Mổ Ung Thư Bàng Quang / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Ung Thư Bàng Quang: Có Nên Mổ Hay Không?

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, tuy nhiên tùy từng giai đoạn bệnh, người bệnh sẽ trải qua những phương pháp khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này qua lời giải đáp của các bác sĩ.

Người già bị ưng thư bàng quang có nên mổ không?

Câu hỏi bởi: loan nguyen

Chào bác sĩ.

Bà nội em năm nay 81 tuổi, mới đây được bác sĩ chẩn đoán là ung thư bàng quang, và lên tiến trình là sẽ mổ nhưng em đang rất lo ngại sức khỏe của bà liệu có chịu đựng để mổ và khả năng phục hồi lại rất khó (vì người già rất khó lấy lại sức). Em không biết nếu ung thư mà không mổ thì thời gian kéo dài bao lâu hay là cách tốt nhất để kéo dài sự sống là bắt buộc phải mổ?

Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Ung thư bàng quang có thể dễ dàng kiểm soát nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Các biểu hiện của ung thư bàng quang bao gồm tiểu đau và tiểu ra máu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được biết rõ. Việc chữa trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, và xạ trị.

Điều trị bằng tia xạ: một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được chữa trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.

Hóa trị liệu: hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo.

Việc kéo dài sự sống được bao lâu là hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn ung thư của bà bạn cũng như đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu không được chữa trị bệnh nhân sẽ phải sống quãng đời còn lại trong lo lắng và phiền toái do bệnh gây ra. Về việc cơ thể bà bạn có thể chịu đựng cuộc mổ hay không chỉ có các bác sĩ trực tiếp thăm khám mới có thể kết luận được. Gia đình bạn hãy cân nhắc kỹ những khuyến cáo của họ.

Chúc gia đình sống khỏe!

Viêm bàng quang có nên đi rửa niệu đạo bàng quang?

Câu hỏi bởi: khang khang

Chào bác sĩ!

Em bị viêm niệu đạo nhờn thuốc giờ viêm bàng quang thành dày 6mm. Thận ứ nước nhẹ 2 bên, niệu quản dãn bên 5mm bên 6mm. Bác sĩ cho em hỏi kháng thuốc rồi thì trị thế nào? Em nghe nói là nên đi rửa niệu đạo bàng quang. Không biết cách này có hiệu quả không?

Cảm ơn bác sĩ!

Rửa bàng quang là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm mục đích làm sạch và chữa trị.. Rửa bàng quang trong các tình huống sau:

Ðặt thông tiểu liên tục lâu ngày. Bàng quang bị nhiễm khuẩn. Chảy máu bàng quang (Sau khi mổ bàng quang, cắt tuyến tiền tuyến).

Trường hợp của bạn bị viêm niệu đạo kháng thuốc giờ bị viêm bàng quang. Bạn có thể rửa niệu đạo bàng quang và kết hợp bơm thuốc chữa trị tại chỗ. Biện pháp này có hiệu quả tương đối tốt đặc biệt là với những tình huống gây kháng thuốc như của bạn. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ.

Câu hỏi bởi: lê việt cường

Thưa bs. bố tôi bị u bàng quang cách dây 4 năm và đã đi mổ 2 lần vào năm 2012&2013. nhưng đến hiện tại bây giờ lại thấy bị tái phát bệnh như năm có bệnh..bây giờ tôi ko biết phải làm sao để chữa trị cho hợp lý. mong Bs tư vấn giúp tôi!

Đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải bị ung thư bàng quang?

Câu hỏi bởi: trang2002

Chào bác sĩ!

Cháu là Trang, năm nay cháu 12 tuổi, nữ giới. Không hiểu sao cháu lại đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, bố mẹ cháu có đưa cháu đi khám và dùng thuốc. Sau 1 thời gian thì bệnh này cũng bớt đi. Nhưng từ mấy tháng nay căn bệnh này lại xuất hiện. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ và các chuyên gia là bệnh này có phải là ung thư bàng quang hay không? Và có cách nào để chữa khỏi căn bệnh này không?

Cháu xin cảm ơn.

Cháu bị bệnh tiểu nhiều lần trong ngày từ năm 12 tuổi. Bệnh tiểu nhiều lần hay gặp trong các tình huống:

Bàng quang thần kinh Dị dạng bàng quang (bàng quang đôi, bàng quang bé) Nhiễm khuẩn tiết niệu mãn tính Viêm bàng quang mãn tính …

Như cháu nói bị tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu trong, không buốt, không đau, như vậy bàng quang của cháu luôn trong trạng thái bị kích thích. Theo phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh của cháu là bàng quang thần kinh không phải thuộc nhóm bệnh ung thư như cháu hỏi. Cháu nên đi khám để được chẩn đoán rõ ràng:

Nội soi tiết niệu Tổng phân tích nước tiểu Soi cặn nước tiểu Chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị

Cháu không nên quá lo lắng vì như thế sẽ càng tăng yếu tố khiến bệnh nặng thêm. Hãy lạc quan tin tưởng vào y học ngày nay. Cháu sẽ có hướng chữa trị chính xác, bệnh sẽ thuyên giảm từ từ.

Chúc cháu mau ổn định bệnh.

Đi tiểu nhiều nhất là về đêm thì phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Con mắc chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng nhiều nhất là ban đêm, đi liên tục, lượng nước tiểu không nhiều lắm. Xin hỏi con đi tiểu nhiều lần có sao không? Có tốt không? Con không thích đi tiểu như vậy vì rất mệt. Bác sĩ có cách nào thì giúp con!

Con xin cảm ơn!

Không biết cháu là nam hay nữ nhưng đi tiểu nhiều thường hay gặp do các lí do sau:

Do các bệnh đường tiết niệu gây nên: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hẹp niệu đạo, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, sỏi và các dị vật đường tiết niệu, suy tuyến thượng thận. Do bệnh lý tuyến tiền liệt: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt. Do bệnh nội tiết: đái tháo đường, đái tháo nhạt. Do lí do khác: thần kinh tổn thương, mệt mỏi. Cháu bị tiểu nhiều có thể là do một trong những lí do trên. Cháu cần đi khám để tìm lí do chính xác thì việc chữa trị mới có hiệu quả.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Ung Thư Bàng Quang Di Căn

Ung thư bàng quang di căn xảy ra ở giai đoạn cuối của ung thư, khi các tế bào ung thư không còn giới hạn ở bàng quang mà đã lan rộng đến nhiều cơ quan ở xa khác như phổi, gan, xương…

Biểu hiện ung thư bàng quang di căn

Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nam giới, phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Bệnh bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại bàng quang, cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Khoảng hơn 90% ung thư bàng quang là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ít gặp hơn là ung thư biểu mô gai.

Ung thư bàng quang có 4 giai đoạn phát triển, ung thư bàng quang di căn xảy ra ở giai đoạn cuối cùng ung thư. Lúc này, ung thư có thể đạt đến kích thước không xác định, lan đến bất kì hạch bạch huyết nào và di căn đến ít nhất một cơ quan ở xa. Ung thư bàng quang di căn đến đâu sẽ có biểu hiện rõ tại vị trí đó, bên cạnh những biểu hiện từ khối u khởi phát như xuất hiện máu trong nước tiểu, đi tiểu nhiều lần, tắc nghẽn đường tiết niệu, tiểu khó, gầy, sút cân…

Ung thư di căn gan khiến bệnh nhân có những biểu hiện như lách to, vàng da, vàng mắt, tràn dịch màng bụng…

Ung thư bàng quang di căn xương khiến bệnh nhân có biểu hiện đau trong xương dữ dội, các xương yếu, giòn, dễ gãy và bệnh nhân cũng phải đối mặt với nguy cơ tàn tật. Ngoài ra, khi ung thư di căn đến xương bệnh nhân cũng phải đối mặt với tình trạng tê bì, liệt, bí tiểu, chán ăn, buồn nôn, khát nhiều…

Ung thư bàng quang di căn phổi khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, tràn dịch màng phổi, ho kéo dài…

Ung thư bàng quang di căn sống được bao lâu?

So với ung thư giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối có cơ hội sống thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 15% sau 5 năm chẩn đoán bệnh nhưng nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư giai đoạn này vẫn có cơ hội kéo dài thêm sự sống.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể xem xét chỉ định các phương pháp bổ trợ điều trị khác nhau. Điều trị hóa chất toàn thân với mục đích thuyên giảm và điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh chống đau, chống tắc đường tiết niệu… có thể được bác sĩ xem xét ở giai đoạn này.

Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư là đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore. Ngoài ra, bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn với hy vọng nâng cao chất lượng sống, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Điều Trị Ung Thư Bàng Quang.

Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm tiểu đau và tiểu ra máu. Nguyên nhân gây ung thư bàng quangchưa được biết rõ. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, và xạ trị.

Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành TUR, bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu đạo. Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây điện nhỏ ở đầu đế cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại bằng một dòng điện (Phương pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc liệu pháp sinh học.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.

Điều trị bằng tia xạ: Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.

Bác sĩ sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư bàng quang:Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được điều trị ngoại trú 5 ngày một tuần trong thời gian 5-7 tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh sự lan toả của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.

Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày trong thời gian điều trị. Để bảo vệ những người khác tránh khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể. Một số bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị bằng cả hai cách chiếu xạ.

Hóa trị liệu: Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung thư qua đường niệu đạo. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang. Các loại thuốc này lưu lại trong bàng quang năm bảy giờ. Chúng chủ yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông thường, bệnh nhân được điều trị như vậy một lần một tuần trong dăm bảy tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới một năm.

Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, bác sĩ có thể đưa thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo chu kỳ để có một thời gian nghi hồi phục tiếp theo sau một đợt điều trị.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nảm viện trong một thời gian ngắn.

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG. Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng hai giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành một lần mỗi tuần trong sáu tuần.

Nguyên Nhân Của Ung Thư Bàng Quang Và Cách Phòng Ngừa Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…). Tính chung cho tất cả các loại ung thư, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 (nam giới, sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng) và đứng hàng thứ 7 (nữ giới). Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Tại Việt Nam ung thư bàng quang hay gặp ở lứa tuổi 40 – 70 (78%) với tỷ lệ nam/nữ là 6/1; khi được điều trị kịp thời ở giai đoạn u nông trên bề mặt lớp niêm mạc bàng quang, tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 51 – 79%, tuy nhiên đối với giai đoạn ung thư bàng quang đã ăn sâu vào lớp cơ thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn từ 25 – 47%.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư bàng quang nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Độ tuổi

Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi. Giới tính: ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Do di truyền, tiền sử gia đình

Những người có các thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có nguy cơ gia tăng bệnh. Một số do di truyền của hội chứng gen làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang như: đột biến gen các nguyên bào võng mạc gen có thể gây ra ung thư mắt ở trẻ sơ sinh và cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Những người mắc các bệnh về ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến giáp cũng có khả năng cao bị ung thư bàng quang.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bởi những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá.

Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang. Thuốc lá gây ra khoảng một nửa các trương hợp của bệnh ung thư bàng quang ở cả nam và nữ. Tỷ lệ người hút thuốc mắc ung thư bàng quang cao hơn những người khác.

Khi người hút thuốc hít vào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại

Một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Người lao động trong các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất hữu cơ nào đó cũng có thể có có nguy cơ bị ung thư bàng quang nếu tiếp xúc với những chất đọc hại mà không có công cụ bảo vệ.

Các ngành công nghiệp như các nhà sản xuất cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn cũng có nguy cơ cao mắt ung thư bàng quang nếu không được bảo vệ an toàn.

Khói thuốc lá tại nơi làm việc có thể cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người làm việc trong môi trường có người hút thuốc lá có nguy cơ đặc biệt cao phát triển ung thư bàng quang. Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài …cũng có thể mắc ung thư bàng quang.

Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần lưu ý:

Nói không với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá. Cẩn trọng khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ. Uống nhiều nước cho cơ thể

Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày ( khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các – tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thương xuyên

Để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, mệt mỏi, chán ăn, đau tức bụng….. thì bạn nhất định không nên bỏ qua và phải đến thăm khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà Sông Hồng, 2 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118