Nguyen Nhan Ung Thu Am Dao / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Ung Thu Khoang Mieng, Ung Thu, Dieu Tri Ung Thu Khoang Mieng, Benh Ung Thu Khoang Mieng, Nguyen Nhan Mac Benh Ung Thu, Phuong Phap Dieu Tri Ung Thu

Khái niệm về ung thư khoang miệng: bệnh ung thư khoang miệng là một loại bệnh có khối u ác tính trong khoang miệng thường hay gặp. Ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm loét khoang miệng, có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu thường lầm tưởng là mình bị nhiệt miệng, loét miệng đơn thuần hoặc chỉ là một căn bệnh về miệng nào đó, chính điều này đã làm bỏ lỡ mất cơ hội điều trị bệnh sớm nhất và tốt nhất.

Nguy cơ gây ung thư khoang miệng:

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng trong đó vẫn có các yếu tố sau: hút thuốc lá và uống bia rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh trong một thời gian dài: niêm mạc miệng bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…

Ung thư khoang miệng có những triệu chứng

1. Đau đớn: giai đoạn đầu thông thường không đau hoặc chỉ một chỗ nào đó trong miệng có cảm giác bất thường khi chạm vào, nếu như xuất hiện vết loét da miệng gây cảm giác đau, theo đà xâm lấn của khối u tới những dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

2. Thay đổi sắc da: Niêm mạc khoang miệng nếu như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại, có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt là niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại, xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ, rất có thể là biến chứng của ung thư.

3. Loét không khỏi: Vết loét miệng thông thường không thể quá 2 tuần mà không khỏi, nếu như có cảm giác nóng rát, đau quá thời gian 2 tuần vẫn không đỡ nên cảnh giác với ung thư khoang miệng.

4. Sưng hạch: ung thư hạch thường di căn đến vùng hạch cổ gần đó, có khi ổ bệnh nguyên phát rất nhỏ, thậm chỉ triệu chứng còn chưa rõ, nhưng hạch vùng cổ đã bị di căn. Do đó, khi hạch vùng cổ đột ngột sưng to, cần đi kiểm tra chụp CT, để kiểm tra có phải hạch do ung thư hay không.

5. Bên trong khoang miệng chảy máu: Chảy máu là một tín hiệu nguy hiểm lớn của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.

6. Chức năng gặp trở ngại: Khối u có thể xâm lấn cơ đóng mở miệng và xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn, gây ra hiện tượng ngậm mở miệng khó khăn.

7. Xương hàm và răng: một vị trí nào đó tại xương hàm sưng to, làm cho mặt bị lệch. Đột nhiên xuất hiện hiện tượng răng lung lay, rụng, khi nhai đồ ăn khó khăn, có cảm giác khó nhai như người lắp răng giả, vùng khoang mũi họng tê, đau, sau khi điều trị thì bệnh không có chuyển biến, nên cảnh giác là căn bệnh ung thư khoang miệng.

8. Vận động của lưỡi và tri giác: tính linh hoạt của lưỡi bị hạn chế, dẫn đến nhai, nuốt hoặc nói khó khăn, hoặc một bên lưỡi mất cảm giác, tê, tất cả đều cần kiểm tra xác định nguyên nhân sớm.

Ngoài ra còn xuất hiện các hiện tượng khác như sự bất thường ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…, cũng phải lập tức đến bệnh viện sớm để kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư miệng

1. Kiểm tra hình ảnh học

(1) Kiểm tra đồng vị phóng xạ có thể cho biết tình trạng tuyến giáp và di căn xương của ung thư miệng.

(2) Chụp Xquang và chụp cắt lớp, có thể giúp bác sỹ nắm được thông tin tương đối có giá trị về tình trạng bệnh khi ung thư miệng di căn đến xương hàm trên, hàm dưới, xoang mũi và các khoang cạnh mũi.

2. Xét nghiệm tế bào học và sinh thiết

(1)Xét nghiệm tế bào học phù hợp cho tiền ung thư chưa có triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn đầu mà phạm vi xâm lấn của ung thư chưa rõ ràng, sử dụng cho những trường hợp kiểm tra sàng lọc, sau đó đối với những kết quả dương tính và hoài nghi ung thư sẽ tiếp tục tiến hành sinh thiết xác định chính xác bệnh.

