Hp Và Ung Thư Dạ Dày / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Vi Khuẩn Hp Và Ung Thư Dạ Dày

Helicobacter pylori (H. pylori hay Hp) là loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày của khoảng 2/3 dân số trên thế giới.

Nhiễm trùng Hp là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày đặc biệt ung thư dạ dày tại các vùng trong dạ dày ngoại trừ vùng phía trên nơi gần với thực quản) Nhiễm trùng Hp cũng gây ra u mô lympho tại niêm mạc dạ dày (MALT).

H.pylori là gì?

Helicobacter pylori, hay H. pylori, gọi tắt là vi khuẩn Hp, là một loại xoắn khuẩn phát triển trong lớp màng nhầy bao phủ bên trong dạ dày của người.

Để sống sót trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày, H.pylori tiết ra một men gọi là Urease, men này chuyển ure trong dạ dày thành amoniac. Việc sản xuất amoniac xung quanh H.pylori làm trung hòa acid trong dạ dày giúp vi khuẩn này sống sót. Hơn nữa, hình dạng helical của H.pylori cho phép nó chui sâu vào lớp màng nhầy nơi ít acid hơn so với bên trong dạ dày hoặc lumen. H.pylori cũng có thể bám dính vào các tế bào lót trên bề mặt của dạ dày.

Mặc dù các tế bào miễn dịch bình thường cũng có thể nhận diện và tấn công các vi khuẩn xâm lấn ở các vị trí gần nơi nhiễm trùng H.pylori nhưng chúng không có khả năng tiếp cận viền dạ dày. Thêm nữa H.pylori cũng phát triển các phương pháp ngụy trang giúp nó tránh được đáp ứng miễn dịch tại chỗ.

H. pylori đã tồn tại cùng với loại người hàng nghìn năm và nhiễm trùng vi khuẩn này là phổ biến. CDC (trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng của Mỹ) dự đoán xấp xỉ 2/3 dân số trên thế giới mang vi khuẩn này và tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn rất nhiều ở các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển.

Mặc dù nhiễm H.pylori không gây ra bệnh ở phần lớn bệnh nhân nhưng nó là yếu tố nguy cơ chính của bệnh loét dạ dày mạn tính và chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp loét dạ dày và tá tràng.

H. pylori được cho là lây nhiễm qua thực phẩm và nước uống nhiễm vi khuẩn, qua sự tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng. Trong phần lớn quần thể, vi khuẩn mắc phải khi còn nhỏ, thường ở trẻ sống ở vùng nghèo, đông đúc và vệ sinh kém.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày được chia làm 2 loại: Ung thư cardia và Ung thư non-cardia. Nhìn chung tần suất ung thư dạ dày đang giảm dần. Tuy nhiên chủ yếu giảm ở tỷ lệ ung thư non-cardia. Ung thư cardia dạ dày từng là ít gặp, hiện lại tăng lên trong các thập niên gần đây. Ngoài ra, Ung thư dạ dày vẫn là nguyên nhân thường gặp thứ 2 gây tử vong do ung thư. Tần suất mắc cao hơn ở vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ hơn là Hoa Kỳ và các nước Châu Âu khác. Yếu tố độc tính CagA trong chủng Hp ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được cho là nguyên nhân gây độc tính Ung thư mạnh hơn chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây.

Nhiễm trùng H.pylori được xác định là nguyên nhân tiên phát gây ung thư dạ dày. Các yếu tố nguy cơ khác gồm viêm dạ dày mạn, tuổi cao, nam giới, chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc hoặc thức phẩm bảo quản kém, hút thuốc lá, thiếu máu pernicious anemia; tiền sử phẫu thuật dạ dày có các vấn đề lành tính, tiền sử gia đình ung thư dạ dày.

Bằng chứng nhiễm H.pylori gây ung thư dạ dày non-cardia là gì?

Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy các cá thể nhiễm H.pylori có nguy cơ tăng ung thư biểu mô dạ dày. Nguy cơ tăng giới hạn cho ung thư dạ dày non-carida. Ví dụ, năm 2001 trong một phân tích trên 12 nghiên cứu các trường hợp ung thư dạ dày và H.pylori cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày non-cardia cao hơn xấp xỉ 6 lần ở nhóm có nhiễm H.pylori so với nhóm không nhiễm.

Theo Trung tâm nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ

Khuẩn Hp Và Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày

KHUẨN HP VÀ NGUY CƠ UNG THƯ DẠ DÀY

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật thì tỷ lệ nhiễm HP vào khoảng 55% đến 75%. Đáng chú ý, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ nhiễm HP ở các nước phát triển (cùng với việc cải thiện vệ sinh môi trường, tỷ lệ trẻ em nhiễm HP ở các nước phát triển xuống rất thấp, chỉ khoảng 20%, người lớn khoảng 80%).

Mặc dù khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Nhiều người nghĩ rằng sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại, thậm chí cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng vi khuẩn HP là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ bị ung thư dạ dày. Đồng thời, nếu vi khuẩn HP không gây ra các triệu chứng về dạ dày như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi lại có một số tác dụng đối với cơ thể.

Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng, nhưng vì vi khuẩn HP là loại khuẩn có khả năng truyền nhiễm thấp nên dù có tiếp xúc qua đường nước bọt cũng không bị nhiễm ngay được, phải có sự tiếp xúc mật thiết lâu dài như mẹ và con thì mới bị nhiễm. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn HP có giới hạn độ tuổi. Tuy chưa rõ nguyên nhân nhưng việc nhiễm khuẩn HP ở trẻ em chỉ tới khoảng 12 tuổi. Sau 15 tuổi hầu như không bị nhiễm. Ngoài ra, sau khi đã diệt khuẩn thành công thường không tái nhiễm trở lại.

Tại HECI, trong số khách hàng tầm soát sức khỏe trong nửa năm qua, có đến gần một nửa số ca bị nhiễm HP. Sau kiểm tra nếu phát hiện HP, chúng ta cũng không nên quá lo lắng vì nguy cơ ung thư dạ dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, không chỉ có khuẩn HP. Đối với kết quả nhiễm HP nặng, bác sĩ trung tâm HECI sẽ theo dõi, đánh giá để từ đó đưa ra tư vấn hướng dẫn phác đồ điều trị cho khách hàng, giúp khách hàng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa cho cả gia đình.

Bên cạnh việc tầm soát, mỗi người cần xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt đối với trẻ em nên có dụng cụ ăn uống riêng và người lớn không nên cho trẻ dùng đồ ăn đã được nhai, mớm.

Để biết thêm thông tin cũng như quy trình đặt hẹn tại HECI

Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 028 3622 2023

Website: chúng tôi

Email: cskh@bvcrheci.vn

Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày

Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và ung thư dạ dày

Trước khi có kết quả chính xác vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, nhiều nhà khoa học đã khẳng định vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng mạn tính.

Vi khuẩn HP cư trú dưới lớp niêm mạc dạ dày, dưới mảng bám cao răng, nước bọt. Chúng dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác khi sử dụng chung các đồ dùng ăn uống như thìa, bát, đũa, ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc nước hoặc mớm cơm cho trẻ…

Vi khuẩn HP khi đi vào cơ thể sẽ làm tổn hại lớp lót niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cùng với dịch axit từ dạ dày tác động dễ hình thành các vết viêm loét.

Không những thế, vi khuẩn này tồn tại thời gian dài trong dạ dày sẽ làm thay đổi các DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người không nhiễm.

Vì thế, khi mắc các bệnh ở dạ dày, bạn nên đi kiểm tra xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa ung thư dạ dày phù hợp.

Làm thế nào phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày?

Để phát hiện sớm vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở dạ dày như:

Nội soi dạ dày là một phương pháp khá hiệu quả có thể giúp tìm ra vi khuẩn HP trong dạ dày, đồng thòi phát hiện những tổn thương bên trong dạ dày như viêm loét hoặc ung thư, polyp.

Nội soi dạ dày được thực hiện nhờ vào một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn nguồn sáng và camera giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương bên trong dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể phát hiện được thông qua test HP hơi thở. Với phương pháp này, bạn sẽ được uống viên thuốc có chứa C14 hoặc dung dịch có chứa C13 và ngồi nghỉ.

Sau 15 phút, người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ xét nghiệm là thẻ xét nghiệm với 14C hoặc thổi bong bóng với 13C cho đến khi thiết bị hoặc kỹ thuật viên báo hiệu đã đủ lượng CO2 cho một lần xét nghiệm. Thời gian thổi trung bình từ 5 đến 10 phút tùy vào lượng hơi mà người thổi thổi vào.

Bác sĩ sẽ mang đi kiểm tra nhằm tìm sự hiện diện của vi khuẩn HP trong hơi thở.

Phương pháp này đơn giản với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP. Hiện tại bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ người bệnh phát hiện sớm có hay không vi khuẩn HP trong dạ dày.

Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì thế khi được chẩn đoán có vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Việc điều trị kịp thời và triệt để sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn này, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.

Khi Nào Vi Khuẩn Hp Gây Ung Thư Dạ Dày?

Hiện nay tỷ lệ người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là rất cao. Thậm chí, với xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, nhiều người lo ngại sẽ mắc ung thư dạ dày. Vậy khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày? Vi khuẩn này có thực sự nguy hiểm đối với con người?

Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao.

Vi khuẩn HP rất dễ lây truyền

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày… Hiện tỷ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn này rất cao. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Riêng một nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này.

Điều đáng nói là vi khuẩn HP rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Không chỉ lây qua đường miệng, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn. Ngoài ra, vi khuẩn HP ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Những hiểu lầm về vi khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Đa phần mọi người quan niệm, sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày chắc chắn là có hại. Thực tế, các nhà khoa học nhận thấy, vi khuẩn HP trong một số trường hợp không hẳn có hại. Nếu không gây ra triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng giảm.

Nhiều người còn cho rằng cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo chúng tôi Nguyễn Duy Thắng, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến 80% người trên 50 tuổi có mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

Khi nào cần điều trị HP?

Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…) thì việc điều trị vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho rằng, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, nên phát hiện, điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn HP. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ Vũ Trường Khanh cho biết, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP ở Việt Nam khá cao. Nhiều loại thuốc điều trị HP tại các nước đạt hiệu quả tới 80 – 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%, thậm chí có những loại thuốc tỷ lệ thành công trong điều trị chỉ còn khoảng 50%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng khuyến cáo, vi khuẩn HP sẽ chết trong môi trường axit và sẽ phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều tupe, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc tupe khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn

Mối Liên Hệ Giữa Nhiễm Khuẩn Hp Và Ung Thư Dạ Dày

Mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Có một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sự nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp là một xoắn khuẩn sống ở trong dạ dày và tá tràng. Chúng có khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt tại dạ dày. Và lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật tìm cách làm rõ quan hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Những ứng viên tham gia nghiên cứu có loét ở tá tràng, loét dạ dày. dạ dày tăng sản, khó tiêu hóa không có loét (đau dạ dày không loét). Những người này được nội soi để phát hiện sớm ung thư. Họ sẽ được nội soi lại một lần nữa trong 3 năm tiếp theo. Trong số 1526 thành viên thì 1246 người có nhiễm vi khuẩn Hp và 280 người thì không.

Nhiễm khuẩn Hp có thể làm trầm trọng hơn tổn thương tiêu hóa ở bệnh nhân dùng Aspirin liều thấp

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí tiêu hóa Mỹ đã tìm cách xác định xem liệu một số người sử dụng aspirin, đặc biệt, là những người có nhiễm khuẩn Hp, có nguy cơ bị mòn, loét dạ dày cao hơn những người không nhiễm vi khuẩn Hp.

Các nhà nghiên cứu ở University of Texas Southwestern Medical School and Baylor College of Medicine đã tuyển chọn 61 tình nguyện viên khỏe mạnh ở độ tuổi 18 đến 61. Trong đó, 29 tình nguyện viên có vi khuẩn Hp. 46 tình nguyện viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ những người đang sử dụng Aspirin. 15 tình nguyện viên còn lại chỉ sử dụng giả dược.

Sau 46 ngày điều trị, các tình nguyện viên được tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên. Xác định mức độ tiến triển của tổn thương đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu không tìm được bất cứ tổn thương trong dạ dày hoặc tá tràng nào trong số 15 người sử dụng giả dược. Trong nhóm sử dụng aspirin, những bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp có tổn thương tiêu hóa cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không nhiễm khuẩn Hp. (50% so với 16%) Diệt vi khuẩn Hp giúp ngăn chặn xuất huyết dạ dày ở bệnh nhân sử dụng Aspirin liều thấp

Rất nhiều người sử dụng Aspinrin liều thấp hằng ngày để ngăn chặn đau tim. Số khác thì sử dụng liều cao các thuốc chống viêm giảm đau hoạt lực mạnh thuộc nhóm NSAIDs như Naproxen. Mục đích sử dụng thuốc để giảm đau nhức cơ xương gây ra bởi bệnh viêm khớp. Khi sử dụng với liều thông thường, các thuốc NSAIDs vẫn thường gây ra loét hoặc xuất huyết tiêu hóa. Loét, là những vết tổn thương trên niêm mạc tiêu hóa. Thường do dạ dày sản xuất dư thừa acid hoặc do vi khuẩn Hp.

Trong 1 nghiên cứu được công bố tại tạp chí y khoa the New England Journal of Medicine , các nhà nghiên cứu đã đăng kí 400 bệnh nhân với tiền sử xuất huyết tiêu hóa. Họ đã sử dụng Aspirin hoặc các thuốc NSAIDs khác. Thuốc này dùng để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch hoặc giảm đau trong viêm khớp. Nghiên cứu đánh giá liệu diệt vi khuẩn Hp có giảm nguy cơ chảy máu tiêu hóa .

Trong vòng 6 tháng, 250 bệnh nhân được sử dụng liều 80mg Aspirin mỗi ngày.

150 bệnh nhân còn lại được sử dụng 500mg Naproxen 2 lần/ ngày. Trong mỗi nhóm, các bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên dùng hoặc Omeprazole mỗi ngày. Hoặc 1 tuần sử dụng kháng sinh để diệt trừ Hp. Số còn lại được sử dụng giả dược.

Nhóm uống aspirin, những người được điều trị bằng kháng sinh có 1,9% nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Nguy cơ này ở những người điều trị bằng omeprazole là 0,9 %. Nhìn chung, điều trị kháng sinh hoặc omeprazole cho kết quả gần như tương tự nhau.

Kết quả rất khác biệt ở nhóm bệnh nhân sử dụng naproxen. 19% số bệnh nhân sử dụng naproxen điều trị Hp bị chảy máu tiêu hóa. Trong đó, chỉ 4% số người điều trị bằng omeprazole bị xuất huyết.

Nghiên cứu gợi ý một số điểm sau. Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, đang sử dụng Aspirin thì nên kiểm tra vi khuẩn Hp. Những người này nên điều trị Hp nếu có. Bệnh nhân đang sử dụng NSAIDs không phải aspirin và đã có tiền sử xuất huyết dạ dày thì sẽ phù hợp hơn với điều trị bằng thuốc giảm tiết acid.