Làng Ung Thư Ở Hà Nam / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Làng Ung Thư Ở Quảng Nam

Vừa đặt chân đến “làng ung thư”, trước mặt tôi là những ngôi nhà được xây dựng trên một vùng đất đen ngòm. Người dân ở đây ai cũng ốm gầy, yếu ớt. Tháng nào cũng có người chết Cách đây 10 năm, người dân ở thôn 3 và 4 luôn sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, bởi trong làng liên tục xảy ra những cái chết bất thường, không rõ nguyên nhân. Cả làng chưa biết đó là bệnh ung thư và cho là căn bệnh lạ. Bệnh phát ra rất nhanh, người bệnh đau đớn quằn quại rồi chết. Ba năm gần đây, người dân mới biết đó là bệnh ung thư. Không ai nhớ người đầu tiên trong làng chết vì căn bệnh này. Cách đây 2 năm, xóm của chị Lê Thị Hải (ở thôn 3) khoảng 30 ngôi nhà nhưng liên tục xảy ra cảnh đưa tang người chết vì căn bệnh ung thư này. Ông Tám Châu chết chưa được bao lâu, đến lượt bà Mười Xôm lìa trần vì ung thư cổ. Rồi đến bà Quảng, ông Bốn Xin, ông Hai Đình cũng chết do ung thư gan… Gần đây nhất ở “làng ung thư” này, ông Chín Đoàn cũng do bệnh ung thư mà chết. Chưa có con số thống kê cụ thể số người chết do ung thư ở “làng ung thư”, nhưng liên tục gần 10 năm trở lại đây, tháng nào cũng có người chết do căn bệnh này. Trong vòng 10 năm qua, cả làng đã có hơn 100 người chết vì căn bệnh ung thư. Chị Lê Thị Hải kể, em trai chị là Lê Văn Vinh sống cùng gia đình ở thôn 4. Vợ anh Vinh mang thai 3 lần đều sẩy. Gia đình anh Vinh sợ quá nên chuyển chỗ ở, sau đó đã sinh được con. Nguồn nước ô nhiễm nặng Thôn 3 và 4 có gần 200 hộ sống trên vùng đất đen, độc hại. Một số cụ già ở làng cho biết, trước kia có một công ty đến khai thác than tự nhiên ở đây, nhưng 20 năm trước đã rút lui. Cách đây 5 năm, có một đoàn địa chất về làng. Họ bảo nước giếng ở làng này bị nhiễm độc và khuyến cáo người dân không nên dùng. Trước đây làng có một hệ thống nước sạch được dẫn từ trong suối chảy về. Hệ thống dẫn nước này đã bị hư hỏng cách đây hơn 3 năm, và người dân tiếp tục dùng nước giếng.

Chị Lê Thị Hải cho biết thêm: “Chỉ cách nhau một con đường, nhưng các giếng nước ở bên kia lại trong, còn bên này thì đục và đen do ảnh hưởng của “mỏ đất đen”. Biết là nước độc hại nhưng người dân vẫn phải dùng vì không có nguồn nước nào khác”. Chúng tôi dạo một vòng, nước các giếng ở thôn 3 và 4, hầu hết đều đen ngòm. Chỉ tay xuống một giếng nước bỏ hoang, chị Hải bảo, trước kia có 3 hộ dân dùng chung nước giếng này, nhưng 2 năm trở lại đây, nước giếng bỗng dưng đen và có mùi khó chịu nên họ không dùng nữa mà phải xuống tận xóm dưới gánh nước về sử dụng. Chị Điều ở thôn 3 phản ánh, giếng nước nhà chị rất trong nhưng khi đun sôi lên nước biến thành màu đen. Sống thắc thỏm lo âu Ông Phạm Nhất Hải, Chủ tịch UBND xã Tiên An, cho rằng: “Đến giờ chưa có ai, chưa có cơ quan chuyên môn nào xác định nguyên nhân những cái chết của người dân vùng này, nên không thể nói được điều gì”. Ông Hải cũng cho biết, sự việc đã được người dân nhiều lần phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo huyện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một tổ chức, ngành chức năng nào của huyện và tỉnh Quảng Nam vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư ở xã Tiên An. Còn ông Phạm Ngọc Cẩm Thạch, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, thừa nhận có nghe thông tin về những cái chết vì ung thư ở xã Tiên An. Tuy nhiên, việc xác minh điều tra nguyên nhân lại ngoài tầm của sở. Ông Thạch cho biết sẽ chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước thu thập thêm thông tin.

