Dấu Hiệu Ung Thư Mắt Ở Trẻ Em / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Dấu Hiệu Ung Thư Mắt Ở Trẻ Em

1. Những biểu hiện bệnh ung thư mắt ở trẻ em

Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và dễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế, ví dụ đốm sáng ở con ngươi, hay con ngươi trắng; nhưng đấy là dấu hiệu muộn.

Đôi lúc biểu hiện ung thư mắt ở trẻ rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện như siêu âm, chụp cắt lớp (CT scan).

Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là vào ban đêm như mắt mèo. Lé cũng là dấu hiệu thường gặp. Người nhà cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ bị lé.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này.

Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như:

– Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm

– Giảm thị lực

– Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử

– Lồi mắt

– Chảy máu trong không do nguyên nhân chấn thương

Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ tại các trường học.

2. Ung thư mắt có thể chữa lành không?

Hiện nay, ung thư mắt ở trẻ phổ biến nhất là bướu nguyên bào võng mạc, loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm.

Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở mức cứu sống bệnh nhân mà đã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng. Hay nói cách khác, trẻ mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt.

Ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hoá chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ.

Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ trẻ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn. Hơn thế nữa, các bác sĩ Việt Nam đang tiến những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp bảo tồn mắt (không cắt bỏ mắt).

Các phương pháp này bao gồm: truyền hoá chất chống ung thư vào máu hay còn gọi là “vô hoá chất”, kết hợp với tiêm hoá chất vào ngay mắt và chiếu laser tại khối bướu.

Từ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, các bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Mắt chúng tôi đã áp dụng thiết bị này trong điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc. Qua đó phối hợp điều trị để bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm ung thư là hết đường cứu chữa. Ung thư là chỉ chờ chết, đụng dao kéo vào là chết nhanh hơn.

Nhiều người khác lại tin vào phương thức gia truyền như thuốc nam, thuốc bắc. Một gia đình đau xót trước cảnh con bị múc mắt hay do tập tục của một số dân tộc thà để con chết nhưng mắt còn nguyên vẹn.

Do đó khiến người nhà đưa trẻ đến khám trễ hay tự ý bỏ điều trị khi có yêu cầu bỏ mắt của các nhân viên y tế. Chính vì vậy, bướu mắt lớn nhanh do những loại thuốc đắp, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn) thậm chí di căn vào não khiến trẻ chết rất nhanh.

Một số trường hợp bướu lớn ăn lan ra ngoài gây mùi hôi khó chịu cho cả người thân. Lúc này gia đình mới đưa trẻ đến bác sĩ thì đã quá muộn và không thể cứu chữa được nữa. Nhưng với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt. Sau đó, hốc mắt được nạo vét sát xương sọ trông rất sợ đến nỗi bản thân người mẹ có khi không dám nhìn khi thay băng.

Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau thì cũng nên đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng sức khỏe của bé có tốt không.

Ngoài ra nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, và không tự ý bỏ điều trị dù bất cứ lý do nào.

Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà – Xander luôn cam kết

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

– Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,

Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan

Xét nghiệm CA 19 – 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng

Xét nghiệm CA 72 – 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.

Xét nghiệm Cyfra 21 – 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

Xét nghiệm CA 15 – 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú

Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.

Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

– Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,

Xét nghiệm Alpha FP (AFP):Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan

Xét nghiệm CA 19 – 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng

Xét nghiệm CA 72 – 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.

Xét nghiệm Cyfra 21 – 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.

Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 – 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 06:00 – 20:30

Đăng ký nhận tư vấn

Dấu Hiệu Ung Thư Máu Ở Trẻ Em

Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em gồm có: Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi, Trẻ bị thiếu máu da xanh xao…

Ung thư máu là căn bệnh phổ biến nhất, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ.

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K cho biết, ung thư máu là một căn bệnh phổ biến ở bệnh ung thư trẻ em.

Ung thư máu chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ. Đây là một căn bệnh ác tính của tổ chức máu, gây nên hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu, lấn át dòng hồng cầu và tiểu cầu trong máu.

Đáng nói, ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn sơ với người lớn. Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.

Vì thế, việc phát hiện sớm ung thư máu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị.

– Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân

– Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi

– Trẻ bị thiếu máu da xanh xao

– Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

– Trẻ bị khó thở

– Trẻ hay bị nhiễm trùng

– Đau bụng, chướng bụng

– Hạch bạch huyết sưng to

– Đau nhức xương khớp

BS Nga thông tin thêm, điều trị bệnh ung thư máu là sự kết hợp phác đồ đa mô thức, các phương pháp điều trị như hóa trị, phẫu thuật . . . các bác sĩ cân nhắc tùy theo thể trạng sức khỏe, dạng bệnh và tuổi của trẻ.

Trong quá trình điều trị ung thư máu, tâm lý của trẻ và gia đình là vô cùng quan trọng.

Nếu có bất cứ sự bất an, hoang mang, lo lắng nào, tiếp nhận bất cứ thông tin nào cần được kiểm chứng trong quá trình điều trị bệnh, hãy nên chia sẻ với bác sĩ của con bạn.

BS Nga khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không vì cả tin mà bỏ dở điều trị, đi theo những lời khuyên hay phương pháp thiếu cơ sở khoa học và không có đích đến. Bởi để chiến thắng ung thư, không có phương pháp nào ngoài y học hiện đại và chính tâm lý lạc quan của người bệnh.

Mới đây, trường hợp bé gái 30 tháng tuổi tử vong sau khi bỏ điều trị ung thư để “chữa” bằng thực dưỡng được đồn thổi trên mạng xã hội là lời cảnh tỉnh rất lớn đến các bậc cha mẹ.

“Được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh ung thư có thể lên tới 80%, so với trước đây chỉ đạt 50%-60%. Rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con. Vì thế, các gia đình cần giữ tâm lý lạc quan, tin tưởng điều trị, không mù quáng nghe theo các phương pháp chưa được kiểm chứng mà bỏ lỡ thời gian điều trị cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân mất cơ hội điều trị”, BS Nga cảnh báo.

Tốt nhất, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, hãy cho trẻ đi khám để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất.

12 Dấu Hiệu Ung Thư Máu Ở Trẻ Em

Nhiều triệu chứng của bệnh ung thư máu ở trẻ em cũng có thể do các nguyên nhân khác, và hầu hết các triệu chứng này không phải do bệnh bạch cầu gây ra. Tuy nhiên, nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số đó, điều quan trọng là bạn phải đưa con bạn đi khám bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Bệnh bạch cầu bắt đầu trong tủy xương, là nơi tạo ra các tế bào máu mới. Các triệu chứng của bệnh bạch cầu thường do các vấn đề trong tủy xương. Khi các tế bào bệnh bạch cầu tích tụ trong tủy, chúng có thể lấn át các tế bào máu bình thường. Kết quả là trẻ có thể không có đủ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu bình thường. Những thiếu hụt này hiển thị trên các xét nghiệm máu, nhưng chúng cũng có thể gây ra các triệu chứng. Các tế bào bệnh bạch cầu cũng có thể xâm nhập vào các khu vực khác của cơ thể, điều này cũng có thể gây ra các triệu chứng.

1. Các triệu chứng ung thư máu do số lượng tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu)

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu có thể gây ra các triệu chứng như:

– Cảm thấy mệt mỏi

– Cảm thấy yếu

– Cảm thấy lạnh

– Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng

– Hụt hơi

– Da xanh hơn

2. Các triệu chứng ung thư máu do thiếu các tế bào bạch cầu

Nhiễm trùng

Các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi trùng. Trẻ em bị bệnh bạch cầu thường có số lượng bạch cầu cao, nhưng hầu hết trong số này là các tế bào bệnh bạch cầu không bảo vệ chống lại nhiễm trùng và không có đủ các tế bào bạch cầu bình thường. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, có thể xảy ra do thiếu hụt các tế bào bạch cầu bình thường.

Trẻ em bị bệnh ung thư máu có thể bị nhiễm trùng mà dường như không khỏi hoặc chúng có thể bị nhiễm trùng này đến nhiễm trùng khác.

Sốt, thường là dấu hiệu chính của nhiễm trùng. Nhưng một số trẻ có thể bị sốt mà không bị nhiễm trùng.