(2)Đối với chuẩn đoán ung thư miệng biểu mô tế bào vảy thông thường áp dụng chọc hút hoặc cắt một phần khối u đi sinh thiết. Vì niêm mạc bề mặt thường loét hoặc không bình thường, vị trí nông, nên tránh tổ chức hoại tử, lấy tế bào tại nơi tiếp xúc giữa tổ chức ung thư với các tổ chức bình thường xung quanh, khiến cho những tiêu bản lấy được vừa có tế bào ung thư vừa có tế bào thường.

3. Tự kiểm tra

(1)Kiểm tra vùng đầu: Tiến hành quan sát sự đối xứng, chú ý sự thay đổi màu sắc da với vùng đầu và cổ.

(2) Kiểm tra vùng cổ: dùng tay kiểm tra, từ sau tai sờ đến xương hàm, chú ý khi sờ có thấy đau và sưng hay không.

(3) Kiểm tra môi: Trước tiên lật bên trong môi dưới, quan sát môi và niêm mạc trong môi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái lật môi dưới từ trong ra ngoài, từ bên trái qua bên phải, sau đó kiểm tra môi trên cũng giống như vậy, sờ xem có khối u hay không, quan sát xem có tổn thương gì hay không. Tiếp đó dùng phương pháp tương tự kiểm tra bên trong môi trên.

(4) Kiểm tra lợi: Kéo môi ra, quan sát lợi, và kiểm tra bằng cách sờ vùng má xem có bất thường gì không.

(5) Kiểm tra lưỡi: đưa lưỡi ra, quan sát màu sắc và kết cấu lưỡi, dùng gạc vô trùng bọc đầu lưỡi lại sau đó kéo lưỡi hướng sang phải, rồi sang trái để quan sát 2 bên cạnh của lưỡi.

(6) Kiểm tra vòm miệng phía trên : đối với kiểm tra vòm miệng cần dùng phần tay cầm của bàn chải đánh răng đè lưỡi bẹt xuống, đầu hơi ngả về phía sau, quan sát màu sắc và hình thái của ngạc mềm và ngạc cứng.

Ung Thu Vom Hong Ung Thư Vòm Họng Trieu Chung Ung Thu Vom Hong Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Điều Trị Ung Thư Vòm Họng Dieu Tri Ung Thu Vom Hong Cach Nhan Biet Ung Thu Vom Hong Cách Nhận Biết Ung Thư Vòm Họng

là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành từ 35-55 tuổi, đặc biệt nam nhiều hơn nữ. Ung thư vòm họng đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư nói chung và hiện Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ mắc rất cao, gần với tỉ lệ của người Trung Quốc (20-30 lần so với các nước khác). Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết về ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Phần sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào mà chúng phát triển và phân chia theo một trình tự nhất định. Đôi khi các tế bào này không thể kiểm soát được sự phân chia của chúng dẫn đến sự phát triển một khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là u ác tính, vì thế chúng có thể xâm lấn trực tiếp đến các vùng ở phía sau của họng.

Các tế bào ung thư theo đường bạch huyết, đường máu và lan tràn đến các hạch cổ và các cơ quan ở xa như xương, gan, não… Khi ung thư lan tràn đến các cơ quan đó, sẽ có dấu hiệu của di căn hoặc xâm lấn và có thể là nguyên nhân tử vong.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

* Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng.

* Giai đoạn lâm sàng kết hợp một phần hoặc tất cả các hội chứng:

Hội chứng mũi 20%: Chảy máu mũi tái phát, thường máu chảy ít, mũi bị nghẹt một bên, dần dần hai bên. Đôi khi chảy nước mũi kèm với mủ xuống họng, đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu.

Hội chứng về tai 25%: Do vòi nhĩ bị nghẹt, gây viêm tai giữa. Bệnh nhân bị ù tai (tiếng ve kêu trong tai như: o o, vù vù, vo vo…), cảm giác nặng tai, nghe kém, đau, chảy nước tai. Có thể cả hai tai khi u lớn, lan rộng sang loa vòi bên kia.

Hội chứng thần kinh 15%: nhức đầu (đau âm ỉ một bên đầu, tăng dần), song thị ( liệt dây VI), đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác.

+ Cổ: một hay nhiều u cục hoặc khối cứng.

+ Họng: khàn tiếng, nuốt vướng, đau, khạc ra nhày, máu.

Khi có những triệu chứng này phải cảnh giác và đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Theo Wikipedia, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau: Giai đoạn I: 98%; Giai đoạn II: 95%; Giai đoạn III: 86%; Giai đoạn IV: 73%. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Để tầm soát ung thư vòm họng bạn nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ và thực hiện nội soi để giúp phát hiện các khối u.

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, chưa di căn, càng sớm điều trị tỉ lệ thành công càng cao.

CÁCH PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

Sống lành mạnh, không hút thuốc lá và thực hiện tầm soát ung thư vòm họng kết hợp nội soi định kỳ. Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu tai mũi họng bất thường bạn nên đi thăm khám ngay, tránh chần chừ và tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt nếu có các triệu chứng như nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch cổ to thì thường khối u đã lớn, di căn nên bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIGOR HEALTH GỬI TẶNG BẠN CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG. NHẤP VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

Những Loại Ung Thư Tuyến Giáp By Lan Nguyen

Articles

by Lan Nguyen Web Designer

Chẩn đoán các loại bệnh ung thư tuyến giáp

Bác sĩ của bạn sẽ biết các loại ung thư tuyến giáp có đau không bạn bằng cách lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ tuyến giáp (một sinh thiết ). Một nghiên cứu bệnh học kiểm tra các tế bào trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi. Các tế bào trông khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư mà bạn có. Khoảng 9 trong số 10 trường hợp ung thư tuyến giáp (90%) là ung thư tuyến giáp biệt hóa (DTC). Điều này chỉ có nghĩa là các tế bào có một số tính năng của các tế bào tuyến giáp bình thường. DTC được chia thành 2 nhóm – nhú và nang ung thư tuyến giáp. Hầu hết các loại ung thư tuyến giáp được chữa khỏi.

Trở lại đầu trang

Ung thư tuyến giáp dạng nhú

Đây là loại phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp. Về 80-85 trong số 100 loại ung thư tuyến giáp được chẩn đoán là nhú (80-85%). Đây là loại phổ biến hơn ở phụ nữ. Nó thường được chẩn đoán ở những người trẻ và thường phát triển chậm. Nhưng đôi khi nó có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc gần với các tuyến giáp.

Trở lại đầu trang

Nang ung thư tuyến giáp

Đây là loại ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán ở những người trung niên. Về 5-10 trong số 100 loại ung thư tuyến giáp được chẩn đoán là loại này (5-10%). Ung thư tuyến giáp thể nang đôi khi lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu nó không lây lan, nó thường đi đến phổi hay xương.

Trở lại đầu trang

Ung thư tuyến giáp thể tuỷ

Đây là một loại hiếm của ung thư tuyến giáp có lây không . Từ 3 đến 12 trong số 100 loại ung thư tuyến giáp được chẩn đoán là loại này (3-12%). Khoảng một phần tư (25%) của bệnh ung thư tuyến giáp thể tuỷ được gây ra bởi một gen bị lỗi di truyền mà chạy trong gia đình. Ung thư tuyến giáp thể tuỷ có thể lây lan đến phổi hay xương.

Trở lại đầu trang

Ung thư tuyến giáp biệt hoá

Từ 1 đến 3 trong số 100 loại ung thư tuyến giáp được chẩn đoán là loại này (1-3%). Ung thư tuyến giáp không biệt hoá thường được chẩn đoán ở những người lớn tuổi. Khoảng 3 trong mỗi 4 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp anaplastic (75%) là trên 60 tuổi. Ung thư tuyến giáp không biệt hoá thường gặp nhất ở phụ nữ. Nó có xu hướng phát triển nhanh hơn so với các loại ung thư tuyến giáp.

Trở lại đầu trang

Loại rất hiếm của ung thư tuyến giáp

Nó có thể có được một u lympho không Hodgkin (NHL) của tuyến giáp. Đây là một tình trạng rất hiếm. Nếu bạn đã được chẩn đoán với loại ung thư này, hãy nhìn vào phần NHL . Phần NHL nói với bạn về điều trị cho Hodgkin lymphoma non.

