽ cố gắng tìm ra những gì gây nên các vấn đề. Bác sĩ của bạn có thể sẽ hỏi bạn về bệnh sử cá nhân và lịch sử bệnh gia đình của bạn.

Khám sức khỏe: Bác sĩ của bạn kiểm tra xem có sưng hạch bạch huyết, lách hoặc gan.

Các xét nghiệm máu: là một cách phát hiện ung thư máu bạch cầu cấp

Phòng xét nghiệm làm một xét nghiệm máu hoàn toàn để kiểm tra số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu, và tiểu cầu. Bệnh bạch cầu làm cho số lượng bạch cầu ở mức rất cao. Nó còn có thể làm giảm số lượng tiểu cầu và hemoglobin, chất được tìm thấy bên trong tế bào hồng cầu.

Sinh thiết: Bác sĩ của bạn loại bỏ mô để xem các tế bào ung thư. Sinh thiết là cách phát hiện ung thư máu duy nhất để chắc chắn liệu các tế bào bệnh bạch cầu có trong tủy xương của bạn. Trước khi mẫu được lấy, gây mê tại chỗ được sử dụng để làm tê khu vực đó. Điều này giúp giảm cơn đau. Bác sĩ của bạn loại bỏ vài tủy xương từ xương chậu hoặc một xương lớn. Một nghiên cứu bệnh học sử dụng kính hiển vi để kiểm tra mô cho các tế bào bệnh bạch cầu. Có hai cách phát hiện ung thư máu, bác sĩ có thể lấy tủy xương. Một số người sẽ có cả hai cách phát hiện ung thư máu trong quy trình:

* Tủy xương nguyện vọng: Bác sĩ sử dụng một kim dày, rỗng để lấy các mẫu của tủy xương

* Tủy xương sinh thiết: Bác sĩ sử dụng một kim rất dày, rỗng để lấy những mẫu nhỏ của xương và tủy xương

Những xét nghiệm mà bác sĩ của bạn đề nghị phụ thuộc vào những triệu chứng của bạn và loại bệnh bạch cầu. Bạn có thể có các xét nghiệm khác:

* Di truyền học tế bào: cũng là một cách phát hiện ung thư máu

Phòng xét nghiệm xem các nhiễm sắc thể của tế bào từ các mẫu máu, tủy xương, hoặc hạch bạch huyết. Nếu những nhiễm sắc thể bất thường được tìm thấy, xét nghiệm có thể cho thấy dạng nào của bệnh bạch cầu mà bạn mắc. Ví dụ, những người bị CML (chronic myeloid leukemia: bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính) có một nhiễm sắc thể bất thường gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia.

* Dịch não tủy: thường gây đau đớn

Bác sĩ của bạn có thể lấy một ít dịch não tủy (chất dịch lấp đầy khoảng trống bên trong và xung quanh não và tủy sống). Bác sĩ sử dụng một kim dài, mỏng để lấy dịch từ đốt sống thấp hơn. Quy trình mất khoảng 30 phút và được gây mê tại chỗ. Bạn phải nằm bằng phẳng vài giờ sau đó để không bị đau đầu. Phòng xét nghiệm kiểm tra chất dịch cho tế bào bệnh bạch cầu các dấu hiệu của các vấn đề.

* X quang ngực: Một tia X có thể cho thấy sưng hạch bạch huyết hoặc các dấu hiệu khác của bệnh trong ngực của bạn.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư và có 150.000 trường hợp mắc căn bệnh này. Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca (năm 2000) lên 126.000 ca (năm 2010) và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca (vào năm 2023). Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý và mọi ngành nghề khác nhau.

Theo chúng tôi Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc BV K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, tuy ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng có đến 50% số bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

“Ung thư là bệnh đa hình thái, có trên 200 loại ung thư khác nhau và ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau, cho nên nếu chỉ 1 xét nghiệm máu để phát hiện tất cả các loại ung thư khác nhau là không có. Không thể xét nghiệm máu để phát hiện ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung….”- GS. Đức nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Bá Đức.

Cũng theo GS. Đức, có một số ung thư xuất tiết một số rất ít vào trong máu (rất ít), nên khi xét nghiệm máu chỉ số này cao hơn một chút chúng ta mới chỉ nghi ngờ thôi chứ chưa khẳng định, sau đó cần phải xét nghiệm chuyên sâu hơn để khẳng định. Như chỉ số AFP của ung thư gan, xét nghiệm máu nếu chỉ số trên 400ng/ml, sau đó bác sĩ cần kết hợp siêu âm gan, chụp gan, sinh thiết rồi mới khẳng định. Hay với ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm máu PSA trên 10 (bình thường chỉ 4-5) có thể nghi ngờ. Vì nhiều khi bệnh nhân viêm gan thì AFP cũng tăng hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng khiến PSA tăng.

“Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau. Khi xét nghiệm máu, người ta có thể phát hiện ra một số chất chỉ điểm như AFP, PSA, CEA… để phát hiện ung thư, tuy nhiên những chất chỉ điểm này không đặc hiệu. Người thầy thuốc chỉ định xét nghiệm máu trong một số trường hợp đặc biệt.

Với nam giới trên 50 tuổi, người ta khuyên xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm, nếu chỉ số cao thì cần tiếp tục siêu âm, sinh thiết…. để chẩn đoán. Với phụ nữ, chị em có thể tự kiểm tra ngực sau khi sạch kinh, nếu phát hiện bất thường cần đi khám ngay. Cổ tử cung, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm 1 lần. Ở các nước, những việc sàng lọc này người dân rất có ý thức đi khám. Như ở Mỹ bảo hiểm y tế còn chi trả cho việc khám sàng lọc, tuy nhiên ở ta thì chưa làm được. Đối với những người có nguy cơ cao nên đi sàng lọc phát hiện sớm như người hút thuốc lá, bị bệnh đại tràng, viêm gan mạn tính, viêm dạ dày, người bị rối loạn kinh nguyệt, người béo phì… nên đi khám định kỳ.

“Nếu nói chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì không đúng, mỗi loại ung thư có phương pháp phát hiện sớm khác nhau”- GS. Đức cho biết.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư, trong đó có điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. GS. Đức cho biết, điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc là một thành tựu khoa học rất mới, chỉ xuất hiện cách đây khoảng 10 năm trở lại đây. Người ta nghiên cứu thấy, tế bào gốc có ở một số bộ phận như trong máu ngoại vi, có rất nhiều tế bào, nhưng người ta có thể lấy được tế bào gốc. Tế bào gốc là gốc rễ của các tế bào sinh ra các tế bào khác. Có 2 loại tế bào gốc là tế bào gốc từ bên ngoài có thể thu thập ở máu cuống rốn hoặc lấy từ người khác. Bên trong có thể lấy tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Trừ ung thư máu, khi điều trị sử dụng hóa chất, thuốc, phóng xạ để diệt các tế bào máu bị ung thư đi, các tế bào miễn dịch, tế bào ung thư, hồng cầu, bạch cầu bị tiêu diệt, người ta đưa tế bào gốc vào để phục hồi, sản sinh ra tế bào máu. Còn các loại ung thư khác, tế bào gốc không chữa được ung thư.

“Sau khi chữa ung thư bằng các phương pháp hóa chất, phóng xạ, cơ thể suy sụp, mất sức đề kháng, người ta đưa tế bào gốc vào để gây dựng lại, phục hồi lại các tế bào máu, hồng cầu, bạch cầu, tế bào miễn dịch. Nếu không chữa ung thư mà dùng tế bào gốc là một sai lầm vì phải diệt tế bào ung thư trước. Tôi khẳng định tế bào gốc không chữa được ung thư mà chỉ là để phục hồi sau điều trị ung thư”- GS. Đức nói rõ.

Theo Sức khỏe đời sống

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Ung Thư Phổi

Hiện nay, các xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi được thực hiện nhanh chóng và chính xác, góp phần hỗ trợ việc chẩn đoán sớm ung thư phổi, theo dõi tiến triển và điều trị bệnh.

Ung thư phổi – bệnh ung thư phổ biến nhất

Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính, cứ mỗi phút lại có 3 người tử vong vì ung thư phổi và đáng lưu ý tình trạng hiện nay đa số bệnh nhân được chẩn đoán trễ và không còn khả năng điều trị khi đã ở giai đoạn nặng. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng, vì khả năng chữa khỏi cũng như sống lâu hơn là hoàn toàn có thể.

Nếu được phát hiện sớm thì cơ hội chữa được ung thư phổi là khá cao. Tuy nhiên, hiện nay ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao vì thường phát hiện muộn. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi với căn bệnh nguy hiểm này.

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư ngay từ giai đoạn mầm mống

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là dấu ấn khối u là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư. Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát. Các dấu ấn ung thư phổi thường là: SCC, CEA, CYFRA, NSE.

Các phương pháp chẩn đoán quan trọng khác

Kết quả xét nghiệm máu chỉ mang tính gợi ý, để chẩn đoán ung thư phổi, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như:

Chụp X-quang phổi: phương pháp này thu được hình ảnh các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: phương pháp này có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất…. Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.

