Điều Trị Ung Thư Phế Quản / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Điều Trị Ung Thư Phế Quản

Ung thư phế quản là căn bệnh khó chữa trị nhất trong các bệnh ung thư. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn rất sớm. Mục tiêu điều trị ung thư phế quản đa phần là làm giảm nhrj các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Điều trị ung thư phế quản chủ yếu theo 2 hướng đó là: điều trị triệt căn và điều trị bảo tồn.

Điều trị triệt căn ung thư phế quản

Trong điều trị triệt căn ung thư phế quản, thường có những phương pháp điều trị sau:

Phương pháp Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư phế quản. Tuy nhiên vấn đề là phẫu thuật chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân đến khám bác sỹ ở giai đoạn sớm. Vì thế vấn đề cốt lõi là bệnh nhân phải được khám, làm xét nghiệm để chẩn đoán ung thư phế quản thật sớm.

Phương pháp Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng các tia phóng xạ năng lượng cao chiếu vào khối u để tiêu diệt hoặc làm hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Xạ trị thường được dùng để thay thế cho phương pháp phẫu thuật khi bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc cũng có thể kết hợp xạ trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ di căn.

Xạ trị cũng có thể phối hợp với điều trị bằng hóa chất để làm tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra trong những trường hợp ung thư phế quản đã di căn quá xa, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân thì có thể dùng xạ trị làm giảm các triệu chứng đau do di căn xương, giảm triệu chứng di căn não, gảm chèn ép tĩnh mạch chủ trên do di căn trung thất giảm, triệu chứng ho ra máu do ung thư phế quản.

Phương pháp Hóa trị

Hoa trị là phương pháp điều trị ung thư phế quản bằng hóa chất, sử dụng khi ung thư phế quản giai đoạn tiến triển xa không còn có chỉ định phẫu thuật nữa, hoặc là ung thư phế quản loại tế bào nhỏ, hóa trị cũng có thể dùng làm điều trị phối hợp với xạ trị và phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị ung thư phế quản.

Điều trị bảo tồn ung thư phế quản

Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị không tấn công vào các tế bào ung thư mà chỉ là điều trị để nâng đỡ thể trạng beehj nhân, điều trị làm giảm triệu chứng gây đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị bảo tồn bao gồm nhiều phần việc như là: điều trị giảm đau, giảm ho ra máu, điều trị dinh dưỡng, hỗ trợ về mặt tâm thần kinh, điều trị chống trầm cảm…

Điều Trị Hen Phế Quản (Hen Suyễn)

Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới! Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh hen phế quản trên thế giới hiện nay đã lên tới trên 200 triệu người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới.

Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản, số người tỷ vong do hen phế quản cũng tăng lên. Hen phế quản cũng là nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Phí tổn xã hội gây ra bởi hen phế quản cũng tăng cao bao gồm các chi phí điều trị trực tiếp như xét nghiệm, tiền thuốc và các chi phí gián tiếp như phải nghỉ việc, nghỉ học, giảm năng suất lao động…

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.

Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là LÊN CƠN HEN.

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.

– Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.

– Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.

– Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

– Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Như đã trình bày ở trên. Khi hít phải những tác nhân kích thích, bệnh nhân thường lên cơn hen cấp tính, gây phù nề và chít hẹp đường thở.

Một số tác nhân cơ bản thường gây cơn hen cấp tính là:

Thay đổi thời tiết, ban đêm.

Phấn hoa theo mùa

Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng

Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành

Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang

Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác…

Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.

Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn…

Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.

Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng.

Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Các thuốc dạng hít bao gồm:

* Thuốc đồng vận thụ thể beta-2 (beta-2 agonist)

* Thuốc kháng hệ cholinergic (thuốc anticholinergic)

* Corticosteroids

* Cromolyn sodium

Các thuốc dạng uống bao gồm:

* Aminophylline

* Thuốc đối vận leukotriene (leukotriene antagonist)

* Viên nén corticosteroids

Tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày – tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Thuốc tân dược không giải quyết được tận gốc bệnh, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

– Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…

– Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

– Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc này.

Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.

Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng điều trị thực sự mới tồn tại và được sử dụng.

Thứ ba, an toàn. Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mạn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ RẤT THÀNH CÔNG BẰNG THUỐC HEN P/H:

Bắt đầu từ năm 2008, chú được chẩn đoán hẹp van tim động mạch chủ và viêm phế quản. Chú nằm điều trị tại Viện Tim mạch một thời gian dài, sau khi thay van tim nhân tạo chú về nhà tiếp tục điều trị. Tuy bệnh tim đã ổn định nhưng những cơn ho, khó thở vẫn cứ đeo đẳng, chú lại quay lại viện, các bác sỹ cho chú đơn thuốc về điều trị. Chủ yếu là các thuốc kháng sinh, giãn phế quản.

Dai dẳng trong suốt ba năm kể từ khi mổ tim, đến năm 2011, sau ba lần nhập cấp cứu liên tiếp vì khó thở chú mới được chẩn đoán chính xác là hen phế quản. Và cũng kể từ khi ấy, trong nhà chú chứa không biết bao nhiêu ống xịt hen. Chú đã uống đủ mọi thứ thuốc rồi, Tây y dạng xịt lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Các loại thuốc bác sỹ kê đơn chất đầy cả tủ mà vẫn không hiệu nghiệm, cơn hen vẫn cứ tái đi tái lại.

Năm 2013, chú bắt đầu biết về thuốc hen P/H. Sau khi điều trị liên tục bằng thuốc hen P/H, bệnh của chú đã thuyên giảm rõ rệt. Chú tiếp tục dùng thêm 2 -3 tháng nữa cho an tâm. Kể từ thời điểm đó, sức khỏe của chú tốt lên trông thấy, “không thở, không hen, không ho” gì nữa. 3 năm đã trôi qua, chú đã không còn phải lo lắng gì về bệnh hen phế quản, sức khỏe tốt lên, da dẻ hồng hào. Bệnh tim của chú cũng ổn định nên không chỉ riêng chú mà cả gia đình cũng hết sức vui mừng.

Bác biết thông tin về thuốc hen P/H đã từ lâu nhưng cứ nghĩ thuốc thảo dược thì chữa làm sao được nên quyết tâm theo thuốc Tây, đến năm 2013, dùng thuốc Tây rồi mà vẫn lên cơn hen, có khi khó thở cả ngày không dứt, tôi mới tìm mua thuốc hen P/H về dùng. Nghĩ bụng, có bệnh thì vái tứ phương, cứ dùng thử một lần xem sao”.

Sau khi điều trị bằng thuốc hen P/H, bệnh của bác đã có chuyển biến tích cực. Sức khỏe của bác dần được cải thiện, hơi thở đều, cơn hen nhẹ dần đi, bác bắt đầu nằm giường trở lại.

Tiếp tục điều trị thêm một thời gian nữa, bác uống được nước chè, cơm nước dọn dẹp nhà cửa cho các con đi làm.

Tính từ đó đến nay cũng đã 2 năm trôi qua, nhìn bác hiện giờ không còn lưu chút dấu ấn nào của bệnh hen phế quản.

5. Bé Kiều Văn Phúc – con bố Kiều Văn Pháo, bị hen từ khi mới hơn 1 tuổi. Ban đầu Phúc chỉ có hiện tượng khò khè trong từng hơi thở, vẫn ăn ngoan. Sau vài ngày khò khè cháu thường có hiện tượng ho nhiều, kèm với chảy mũi liên tục. Đi khám, bác sỹ chẩn đoán Phúc bị viêm tiểu phế quản dạng hen. Sau khi dùng thuốc hen P/H liên tục trong vài tuần, những dấu hiệu của bệnh hen đã biến mất. Tới nay, 8 năm trôi qua, Kiều Văn Phúc đã là học sinh lớp 2 – trường tiểu học Lê Hồng Phong – Hà Đông – Hà Nội, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi.

6. Chị Dương Thị Ly, 34 tuổi, làm thợ may, ở Ấp Gò Châu Mai, xã Vĩnh Hưng – Huyện Vĩnh Hưng; Tỉnh Long An bị hen từ năm 12 tuổi. Sau hơn 4 năm căn bệnh hen đeo đuổi hành hạ, đến năm 16 tuổi chị cao 1m55 nhưng nặng chưa đến 35kg. Sau một đợt điều trị bằng thuốc hen P/H, cơn hen đã không còn tái phát. Năm nay bước vào tuổi 34, chị đã có một gia đình tuyệt vời, hai bé ngoan và biết nghe lời ba mẹ.

7. Ông Nguyễn Bá Hai (sinh năm 1955) trú tại thị xã Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương mắc hen năm 40 tuổi. Ông chia sẻ “Mỗi lần lên cơn hen thì khổ sở vô cùng, thở không được nói không xong, ngực như bị bóp chặt môi thì tái xanh tái ngắt, có khi phải ngồi dậy chống ta cả đêm, có lúc thì nửa nằm nửa ngồi, tay bám vào chấn song cửa sổ hay dựa vào thành giường mà cò cử từng cơn”. Hơn 10 năm bệnh hen đeo đẳng, công việc và cuộc sống cũng theo bệnh tật mà tụt dốc. Theo hướng dẫn của bác sỹ, ông biết và sử dụng thuốc hen P/H. Sau một đợt điều trị, bệnh hen không tái phát. Tới nay đã 8 năm, ông sống vui tuổi già không còn lo bệnh tật.

Và còn nhiều trường hợp bệnh nhân khác….(tham khảo tại https://www.benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.html)

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tùy theo tình trạng từng người.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH VỀ THUỐC HEN P/H

Đánh giá của Tiến sỹ – Lương y Nguyễn Hoàng, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội về thuốc hen P/H:

Ung Thư Phế Quản Phổi

UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI

UNG THƯ PHẾ QUẢN PHỔI

I.ĐẠI CƯƠNG

– Ung thư phế quản phổi nguyên phát (UTPQPNP) hiện nay có tần suất đang tăng lên một cách đáng sợ.

– Là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nam và hàng thứ 4 ở nữ. Bệnh nguyên chủ yếu là thuốc lá.

– Phát hiện thường muộn nên điều trị khó vì vậy tiên lượng luôn luôn nặng.

– Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Giới: Ung thư phế quản phổi gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 6/1.

Tuổi: Bệnh gặp tối đa ở nam khoảng 65 tuổi và ở nữ khoảng 75 tuổi.

Môi trường: Bệnh thường gặp ở các thành phố lớn gấp 3 lần so với nông thôn.

Thuốc lá:Khói thuốc lá đã được xác định 1 cách chắc chắn là nguyên nhân gây ung thư phế quản phổi. 90% ung thư phế quản phổi là do thuốc lá. Tỉ lệ ung thư phế quản phổi tăng theo số điếu thuốc hút trong ngày và số năm nghiện hút. Nếu hút trên 20 gói/năm thì tỉ lệ này tăng rõ rệt.

Khói thuốc lá làm chậm sự thanh lọc nhầy lông làm tổn thương những chức năng thực bào của bộ máy hô hấp.

Những enzyme của niêm mạc phế quản không thích ứng với sự tấn công này: biến các chất trong khói thuốc lá thành chất gây ung thư.

Cai thuốc là làm giảm nguy cơ nhưng không làm mất nguy cơ.

Ô nhiễm môi trường không khí chung:Khói kỹ nghệ, khói xe hơi chứa benzopyrene và một số chất độc như hydrocabure đa vòng, chất khác như kim loại, chất phóng xạ.

Ô nhiễm môi trường nghề nghiệp:Bụi thạch miên, bụi mỏ hay các chất trong kỹ nghệ như chrome, niken, arsenic, mực in sản phẩm kỹ nghệ dẩu mỏ, các chất phóng xạ.

Khói thuốc là có tác dụng hợp lực gây ung thư.

Một số yếu tố khác: Sẹo phổi có thể làm dễ ung thư dạng tuyến hơn các thể khác.

II. PHÂN LOẠI

1.Phân loại theo giải phẫu bệnh: Theo OMS ung thư phế quản phổi được phân thành những loại sau:

Ung thư dạng biểu bì.

Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá.

Ung thư dạng tuyến:

Ung thư tuyến nang biệt hoá cao.

Ung thư tiểu phế quản phế nang.

Ung thư tuyến ít biệt hoá.

Ung thư tế bào lớn không biệt hoá.

Ung thư phối hợp dạng biểu bì và tuyến.

Ung thư carcinoide.

Ung thư tuyến phế quản.

Ung thư nhú của biểu bì bề mặt.

Ung thư hỗn hợp carcinosarcome.

Sarcomes.

– Không xếp loại.

Ung thư trung biểu mô (ung thư màng phổi).

U mélanine.

– Trong đó 4 loại đầu là thường gặp.

2.Phân giai đoạn ung thư phổi theo TNM (theo hiệp hội Mỹ trên hệ thống ung thư)

2.1.U tiên phát:

To: Không thấy u

Tx: U chỉ phát hiện sớm bằng tế bào ung thư trong chất tiết phế quản. TIS: ung thư biểu mô tại chỗ

T1: U có d ≤ 3cm, soi phế quản không thấy lan đến phế quản thuỳ.

T3: U không kể kích thước xâm lấn thành ngực hay cơ hoành hay màng phổi trung thất hay màng ngoài tim (mà không tổn thương tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản, cột sống).