Trong khi chờ đợi các ngành chức năng có hướng giải quyết, người dân ở xã Tiên An tiếp tục sống trong môi trường có nguồn nước bị nhiễm độc với tâm trạng hết sức lo âu.

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Trung Quốc Và Các Làng Ung Thư Ở Việt Nam

Năm 2015, nhiều tờ báo trong nước đưa tin từ năm 1993 đến 2014, Việt Nam tiếp nhận 80 tỷ USD nguồn vốn ODA (Official Development Assistance), đến năm 2018 báo chí tái khẳng định nguồn vốn ODA mà Việt Nam nhận được trong giai đoạn 1993 – 2018 vẫn là con số 80 tỷ USD, vậy là nguồn ODA viện trợ không hoàn lại vào Việt Nam trong 4 năm 2014 -2018 gần như bằng 0.

Từ năm 1993 đến nay, cả nước có gần 3000 chương trình, dự án vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi, tập trung hết vào các dự án đầu tư công, không có một quy trình đánh giá, kiểm soát nguồn vốn, giám sát độc lập, tham nhũng hoành hành nên nhiều dự án lớn bị thua lỗ nặng nề… khiến cho nhiều nước phát triển như Pháp, Đan Mạch, Canada… ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam.

Thời gian dùng “tiền chùa” hết, áp lực trả nợ cao (chỉ tính riêng năm 2015, tỷ lệ trả nợ trực tiếp chiếm khoảng 16,1% so với tổng thu ngân sách, đây mới chỉ là con số không đầy đủ do Bộ Tài chính đưa ra), thời gian được miễn trả gốc, lãi (ân hạn) của nhiều dự án ODA đã hết, hình thức vay tín dụng thương mại với lãi suất cao thay thế, thời gian ân hạn ít hơn nhiều. Trong khi tỷ giá Việt Nam so với ngoại tệ ngày càng chênh lệch, bộ máy công chức Việt Nam cồng kềnh, vô dụng, tiêu tốn ngân sách… không kiểm soát được tham nhũng, không có năng lực trả nợ nên đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Trong khi nguồn thu hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào việc đào bới tài nguyên thiên nhiên có sẵn như dầu thô, bất động sản, rồi dầu thô sẽ hết, bất động sản sớm đóng băng.

Điều nghịch lý còn nằm ở chỗ Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc rẻ hơn các nước khác, vì bị Trung Quốc điều khiển, trả tiền mặt nhanh gọn, mua chuộc được quan chức Việt Nam, Trung Quốc còn viện trợ thêm kỹ thuật, hạ tầng kém chất lượng, âm mưu cuối cùng vẫn là chiến lược một vành đai, một con đường.

Và mặc dù chỉ khai thác tài nguyên có sẵn đem đi bán nhưng vẫn lỗ, bội chi ngân sách, bằng chứng là việc thu ngân sách năm 2018 vượt dự toán, chủ yếu do tăng thu từ nhà, đất và dầu thô, nhưng vẫn thâm hụt gần 9 tỷ USD.

Nợ công tăng cao, với áp lực mỗi năm Việt Nam phải trả nợ vay ODA hơn 1 tỷ USD, chưa nói tới các khoản vay khác với lãi suất cao hơn, Việt Nam tìm mọi cách vay các khoản mới để trả nợ cũ (đảo nợ). Tuy nhiên, giữa năm 2017 Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã ra tuyên bố chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam, chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% – 3,5%, các đối tác khác cũng chuyển từ hình thức cho vay ODA sang cách tính lãi suất thị trường.

Nhiều nước còn không muốn cho Việt Nam vay bởi họ nhận ra rằng các dự án công mà chính quyền Việt Nam triển khai không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn không đàng hoàng, không minh bạch, tiếp tay cho tham nhũng nên họ không còn muốn rót vốn.

Mặt khác, với các dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như nhiệt điệt, xi măng… họ cũng không có sẵn một nhà thầu với công nghệ giá rẻ đầu tư vào, thậm chí nhiều nước đã dùng năng lượng sạch thay thế.

Trong khi Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ thâm giao, quan chức Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là kim chỉ nam, học tập Trung Quốc ở từng bước đi, có nhiều thỏa thuận bí mật đến nỗi người dân 2 nước còn không biết.

Điều khiển được các nhóm lợi ích, am hiểu văn hóa hối lộ, chia chác ở Việt Nam, Trung Quốc dễ dàng mua chuộc nhiều quan chức, Việt Nam thì vay được tiền mà không cần phải thông qua một quá trình chứng minh năng lực, kê khai minh bạch như khi vay của các tổ chức quốc tế, các nước khác, và các tổ chức quốc tế cũng không còn muốn cho Việt Nam vay.

Muốn vay thì phải dùng nhà thầu, công nghệ của Trung Quốc, nắm trong tay các thiết bị giá rẻ, lạc hậu, Trung Quốc kê khống giá, móc ngoặc với nhà thầu phụ, bán lại cho Việt Nam với giá cắt cổ. Các điều khoản ký kết với nhà thầu Trung Quốc không có tính ràng buộc, cố tình để mập mờ, do đã nhận tiền lại quả, lót tay, nên tất cả im lặng.

Hợp đồng ký kết có lợi cho nhà thầu Trung Quốc nhưng hủy hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Đúng ra, theo hợp đồng nhà thầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ thi công, đội vốn, chất lượng thiết bị, công trình không đúng như cam kết ban đầu…

Vốn vay Trung Quốc có lãi suất 3% một năm, trong khi vay Hàn Quốc chỉ có 0-2%, Ấn Độ 1,75%, Nhật Bản 0,4-1,2%… mặt khác Việt Nam phải trả phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5% cho Trung Quốc… Cuối cùng, chất lượng công trình không đảm bảo, các dự án thua lỗ, số lãi, gốc phải trả cho Trung Quốc ngày càng cao, nếu tính hết các thiệt hại thì không khác gì đi vay nặng lãi.

Cho tới các làng ung thư ở Việt Nam

Dù không có phe nhóm chống lưng nhưng tôi vẫn âm thầm, một mình tới nhiều nơi đồng hành cùng bà con.

Tôi đã tới nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… Điều đáng nói là các nhà máy này đều do Trung Quốc làm tổng thầu, chậm tiến độ nhiều năm, đội vốn, như nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) đội vốn tới hơn hơn 550 triệu USD, thiết bị vận hành lạc hậu, hàng ngàn người Trung Quốc làm việc.

Các làng ung thư bên cạnh các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc mọc theo, những cái chết cam chịu và đau đớn, trong tương lai sẽ không còn chỗ chứa tro xỉ, xỉ than thẩm thấu và phát tán nhanh các thành phần độc hại như thạch tín, chì ra môi trường nước, giết chết loài người cùng tất cả các loài sinh vật. Chính đại học Havard (Mỹ) đã công bố nghiên cứu mỗi năm Việt Nam có 4.300 người chết yểu do nhiệt điện than và có xu hướng tăng cao gấp nhiều lần, còn nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim phát biểu: ” Nếu Việt Nam tiến hành lắp đặt 40 GW nhiệt điện than và toàn bộ khu vực thực thi các kế hoạch nhiệt điện than, tôi nghĩ cuộc sống sẽ kết thúc. Đây sẽ là một thảm họa cho hành tinh của chúng ta”.

Tôi cũng đã tới nhà máy thép Shengli ở Thái Bình, cũng do Trung Quốc làm chủ. Trong 10 năm nhà máy này hoạt động, nhiều người dân ở thị trấn An Bài (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) chết trẻ do ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, tiếng ồn phát ra từ nhà máy…

Cho nên, đi theo Trung Quốc chỉ có một con đường, đó là con đường chết.

Đỗ Cao Cường Theo Facebook Đỗ Cao Cường

nguồn: trithucvn.net

Hà Tĩnh: ‘Làng Ung Thư’ Sơn Phú

Ông Hồng – bệnh nhân ung thư phổi cùng vợ chưa biết lấy đâu ra tiền đi điều trị Bỏ làng vì sợ hãi

Từ chỗ 40 hộ dân (cách đây 7 năm về trước), thôn Sơn Phú (Can Lộc – Hà Tĩnh) nay chỉ còn lại 29 hộ dân, họ đang phải chống chọi với cơn “bão ung thư” càn quyét từ nhà này sang nhà khác.

Từ năm 2010 đã có 10 hộ gia đình ở thôn Sơn Phú phải bỏ làng đi nơi khác sinh sống do lo sợ căn bệnh ung thư viếng thăm dù rằng Sơn Phú là một trong những vùng đất đai trù phú nhất ở huyện Can Lộc.

Theo thống kê của UBND xã Thượng Lộc, từ năm 2010 đến nay, làng Sơn Phú đã có 17 người chết vì bệnh ung thư, 9 người khác hiện đang được điều trị tại các Trung tâm y tế.

Ông Võ Đình Tứ – Trưởng thôn Sơn Phú lo lắng: “Cứ đà này thì ruộng đồng của Sơn Phú bỏ không ra đó chẳng có người mà cày, cấy… Mấy năm gần đây làng quê vốn đã thưa thớt dân cư, thì nay càng thêm tiêu điều”.

Bà Đào – bệnh nhân ung thư thực quản cùng chồng bàn tính bán mảnh vườn hương hỏa để chữa bệnh nhưng không ai mua. Đánh bài ngửa với bệnh tật

Trên con đường làng vắng tanh, chúng tôi gặp bà Phan Thị Đào (60 tuổi) đang mang trong mình căn bệnh ung thư, bà Đào cho biết: “Tôi bị bệnh ung thư đại tràng cách đây đã hơn 2 năm. Khi biết mình bị mắc bệnh, tôi như rơi xuống dưới vực thẳm, bởi trong tay không có lấy một đồng xu, trong lúc chồng lại ốm yếu. Lúc đó tôi chỉ muốn tự tử khỏi làm khổ chồng, con, nhưng thương đứa con trai út rứt ruột đã nhiều tuổi rồi mà vẫn chưa lấy vợ, nên tôi cố sống thêm được này nào hay ngày đó, mong chờ nó được yên bề gia thất rồi nhắm mắt cũng cam”.

Theo người nhà bà Đào thì từ đó tới nay bà đã 4 lần ra Hà Nội điều trị, bao nhiêu tài sản trong nhà “không cánh mà bay”. Nay gia đình bà chỉ còn lại mảnh vườn hương hỏa của ông bà nội để lại, chồng con bà cũng định bán nốt để lấy tiền chữa bệnh cho bà, nhưng khổ nỗi đất đai ở cái làng này giờ đây cho không người ta cũng không lấy, chứ đừng nói tới bán.

Cùng cảnh ngộ bà Đào, ông Nguyễn Trọng Hồng (53 tuổi) bị mắc chứng bệnh ung thư phổi được phát hiện cách đây khoảng 1 năm, nhưng khi phát hiện thì đã quá muộn. Sợ phải điều trị tốn kém nên ông trốn bệnh viện về nhà tự điều trị thuốc nam để chờ chết. Tuy vậy, vợ, con ông nghĩ, “còn nước còn tát” nên đem bán tất cả những gì trong nhà có thể bán được để đưa ông ra Hà Nội điều trị, chấp nhận “đánh bài ngửa” với số phận của ông.

Ông Nguyễn Huy Hải – Trạm trưởng Trạm Y tế Thượng Lộc cho rằng, chưa thể nói căn bệnh ung thư đang hoành hành tại Sơn Phú nguyên nhân do đâu khi có kết luận của các khoa học.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Hải – Trạm trưởng Trạm Y tế Thượng Lộc, cho biết: “Hiện nay Trạm Y tế xã đang giám sát, theo dõi 4 bệnh nhân ung thư trong xã (bệnh không lây nhiễm) có hồ sơ bệnh án. Với các bệnh nhân theo dõi nếu ai bị ung thư giai đoạn cuối, Trạm chỉ có thể cấp giấy giới thiệu đề nghị xã xác nhận lên tuyến trên cấp thuốc giảm đau Morfin cho họ mà thôi”.

Ông Võ Xuân Khánh chỉ kho thuốc súng cũ.

Theo ông Võ Xuân Khánh, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ở thôn Sơn Phú rất có thể là do nguồn nước bị nhiễm từ kho thuốc súng nằm trên địa bàn có từ thời kỳ chống Mỹ vào những năm từ 1969 đến 1972. Vị trí của kho thuốc súng chỉ cách chỗ người dân sinh sống với bán kính chưa đầy 100m, trong lúc đó hầu như mọi sinh hoạt của bà con chỉ biết dựa nguồn nước giếng khơi.

Hiện tại, chưa có kết luận của công trình khoa học nào khẳng định nguyên nhân gây ra nhiều cái chết do căn bệnh ung thư ở Sơn Phú bắt nguồn từ đâu?

Con đường làng dẫn vào làng ung thư thôn Sơn Phú hun hút buồn

Quảng Nam: Làng Ung Thư Khát Nước Sạch

ThienNhien.Net – Những năm gần đây, nhiều người ở xã Đại Hồng và Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chết do căn bệnh ung thư. Người dân cho rằng, nguyên nhân gây ung thư là do nguồn nước bị nhiễm độc từ mỏ than An Điềm. Hiện hàng nghìn hộ dân ở đây vẫn phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.

Ám ảnh ung thư

Đến thôn Đại Mỹ, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc vào trưa hè nắng rát, không khí vắng vẻ, u ám bao trùm cả ngôi làng. Ông Phạm Văn Thương, Trưởng thôn Đại Mỹ giải thích, ba năm trở lại đây số người bị mắc bệnh ung thư và tử vong trong thôn tăng nhiều làm người dân rất lo sợ. Ám ảnh với tên gọi “làng ung thư”, nhiều người đã bỏ đi địa phương đi làm ăn xa. Theo tìm hiểu, thôn Đại Mỹ có 273 hộ với gần 1.000 nhân khẩu, đến nay đã có khoảng 30 người bị bệnh ung thư. Hiện cả thôn có 18 người chết vì bệnh ung thư và nhiều người mới mắc bệnh. Những người mắc bệnh ở độ tuổi ngoài 40, nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều bị mắc bệnh với các loại ung thư về đường ruột, ung thư vú, ung thư dạ dày.

Gia đình anh Đỗ Công Binh (sinh năm 1971) là một trong những hộ có hoàn cảnh rất éo le vì cả hai vợ chồng đang bị ung thư. Bản thân anh Binh bị ung thư dạ dày còn vợ bị ung thư vú và cả hai vợ chồng đang phải điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đã được miễn giảm tiền điều trị nhờ có bảo hiểm y tế của hộ nghèo nhưng gia đình anh Binh vẫn đang phải treo biển bán nhà để có tiền chữa trị.