Sinh thiết: nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng…

Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư phổi – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Sớm Ung Thư Gan

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u, do vậy, nhu cầu tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi xuất hiện khối u để chẩn đoán sớm là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi tiến triển của khối u và nâng cao tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 5 ở nam giới, và thứ 7 ở nữ giới với hơn nửa triệu trường hợp mắc bệnh mới được chẩn đoán mỗi năm trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây nên các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới sau ung thư phổi và dạ dày. Vào năm 2010, ước tính khoảng 754.000 người tử vong do ung thư gan. Ung thư tế bào gan nguyên phát (hepatocellular carcinoma – HCC) là dạng ung thư gan phổ biến nhất – chiếm 80% trường hợp mắc ung thư gan. Trên 80% trong số các trường hợp ung thư gan được tìm thấy ở các quốc gia ở châu Á, và khu vực châu Phi cận Sahara.

Ung thư gan – những nguyên nhân

Tuy nhiên, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u. Do vậy, nhu cầu tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi xuất hiện khối u để chẩn đoán sớm là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi tiến triển của khối u và nâng cao tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Các chỉ dấu hiện nay được sử dụng tại Việt Nam gồm:

1. Alpha-fetoprotein (AFP)

Trong số các chất chỉ dấu ung thư gan hiện nay thì AFP đã được ứng dụng trong xét nghiệm tầm soát HCC (Hepatocellular carcinoma). AFP là glycoprotein có một chuỗi đơn, trọng lượng phân tử 70kDa và carbohydrat chiếm 4%. AFP được tổng hợp chính ở gan phôi thai và túi noãn hoàng, rồi vào dịch ối, đi qua rau thai và vào máu mẹ. Nồng độ trong huyết thanh của AFP nhanh chóng giảm xuống sau khi sinh và sự biểu hiện của nó bị ức chế ở người trưởng thành. Ở người lớn khỏe mạnh, nồng độ AFP huyết thanh là 0 – 7ng/mL. Nồng độ AFP huyết thanh 20ng/mL là giá trị cắt thường được sử dụng nhất để phân biệt bệnh nhân có và không có HCC. Xét nghiệm AFP có độ nhạy 41 – 65% và độ đặc hiệu 80 – 90% khi phát hiện HCC với giá trị cắt là 20ng/mL. AFP huyết thanh có sự tương quan thuận một cách có ý nghĩa với kích thước của khối u HCC và có thể được sử dụng như một chỉ dấu có giá trị để phát hiện HCC và đánh giá giai đoạn của bệnh. Theo khuyến cáo của Hội nghiên cứu gan châu Á – Thái Bình Dương (Asian Pacific Association for the Study of the Liver -APASL) và Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ (National Comprehensive Cancer Network – NCCN) thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị HCC cần thực hiện kiểm tra AFP kết hợp siêu âm định kỳ 6 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế ở một số bệnh nhân không bị ung thư gan nhưng có nồng độ AFP tăng, ví dụ những bệnh nhân bị bệnh gan mạn, bệnh lý viêm gan, xơ gan, u quái tinh hoàn, phụ nữ có thai. Bên cạnh đó cũng có một số bệnh nhân ung thư gan nhưng AFP không tăng. Do vậy, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu về các chỉ dấu chẩn đoán ung thư gan hiệu quả hơn và kết quả, các tác giả Nhật Bản đã phát hiện hai chỉ dấu giúp phát hiện thư gan sớm quan trọng khác là AFP L3 và DCP (Des-gamma-carboxy prothrombin), DCP còn được gọi là PIVKA II (protein induced by vitamin K absence or antagonists II).

2. AFP-L3

Là một đồng đẳng (Isoform) của AFP. Ba dạng AFP được phân biệt bởi mức độ fucosyl hóa (fucosylation) của chuỗi đường gắn với N-acetylglucosamine. Các dạng này có khả năng gắn vào Lens culinaris agglutinin (LCA) với các ái lực khác nhau. AFP-L1 là loại không gắn LCA, là dạng chủ yếu được thấy ở những người bị bệnh gan lành tính như viêm gan B mạn hoặc xơ gan AFP-L2 là có khả năng gắn LCA với ái lực vừa và là dạng chủ yếu được sản xuất bởi các khối u túi noãn hoàng. AFP-L3 được sản xuất bởi các tế bào gan ác tính, gắn vào LCA với ái lực cao và là dạng chủ yếu được thấy ở các bệnh nhân bị HCC. AFP-L3 được ghi nhận là tỉ lệ phần trăm của AFP-L3 so với tổng mức AFP. Giá trị cắt của AFP-L3 được xác định là 10% thì xét nghiệm có độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 90% trong phát hiện HCC. Người có giá trị AFP-L3 cao hơn 10% thì tăng gấp 7 lần nguy cơ xuất hiện HCC trong vòng 21 tháng.

3. DCP hay PIVKA II

DCP (des-gamma carboxyprothrombin) là một dạng bất thường của prothrombin được tạo ra bởi sự thiếu vitamin K, một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. DCP có thể được sản xuất bởi các khối u gan và mức độ thường tăng lên khi bị HCC. Nồng độ DCP bình thường là 0 – 7,5ng/ml. Với giá trị cắt là 25ng/mL thì xét nghiệm DCP có độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 85% trong chẩn đoán HCC. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng DCP thường phản ảnh tình trạng của bệnh, kích thước khối u, sự xâm lấn tĩnh mạch cửa. Ngoài ra sau phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc sau điều trị ung thư gan bằng phương pháp khác, nồng độ DCP giảm nhanh. Sự tăng DCP trở lại sau điều trị thể hiện bệnh tái phát hoặc thất bại của điều trị.

Phần lớn các nghiên cứu bệnh hứng so sánh AFP với DCP trong chẩn đoán HCC cho thấy độ nhạy của DCP cao hơn AFP. Các nghiên cứu khẳng định sự kết hợp của DCP và AFP làm tăng rõ rệt độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán sớm HCC.

Hình chụp gan của một bệnh nhân xơ gan do rượu cho thấy một bướu ung thư điển hình (mũi tên trắng). A: hình chụp ở pha động mạch, bướu có màu sáng hơn tế bào xung quanh do sự tập trung máu động mạch vào bướu. B: hình chụp ở pha tĩnh mạch, bướu có màu nhạt hơn so với tế bào bình thường xung quanh. C: hình chụp ở pha chậm, tín hiệu của bướu hoàn toàn bị mất (vùng giảm tín hiệu). Đây là đặc điểm điển hình của một bướu ung thư gan

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Sớm Ung Thư Phổi

Tôi nghe nói ở Việt Nam hiện đã có công nghệ xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi có đúng không? Hỏi: Tôi nghe nói ở Việt Nam hiện đã có công nghệ xét nghiệm máu phát hiện ung thư phổi có đúng không? Lê Đức Phiến (Hà Nội) PGS.TS Bùi Thanh Tùng, Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội: Một loại chip vi lưu (microfluidic) phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người đang được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung vào một dạng tế bào ung thư phổi là A549. Dựa trên nguyên lý bắt cặp ổ khóa-chìa khóa, họ chế tạo ra các đầu dò sinh học (aptamer) khớp được với tế bào bệnh A549 nhưng không nhận biết nhầm tế bào phổi lành. Kết quả thử nghiệm với các mẫu chuẩn in vitro cho thấy thiết bị có độ đặc hiệu 95% và độ nhạy 500 tế bào/ml. Thời gian xét nghiệm khoảng 10 – 12 phút, chưa kể các bước tiền xử lý có thể lên tới 1 giờ.

Có kích thước tương đương một chiếc USB thông thường, phòng thí nghiệm trên con chip (Lab-on-a-chip) này sử dụng công nghệ vi lưu để bơm một lượng mẫu xét nghiệm nhỏ vào các kênh dẫn tới buồng phản ứng có đường kính 500 micromet (tương đương gấp 5 lần đường kính sợi tóc), chứa các chế phẩm sinh học đặc hiệu để bắt cặp với các tế bào ung thư phổi có trong máu. Sử dụng nguyên lý đo điện dung vi sai giữa các điện cực, cảm biến trở kháng của hệ thống sẽ đo xem trong buồng phản ứng có bao nhiêu liên kết bắt cặp, từ đó xác định được lượng tế bào A549 có trong mẫu xét nghiệm.

Nhưng giống như các công nghệ mới khác, các thiết bị này sẽ cần thử nghiệm trên rất nhiều bệnh phẩm để có thể được công nhận. Thách thức ở nhiều nơi trên thế giới bây giờ là đưa sinh thiết lỏng trở thành một công cụ lâm sàng tiêu chuẩn. Việc thiếu các tiêu chuẩn hóa lâm sàng và tiền lâm sàng đến nay đã khiến số lượng thử nghiệm ung thư thực tế rất ít ỏi.