Ngoài ra còn có một loại hiếm được gọi là ung thư tế bào Hürthle của ung thư tuyến giáp khám ở đâu . Chúng tôi có thông tin về ung thư tế bào tuyến giáp Hürthle trong phần ung thư hiếm gặp.

Sponsor Ads About Lan Nguyen Web Designer

0 connections, 0 recommendations, 39 honor points. Joined APSense since, December 24th, 2014, From Hà nội, Vietnam.

Created on Dec 31st 1969 18:00. Viewed 0 times.

Comments

Dao Gamma Trong Phẫu Thuật U Não

Trên thế giới, việc phẫu thuật bằng dao gamma đã có từ năm 1968. Vài năm gần đây, kỹ thuật này mới được một số bệnh viện lớn ở nước ta thực hiện, như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)…

Phẫu thuật u não bằng dao gamma chỉ có hiệu quả với khối u nhỏ.

Trước khi có dao gamma

U não là khối u nằm trong sọ, chiếm tới 8% các u trong cơ thể và chiếm 10% trong các bệnh lý thần kinh. Nước ta chưa có điều tra về dịch tễ học. Tại Mỹ, theo Fetell (1995), tỷ lệ mắc 16/100.000 dân và theo Fred Hochberg (1994), số ca tử vong hằng năm là 90.000 người.

Trước khi có phẫu thuật bằng dao gamma, phải phẫu thuật mở hộp sọ lấy khối u. Khó khăn: do vị trí u thường nằm ở những vùng chức năng, do hệ thống mạch máu tăng sinh nên khó lấy triệt để khối u. Dĩ nhiên, phẫu thuật này sẽ gây mất máu, có thể gây tổn thương, tai biến với một tỷ lệ nhất định. Song song với phẫu thuật mở hộp sọ còn có xạ trị bằng máy Cobalt-60 hóa trị liệu, gen trị liệu nhưng các liệu pháp này chỉ có tính hỗ trợ.

Dao gamma phẫu thuật là gì?

Từ lâu đã biết tia gamma tạo ra nhiệt lượng lớn. Nhưng mãi đến năm 1968, giáo sư LarsLeksell và Borje Larson (Thụy Điển) mới thấy khi các tia gamma hội tụ tại một điểm thì sẽ tăng liều phóng xạ tại nơi đó mà không gây chảy máu, nhiễm khuẩn. Nhiệt lượng lớn tại nơi hội tụ có thể tiêu diệt dược các khối u bệnh lý. Hội tụ các tia gamma nhỏ vào các tổ chức bệnh lý trong não sẽ tiêu diệt được chúng mà không làm hại mô lành. Lúc này tia gamma đóng vai trò như một con dao mổ, chỉ khác là không cần mở hộp sọ ra như cách mổ mở hộp sọ. Vì thế người ta gọi là dao gamma (gamma knife).

Dao gamma được chỉ định trong u não, trong các bệnh lý khác về não như: các khối u nguyên phát di căn vào não; u màng não, u thần kinh, u tuyến yên, u sọ, các u lành ở nền sọ, u vùng tuyến tùng và tuyến yên, u thính giác, các dị dạng động tĩnh mạch. Tỷ lệ dùng cho các bệnh: u lành 29%-32%, u ác trong sọ: 31-36%, rối loạn chức năng và đau 2%.

Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật bằng dao gamma là: Tiêu diệt được triệt để khối u hoặc tổ chức bệnh lý trong sọ mà không cần mở hộp sọ, không gây chảy máu, không làm ảnh hưởng đến tổ chức não lành xung quanh, người bệnh không phải chịu một cuộc mổ não kéo dài, giảm thiểu các biến chứng nặng gây ra như khi phẫu thuật mở hộp sọ. Chẳng hạn: Theo tổng kết của GS. TS. Frank Kryspel – Chủ tịch Hội xạ phẫu Mỹ thì trong 1796 người dùng dao mổ gamma điều trị bệnh lý tổn thương mạch máu não (Arteriovenous Malfonrmations) thì thấp nhất có 71%, cao nhất có 81% tổn thương bị phá hủy. Theo Steiner, nếu thể tích khối u 0,1cm3 thì số tổn thương bị phá hủy là 100%, nếu khối u 1- 4cm3 thì khối u bị phá hủy là 85 % trên tổng số người bệnh điều trị. Qua các con số này, có thể thấy phẫu thuật bằng dao gamma có hiệu quả khá cao.

Khác nhau giữa dao gamma hiện đại và cổ điển

Dao gamma cổ điển (Leksell gamma knife) có 3 bộ phận:

-Bộ phận phát chùm tia gamma có 210 nguồn Cobalt-60, tổng công năng 6.000Ci.

-Bộ phận định hướng (colimator helmet) gắn liền với bộ phận phát tia gamma. Bộ phận này có dạng chụp hình cầu cố định, chứa các bao (dụng cụ) định hướng.

-Bộ phận định vị không gian 3 chiều nhằm “điều khiển” tia gamma đi đúng đến nơi cần hội tụ (tức là nơi cần chữa bệnh).

Dao gamma hiện đại còn gọi là dao gamma quay (Rotating gamma knife) hay gamma ART-6000 (do Công ty American Radiosurgey chế tạo). Việc cải tiến một số bộ phận của dao gama cổ điển đã làm tăng thêm một số tính ưu việt của dao mổ gamma .

Dao gamma quay có bộ phận “định hướng” và bộ phận phát chùm tia gamma sắp xếp đồng tâm quay quanh đầu người bệnh (isocenter) với vận tốc từ 2-4 vòng/phút. Cải tiến này đem đến 2 lợi ích: Dụng cụ “định hướng” chỉ quay quanh đầu nên người bệnh dễ chịu hơn so với khi bị gắn đầu vào mũ định hướng cố định như dao gamma cũ. Cũng do điều này mà không cần phải ngừng điều trị để thay đổi trường chiếu như khi dùng chụp định hướng cố định cũ. Hệ thống lá chắn tại ống “định hướng” làm giảm tán xạ tia gamma nên tia gamma không bị phát tán đi nơi khác, vừa tiết kiệm (nguồn) vừa an toàn hơn (cho người bệnh và nhân viên y tế), từ đó đem lại hiệu suất cao hơn (chỉ cần 30 chứ không phải 210 nguồn tia gamma như dao gamma cũ nhưng vẫn đảm bảo công suất 6.000 Ci). Cũng nhờ hạn chế được sự phát xạ tia gamma mà không gian điều trị có mức phát xạ thấp đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên điều trị.

Dao mổ gamma quay có hệ thống điều khiển hiện đại hơn: có khả năng tái tạo ảnh 3 chiều chất lượng cao, hợp nhất các loại ảnh ghi được về sọ não trên các máy chụp CT, MRI, PET, SPECT và Anrigram, lập kế hoạch tự động nhanh, chính xác (độ chính xác cơ học là 0,1mm).

Những hạn chế của dao mổ gamma

Không phải u não nào cũng phẫu thuật được bằng dao gamma. Tổng kết cho thấy phẫu thuật bằng dao gamma chỉ hiệu quả ở những u có đường kính dưới 5cm. Điều này cũng có nghĩa là chỉ có hiệu quả khi phát hiện điều trị sớm, chứ không phải điều trị được bất cứ khối u não bất cứ giai đoạn nào.

Trong phẫu thuật bằng dao gamma, trường chiếu của tia gamma hẹp nên không thể dùng phẫu thuật cho các khối u ngoài não. Ngày nay với những u ngoài não có các phương pháp xạ trị mới như máy xạ trị ngoài bằng Cobalt 60, máy xạ trị gia tốc. Những máy này có liều cao, trường chiếu rộng, có thể hiệu chỉnh liều theo ý muốn.

Để dùng được dao gamma cần phải có sự chẩn đoán và vận hành thiết bị đúng. Do đó đòi hỏi phải có các máy chẩn đoán CT, MRI, SPE, không có các máy này thì không thể có ảnh đưa vào lập trình. Phải có các chuyên gia giỏi như các thầy thuốc chuyên khoa về xạ trị, ung bướu, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh. Phải có đội ngũ vận hành máy tốt bao gồm các thầy thuốc, kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi. Nếu không có các điều kiện này mà sắm dao mổ gamma sẽ lãng phí.

Cần coi dao mổ gamma như một trong những cách xạ trị, phải được chỉ định đúng, không lạm dụng. suckhoedoisong.vn