3. Các triệu chứng ung thư máu do số lượng tiểu cầu trong máu thấp

Các tiểu cầu trong máu bình thường giúp cầm máu. Sự thiếu hụt tiểu cầu có thể khiến trẻ dễ bị bầm tím và chảy máu, chảy máu cam thường xuyên hoặc nghiêm trọng, chảy máu nướu răng.

Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn bị đau ở xương hoặc khớp, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu.

Ở trẻ mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bất thường có thể tập trung bên trong khớp hoặc gần bề mặt của xương, gây đau nhức.

Cơn đau này là do sự tích tụ của các tế bào bạch cầu gần bề mặt của xương hoặc bên trong khớp.

Các tế bào bạch cầu có thể tích tụ trong gan và lá lách, làm cho các cơ quan này lớn hơn.

Điều này có thể nhận thấy là bụng đầy hoặc sưng lên. Các xương sườn dưới thường bao phủ các cơ quan này, nhưng khi chúng to ra, bác sĩ thường có thể sờ thấy chúng.

Nếu lá lách và/hoặc gan to lên, chúng có thể đè lên các cơ quan khác như dạ dày. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn, dẫn đến chán ăn và sụt cân theo thời gian.

Có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy các hạch sưng như cục u dưới da ở một số bộ phận của cơ thể (chẳng hạn như ở hai bên cổ, vùng dưới cánh tay, trên xương đòn hoặc ở bẹn).

Các hạch bạch huyết bên trong ngực hoặc bụng cũng có thể sưng lên, nhưng chúng chỉ có thể được nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các hạch bạch huyết thường lớn hơn khi chúng đang chống chọi với nhiễm trùng.

Nổi hạch ở trẻ em thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hơn là bệnh bạch cầu, nhưng nó cần được bác sĩ kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

Một số loại bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc ở giữa ngực, chẳng hạn như các hạch bạch huyết hoặc tuyến ức. Tuyến ức hoặc các hạch bạch huyết ở ngực to lên có thể đè lên khí quản, gây ho hoặc khó thở. Trong một số trường hợp số lượng bạch cầu rất cao, các tế bào bạch cầu có thể tích tụ trong các mạch máu nhỏ của phổi, cũng có thể gây khó thở.

Tuyến ức phì đại có thể đè lên tĩnh mạch chủ trên (SVC) đây là một tĩnh mạch lớn đưa máu từ đầu và cánh tay về tim. Điều này có thể làm cho máu “trở lại” trong các tĩnh mạch. Đây được gọi là hội chứng SVC. Nó có thể dẫn đến sưng ở mặt, cổ, cánh tay và phần trên ngực (đôi khi có màu da hơi xanh).

Các triệu chứng cũng có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt và thay đổi ý thức nếu nó ảnh hưởng đến não. Hội chứng SVC có thể đe dọa đến tính mạng nên cần được điều trị ngay.

Một số ít trẻ em bị bệnh bạch cầu đã di căn đến não và tủy sống khi mới phát hiện. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, suy nhược, co giật, nôn mửa, các vấn đề về thăng bằng và mờ mắt.

Ở trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML), các tế bào bạch cầu có thể lan đến nướu, gây sưng, đau và chảy máu. Nếu AML lan ra da, nó có thể gây ra các đốm đen nhỏ trông giống như phát ban thông thường. Một tập hợp các tế bào AML dưới da hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể được gọi là u lục bào hoặc sarcoma bạch cầu hạt.

Một hậu quả hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng của AML là cực kỳ mệt mỏi, suy nhược và nói lắp. Điều này có thể xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu rất cao làm máu dày lên và làm chậm quá trình lưu thông qua các mạch máu nhỏ của não.

Hầu hết các triệu chứng ở trên có nhiều khả năng được gây ra bởi một cái gì đó khác ngoài bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra những triệu chứng này để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Nguồn: Dantri.com.vn

Dấu Hiệu Bệnh Zona Ở Trẻ Em

Zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là Varicella gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Sau khi trẻ bị thủy đậu, virus Varicella zoster không mất đi hoàn toàn mà vẫn còn tồn tại trong cơ thể trẻ, chúng trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác ở trạng thái ngủ yên. Khi trẻ bị stress, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị bệnh bằng tia xạ,… virus có thể tái hoạt động và gây bệnh Zona (còn gọi là bệnh giời leo hoặc bệnh zona thần kinh).

Bệnh zona thường kéo dài 2-4 tuần và có tính lây nhiễm cao. Bệnh có thể lây truyền từ người đang nhiễm zona sang những người trước đây chưa từng mắc thủy đậu, thay vì bệnh zona, những người này sẽ mắc bệnh thủy đậu. Và khi đã bị thủy đậu, người bệnh sẽ có nguy cơ bị zona nhiều lần trong đời.

Các biểu hiện bệnh zona ở trẻ em rất đa dạng, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.

Da có cảm giác bị căng, bỏng, ngứa, nhức hoặc đau nhói. Sau đó 1-3 ngày, xuất hiện các mụn nước màu hồng mọc thành chùm ở ngay các vị trí da bị đau nhức. Các mụn nước này thường chỉ xuất hiện ở một nửa bên cơ thể như một bên lưng, ngực hoặc một nửa bên mặt, rất hiếm khi xuất hiện ở cả hai bên. Các mụn nước này phát triển to thành các mụn rộp đầy mủ, vỡ ra và đóng vảy trong 10-12 ngày. Sau 2-3 tuần, các vảy sẽ khô dần, rơi ra và để lại sẹo. Trong thời gian mắc zona, trẻ sẽ có triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, ngứa, đau nhức, mệt mỏi.

Các vị trí zona thường gặp trên mặt trẻ là: tai, mắt, miệng

Zona thần kinh ở tai: Từ vùng da tai bị đau rát dần xuất hiện những mụn nước rải rác trên nắp tai, cửa ống tai. Tai bị đau dữ dội, cảm giác rát như bị bỏng, cảm giác khó chịu lan dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước tai và sau tai. Không những ảnh hưởng đến chức năng nghe, đôi khi cảm giác đau từ tai lan xuống miệng, họng, lưỡi làm người bệnh khó khăn trong ăn uống.

Zona thần kinh ở miệng: Các mụn nước nhỏ hình bầu dục hoặc hình tròn, mọc rải rác hoặc thành dải chạy dọc theo viền môi trên hoặc dưới, gây ngứa và đau rát ở môi. Không những gây nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt thường ngày mà còn ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Zona thần kinh ở mắt trẻ em: Những mụn nước xuất hiện rải rác hoặc thành dải xung quanh trên mắt, mi mắt, trán, mũi trẻ. Các mụn nước này có thể xuất hiện đồng thời hoặc vài tuần sau khi vết rộp da biến mất. Một số trẻ chỉ có triệu chứng ở mắt kèm triệu chứng đau đớn, khó chịu mà không có mụn nước toàn thân. Trẻ có cảm giác mỏi mắt, đau mắt kiểu bỏng rát hoặc đau nhói, mờ mắt, khi bệnh phát triển nặng, mắt có thể bị tê liệt, hoại tử kết mạc, giác mạc, mù mắt vĩnh viễn.

Zona là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhiều trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ bị nhầm là zona. Tuy nhiên, vì các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt trên mắt, nên các bậc cha mẹ không được chủ quan. Khi nghi ngờ trẻ đang có các biểu hiện của zona, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị.

Các thuốc kháng virus được chỉ định trong điều trị zona sẽ có tác dụng tốt khi được sử dụng sớm. Thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp trẻ giảm đau, chống viêm. Ngoài ra một số thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng nhằm giảm ngứa, giảm đau tại chỗ, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.

Trong thời gian trẻ bị zona, cha mẹ nên tăng cường dinh dưỡng, chế độ ăn giàu rau quả tươi để tăng sức đề kháng cho trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục.

Khi bị bệnh zona, người bệnh hãy cố gắng tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn truyền nhiễm, khi người bệnh có mụn nước trên da. Tuyệt đối không nên gãi mạnh khiến vết thương lây lan sang các vị trí khác.

Người bệnh nên giữ gìn và tránh trầy xước ở vị trí phát ban. Rửa tay sau khi chạm vào phát ban.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM: