Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn 3 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn 3 Như Thế Nào?

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 là giai đoạn mà tế bào ung thư đã lan ra khỏi xương chậu hoặc các hạch bạch huyết trong ổ bụng. So với các giai đoạn trước đó, điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 thường khó khăn và cho tiên lượng thấp hơn. Tuy nhiên, nếu được điều trị với phác đồ tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài cơ hội sống.

1. Biểu hiện bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư được các bác sĩ đánh giá là khó phát hiện sớm do triệu chứng ung thư giai đoạn đầu thường không rõ ràng, các biểu hiện bệnh dễ nhầm lẫn với ung các bệnh lý tiêu hóa thông thường.

Giai đoạn 3A: ung thư phát triển ở một hoặc cả hai bên buồng trứng hay ống dẫn trứng hoặc có ung thư phúc mạc nguyên phát và nó có thể lan truyền hoặc phát triển thành các cơ quan lân cận trong xương chậu. Ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết sau phúc mạc nhưng chưa di căn đến các cơ quan ở xa

Giai đoạn 3B: ung thư ở một hoặc hai bên buồng trứng hoặc có ung thư màng bụng chính và nó đã lan rộng phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. Khối u có đường kính nhỏ hơn 2 cm.

Giai đoạn 3C: ung thư có thể phát triển tại các cơ quan bên ngoài xương chậu. khối u có kích thước trên 2 cm.

So với các giai đoạn trước đó, biểu hiện ung thư buồng trứng giai đoạn 3 đã rõ hơn, tác động nhiều hơn đến cuộc sống của người bệnh. Một số dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có thể gặp là:

Đau bụng, khó chịu vùng chậu.

Chảy máu âm đạo bất thường.

Khó tiêu.

Chướng bụng, đầy hơi.

Ăn nhanh no.

Đau lưng.

Thay đổi thói quen đi tiểu.

2. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có chữa được không?

Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng chung của người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị… Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 3A có khoảng 63% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh; giai đoạn 3B là 53% và với bệnh nhân ung thư giai đoạn 3C, cơ hội sống của người bệnh giảm còn khoảng 41%.

Tuy tiên lượng sống không còn cao như ung thư buồng trứng giai đoạn đầu nhưng nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn hoàn toàn có cơ hội kéo dài thời gian sống và điều trị bệnh tốt. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị… đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Do các triệu chứng bệnh không rõ ràng ở giai đoạn sớm, đến khi các biểu hiện xuất hiện dồn dập thì đa số bệnh nhân ung thư buồng trứng đều đã ở giai đoạn muộn (3,4).

Trong số các bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới, ung thư buồng trứng được các chuyên gia đánh giá là bệnh khó phòng ngừa và phát hiện sớm hơn cả. Cơ hội điều trị cũng như cơ hội sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố mang tính quyết định.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn 3, 4. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có đặc điểm chung là khối u có thể xâm lấn một hay hai buồng trứng đã xâm lấn vi thể ở phúc mạc ra ngoài vùng chậu hoặc hạch vùng bị di căn.

3A: di căn vi thể ra ngoài phúc mạc.

3B: di căn đại thể phúc mạc ra ngoài vùng chậu dưới 2 cm.

3C: di căn phúc mạc ngoài vùng chậu trên 2cm, hạch vùng di căn…

3. Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 như thế nào?

Tuy tiên lượng sống không còn cao như ung thư buồng trứng giai đoạn đầu nhưng nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn hoàn toàn có cơ hội kéo dài thời gian sống và điều trị bệnh tốt. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, đảm bảo điều trị đạt kết quả cao nhất.

Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định là:

Phẫu thuật

Tuy không thể điều trị triệt căn như ung thư giai đoạn sớm, phẫu thuật làm giảm khối lượng u vẫn cần thiết để cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, kể cả ở những giai đoạn sau. Ở giai đoạn muộn (3, 4) dù phẫu thuật có thể không cắt bỏ rộng được tổn thương nhưng có thể giảm khối lượng u, phẫu thuật không tận gốc vẫn là điều cần thiết, giúp tiên lượng tốt hơn. Phẫu thuật ung thư buồng trứng bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tử cung toàn bộ và hai bên buồng trứng, lấy những di căn trong ổ bụng…

Theo các bác sĩ, phẫu thuật trong ung thư buồng trứng nhằm không để lại những di căn trên 1cm đường kính kèm theo lấy hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng.

