Độ Tuổi Ung Thư Lưỡi / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Độ Tuổi Thường Mắc Ung Thư Phổi

14/06/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 484 lượt xem

Ung thư phổi phổ biến hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới Việt Nam. Độ tuổi thường mắc ung thư phổi bao nhiêu là quan tâm của nhiều người.

Độ tuổi thường mắc ung thư phổi là bao nhiêu?

Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào trong đường dẫn khí. Đây là bệnh ung thư cực kì nguy hiểm do có thời gian tiến triển bệnh nhanh, tiên lượng sống dè dặt. Tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 22 nghìn ca mắc mới ung thư phổi thì có đến gần 20 nghìn ca vì căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu do phát hiện bệnh muộn khiến điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Độ tuổi thường mắc ung thư phổi là bao nhiêu là quan tâm của nhiều người. Theo các bác sĩ, ung thư phổi ít khi được chẩn đoán ở người dưới 40 tuổi. Trên 55 tuổi là bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Phòng bệnh ung thư phổi như thế nào?

Ngoài bỏ thuốc lá, để phòng bệnh ung thư phổi, bạn cũng cần chú ý:

Thường xuyên mở cửa để thông thoáng nhà cửa, giảm lượng khí radon trong nhà – chất không khí tự nhiên, lọt vào trong các tòa nhà qua những kẽ nứt vào các lỗ nhỏ.

Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động nếu làm việc trong môi trường độc hại khi phải tiếp xúc với amiang – nguyên liệu chính sản xuất fibro xi măng…

Khử trùng nơi ở, có biện pháp bảo vệ đường hô hấp

Sử dụng nguồn nước uống đảm bảo

Ăn uống lành mạnh, tích cực bổ sung trái cây xanh, rau tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tích cực luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật…

Thực tế, các biện pháp phòng bệnh ung thư phổi chỉ mang tính chất tương đối. Để không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh sớm nào, bạn cần quan tâm đến khám sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kì, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao (người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, từng xạ trị vùng ngực, làm việc trong môi trường độc hại…)

Độ Tuổi Dễ Mắc Ung Thư Phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến và gây tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Biết được độ tuổi dễ mắc ung thư phổi cùng các nguyên nhân gây bệnh khác sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào?

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới. Thống kê về tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nước ta cho biết, năm 2010, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới là khoảng 20 nghìn ca và 7 nghìn ca ở nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2023, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới sẽ vượt 40 nghìn ca và ở nữ giới gần 20 nghìn ca, gấp 2 – 3 lần thời điểm 10 năm trước đó.

Độ tuổi nào dễ mắc ung thư phổi là thắc mắc của rất nhiều người. các bác sĩ cho biết, ung thư phổi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở độ tuổi ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, số ca mắc ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đang ngày càng trẻ hóa.

Phòng bệnh ung thư phổi như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh được các bác sĩ khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố đó.

Thuốc lá được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, giảm tuổi thọ người hút mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi.

Một số thành phần độc hại trong khói thuốc lá như hắc ín, benzene, nitrosamines… làm hư hại các tế bào phổi, biến đổi tế bào và hình thành ung thư.

Không hút thuốc lá sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Thường xuyên đo nồng độ khí radon, mở cửa thông thoáng không gian sống

Thường xuyên mở cửa thông thoáng nhà cửa và kiểm tra nồng độ khí radon trong nhà sẽ giảm được lượng khí độc hại trong nhà và giúp bạn điều chỉnh không gian sống.

Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động

Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với khói bụi đặc biệt là aming – nguyên liệu chính để sản xuất tấm lợp fibro xi măng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Trong số khoảng khoảng 40% số ca tử vong do amiang là bệnh nhân ung thư phổi.

Chế độ ăn uống khoa học, sử dụng nguồn nước uống an toàn

Nước uống nhiễm asen làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này, bạn cần sử dụng một nguồn nước uống đảm bảo, tinh khiết.

Một số loại thực phẩm được khuyên dùng có tác dụng phòng bệnh ung thư phổi là: rau họ cải, ngô, cá hồi, nước cam ép…

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì

Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mà bạn không thể kiểm soát được. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì, đặc biệt cho những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần được quan tâm. Khám sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, giúp phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Độ Tuổi Dễ Mắc Ung Thư Thực Quản

Ung thư thực quản phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Biết được độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong khám sàng lọc ung thư sớm.

Độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản là bao nhiêu?

Thực quản là ống cơ lớn vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày để tiêu hóa. Tuy có tiên lượng sống không cao bằng một số bệnh ung thư khác nhưng bệnh nhân vẫn có cơ hội điều trị thành công nếu phát hiện bệnh sớm. Cơ hội sống tốt nhất cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm là khoảng 70%.

Ung thư thực quản có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản nhất là trên 55 tuổi, chiếm khoảng 85% số ca mắc. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư thực quản ở người trẻ tuổi ít hơn nhưng ngày càng có diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh khác. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

Barrett thực quản là tình trạng mà thành phần và các lớp tế bào lót thực quản bị thay đổi do tiếp xúc nhiều với acid. Barrett thực quản thường phát triển ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, Barrett thực quản dễ biến chứng thành ung thư biểu mô thực quản khi tuyến tiết chất nhầy thực quản bị tổn thương.

Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp hai lần so với những người bình thường. Thuốc lá có chứa tới hơn 7 nghìn chất độc hóa học và gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Khói thuốc lá đi trực tiếp vào cơ thể không thông qua bất kì cơ chế lọc nào, bắt dính tại bất kì vị trí nào ở thực quản, phá hủy cấu trúc gen và hình thành tế bào ung thư.

Rượu không trực tiếp gây ung thư thực quản nhưng rượu vào cơ thể dưới tác dụng của một loại enzyme có khả năng sinh ra chất gây ung thư.

Béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, làm tăng áp lực lên cơ bụng, thành dạ dày và dễ gây ra bệnh lý trào ngược acid dạ dày thực quản – nguyên nhân thúc đẩy ung thư thực quản.

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít rau xanh, hoa quả tươi và uống đồ uống quá nóng cũng làm gia tăng gnuy cơ mắc bệnh.

Tiền sử mắc các bệnh ung thư khác

Những người mắc ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư vòm họng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.

Thực tế, trước khi phát triển thành ung thư thì thời gian phát triển tiền ung thư có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài, có thể lên tới 10 năm vì vậy, khám sàng lọc ung thư sớm định kì rất quan trọng trong phát hiện bệnh sớm. Mọi người nên chủ động khám tầm soát ung thư toàn thân định kỳ.

.

Độ Tuổi Dễ Mắc Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ dày là bệnh khá phổ biến trong 10 loại ung thư thường gặp nhất. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 2 sau ung thư phổi, thứ 3 sau ung thư vú và cổ tử cung.

Độ tuổi dễ mắc ung thư dạ dày

Theo các chuyên gia ung bướu, ung thư dạ dày có thể gặp ở tất cả mọi người. Thế nhưng những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả.

Tuy nhiên bệnh ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa nên có nhiều trường hợp dưới 30 cũng mắc bệnh.

Các chuyên gia y tế cũng lý giải nguyên nhân ung thư dạ dày thường gặp ở những độ tuổi này:

Do thói quen ăn uống của đa số người dân Việt Nam là hay uống rượu bia, ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao… ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, lâu ngày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Do ăn chung bát nước chấm, chung đũa… làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP – thủ phạm gây ra các bệnh lý ở dạ dày và ung thư dạ dày.

Do mắc bệnh ở dạ dày không điều trị triệt để như bệnh viêm loét dạ dày thực quản, polyp dạ dày. Những bệnh lý này lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành khối u (ác tính) ở dạ dày.

Do ít quan tâm tới sức khỏe, không khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh?

Để biết mình có mắc ung thư dạ dày hay không bạn cần phải tới các bệnh viện để tiến thành thăm khám, tầm soát ung thư. Đặc biệt là những người trong độ tuổi mắc ung thư dạ dày hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cần phải tầm soát càng sớm càng tốt.

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: CEA, CA 72-4

Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm là phương pháp khám thăm dò toàn bộ khoang dạ dày và hành tá tràng, từ đó xác định vị trí, kích thước khối u.

Các xét nghiệm khác: Để xác định độ xâm lấn di căn của khối u, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như X-quang phổi, siêu âm gan, chụp CT…

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 96/ Hotline 0904 97 0909.

Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Bệnh Ung Thư Vú ?

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp và phổ biến nhất, có khả năng đe dọa tính mạng của người phụ nữ. Theo các thống kê cho thấy, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh này đến 80%.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ung thư vú ?

Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất của bệnh ung thư vú là những phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Trong đó, có hơn 80% ca bệnh xuất hiện ở những người phụ nữ từ 45 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, cũng có không ít bệnh nhân bị ung thư vú trong độ tuổi 25-26, chưa lập gia đình.

Tuổi tác tăng cao thì các cơ quan tế bào cũng dần yếu đi và nguy cơ bị ung thư vú càng cao.

Người phụ nữ có tiền sử gia đình có mẹ hay chị gái, em gái mắc bệnh ung thư vú thì có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người phụ nữ bình thường từ 6-10 lần. Thế hệ trước mắc bệnh di truyền bệnh này cho cho thế hệ sau bởi di truyền các đột biến gen BRCA1 và gen BRCA2, và có thể mắc bệnh ở cả 2 vú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 50 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao. Bời vì đây là những đối tượng có hormone estrogen và progesteron dài hơn người khác.

Tiếp xúc thường xuyên với các tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Dễ thấy ở những người phụ nữ từng áp dụng xạ trị ở vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc điều trị bức xạ khi đang ở độ tuổi thiếu niên thường dễ gặp bệnh ung thư vú hơn.

Những người phụ nữ sử dụng hormone nội tiết, kích thích tố thay thế hay các thuốc viên ngừa thai trong nhiều năm có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người không sử dụng.

Các bác sĩ cho rằng, người phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, vitamin, khoáng chất… dễ bị béo phì và dễ bị ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, các chị em cần bổ sung các kiến thức về việc phòng chống bệnh ung thư vú để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp các chị em có sức khỏe tốt và phòng chống được căn bệnh này.