Hoặc u trong phế quản gốc cách cựa phế quản  < 2cm.

T4: U không kể kích thước xâm lấn trung thất hay tim hay mạch máu lớn, khí quản, thực quản, cột sống, cựa phế quản.

Hoặc tràn dịch màng phổi.

2.2.Tổn thương hạch:

No: Không có di căn đến hạch.

N1: Di căn đến hạch quanh phế quản hay  rốn phổi.

N2: Di căn hạch  trung thất cùng bên và cạnh cựa phế quản.

N3: Di căn hạch trung thất khác bên, hạch rốn phổi khác bên, hạch cơ thang hay thượng đòn cùng hay khác bên.

2.3.Di căn xa:

Mo:không di căn xa.

M1: Di căn xa như thượng thận, gan, xương, não.

Bảng: Phân độ theo TNM.

Giai đoạn

T

N

M

Ung thư biểu mô ẩn

Tx

No

Mo

Giai đoạn 0

TIS

No

Mo

Giai đoạn I

T1

T2

No

No

Mo

Mo

Giai đoạn II

T1

T2

N1

N1

Mo

Mo

Giai doạn IIIa

T3

T1-3

N1

N2

Mo

Mo

Giai đoạn IIIb

Bất kỳ T

T4

N3

Bất kỳ N

Mo

Mo

Giai đoạn IV

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1

 

 

 

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

*Biểu hiện trong lồng ngực

1.Ho:

Ho thường tăng lên về tần số và độ trầm trọng.

Ho ra máu:

Lượng nhiều hay ít, chiếm tỉ lệ 50% trường hợp.

Viêm phế quản phổi do nghẽn:

U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.

Viêm phế quản phổi do nghẽn có đặc điểm: viêm phổi khu trú, đáp ứng chậm hay không hoàn toàn với kháng sinh thích hợp, viêm phổi lập đi lập lại cùng một vị trí.

2.Tiếng rít khu trú:Ran wheezing gợi ý nghẽn khu trú không hoàn toàn.

3.Xẹp phổi:Khi có hội chứng xẹp phổi là khi phế quản bị hẹp hoàn toàn.

4.Tràn dịch màng phổi:Có thể là tràn dịch thanh tơ huyết hay tràn máu, có thể do u lan trực tiếp hay do di căn, có khi do phản ứng của xẹp phổi.

5.Đau ngực:Đau cố định và dai dẳng chứng tỏ ung thư di căn đến thành ngực, màng phổi hay trung thất.

6. Hạch lớn:Hạch có thể ở rốn phổi, trung thất, cơ thang, có thể diễn tiến âm thâm hay gây chèn ép, ăn mòn các phế quản, các mạch máu hay các đám rối thần kinh lân cận.

7.Biểu hiện chèn ép, tắc nghẽn do u, do di căn, do hạch vùng:

Tĩnh mạch chủ trên trong trung thất bị chèn ép làm cổ lớn ra, sau đó phù áo khoác, tím mặt, giãn tĩnh mạch dưới da ở vai, ngực.

Thần kinh quặt ngược trái bị chèn ép, gây khàn giọng, liệt dây thanh âm trái (dây thanh âm phải có vòng ở cao quanh động mạch dưới đòn nên ít bị chèn ép).

Thần kinh hoành: Các dây thần kinh này đi dọc theo trung thất trước mỗi bên, một trong hai có thể bị chèn ép, gây liệt nửa cơ hoành tương ứng, chỉ phát hiện nhờ rọi phổi, thấy cơ hoành di động ngược chiều.

Hội chứng Pancoast Tobias:

Ung thư đỉnh phổi xâm lấn màng phổi đỉnh chèn ép các rễ dưới của đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh  giao cảm cổ. Hội chứng gồm đau vai, đau cánh tay kèm hội chứng CLAUDE BERNARD HORNER cùng bên (đồng tử co, sụp mí, hẹp khe mắt) có khi ăn mòn xương đòn.

*Biểu hiện ngoài lồng ngực (di căn)

-3 cơ quan hay bị di căn nhất là:

+Hệ xương gây đau xương, đau trội lúc nằm nghỉ, tái phát với các thuốc giảmđau thông dụng.

+Hệ thần kinh trung ương: tỉ lệ u phổi di căn lên não rất cao, gây liệt các dây thần kinh sọ não, liệt nửa người.

+Gan.

-Các di căn khác như màng bụng, thượng thận, thận, ống tiêu hoá.