Còn tại xã Đại Hồng, chỉ tính riêng hai thôn Ngọc Kinh Đông và Ngọc Kinh Tây đã có gần 30 người chết vì ung thư, chủ yếu là ung thư nội tạng. Dù đã nhiều lần nêu ý kiến trong các cuộc tiếp xúc đại biểu HĐND các cấp nhưng đến nay, hơn 500 hộ dân của 2 thôn Ngọc Kinh Đông và Ngọc Kinh Tây vẫn đang ngóng chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng. Theo người dân, nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc địa phương này có nhiều người mắc bệnh ung thư: nguồn nước nhiễm độc, phơi nhiễm dioxin, ô nhiễm thuốc trừ sâu…

Mòn mỏi chờ nước sạch

Xã Đại Hưng cách mỏ than An Điềm chừng 1km, người dân địa phương lo ngại nguyên nhân ung thư có thể do nguồn nước bị nhiễm bẩn từ mỏ than này.

Theo UBND xã Đại Hưng, mỏ than An Điềm được một doanh nghiệp khai thác từ năm 2000, sau đó ngưng hoạt động. Có lẽ lớp bùn than sau quá trình khai thác cùng với nước mưa đã chảy vào những khe nước đi qua các thôn của xã Đại Hưng và gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hiện 2.000 hộ dân của xã đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ những chiếc giếng khoan hoặc đào. Chị Hồ Thị Thu, ở thôn An Điềm, xã Đại Hưng cho biết, gia đình chị đã phải đào đến giếng thứ 3 nhưng vẫn không tìm được nguồn nước đảm bảo cho sinh hoạt. Nhìn bằng mắt thường thì nước giếng rất trong nhưng không thể dùng cho ăn uống được vì nước có mùi rất tanh, còn sử dụng cho việc tắm giặt thì hay bị ngứa.

“Nước đóng một lớp màng mới nhìn tựa như lớp váng mỡ, tanh hôi, chỉ có thể dùng tưới cây. Chúng tôi mong Nhà nước quan tâm đến vùng này bởi bà con quá khó khăn, xa bệnh viện, thời gian qua thấy số lượng người chết vì căn bệnh ung thư ở vùng này nhiều nên ai nấy hoang mang” – bà Thu nói.

Ông Phạm Đức Thịnh – Chủ tịch UBND xã Đại Hưng cho hay, toàn xã Đại Hưng có 10 thôn thì đã có tới 6 thôn gặp khó khăn về nguồn nước uống lẫn nước sinh hoạt gồm: Thạnh Đại, Đại Mỹ, An Điềm, Mậu Lâm, Trung Đạo Trúc Hà và An Tân. Đáng nói, cho tới nay, cả xã Đại Hưng vẫn chưa được đầu tư một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, dù đây là địa bàn luôn bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu lẫn sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt. Và một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất là nguồn nước.

Còn tại xã Đại Hồng, hơn 12.000 nhân khẩu của xã sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày từ nguồn giếng đào và nước suối tự chảy từ trên núi xuống. Tuy nhiên, nguồn nước giếng đào cũng ở trong tình trạng ô nhiễm. Đối với nguồn nước suối tự chảy, trên địa bàn xã có hai bể chứa ở khu vực Khe Bò và Khe Lim nhưng do không có bể lọc nên vào mùa mưa nguồn nước chảy về rất đục, còn ở thời điểm này là mùa khô nên nguồn nước suối đang cạn dần. Người dân xã Đại Hồng rất mong cơ quan chức năng có những giải pháp bền vững cho việc đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.

Mới đây, trực tiếp đi kiểm tra và nắm bắt những phản ánh của người dân về tình trạng thiếu nước sạch ở xã Đại Hưng và xã Đại Hồng, ông Trần Xuân Vinh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết, đoàn công tác sẽ đề nghị các ngành chuyên môn của tỉnh khẩn trương lấy mẫu nước giếng bị nhiễm phèn để tiến hành kiểm tra; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm đầu tư các công trình nước sạch phục vụ nhân dân tại hai xã Đại Hưng và Đại Hồng của huyện Đại Lộc.

UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn miền Trung của Quảng Nam với tổng vốn hơn 58 tỷ đồng. Mong rằng, từ nguồn này, nước sạch – nhu cầu thiết yếu sẽ được hỗ trợ tới các địa phương trên.