Những Dấu Hiệu Ung Thư Miệng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Những Dấu Hiệu Sớm Của Ung Thư Miệng

Ung thư miệng là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào ở một số vùng của miệng. Nó có thể xảy ra trong má, dưới giữa và phía trước của lưỡi, hoặc trên lớp mô của miệng hoặc nướu răng.

Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 49.700 ca ung thư miệng mới, chiếm khoảng 3% tổng số chẩn đoán ung thư. Số nam giới có chẩn đoán ung thư miệng nhiều hơn phụ nữ.

Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của ung thư miệng

Nên đi khám bác sĩ nếu thấy bị khó nuốt và đau nhức vùng họng.

Các triệu chứng của ung thư miệng rất khác nhau, nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán:

* khó nhai hoặc nuốt

* khối u hoặc vùng đau nhức ở miệng, họng hoặc trên môi

* đám màu trắng hoặc đỏ trong miệng

* khó cử động lưỡi hoặc hàm

* sụt cân không mong muốn

* đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu

* sưng nề, đau, hoặc khối u bất cứ nơi nào trong miệng hoặc trên môi

Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư miệng, mà còn có thể do các bệnh khác, chẳng hạn như dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia cho rằng những đột biến trong ADN của tế bào gây ung thư do kích thích tế bào tăng sinh bất thường và chết.

Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân ban đầu gây đột biến trong nhiều trường hợp, một số yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

* Sử dụng thuốc lá và rượu: Bất kỳ hình thức sử dụng thuốc lá nào cũng đưa các chất gây ung thư xâm nhập vào miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng. Uống rượu nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ.

* Tuổi: Nguy cơ ung thư miệng tăng theo tuổi, với tuổi chẩn đoán trung bình là 62 tuổi.

* Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặt trời phát ra các tia có thể gây bỏng môi và kích thích sự phát triển của ung thư miệng.

* Tình dục: Nam giới dễ phát triển ung thư miệng cao gấp đôi so với phụ nữ; tuy nhiên, không rõ tại sao.

Phòng ngừa

Tránh thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng.

Giống như hầu hết các loại ung thư khác, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa ung thư miệng.

Một số yếu tố nguy cơ đối với ung thư miệng, chẳng hạn như giới tính nam hay lão hóa, là không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, một số yếu tố lối sống có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng bao gồm:

* tránh thuốc lá

* uống rượu vừa phải

* duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

* sử dụng kem chống nắng, chắn nắng, hoặc sáp môi trên môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

* tập thể dục thường xuyên

* duy trì vệ sinh răng miệng tốt

* thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra

Tại sao phát hiện sớm rất quan trọng?

Trong hầu hết các dạng ung thư, chẩn đoán sớm là rất quan trọng.

Điều trị ung thư miệng thường bao gồm phối hợp các liệu pháp, chẳng hạn như kết hợp xạ trị và hóa trị, sẽ hiệu quả hơn nhiều trong giai đoạn đầu. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác, sẽ khó cô lập và điều trị hơn.

Nếu ung thư không lan sang các mô xung quanh, tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với ung thư miệng ởa môi, lưỡi và sàn miệng là từ 75 đến 93%. Tỷ lệ này giảm nếu ung thư đã lan đến các mô xung quanh.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư miệng bao gồm vết loét ở miệng, các đám màu trắng hoặc đỏ, sưng nề và đau. Bất cứ ai gặp phải những triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. Chẩn đoán sớm có nghĩa là cơ hội điều trị thành công cao hơn.

Ngừng hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư miệng.

Cẩm Tú

Theo MNT

Ung Thư Miệng Và Những Dấu Hiệu Nhận Biết

Khi bạn có các dấu hiệu như chảy máu khoang miệng bất thường, vết loét hoặc vết chồi lâu lành trong khoang miệng,… bạn nên đi khám ngay lập tức bởi có thể đó là những triệu chứng của ung thư miệng.

Bác sỹ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu (TP HCM) cho biết ung thư miệng là bệnh thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ và được xếp trong 10 ung thư thường gặp nhất ở nam giới.

Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trí khác. Trước đây, tại các quốc gia Âu Mỹ, tỷ lệ ung thư khoang miệng rất cao. Nhờ chương trình chăm sóc răng miệng và việc phòng chống tác hại của thuốc lá, từ năm 1970, tỷ lệ này đã sụt giảm rõ rệt.

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư miệng:

– Hút thuốc lá.

– Nghiện rượu.

– Vệ sinh răng miệng kém.

– Nhai trầu cau để nhuộm răng đen như phong tục trước đây ở Việt Nam.

– Nhiễm HPV: 70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% tuýp HPV nguy cơ cao (tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66) và 26% tuýp HPV nguy cơ thấp (tuýp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81). Bướu HPV(+) có tiên lượng sống còn tốt hơn đối với một số loại ung thư.

Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư miệng

– Màu sắc khoang miệng có dấu hiệu bất thường: Khoang miệng có những vết hoặc đốm nhỏ màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng, dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng. Đây có thể là tổn thương tiền ung thư, tức là chỉ có sự biến đổi tế bào dưới dạng nghịch sản, nhưng chưa phải là tế bào ung thư. Ngoài ra, vùng niêm mạc miệng còn có thể xuất hiện những đốm màu đen sậm. Đây là một tổn thương rất ác tính của tế bào hắc tố trong niêm mạc.

– Vết loét hoặc vết chồi lâu lành trên một tháng mọc ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn muộn hơn.

– Khoang miệng chảy máu bất thường. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

– Nổi cục hạch vùng cổ không đau. Vị trí nổi hạch thường gặp nhất là vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm.

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư miệng

Bác sĩ Hoàng cho biết, khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên đến các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, răng hàm mặt để được khám lâm sàng và sinh thiết bướu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần có sự hỗ trợ của một loạt các xét nghiệm mới giúp phát hiện chính xác bệnh.

Một số xét nghiệm có khả năng phát hiện sớm ung thư khoang miệng là phết tế bào, soi hiển thị huỳnh quang trực tiếp, nhuộm xanh Tolluidine, chải rửa tế bào, sinh thiết và chẩn đoán mô học, các dấu ấn sinh học hay Marker của bướu…

Cách phòng ngừa ung thư khoang miệng

– Thường xuyên vệ sinh răng miệng

– Không nghiện hút thuốc lá, không nghiện rượu.

– Không nhai trầu.

– Phòng ngừa HPV: sử dụng vắc-xin, tránh tình dục đường miệng.

– Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây: nhiều tiền chất vitamin A, C và E. Chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.

– Khám răng hàm mặt hoặc ung bướu định kỳ 3-6 tháng.

Nguồn báo:

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/dau-hieu-nhan-biet-som-ung-thu-khoang-mieng-3602496.html

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyệt Minh

Những Dấu Hiệu “Mách Lẻo” Căn Bệnh Ung Thư Miệng

Bệnh ung thư miệng có những biểu hiện khá dễ nhận biết nếu chúng ta thật sự quan tâm đến sức khỏe của mình và cả những thay đổi dù là nhỏ nhất trong khoang miệng. Chỉ cần chú ý quan sát và hiểu rõ những triệu chứng sớm của bệnh ung thư miệng, bạn có thể điều trị sớm bệnh ung thư này, cải thiện sức khỏe và cả tuổi thọ của mình.

Ung thư miệng là 1 trong 6 loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta và cả trên thế giới. Mỗi năm trên thế giới lại có khoảng 500.000 người mới phát hiện bệnh ung thư miệng và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với căn bệnh quái ác này. Bệnh ung thư miệng chủ yếu phân bố ở những nước Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ với tỉ lệ mắc bệnh chiếm đến 40% trên tất cả các bệnh ung thư.

Ung thư miệng thường có một số triệu chứng khá tương đồng với các loại ung thư khác như cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, giảm cân (giảm từ 4 – 5 kg không rõ nguyên nhân),… Nguyên nhân của những triệu chứng này là do tế bào ung thư sử dụng quá nhiều năng lượng của cơ thể hoặc tế bào ung thư tiết ra những chất làm biến đổi quá trình hấp thu năng lượng từ thức ăn của cơ thể, khiến cơ thể không còn đủ năng lượng để vận hành hoạt động của những cơ quan khác. Ung thư miệng cũng có thể gây ra những phản ứng với hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không có sức đề kháng với viêm nhiễm và virus, gây ra những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau của bệnh ung thư.

a. Đau đớn: giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng thường không gây đau hoặc chỉ có một vị trí nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh và có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

b. Thay đổi màu sắc da: Nếu có sự thay đổi màu sắc trong niêm mạc khoang miệng (màu nhợt hoặc màu đen lại) có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, ngoài ra còn xuất hiện hiện tượng niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ thì rất có thể là biến chứng của ung thư.

c. Loét miệng kéo dài: Thông thường, vết loét miệng thường khỏi trong vòng 2 tuần. nếu xuất hiện cảm giác nóng rát và đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ thì nên cảnh giác và đi khám để kiểm tra nguy cơ ung thư khoang miệng.

