Nguyên Nhân Ung Thư Răng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân

Những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư nướu răng dễ làm người ta nhầm lẫn với nhiệt miệng hay loét miệng. Do đó, rất ít trường hợp được bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nướu răng

Ung thư nướu răng là bệnh xuất hiện là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào nướu. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do áp lực cuộc sống khiến cho chúng ta mệt mỏi nên lúc ngủ đôi khi có hiện tượng nghiến răng, làm ảnh hưởng đến nướu. Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc kích thích sự tăng trưởng mô nướu khiến lợi bao phủ răng, làm cho việc vệ sinh răng miệng kém đi khiến cho răng lợi bị nhiễm trùng, các tế bào tăng sinh quá mức cũng gây ra bệnh ung thư nướu răng. Ngoài ra, bệnh còn có một số nguyên nhân khác gây ra như:

Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư nướu răng

+ Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.

+ Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư nướu là rất cao.

+ Môi trường làm việc hay phải ở ngoài trời, không cung cấp đủ nước cho cơ thể cộng với việc ánh nắng mặt trời chiếu xuống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nướu răng.

+ Dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư nướu răng.

Triệu chứng bệnh ung thư nướu răng

Các triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng thường dễ phát hiện, vì thế khi thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây bạn cần phải đi thăm khám ngay để được điều trị hiệu quả.

Xuất hiện khối u tại vùng nướu răng

Xuất hiện khối u ở nướu răng

Các khối u sẽ phát triển rất nhanh, sản sinh các tế bào trong một thời gian ngắn nên sẽ xuất hiện khối u ở vùng nướu nướu răng. Những khối u này khiến người bệnh có cảm giác hơi đau, hơi thở có mùi và có hiện tượng chảy mủ trắng ở vùng chân răng. Mặc dù chưa biết lành hay ác nhưng người bệnh cũng cần đến bệnh viện khám để biết chính xác.

Chân răng lung lay không chắc

Khi bị ung thư nướu răng, người bệnh hay gặp tình trạng viêm nhiễm làm cho chân răng lỏng hơn. Không chỉ là một hay hai cái mà có khi là cả hàm gặp hiện tượng này.

Lở loét và đau đầu lưỡi

Khi bị lở loét đầu lưỡi có nghĩa là lúc này mức độ bệnh đã khá nặng. Tình trạng này sẽ khiến cho các hoạt động ở lưỡi bị cản trở dẫn đến việc nói chuyện, ăn uống bị cản trở.

Các triệu chứng này của bệnh sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn giúp người bệnh dễ dàng phát hiện được bệnh sớm hơn, để có thể chữa trị kịp thời.

Ung thư nướu răng có chữa được không?

Ung thư nướu răng có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh ung thư nướu răng tuy khá nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn nếu được phát hiện trong giai đoạn đầu. Bởi lúc này bệnh còn nhẹ, các tế bào ung thư chưa di căn, chưa lan rộng nên vẫn có thể kiểm soát được. Chính vì vậy, việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư nướu là rất quan trọng sẽ đem lại cơ hội điều trị cho người mắc bệnh. Tự khám định kỳ răng miệng chính là cách tốt nhất để xác định các dấu hiệu sớm của ung thư nướu răng.

Cách điều trị ung thư nướu răng

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, hiện nay bệnh ung thư nướu răng có rất nhiều cách điều trị hiệu quả như:

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u và các mô xung quanh. Thông thường, khối u nhỏ sẽ được cắt bỏ thông qua phẫu thuật nhỏ còn khối u lớn có thể phải mở rộng nhiều vùng hơn nữa. Ví dụ như loại bỏ một khối u nướu lớn có thể bao gồm việc loại bỏ một phần xương hàm hay một phần của lưỡi. Cũng giống như bất kì cuộc phẫu thuật khác, khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư nướu sẽ mang một nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, ăn và nuốt.

Tùy vào tình trạng bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp

Xạ trị

Xạ trị có nghĩa là sử dụng năng lượng cao như X – quang để giết chết tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể từ một máy bên ngoài của cơ thể (tia bức xạ ngoài) hoặc từ hạt phóng xạ và dây đặt gần bệnh ung thư (brachytheraphy). Xã trị được sử dụng điều trị trong giai đoạn đầu của ung thư nướu răng. Để làm tăng hiệu quả điều trị, liệu pháp xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các thuốc hóa trị liệu khác hay kết hợp với phương pháp điều trị ung thư khác. Thông thường, hóa trị có thể tăng hiệu quả của liệu pháp bức xạ, do đó thường được kết hợp với nhau.

Chi Phí Niềng Răng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Ung Thư Răng

Ung thư răng là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không sớm phát hiện kịp thời và chữa trị. Vậy triệu chứng nào nhận biết bệnh ung thư răng? Ngoài ra, nhiều người vẫn thắc mắc niềng răng hô giá bao nhiêu?

Là bệnh xảy ra ở môi, thường là ở môi dưới, trong miệng, cuống họng, hạch amidan hay các tuyến nước bọt. Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và thường tấn công nhiều nhất vào những người trên 40 tuổi.

Nếu không được phát hiện sớm, ung thư răng có thể phải phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Bệnh có thể gây tử vong, tỉ lệ sống được 5 năm ước tính khoảng 50%. Lý do của chẩn đoán bệnh muộn là sự sai lệch trong nhận diện những triệu chứng sớm của bệnh, vì vậy, phát hiện bệnh sớm là chìa khoá cho quá tình điều trị thành công. Thông tin tham khảo bọc răng sứ có đắt không từ trung tâm nha khoa uy tín.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư răng

Trước khi biết được ung thư răng có chữa được không, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Hút thuốc lá và uống rượu là những nguyên nhân chính gây ra các ung thư đầu cổ trong đó có ung thư khoang miệng. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.

Loại ung thư thường gặp nhất ở khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy, xuất hiện ở niêm mạc miệng là chủ yếu. Ung thư biểu mô tế bào vảy được chia làm 3 loại là biệt hoá cao, biệt hoá vừa và kém biệt hoá. Ngoài ra, còn có các loại ung thư khác là ung thư biểu mô tuyến nang, ung thử tổ chức liên kết và ung thư hắc tố bào.

Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra. Vì vậy, bệnh nhân cần phải chú ý đến những triệu chứng khác thường và thăm khám kịp thời để thực hiện xạ trị hoặc hoá trị.

Triệu chứng của ung thư răng

Để có cách chữa trị cũng như giảm lo lắng ung thư răng có chữa được không, bạn cần phải thường xuyên đi khám răng miệng 3-6 tháng/lần. Bởi vì triệu chứng của bệnh rất khó phát hiện, nên khi miệng có những dấu hiệu bất thường sau bạn không nên chủ quan:

– Cảm giác đau ở môi, nướu, hoặc vùng trong miệng dễ chảy máu và vết thương không lành.

– Khối u hay sự dày lên ở mặt trong má mà bạn cảm nhận được bằng lưỡi.

– Mất cảm giác hay tê ở bất kỳ vị trí nào trong miệng.

– Những mảng đỏ hoặc trắng trên nướu, lưỡi hoặc bên trong miệng.

– Khó nhai và nuốt thức ăn.

– Đau hoặc nhức không rõ nguyên nhân, hoặc cảm giác có dị vật trong họng mà không rõ nguyên nhân.

– Sưng hàm dẫn đến hàm giả bị lỏng.

– Giọng nói thay đổi.

Để biết được chính xác ung thư răng có chữa được không, bạn cần phải đến nha khoa uy tín để thăm khám. Phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế hút thuốc lá, có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.

Bài viết trích nguồn tại: niengrangchinhnhadangluu.blogspot.com Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu Địa chỉ: Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh -(+84 8) 6297 7148 Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 -(+84 8) 6682 0346 Hotline: (+84 8) 66820346

Răng Ê Buốt (Răng Nhạy Cảm) Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá nhạy cảm hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì điều đó nghĩa là bạn có triệu chứng răng nhạy cảm.

Răng nhạy cảm có phải là hiện tượng phổ biến không?

Răng nhạy cảm là một hiện tượng rất phổ biến và người ta ước tính có khoảng một nửa dân số có triệu chứng răng ê buốt. Triệu chứng răng ê buốt có thể xảy ra và mất đi theo thời gian.

Răng ê buốt thường xảy ra bởi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ do tụt nướu hoặc do bệnh nha chu. Tụt nướu là hiện tượng rất phổ biến và ước tính có đến bốn phần năm những người đến 65 tuổi bị hiện tượng này.

Khi bị lộ, chân răng không có được một lớp men bao bọc giống như thân răng. Thay vào đó, chân răng có một lớp bao bọc mỏng bên ngoài gọi là xê-măng. Khi xê-măng mất đi, ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài. Việc chải răng quá mạnh hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao cũng có thể gây mòn bề mặt men răng và lộ ngà. Một chế độ ăn chứa nhiều axít – ví dụ như nhiều thức ăn chua, dưa chua hoặc nước soda – có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà. Chứng cuồng ăn vô độ và chứng trào ngược thực quản cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng bị mòn hoặc răng ê buốt gây ra bởi các axít có trong miệng.Mặt cắt của răng

Việc thông báo cho nha sĩ của bạn khi bạn biết mình có triệu chứng răng nhạy cảm có ý nghĩa rất quan trọng. Họ có thể khám răng miệng cho bạn, giúp bạn phát hiện những vấn đề răng ê buốt (quá cảm ngà) cũng như giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Khi răng bạn ê buốt, bạn sẽ cảm thấy đau răng khi chải. Như vậy, nếu bạn chải răng không kỹ vì đau thì bạn sẽ đối mặt với thêm nhiều các nguy cơ sâu răng và viêm nướu.

Cảm giác đau gặp phải sau khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt và có tính axít cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh sâu răng với một lố sâu răng, hoặc là một dấu hiệu của răng bị nứt vỡ. Trong trường hợp này nha sĩ của bạn sẽ tiến hành điều trị bằng cách trám răng hoặc có một hướng điều trị khác.Lý do gây cảm giác đau ở phần ngà răng bị lộ?

Ngà răng có chứa hàng nghìn những ống ngà nhỏ li ti vốn chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Những ống ngà này kết nối từ bề mặt răng, xuyên qua ngà răng đến trung tâm thần kinh của răng trong tủy răng. Những ống ngà này chứa chất dịch lỏng. Sau khi ăn hoặc uống những thức ăn nóng hoặc lạnh, chất dịch lỏng có trong những ống ngà nhỏ li ti này di chuyển và kích thích những sợi thần kinh trong răng gây ra đau răng.

Sơ đồ tủy răngTôi có thể phòng ngừa răng ê buốt bằng cách nào?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị răng ê buốt bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nhằm ngăn ngừa tụt nướu và bệnh nha chu. Chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như nha sĩ khuyến cáo. Đồng thời sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn thấp có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Một chế độ ăn không axít cũng giúp phòng ngừa hiện tượng răng ê buốt. Việc không điều trị răng ê buốt có thể dẫn đến những vấn đề răng miệng khác, đặc biệt là cảm giác đau đớn khi chải răng sẽ khiến bạn chải không kỹ – là nguy cơ dễ bị sâu răng hoặc mắc bệnh nha chu.

Tôi có thể làm gì nếu tôi có triệu chứng răng ê buốt?

Việc đầu tiên là hãy gặp nha sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định hướng điều trị tốt nhất. Việc báo cho nha sĩ sẽ càng có ý nghĩa hơn trong trường hợp nguyên nhân răng ê buốt không phải do quá cảm ngà (ở chân răng) và răng ê buốt do một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn.

Để điều trị răng ê buốt, nha sĩ có thể đưa ra lời khuyên sử dụng loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp được đặc chế cho răng nhạy cảm – đó là kem đánh răng giảm ê buốt. Loại kem đánh răng này làm cho răng giảm ê buốt nếu bạn chải răng hai lần một ngày. Bên cạnh đó, kem loại này cũng có chứa fluor giúp bảo vệ răng và chống lại sâu răng. Ngoài ra, cũng có những hướng điều trị răng ê buốt khác mà nha sĩ hoặc chuyên viên răng miệng có thể thực hiện ngay tại phòng nha. Những hướng điều trị này bao gồm thoa fluor và keo dán lên răng, trám răng nếu bề mặt răng bị hư hại nhiều, và cũng có thể dùng tia lazer đặc trị.

Bạn có thể liên hệ để được tư vấn và khám cho hiện tượng răng ê buốt tại:

Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu – quận Hai Bà Trưng – HN (cách Vincom Bà Triệu 200m)

Điện thoại: 043 9760891

Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân – Trung Hòa – HN

Điện thoại: 043 556 8837

https://www.facebook.com/nhakhoaminhthu/

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Răng Vẩu (Hô)

Đây là dạng sai lệch răng khá nghiêm trọng, nhiều khi bao gồm cả sự bất thường trong phát triển của cấu trúc xương hàm. Vì khi bị vẩu, hàm răng của người bệnh sẽ đưa nhô ra trước khá nhiều, làm khuôn mặt bị gãy, lồi, mất thẩm mỹ. Không những thế răng vẩu lâu ngày nếu không được chữa trị thì ngoài việc gây các bệnh nha chu, ảnh hưởng đến ăn nhai còn kèm theo các bệnh lý khác như: đau khớp thái dương, đau lưng, bệnh dạ dày mãn tính…

Nguyên nhân khiến răng bị vẩu

+ Vẩu do răng: là trường hợp răng mọc lệch, đặc biệt là những chiếc răng cửa khi mọc không song song với phương thẳng đứng mà lại vẩu ra ngoài.

Hoặc khi răng có kích cỡ quá to, khung hàm không đủ chỗ để răng mọc lên sẽ dẫn đến hiện tượng răng chìa ra hoặc mọc chen chúc gây ra vênh hô hàm răng.

Những thói quen xấu từ hồi bé như tật mút ngón tay, ngâm ti giả trong thời gian dài hay trong quá trình thay răng, răng sữa bị rụng sớm mà không có biện pháp khắc phục sẽ gây hiện tượng răng mọc lệch lạc, chen lấn vào vị trí mất răng. Khi răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ sẽ mọc chen chúc hoặc chìa ra ngoài gây tình trạng vẩu do răng.

+ Vẩu do hàm: là trường hợp răng mọc bình thường nhưng cấu trúc hàm mặt lại phát triển ngoài sự kiểm soát. Hàm trên phì đại, quá phát triển so với hàm dưới. Khi nhìn bề ngoài của khuôn mặt sẽ thấy rất rõ. Vẩu do hàm thường bắt nguồn do bẩm sinh là chủ yếu

+ Vẩu do cả răng và hàm: là loại vẩu nặng do cả hàm và răng đã kể trên. Khắc phục răng vẩu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

KHẮC PHỤC RĂNG VẨU DO RĂNG

Để khắc phục răng vẩu do răng thì thông thường sẽ có 3 cách điều trị phổ biến:

Nắn chỉnh răng vẩu bằng phương pháp nắn chỉnh răng

Nắn chỉnh răng là phương pháp được sử dụng để chỉnh hình răng vẩu nhiều nhất hiện nay. Đây là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài cố định vào răng, tăng lực tác dụng và tăng hiệu quả chỉnh nha.

Những trường hợp răng đã hoàn chỉnh thì nắn chỉnh răng bằng phương pháp nắn chỉnh răng mắc cài thép, mắc cài bằng sứ, và niềng răng mắc cài mặt lưỡi vừa đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình nắn chỉnh răng vừa đảm bảo hiệu quả rất cao. Phương pháp này phù hợp với những đối tượng răng lệch lạc quá nhiều, hô quá mức. Nắn chỉnh răng vẩu bằng mắc cài có chi phí phải chăng và giúp rút ngắn thời gian đeo mắc cài.

Nắn chỉnh răng vẩu bằng phương pháp không mắc cài Invisalign

Khác với nắn chỉnh răng vẩu bằng phương pháp niềng răng có mắc cài, niềng răng không mắc cài Invisalign lại dịch chuyển răng dựa trên nguyên lý hoạt động của các khay niềng trong suốt, có tính thẩm mỹ cao. Các khay Invisalign trong suốt, thoải mái tiện dụng đến nỗi đôi khi chính bạn cũng không để ý mình đang chỉnh nha. Chính vì thế, bạn hoàn toàn tự tin giao tiếp, ăn uống bình thường trong suốt quá trình chỉnh nha. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho những người trưởng thành, người giao tiếp nhiều hoặc giới nghệ sĩ, diễn viên… bởi đặc tính nổi bật “nắn chỉnh răng mà như không nắn chỉnh răng”

Nắn chỉnh răng vẩu bằng cách bọc răng sứ

Khi răng vừa bị vẩu lại vừa bị xấu bề mặt hoặc không đều thì cách nắn chỉnh răng vẩu là bọc răng sứ cũng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, muốn bọc răng sứ cần phải mài cùi răng thật bị vẩu. Yêu cầu này sẽ không được đảm bảo khi răng vẩu chìa ra quá nhiều. Vì thế răng sứ cũng chỉ áp dụng được cho trường hợp răng bị vẩu nhẹ. So với chỉnh nha thì bọc răng sứ đơn giản hơn khá nhiều và được thực hiện trong thời gian ngắn là bạn có thể sở hữu một hàm răng đều đẹp.

KHẮC PHỤC RĂNG VẨU DO HÀM

Để khắc phục răng hô do hàm thì phẫu thuật can thiệp vào xương hàm, tác động đến cấu trúc của xương là phương pháp mà các bác sĩ sẽ chỉ định. Đây là phương pháp khắc phục răng vầu do hàm nhanh chóng, nhưng lại đòi hỏi chi phí cao và bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn giỏi để quá trình phẫu thuật hàm diễn ra an toàn nhất.

KHẮC PHỤC RĂNG VẨU DO CẢ RĂNG VÀ HÀM

+ Hô do cả răng và hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm và nắn chỉnh răng.

Vậy để điều trị răng vẩu một cách triệt để và hiệu quả nhất thì bạn cần phải đến phòng khám để thăm khám và tìm ra nguyên nhân vẩu do đâu, sau đó các bác sĩ nha khoa Minh Thu sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn. Để được đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ:

Nha khoa Minh Thu Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu (cách Vincom Bà Triệu 200m) – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: 043 9760891 Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 043 5568837

www.facebook.com/nhakhoaminhthu/