-Hội chứng hệ thống

Các hội chứng này biến mất khi ung thư được cắt bỏ và tái phát khi di căn phát triển.

Tăng calci máu:

Tăng calci máu do parathormone bất thường và một chất gây tan xương khác parathormone.

Tăng calci máu gây buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, lú lẫn ngủ lịm, sững sờ.

Hội chứng tiết ADH bất thường:

Gây hạ natri máu, giảm áp lực keo, tăng tỉ trọng nước tiểu, nước tiểu chứa nhiều natri.

Hội chứng CUSHING:

Ung thư phế quản phổi tiết ra chất lượng tự như ACTH, thường ít hoạt động hơn ACTH thật.

Hội chứng carcinoide:

Cơn xung huyết da, phù mặt, tăng tiết nước mắt, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy nôn, hạ huyết áp do 5 hydroxytryptamine (serotonine) và 5 hydroxytryptophane được tiết ra trong u carcinoide hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá.

Vú lớn:

Ung thư tế báo lớn tiết ra khích thích tố sinh dục gây vú lớn.

 

Rối loạn thần kinh cơ:

Cơ chế chưa rõ, hội chứng này không biến mất khi ung thư được cắt bỏ.

Thường gặp là: Hội chứng nhược cơ, thoái hoá tiểu não, có khi cả não và tuỷ, hội chứng thần kinh ngoại biên.

Ngón tay dùi trống:

Hội chứng PIERRE MARIE (hội chứng xương khớp phì đại do phổi):

Xương khớp của các chi đối xứng đau, sưng kéo dài. X quang thấy viêm và tăng sinh màng xương, thường gặp ở đầu xương chày và xương mác, kèm ngón tay chân dùi trống. Biến mất khi ung thư được cắt bỏ.

Giảm miễn dịch tế bào không đặc hiệu:

Phản ứng bì lao (+) là một yếu tố tiên lượng tốt sống sót sau mổ gấp đôi phản ứng bì lao (-).

IV. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

1.X quang

Ung thư dạng biểu bì và ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá thường ở rốn hay gần rốn, ung thư dạng tuyến và ung thư tế bào lớn thường ở xa rốn trong chủ mô.

Ung thư dạng biểu bì thường dưới dạng khối mờ tròn bờ không đều, không đồng chất, ở một bên, có thể hàng hóa, dế gây viêm phổi do nghẽn hay xẹp phổi.

Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá thường dưới dạng khối mờ, ít đồng chất, bờ không đều, có xu hướng lan ra xung quanh.

Ung thư dang tuyến thường dưới dạng khối tròn, đều, đậm, bờ rõ.

Ung thư tiểu phế quản phế nang thường dưới dạng khối tròn đơn độc hoặc nốt thâm nhiễm lan rộng một hay hai phổi.

Ung thư tế bào lớn thường dưới dạng khối tròn, đậm, bờ khá rõ.

Các tổn thương ung thư thường không bao giờ bị calci hoá.

2.Chụp cắt lớp tỉ trọng: Giúp xác định chính xác các tính chất của khối mờ bất thường trong nhu mô phổi, và ở trung thất, giúp sinh thiết dưới sự hướng dẫn của CT SCANNER để chẩn đoán mô học.

3.Soi phế quản: Soi phế quản bằng ống soi mềm giúp chẩn đoán trực tiếp và thăm dò sự lan rộng của ung thư bằng cách chải rữa phế quản và sinh thiết tổn thương hay sinh thiết có hệ thống các phế quản.

4.Tế bào học

Khảo sát tế bào trong đàm cho kết quả dương tính trên 70%, dương tính giả ít, phát hiện được tế bào ung thư ngay khi hình ảnh x.quang bình thường. Do đó tế bào học trong đàm là một xét nghiệm sàng lọc ở nhóm có nguy cơ.

5.Sinh thiết hạch

Hạch ngoại vi dễ dàng được sinh thiết, sinh thiết hạch trung thất được tiến hành ở phòng mổ do bác sĩ chuyên khoa làm.

Chọc hút xuyên thành bằng kim nhỏ

Áp dụng cho những ung thư ở ngoại biên, khó soi phế quản. Có thể chọc dưới sự theo dõi trên màng huỳnh quang. Dễ gây tràn khi màng phổi.

6.Sinh thiết màng phổi: Sinh thiết màng phổi phải tiến hành ở môi trường ngoại khoa. Có thể khảo sát tế bào học dịch màng phổi.

7.Mổ thăm dò: Ở bệnh nhân có chỉ định mổ. Sinh thiết và xét nghiệm giải phẩu bệnh tức thì và quyết định mổ tiếp tục  hay không.

8.Thăm dò di căn: Phải làm siêu âm và chụp cắt lớp tỉ trọng mới kết luận được một cách chắt chắn.

9.Thăm dò chức năng hô hấp

Chủ yếu là đề xét chỉ định mổ và thăm dò khả năng phổi lành.

Nếu VEMS ≥1/2 bình thường và paCO2 bình thường 40 ± 3 mmHg thì không cần thăm dò thêm.

10.Chất chỉ điểm ung thư: Chỉ xác định được là có khối u, giúp theo dõi diễn tiến sau điều trị.

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1.Lao phổi

Chẩn đoán khó khăn trong những trường hợp sau: BK đàm âm tính và không tìm thấy tế bào ung thư trong đàm trong 3 ngày liền, trên phim X.quang có khối mờ hình tròn, đường kính 2-3 cm bờ rõ hoặc một đám mờ. Gặp các trường hợp này nên điều trị thử lao một cách tích cực, đồng thời tìm mọi cách phát hiện tế bào ung thư. Sau một tháng chậm nhất là hai tháng nếu hình ảnh trên phim rõ nét hơn là ung thư.

2.Viêm phổi

Sau một thời gian điều trị viêm phổi, nếu sức khoẻ không trở lại bình thường, các tổn thương trên phim X.quang không xoá hết, lắng máu vẫn cao… cần nghĩ đến ung thư phế quản phổi.

VI. ĐIỀU TRỊ

Về mặt điều trị người ta chia ung thư phế quản phổi ra làm 2 nhóm chính.

1.Ung thư không phải ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá

Có thời gian nhân đôi 100-200 ngày, gồm 3 loại: ung thư dạng biểu bì, ung thư dạng tuyến, ung thư tế bào lớn.

Phẩu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất, áp dụng cho các giai đoạn ung thư ẩn, giai đoạn 1 và giai đoạn 2  và một số trường hợp chọn lọc như T3, No, Mo hay T1, N2, Mo.

Kết quả:

Ung thư ẩn: Sống sót sau 5 năm khoảng 60%. Theo dõi kỹ vì dễ bị tái phát khoảng 5%/năm/người.

Ung thư nốt đơn độc: Mổ cắt bỏ thuỳ phổi. Tiên lượng tuỳ theo kích thước khối u, theo hạch vùng và theo sự biệt hoá của tế bào k.

Không phẩu thuật được dùng đa hoá trị liệu và xạ trị liệu nếu không có chống chỉ định.

Xạ trị liệu kết quả không tốt lắm, đôi khi không hơn bệnh nhân không được xạ trị liệu.

Đa hoá trị liệu:

Bảng: Kết quả một số đa hoá trị liệu.

Đặc điểm

Paclitaxel /carboplatin

Gemcitabine /carboplatin

Paclitaxel /Gemcitabine

Số bệnh nhân

308

309

312

Thời gian sống sót trung bình

7,9 tháng

7,6 tháng

8,4 tháng

Sống sót 1 năm

33%

31%

33%

Bảng: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm.

Tác giả và năm công bố

Số       bệnh nhân

Nhóm thuốc điều trị

sống sót 5 năm%

Arriagada et al-2004

1867

Cisplatin và  hoặc Etoposide Vinorelbine Vindesine Vinblastine

44,5

Winton et al-2004

482

Cisplatin- Vinorelbine

69

Strauss et al-2004

344

Carboplatin- Paclitaxel

71(4 năm)

Rosell et al- 2005

840

Cisplatin -Vinorelbine

51

 

2.Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá

Đây là loại ung thư phát triển nhanh, di căn sớm và nhiều ngay khi bệnh có vẻ khu trú, do đó mọi cố gắng cắt bỏ đều vô hiệu, nên đa hoá trị liệu và xạ trị liệu là chính.

Hoá trị liệu:

Thuốc ức chế topoisomerase I bao gồm irinotecan và topotecan. Phối  hợp irinotecan hay  topotecan với ciplastin cho kết quả tốt,  tuy nhiên có một số tác giả phối hợp etoposide với cisplatin hay với carboplatin

Xạ trị:

Xạ trị được dùng trước hoặc sau hoá trị liệu bởi bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho cả hai loại:

Chống đau, chống nhiễm khuẩn, giảm ho.

Chống chèn ép thần kinh: dexamethasone 20-80 mg /ngày.

Hút dịch màng phổi.

Chống suy tuỷ, chống thiếu máu.

VII. PHÒNG BỆNH

Tuyên truyền tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng để vận động mọi người bỏ thuốc lá

Chống ô nhiễm môi trường trong nhà, môi trường nghề nghiệp.

Triệu Chứng Ung Thư Phế Quản Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Triệu chứng ung thư phế quản ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối khác nhau. Vậy cách nhận biết triệu chứng ung thư phế quản và điều trị như thế nào? Những triệu chứng ung thư phế quản

Triệu chứng ung thư phế quản thường không được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu. Ung thư phế quản hay còn gọi là ung thư phổi là sự tăng sinh ác tính của những tế bào biểu mô phế quản. Căn bệnh này thường gặp ở nam giới, những người có thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Những dấu hiệu thể hiện bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện khi tình cờ khám sức khỏe bằng cách chụp X quang phổi.

Dấu hiệu ung thư phế quản giai đoạn đầu

Dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản sẽ thể hiện ngay trên phim chụp X quang như:

Khối mờ, nốt mờ trong nhu mô phổi.

Trung thất nở rộng.

Xuất hiện hình bóng mờ ở rốn phổi.

Dấu hiệu tràn dịch màng phổi.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là dấu hiệu ban đầu, người bệnh vẫn phải thăm khám để có kết quả và hướng điều trị thích hợp.

Triệu chứng ung thư phế quản giai đoạn tiến triển

Một số triệu chứng của bệnh ung thư phổi như: ho ra máu, khó thở, đau tức ngực…

Triệu chứng ho khi bị ung thư phổi

Biểu hiện của bệnh ung thư phổi ban đầu thường là ho. Các bệnh nhân đa số bỏ qua dấu hiệu này bởi nghĩ đây chỉ là bệnh lý bình thường.

Đặc điểm của những cơn ho khi bị ung thư phổi:

Thời gian ho một cơn kéo dài.

Ho kèm theo đờm, mủ.

Cơn ho khiến người bệnh tái lại, khó thở.

Nguy hiểm hơn cả là ho ra máu.

Biểu hiện khó thở của người ung thư phổi

Khó thở là triệu chứng của ung thư phế quản nhưng thường xuất hiện muộn. Thường thì khi người bệnh cảm thấy khó thở cũng là lúc khối u phát triển lớn.

Khối u gây tắc nghẽn phế quản và làm xẹp một vùng phổi gây khó thở. Tuy nhiên triệu chứng này không thể hiện ngay mà kéo dài từ từ khiến nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi bỏ qua. Họ cho rằng khó thở có thể do tuổi già.

Đau ngực có phải triệu chứng ung thư phế quản?

Đặc điểm của cơn đau ngực khi bị ung thư phế quản thường là:

Đau ngực dai dẳng.

Vị trí đau khó xác định, mơ hồ.

Các cơn đau phát liên tục khiến người bệnh khó chịu.

Đau ngực do ung thư phế quản dễ bị chẩn đoán nhầm là đau dây thần kinh liên sườn hoặc đau cơ.

Biểu hiện ung thư phế quản giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn di căn, các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mà người bệnh khó có thể kiểm soát được. Tế bào ung thư xâm lấn vào màng phổi, xa hơn là não, gan…

Theo chúng tôi Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, có tới hơn 80% bệnh nhân ung thư phế quản phát hiện ra bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn.

Ung thư phổi di căn trung thất

Trung thất là khu vực nằm giữa lồng ngực, bị giới hạn bởi những túi màng phổi xung quanh. Ung thư phổi di căn trung thất là khi tế bào ung thư ở phổi đã phát triển và xâm lấn vào cơ quan tại trung thất.

Khi đó, tĩnh mạch chủ trên bị chèn ép khiến máu không thể lưu thông về tim. Điều này gây ra các triệu chứng:

Chóng mặt, nhức đầu.

Ù tai.

Mặt và ngực trở nên tím tái.

Khi động mạch chủ bị xâm lấn nghiêm trọng sẽ có nguy cơ vỡ gây tràn máu màng phổi và dẫn đến đột tử.

Một số biểu hiện khác khi di căn ung thư tới trung thất:

Khi thanh quản trái bị di căn ung thư, bệnh nhân có biểu liệt liệt dây thanh âm (khàn tiếng, nói giọng đôi).

Khi dây thần kinh hoành bị xâm chiếm bởi tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu nấc cụt, khó thở.

Khi thực quản tổn thương, người bệnh sẽ khó khăn trong việc ăn uống như khó nuốt, nuốt nghẹn hoặc sặc.

Ung thư phế quản di căn màng phổi

Khi tế bào ung thư di căn màng phổi, dịch màng phổi sẽ tràn nhiều. Sau khi chọc dò, lượng dịch lại tái lập nhanh chóng. Đây là triệu chứng thường gặp của ung thư phế quản.

Ung thư phế quản di căn thành ngực, hạch

Khi di căn đến ngực tạo thành những khối u to khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, nhức nhối và khó chịu. Ngoài ra, nếu ung thư phổi di căn hạch, sẽ xuất hiện những hạch ở nách, trên đòn có kích thước lớn. Sờ vào hạch thấy cứng nhưng không có cảm giác đau.

Bên cạnh đó, nếu bệnh không được điều trị kịp thời, tế bào ung thư phát triển và lan rộng tới các cơ quan khác trong cơ thể như não, gan, thận…

Cách điều trị ung thư phế quản kịp thời

Khi thấy những triệu chứng ung thư phế quản kể trên, người bệnh không nên chủ quan. Hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị triệu chứng ung thư phế quản càng sớm càng giúp người bệnh tránh được sự di căn của các tế bào ung thư tới những cơ quan khác trong cơ thể.

Phẫu thuật kết hợp xạ trị, hóa chất chữa ung thư phổi Phẫu thuật bỏ khối u ung thư phổi

Phẫu thuật là phương pháp truyền thống và phổ biến giúp điều trị ung thư phế quản khi ở giai đoạn sớm. Tế bào ung thư lúc này chưa phát triển và di căn. Phương pháp này áp dụng cho khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi.

Khối u sẽ được phẫu thuật cắt bỏ giúp cải thiện thể trạng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Còn khi khối u đã lớn, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một bên phổi. Tuy nhiên để được phẫu thuật, bệnh nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe.

Nếu không thể phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị khác.

Khoảng 35% bệnh nhân ung thư phổi được điều trị bằng phương pháp này. Đây là những trường hợp không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Ngoài ra, xạ trị có thể thực hiện sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật nhằm phá hủy tế bào ung thư và kìm hãm phát triển khối u.

Chữa ung thư phổi bằng hóa trị

Hóa trị được thực hiện khi bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư phế quản. Ngoài ra những bệnh nhân không phẫu thuật, tia xạ cũng áp dụng phương pháp này.

Nhược điểm của hóa trị là người bệnh không kéo dài được thời gian sống và phải chịu những tác dụng phụ nặng nề. Ví dụ như:

Thể trạng: Mệt mỏi, yếu ớt, phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

Tinh thần: Mất niềm tin, trở nên buông xuôi, không muốn chiến đấu với bệnh tật, không phối hợp điều trị.

Tìm hiểu thêm thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/ung-thu-phoi-benh-ly-ac-tinh-tien-luong-de-dat-300515.html

Nấm lim xanh điều trị triệu chứng ung thư phế quản

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… người bệnh có thể kết hợp với sử dụng nấm lim xanh để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Công dụng nấm lim xanh chữa ung thư phổi

Trong thành phần nấm lim xanh có chứa nhiều dược chất tốt cho việc điều trị bệnh ung thư như:

Beta và hetero-beta-glucans: Ngăn ngừa tế bào ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Adenosine: Giúp giảm đau do tế bào ung thư gây nên.

Ling Zhi-8 protein: Có khả năng ngăn tác dụng phụ của thuốc, đề phòng sự kháng thuốc của cơ thể.

Ngoài ra, vitamin và khoáng chất trong nấm lim xanh giúp tăng cường sức khỏe người bệnh. Uống nấm lim xanh cũng là một phương pháp đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể do điều trị bằng hóa xạ trị gây ra.

Cách chữa ung thư phổi bằng nấm lim xanh

Người bệnh nên sử dụng nấm lim xanh loại đã qua chế biến để việc điều trị đạt kết quả như mong muốn. Phương pháp trị ung thư phế quản bằng nấm lim xanh đơn giản như sau:

Dùng 30g nấm lim xanh đã qua chế biến sắc với 2 lít nước. Khi thấy nước sắc còn xấp xỉ 1,5 lít là được.

Uống nước sắc nấm lim xanh ngày 5 lần (thay cho uống nước lọc).

Không sử dụng nước sắc nấm lim xanh đã để quá 24 giờ. Khi đó, người bệnh nên sắc đợt nước mới.

Khi mới bắt đầu sử dụng, có thể dùng 5g – 10g nấm lim xanh rồi từ từ tăng dần lên. Điều này giúp cơ thể thích ứng dần dần.