d. Chảy máu bên trong khoang miệng: Chảy máu là một biểu hiện nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng, vì khối u phát triển trong khoang miệng chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

e. Cơ miệng kém linh hoạt: Nhiều trường hợp, khối u có thể xâm lấn đến cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

f. Xương hàm và răng: Ung thư khoang miệng có thể làm một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to khiến cho mặt bị lệch. Có trường hợp đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay và rụng, khó khăn khi nhai đồ ăn, tê và vùng khoang mũi họng… Khi xuất hiện những hiện tượng này, người bệnh nên đến bệnh viện khám và kiểm tra.

g. Thay đổi ở lưỡi: ung thư lưỡi khá thường gặp trong các bệnh ung thư khoang miệng. Thông thường các dấu hiệu của ung thư lưỡi là tính linh hoạt bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê… Những triệu chứng này đều cần được kiểm tra và xác định nguyên nhân sớm để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, ung thư khoang miệng cũng có thể gây ra các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân… Tất cả những dấu hiệu của ung thư khoang miệng đều dễ nhầm lẫn với viêm khoang miệng bình thường, vậy nên người bệnh không nên chủ quan tự phán đoán và dùng thuốc để chữa trị mà cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Lên lịch hẹn với Bác sỹ gia đình hoặc Nha sỹ của bạn: Nếu cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu trên và các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng, hãy liên lạc ngay với Bác sỹ gia đình hoặc Nha sỹ của bạn càng sớm càng tốt. Bởi họ có thể loại trừ các vấn đề miệng không phải do ung thư dễ dàng hơn và điều trị chúng để giảm bớt sự khó chịu của bạn. Nếu phát hiện bất thường, Bác sỹ gia đình hoặc nha sỹ của bạn sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng điều trị tốt nhất cho bạn. Việc phát hiện sớm ung thư miệng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người bệnh. Họ có cơ hội điều trị thành công, tăng tỷ lệ sống, kéo dài tuổi thọ hơn rất nhiều so với những người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn.

Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới Phòng khám Gia đình Việt Úc, hotline miễn phí: để được các bác sỹ chuyên khoa giải đáp.

Ung Thư Miệng: Hãy Cảnh Giác Với Những Dấu Hiệu Lở, Loét Ở Khoang Miệng

Ung thư miệng có nguy hiểm hay không?

Khi cơ thể bị mắc bệnh, đặc biệt là bị ung thư thì đều có một mức độ nguy hiểm nhất định đối với cơ thể. Chính vì thế bạn không nên chủ quan, lơ là hay xem nhẹ ung thư miệng. Để bệnh không ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ luôn nhắn nhủ đến mọi người là hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Tiếp đó, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường mà bản thân nghi ngờ bị ung thư thì nên thăm khám ngay, không tự ý sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc, đặc biệt là những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Đối với bệnh ung thư miệng, nếu bạn chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên hoặc đi khám khi có biểu hiện sưng, lở loét ở khoang miệng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh sớm. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh phục hồi nhanh, tránh di căn và để lại di chứng cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư miệng bạn không nên bỏ qua

Đau răng, sưng lợi, sưng nướu, xuất hiện các vết loét trong miệng… là các vấn đề răng miệng rất thường gặp, nhất là ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, uống cà phê, nhai trầu… Khi gặp các vấn đề trên, thông thường, nếu bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, ít ăn đồ ngọt và tránh sử dụng các chất kích thích thì sẽ hết sau 1-2 tuần.

Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần thay đổi các thói quen, thậm chí sử dụng các thuốc điều trị về răng miệng, nhiệt miệng mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì có thể bạn đã mắc các bệnh lý nguy hiểm ở khoang miệng, trong đó có ung thư miệng. Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh còn có một số biểu hiện đi kèm như trong khoang miệng xuất hiện những đốm màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng, chảy máu bất thường trong khoang miệng, nổi hạch ở vùng cổ nhưng không gây sưng đỏ, đau, miệng hôi. Ngoài ra, một số người còn bị mất cảm giác ở khoang miệng hay bị sụt cân nhanh mà không phải do ăn kiêng.

Ung thư miệng có thể phòng ngừa không?

Đa số các loại bệnh tật, trong đó có các bệnh về răng miệng như ung thư miệng đều có thể phòng tránh được nếu bạn có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Tập thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Nên đánh răng ngày hai lần. Sử dụng thêm nước súc miệng, có thể là nước muối và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng sau khi ăn uống.

Nếu là người nghiện rượu, thuốc lá thì bạn nên cai dần dần hoặc giảm số lần/liều lượng để không ảnh hưởng nhiều đến vùng khoang miệng.

Những người có thói quen nhai trầu cũng nên bỏ hoặc lâu lâu mới ăn, không nên ăn liên tục trong ngày.

Khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hay làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại thì cần đeo khẩu trang, đồ bảo hộ vùng mặt cẩn thận.

Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm phòng chống ung thư.

Chủ động kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, để có thể phát hiện sớm những bất thường nếu có.