Xạ trị

Sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt khối u, thường có tác dụng bổ trợ sau phẫu thuật và có tác dụng đáng kể với bệnh nhân không đáp ứng điều trị hóa chất.

Xạ trị trong điều trị ung thư buồng trứng đóng vai trò như phương pháp bổ trợ điều trị sau phẫu thuật hoặc có thể được xem xét trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị hóa chất. Xạ trị trong ung thư buồng trứng có thể thực hiện theo 2 bước:

Chiếu xạ ngoài toàn ổ bụng và khung chậu với mục đích làm chậm quá trình ung thư tiến triển cũng như tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị tại chỗ bằng một dung dịch bơm vào ổ bụng…

Hóa trị

Là phương pháp điều trị toàn thân cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng điều trị phù hợp…

Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn Cuối

Bệnh được chia làm hai giai đoạn, và giai đoạn thứ 4 cũng là giai đoạn cuối nguy hiểm nhất của khối u. Bước vào ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ nét nhất và qua những thay đổi như:

Tắc nghẽn đường tiêu hóa: các thế bào ung thư khi bước vào giai đoạn cuối đã lan sang đến thành ruột, dính vào trong ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng ruột co thắt và tắc nghẽn. Thức ăn đưa vào không vượt qua được hoặc vượt qua ít nên không có dinh dưỡng đầy đủ đi nuôi cơ thể, xuất hiện dấu hiệu chán ăn, buồn nôn …

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Cổ trướng: Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối gây nên sự xâm lấn các tế bào bên trong bụng dẫn đến sự tích tụ các gallon của các chất lỏng. Điều này dẫn đến kết quả bụng sưng lên nghiêm trọng. Khi các gallon này tạo ra áp lực lớn trên bề mặt vùng cơ hoành và vùng bụng sẽ khiến cổ trướng.

Tình trạng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể: Khi bước vào giai đoạn này, các tế bào ung thư có thể di căn lên phổi làm cho phổi bị phình to ra, tràn dịch mạch phổi khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau đớn và khó thở. Bên cạnh đó, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối còn di căn vào xương, làm đau nhức xương khớp.

Một số loại ung thư còn có thể di căn lên não và sẽ có các triệu chứng khác nhau như hiện tượng động kinh, đau đầu hay cơ bắp bị teo dần.

Điều trị ung thư buồng trứng

Hiện nay, việc điều trị ung thư buồng trứng phải phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như vị trí của khối u. Thông thường, khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh, mục tiêu của điều trị là kéo dài sự sống và giúp người bệnh giảm thiểu được tối đa đau đớn mà căn bệnh hoành hành để họ có niềm tin và cuộc sống

Phẫu thuật ung thư buồng trứng

Điều trị theo phương pháp phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung cũng như các hạch bạch huyết lân cận và một phần mô mỡ. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và cắt bỏ được càng nhiều các khối u ung thư càng tốt cho người bệnh.

Hóa trị ung thư buồng trứng

Mục tiêu của điều trị là kéo dài sự sống và giúp người bệnh giảm thiểu được tối đa đau đớn

Một trong những cách điều trị ung thư buồng trứng sau khi phẫu thuật đó là hóa trị để hủy diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Nếu bệnh chuyển biến vào giai đoạn sau, hóa trị được sử dụng như là phương pháp điều trị ban đầu nhằm thu nhỏ khối u, diệt vùng khối u lan rộng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Xạ trị ung thư buồng trứng

Xạ trị thường hiếm khi được sử dụng là phương pháp điều trị ung thư buồng trứng nhưng có thể dùng nó để tiêu diệt các tế bào ung thư ở vùng chậu. Trong hầu hết các trường hợp, xạ trị thường được sử dụng với mục đích chính là kiểm soát các cơn đau.

Như vậy, ung thư buồng trứng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đang đe dọa tính mạng của biết bao người phụ nữ. Và việc điều trị ung thư buồng trứng diễn ra càng sớm càng tốt.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Toàn Bộ Sự Thật Về Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn 3

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phụ khoa thường gặp. Giai đoạn III được coi là giai đoạn muộn của bệnh, lúc này đã có sự xâm lấn của các tế bào ung thư sang các mô lân cận. Các triệu chứng của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn này.

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn III là gì?

Theo phân loại FIGO (Federation Internationale de Gynecology et d’Obstetric) của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế, ung thư buồng trứng giai đoạn III là giai đoạn mà ung thư đã phát triển từ buồng trứng lan sang phần màng bụng hoặc các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Đây là giai đoạn phổ biến nhất mà tại đó bệnh nhân được chẩn đoán.

Ung thư buồng trứng giai đoạn III tiếp tục được chia thành 4 giai đoạn nhỏ hơn, bao gồm:

Giai đoạn IIIA1: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng, tế bào ung thư đã lan rộng đến các vùng cơ quan trong xương chậu. Tế bào ung thư cũng được tìm thấy trong các hạch bạch huyết ở phía sau bụng

Giai đoạn IIIA1: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng, tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan trong xương vùng chậu. Sinh thiết cho thấy có tế bào ung thư trong lớp niêm mạc của vùng bụng trên. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng có thể tìm thấy trong các hạch bạch huyết vùng phía sau bụng.

Giai đoạn IIIB: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng. Các khối u có kích thước nhỏ ( <= 2 cm ) và đã lan rộng ra vùng ngoài xương chậu, xuất hiện trên bề mặt gan, lá lách hoặc trong các hạch bạch huyết.

Giai đoạn IIIC: Khối u có ở trong một hoặc cả hai buồng trứng. Các khối u có kích thước lớn hơn 2cm mọc trên lớp lót của màng bụng (phúc mạc) hoặc bề mặt của gan, lá lách hoặc trong các hạch bạch huyết ở phần bụng dưới, đằng sau tử cung.

2. Ung thư buồng trứng giai đoạn III có triệu chứng điển hình gì?

Trong giai đoạn III, khối u đã phát triển, xâm lấn và chèn ép các cơ quan gần buồng trứng. Các triệu chứng do đó cũng xảy ra nhiều hơn nặng hơn. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sáng trong giai đoạn này cũng khá tương tự các giai đoạn trước, bao gồm:

Đầy hơi, chướng bụng

Cổ trướng

Đau bụng âm ỉ và kéo dài thường xuyên

Rối loạn tiêu hóa, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon

Sụt cân bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường

Rối loạn kinh nguyệt

Khác ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hay ung thư buồng trứng giai đoạn 2, trong giai đoạn III (đặc biệt là giai đoạn 3C) các triệu chứng thường xuyên xuất hiện với mức độ nặng khiến bệnh nhân cần phải đi khám phụ khoa. Đây cũng là lý do tại sao hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng đều được phát hiện trong gian đoạn này.

3. Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn III

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn III thường được điều trị kết hợp giữa phẫu thuật và hóa trị.

Tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh, tình trạng khối u cũng như mức độ di căn, các bác sĩ có thể chỉ định hóa trị trước hoặc sau hoặc cả trước và sau khi phẫu thuật. Có đôi khi số lần điều trị bằng hóa trị liệu sẽ được kéo dài trên ba chu kỳ. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và lớp lót của bụng. Họ cũng sẽ cố gắng loại bỏ tất cả các khối u trên các cơ quan lân cận khác. Các hạch bạch huyết gần khối cũng có thể bị loại bỏ để ngăn ngừa sự di căn (phẫu thuật debulking)

Trong trường hợp ung thư đã lan đến ruột thì bệnh nhân cần phải được cắt bỏ phần ruột có tế bào ung thư. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi vài tuần để phục hồi sức khỏe trước khi bắt đầu một đợt điều trị bằng hóa trị liệu. Mục đích của đợt điều trị này là nhằm loại bỏ tất cả các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bên cạnh hóa trị và phẫu thuật, bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác như xạ trị, điều trị tại đích, liệu pháp sinh học.

4. Ung thư buồng trứng giai đoạn III sống được bao lâu sau điều trị?

Giai đoạn III được là giai đoạn muộn của ung thư buồng trứng. Hầu hết các phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng trong giai đoạn này có tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 39%. Trong đó, giai đoạn IIIA là 59 %, IIIB là 52 % và IIIC là 39%. Bên cạnh đó, khả năng sống sót của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe tổng quát của họ, mức độ lây lan của ung thư và sự đáp ứng của bệnh với các phương pháp điều trị.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh khó điều trị nhưng lại có tỉ lệ tái phát cao. Nguyên nhân là do các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu nay hầu như không thể phát hiện được liệu có tế bào ung thư buồng trứng nào còn sót lại hay không. Bên cạnh đó, đôi khi hóa trị không thể tiêu diệt hoàn toàn được các tế bào ung thư. Chỉ cần sót lại một tế bào ung thư, bệnh sẽ tái phát trở lại.

Do đó, sau khi được điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên đi thăm khám định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên để có thể sớm phát hiện nếu bệnh tái phát và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao và giữ cho mình tâm lý thoải mái, tích cực nhất.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, các bác sĩ bệnh viên Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân ung thư buồng trứng nên sử dụng King Fucoidan trước, trong và sau quá trình điều trị giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị, đăc biệt hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm chức năng được bào chế từ fucoidan 100% tảo nâu Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus giàu vitamin, hoạt chất beta-glucan. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Nhật Bản, dưới dạng viên nang cứng không làm mất tác dụng của sản phẩm trong quá trình sản xuất, tăng khả năng hấp thu trong máu.

Để mua sản phẩm King Fucoidan, mời bạn truy cập điểm bán tại các nhà thuốc gần nhà nhất

Hoặc gọi tới tổng đài (miễn cước), hay số ngoài giờ hành chính 02439963961 liên hệ tổng đài miền Nam 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Dược sĩ: Võ Văn Bình

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.

Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn Đầu

So với các bệnh ung thư thường gặp, bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có cơ hội sống rất tốt, cao nhất lên tới 94% nếu được điều trị tích cực.

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến thứ ba ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại một hoặc hai bên buồng trứng – cơ quan nằm ở hai bên hố chậu có chức năng sản sinh trứng và nội tiết estrogen và progestrogen. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi 63.

Đặc điểm của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là khối u mới chỉ hình thành tại một hoặc hai bên buồng trứng với kích thước nhỏ, chưa lan đến các hạch bạch huyết, cơ quan vùng chậu và các cơ quan xa khác.

Biểu hiện ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ ràng, càng về giai đoạn sau, biểu hiện bệnh càng rõ với mức độ nặng hơn rất nhiều. Một số biểu hiện bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể gặp là:

Đau bụng

Chu kì kinh nguyệt không ổn định

Chảy máu âm đạo bất thường

Đầy bụng, khó tiêu

Táo bón

Đau khi quan hệ tình dục

Mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân

Phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Nguy cơ ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể được phát hiện qua kiểm tra vùng xương chậu, xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CA 125, siêu âm ổ bụng…

Kiểm tra vùng xương chậu: khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể kiểm tra toàn bộ vùng cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và buồng trứng để phát hiện những bất thường bên ngoài.

Siêu âm ổ bụng: phát hiện những bất thường tại bồng trứng, đặc biệt là sự xuất hiện của các khối u.

Phẫu thuật thăm dò và sinh thiết: đây là phương pháp có giá trị nhất trong xác định chính xác tình trạng bệnh

Chụp X quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng tử: xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.

Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh thì lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác bệnh nhân, thể trạng người bệnh, dự đoán mức độ đáp ứng điều trị…

Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là:

Phẫu thuật: là phương pháp điều trị được đánh giá cao trong điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ buồng trứng hoặc kết hợp với cắt cổ tử cung, âm hộ nếu cần. Sau phẫu thuật, có thể điều trị cùng một số phương pháp bổ trợ khác.

Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.

Hóa trị: phương pháp điều trị bằng hóa chất gây độc tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể kết hợp với xạ trị để cho kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị nhắm mục đích: sử dụng thuốc nhắm vào tế bào ung thư mà không gây hại tới các mô lành xung quanh

Nhằm hỗ trợ tối đa và tăng hiệu quả điều trị các bệnh ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS See Hui Ti, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới.