Chi Phí Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Chi Phí Xạ Trị Ung Thư Thực Quản Bao Nhiêu Tiền?

1. Đôi nét về phương pháp xạ trị ung thư thực quản

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thường từ bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp (sau ung thư dạ dày và ung thư đại – trực tràng).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân vì sao mắc ung thư thực quản vẫn chưa được xác định, nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: tuổi tác, giới tính, trào ngược dạ dày thực quản, thuốc lá, rượu bia, béo phì, chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động, bệnh tâm vị mất giãn. Bệnh thường gặp ở những người từ độ tuổi 35 trở lên và phần lớn phổ biến ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới.

Xạ trị ung thư thực quản bao gồm các phương pháp điều trị như:

1.1. Xạ trị đơn thuần

Xạ trị được thực hiện từ một máy bên ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) hoặc vật liệu phát xạ đặt ở bên trong hoặc gần khối u (chiếu xạ trong). Một ống nhựa có thể được đặt vào trong thực quản để giữ cho thực quản mở trong khi xạ trị. Thủ thuật này được gọi là đặt ống trong lòng thực quản để giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn trong quá trình ăn uống.

1.2. Xạ trị kết hợp phẫu thuật

Mục đích của phương pháp này để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.

1.3. Xạ trị kết hợp với hóa trị

Đây là biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước khi phẫu thuật.

1.4. Xạ trị giảm triệu chứng

Mục đích của phương pháp này nhằm giảm các triệu chứng của bệnh như: khó nuốt, đau, chảy máu…

2. Chi phí xạ trị ung thư thực quản bao nhiêu tiền?

Để đánh giá được chính xác chi phí xạ trị ung thư thực quản là rất khó, bởi tùy thuộc vào kinh tế gia đình, giai đoạn bệnh, tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư thực quản phù hợp, từ đó thống nhất được tổng số đợt xạ trị trong suốt quá trình điều trị. Để nắm được số tiền cho 1 đợt xạ trị và tổng số đợt xạ trị là bao nhiêu tiền người bệnh nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị để có thể tính riêng được chi phí xạ trị ung thư.

– Điều trị tia xạ Cobalt/Rx: 104.000 đồng (Một lần, nhưng không thu quá 30 lần trong một đợt điều trị).

– Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 đồng.

– Xạ trị áp sát liều cao tại thực quản (01 lần điều trị): 5.144.000 đồng (Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát).

– Xạ trị áp sát liều cao tại các vị trí khác (01 lần điều trị): 3.274.000 đồng (Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát).

– Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính (01 ngày xạ trị): 504.000 đồng.

– Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều (01 ngày): 1.581.000 đồng

Nhìn chung việc điều trị ung thư thực quản là rất tốn kém, nhiều trường hợp do không hình dung được rõ các khoản chi phí phải chi trả trong suốt quá trình điều trị, dẫn đến việc không kiểm soát được tài chính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị.

Để tối ưu chi phí xạ trị ung thư thực quản, thì cần có các biện pháp tích cực giúp bản thân người bệnh nhanh chóng thích ứng được với phương pháp điều trị tia xạ, từ đó giảm được các đợt xạ trị. Để làm được điều đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng như người thân cần đặc biệt quan tâm tới việc: giảm các tác dụng phụ do xạ trị ung thư thực quản gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tham gia bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng về chi phí điều trị, chuẩn bị kỹ tâm lý cùng kinh tế trước khi tiến hành xạ trị. Khi chi phí xạ trị ung thư thực quản được tối ưu, chắc chắn các chi phí điều trị ung thư thực quản sẽ được giảm tải.

3. Những biến chứng sau xạ trị ung thư thực quản

Những biến chứng của xạ trị ung thư quản gây ra cho người bệnh bao gồm:

– Triệu chứng cơ năng: Buồn nôn, ói mửa, ăn vào nôn ra, khó nuốt, chóng mặt, mệt mỏi, sụt cân.

– Triệu chứng thực thể: khô miệng, sạm dạ, da bị khô, ngứa, nổi vảy.

4. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản?

– Khi tiến hành xạ trị người bệnh cần chuẩn bị về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực.

– Đối với các loại trái cây và rau xanh có thể chế biến bằng cách ép thành nước uống hoặc chế biến thức ăn lỏng, dễ nuốt như canh, súp, chia bữa ăn thành nhiều bữa, ăn chậm và có thể uống nước trong khi ăn tránh tình trạng nghẹn và buồn nôn.

– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, lựa chọn những bài tập thể dục hoặc những môn thể thao yêu thích phù hợp với sức khỏe để tăng sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

– Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện bất thường sau xạ trị .

– Trong quá trình trong và sau xạ trị tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa đường có trong bánh kẹo, nước ngọt bởi việc tiêu thụ các loại thực phẩm có đường như một chất xúc tác giúp các tế bào ung thư phát triển di căn.

Tìm Hiểu Về Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản

Xạ trị ung thư thanh quản nhằm mục đích thu nhỏ và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong điều trị ung thư thanh quản. Vậy khi nào thì bác sĩ chỉ định áp dụng xạ trị cho người bị ung thư thanh quản? Có những phương pháp xạ trị nào?

1. Khi nào thì chỉ định xạ trị ung thư thanh quản?

Tính đến nay trong điều trị ung thư thanh quản thì loại kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và áp dụng tia xạ sau khi phẫu thuật là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất đối với bệnh nhân ung thư thanh quản.

Hiện nay phác đồ điều trị ung thư thanh quản phổ biến có 3 biện pháp là xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần, phẫu thuật thanh quản đơn thuần và kết hợp giữa phẫu thuật và tia xạ.

Các trường hợp mà bệnh nhân được phát hiện khi còn sớm, khối u thanh quản đang ở giai đoạn khu trú và chưa có dấu hiệu tế bào ung thư di căn hạch cổ thì có thể áp dụng phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần (độc lập).

Tất nhiên là phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân ở tình trạng khác nhau thì sẽ khác nhau nhưng phần lớn sẽ không có cách biệt quá xa.

“Gần 10 năm lại đây, một số báo cáo có đề cập đến việc sử dụng hoá chất, các loại miễn dịch không đặc hiệu interferon…, nhưng mới là trong quá trình thực nghiệm còn đang được bàn cãi nhiều.” – Theo số liệu thống kê của Bệnh viện 103.

Xạ trị ung thư thanh quản thường được chỉ định ở những giai đoạn sau:

– Xạ trị đơn thuần: Giai đoạn này thường là khi những khối u có kích thước nhỏ hay các bệnh nhân không thể đáp ứng được việc phẫu thuật.

– Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Với các khối u bị tái phát sau khi phẫu thuật thì cũng có thể được chỉ định xạ trị bổ sung.

– Xạ trị ung thư thanh quản kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.

Điều kiện áp dụng loại xạ trị ung thư thanh quản:

Vậy bệnh nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện gì để chỉ định áp dụng phương pháp xạ trị ung thư thanh quản cụ thể? Các bác sĩ cho biết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh đang ở mức độ nào, mức độ lây lan của tế bào ung thư hay tính chất mô học của khối u và thể chất toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ mới xác định được dạng xạ trị nào phù hợp.

2. Các phương pháp xạ trị ung thư thanh quản

Tính cho tới hiện tại thì phương pháp sử dụng những nguồn tia xạ trong điều trị những khối u ung thư ác tính là một trong các liệu pháp y tế quan trọng và cơ bản thường được áp dụng.

Xạ trị còn là phương pháp nổi bật trong điều trị ung thư vùng đầu cổ. Xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm các phương pháp sau:

– Điều trị tia xạ đơn thuần.

– Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hay áp dụng sau phẫu thuật hoặc cũng có thể phối hợp xen kẽ, tia xạ- phẫu thuật- tia xạ (Sand-wich).

Xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần

Trong trường hợp khi mà khối u đang ở giai đoạn khu trú và về mô học là loại khối u nhạy cảm với tia xạ thì phần lớn phác đồ lúc này là điều trị sử dụng phóng xạ đơn thuần và nếu trong thời gian theo dõi có những hiện tượng khối u tái phát thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bổ sung là phẫu thuật. Một trong những khuynh hướng điều trị ung thư hiện nay là áp dụng phẫu thuật khối u trước rồi sau đó xạ trị ung thư thanh quản ở vùng mổ u cũng như vùng hạch cổ.

Xạ trị trước khi phẫu thuật thanh quản

Mục đích của việc chỉ định áp dụng điều trị xạ trị ung thư thanh quản trước khi mổ là giúp cho khối u và phần hạch thu nhỏ lại kích thước hoặc với mục đích ức chế được sự phát triển của khối u và hạch, từ đó tạo điều kiện cho phẫu thuật được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra một số khó khăn cho việc phẫu thuật thanh quản chẳn hạn như sau khi xạ trị ung thư thanh quản vào mô thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu đặc biệt là với những mạch máu kích thước lớn nếu như bị thâm nhiễm sẽ rất dễ bị tổn thương trong khi làm phẫu thuật bóc tách. Từ đó gây ra khó khăn cho việc phân biệt mô lành tính và mô ác tính.

Ngoài ra thì xạ trị ung thư thanh quản cũng có thể khiến vùng da tiếp xúc với tia xạ dễ bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật hơn.

Do đó mà trong những năm gần đây chỉ định xạ trị trước khi phẫu thuật ung thư thanh quản ít khi được chỉ định hơn.

Với phương pháp xạ trị ung thư thanh quản sau phẫu thuật

Xạ trị ung thư thanh quản sau khi phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt nhưng tế bào ung thư có thể bị sót lại sau điều trị bằng phẫu thuật ở u và hạch. Hoặc tia xạ cũng có thể giải quyết những tổn thương do tế bào ung thư gây ra mà chưa thể phát hiện được.

Chiếu tia xạ sau mổ cắt khối u thanh quản và chiếu vào những dãy hạch đã được nạo vét sau phẫu thuật, nạo vét hạch này bao gồm cả việc nạo vét những hạch khi kiểm tra lâm sàng chưa sờ thấy được.

Hiện nay, hay dùng nguồn tia phóng xạ CO 60 và bổ xung électron nhưng ở Việt Nam, chủ yếu tia phóng xạ CO 60 theo biện pháp tia xuyên qua da (transcutané), thường sử dụng phương pháp tia rải đều mỗi ngày 1 lần 200 r (2Gy) phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: thể tích, tính chất, độ lan rộng của khối u và hạch mà giá trị tổng liều lượng tia xạ cho khối u và hạch bình quân là từ 55-70 Gy trong 5-7 tuần (mỗi tuần từ 10-12 Gy).

Nếu như sau liều lượng xạ trị này mà khối u hay hạch chưa tiêu tan hết thì bác sĩ có thể chỉ định tăng thêm liều tia tập trung vào phần thương tổn còn lại khối u có điều kiện thì dùng Electron, nếu như không dùng CO 60, tuỳ theo thể tích và vị trí u còn lại có thể bổ xung liều tia từ 10-15 Gy. Đối với mô hạch còn lại, một số bác sĩ chủ trương cho bệnh nhân làm phẫu thuật nếu điều kiện cho phép hoặc cắm kim Ir 192 tại chỗ cũng mang lại kết quả khả quan.

Xạ Trị Ung Thư Bao Nhiêu Tiền Cùng Bảng Giá Chi Phí Xạ Trị Ung Thư Mới

Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền là thắc mắc của bệnh nhân đang chuẩn bị được điều trị theo hình thức này. Xạ trị là phác đồ điều trị không mới mẻ với bệnh nhân ung thư, bên cạnh quan tâm đến chi phí khi xạ trị ung thư, việc tìm hiểu xạ trị ung thư là gì, xạ trị sử dụng cho các bệnh ung thư nào rất cần thiết.

Xạ trị ung thư là phương pháp tác động trực tiếp lên tế bào ung thư được dùng nhiều trong việc điều trị căn bệnh này. Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao như X, Gamma, proton để phá hủy vật chất di truyền trong tế bào ung thư và làm mất khả năng phát triển, cũng như việc xâm lấn, di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Xạ trị ung thư là phương pháp điều trị ung thư triệt để và hiệu quả khá cao. Bình thường xạ trị cũng đóng vai trò chữa trị chính bởi chúng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng trong một só trường hợp xạ trị lại được kết hợp với một số phương pháp khác như phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc, hóa chất.

Điều trị ung thư bằng bất kỳ phương pháp nào đều có những tác dụng phụ riêng và xạ trị không là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù đã được bác sĩ sử dụng các loại thuốc nhằm giảm thiểu tối đa tác dụng phụ, thế nhưng chúng không phải là tuyệt đối. Bởi vậy bệnh nhân sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, khô cổ, buồn nôn, khô miệng,… Tuy nhiên chúng sẽ chỉ xuất hiện trong quá trình xạ trị và sau đó một vài ngày.

Xạ trị ung thư bao nhiêu lần, xạ trị sử dụng cho các bệnh ung thư nào?

Chắc hẳn, không ít người nhà và bệnh nhân thắc mắc về số lần xạ trị ung thư. Thế nhưng bạn sẽ khó lòng tìm được câu trả lời chính xác. Bởi số lần xạ trị ở mỗi bệnh nhân hoàn toàn khác nhau. Hay nói một cách đơn giản, diện tích khối u nhỏ sẽ rút ngắn được số lần xạ trị hơn so với những bệnh nhân khối u đã lan rộng.

Ung thư không phải là một bệnh mà là tên gọi chung của các dạng ung thư. Trên thực tế ung thư có đến hàng trăm loại, như ung thư xương, máu, ung thư miệng,… Như vậy thế giới ung thư rất phong phú. Bên cạnh những thắc mắc xạ trị ung thư bao nhiêu tiền và bao nhiêu lần không ít người đã đặt ra câu hỏi xạ trị sử dụng cho các bệnh ung thư nào?

Xạ trị là phác đồ điều trị tích cực đối với các căn bệnh ung thư. Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân vẫn có cơ hội sống sót nhờ phương pháp này. Đa phần các bệnh ung thư đều có thể sử dụng xạ trị điển hình là ung thư vú, ung thư vòm họng, cổ tử cung, đại tràng, buồng trứng, gan phổi, tuyến tiền liệt, ung thư xương,…

Xạ trị là phương pháp không xâm lấn đến cơ thể bệnh nhân ung thư, giống như các phương pháp điều trị khác, xạ trị thường hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên đa phần bệnh được phát hiện đã ở giai đoạn cuối.

Thông thường bác sĩ tiến hành xạ trị đối với những bệnh nhân ở giai đoạn nặng khi không thể cứu chữa bằng phẫu thuật hoặc truyền hóa chất. Lúc này xạ trị sẽ có vài trò ngăn sự hình thành tế bào ung thư mới, giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

Khi mắc bệnh ung thư câu hỏi đầu tiên nhiều người nghĩ đến nhất chính là xạ trị ung thư bao nhiêu tiền? Liệu mình có đủ khả năng chữa trị hay không?…. Kinh tế chính là vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất khi mắc bệnh mà đặc biệt là bệnh ung thư. Tuy nhiên chi phí khi xạ trị ung thư ở mỗi bệnh nhân có sự khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền điều đó còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Mặc dù xạ trị là phương pháp chung dành cho các bệnh nhân ung thư, song ở mỗi người lại có một phác đồ điều trị riêng. Trên thực tế có những bệnh nhân xạ trị nhiều, nhưng lại có người ít. Như vậy kinh phí cũng có sự khác nhau hoàn toàn

Nếu bạn đang thắc mắc xạ trị ung thư bao nhiêu tiền hãy xem mình phát hiện bệnh ở giai đoạn nào? Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, nhiều bệnh nhân may mắn bạn phát hiện bệnh vào giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư vừa mới hình thành thì việc xạ trị sẽ nhanh hơn cho kết quả, điều đó đồng nghĩa với việc chi phí giảm xuống.

Như vậy xạ trị ung thư bao nhiêu tiền là câu hỏi không có lời giải đáp cụ thể. Nhiều hay ít tất cả phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thế nhưng đây là bệnh nguy hiểm dù ở cấp độ nào, bởi vậy hãy chủ động nguồn kinh phí để sẵn sàng đối mặt với chúng trong thời gian dài.

Chi Phí Và Cách Xạ Trị Trong Ung Thư Cổ Tử Cung

Thứ Ba, 09-10-2018

Xạ trị được coi là phương pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn và được sử dụng phổ biến hiện nay. Chi phí và cách xạ trị trong ung thư cổ tử cung là điều được quan tâm để người bệnh có thể chuẩn bị tâm lý và chi phí điều trị cũng như sắp xếp công việc để chữa bệnh yên tâm hơn. Những thông tin trong bài viết sau sẽ phần nào giải quyết những thắc mắc đó của chị em.

1. Xạ trị ung thư cổ tử cung là gì?

Có nhiều cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, trị liệu sinh học. Tùy từng trường hợp cụ thể, tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 hay kết hợp nhiều phương pháp để điều trị mang tính hiệu quả hơn Thông thường hiện nay, hóa trị và xạ trị được sử dụng nhiều nhất để đối phó với bệnh hiệu quả hơn.

Xạ trị ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Phương pháp này sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng phát triển. Gồm xạ ngoài (điều trị từ bên ngoài) và cấy xạ (dùng chất phóng xạ đặt vào bên trong cổ tử cung).

2. Cách xạ trị ung thư cổ tử cung

Phương pháp xạ trị phá hủy DNA của tế bào ung thư. Khi DNA bị phá huỷ, các tế bào ung thư không còn khả năng sản sinh và làm cho khối u co lại. Các tế bào phát triển càng nhanh thì càng dễ bị ảnh hưởng hơn.

** Các bước điều trị xạ trị ung thư cổ tử cung

Sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xếp giai đoạn ung thư cổ tử cung thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu; thủ thuật nội soi: trực tràng và bàng quang.

Việc xác định loại điều trị xạ trị cũng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như: Vị trí, kích thước khối u, giai đoạn của bệnh, tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Xạ trị ngoài: Bệnh nhân đến các cơ sở y tế điều trị. Mỗi chu trình điều trị kéo dài 5 ngày/tuần và thực hiện trong 5-6 tuần. Cuối cùng thực hiện thêm xạ tăng cường.

Xạ trị trong (cấy xạ): Thực hiện tại cơ sở y tế, xạ trị cấy thường để tại chỗ trong 1-3 ngày. Kéo dài 1-2 tuần và thực hiện lặp lại các chu trình cấy xạ đó.

Về cơ bản thì xạ trị ung thư cổ tử cung không gây đau đớn, không rụng tóc. Tuy nhiên, người bệnh có thể khó chịu một chút trong khi bác sĩ tiến hành xạ trị. Nhiều bệnh nhân đã từng xạ trị ung thư cổ tử cung cho biết là họ không hề có cảm giác gì trong suốt quá trình xạ trị. Tuy nhiên, họ lại thấy mệt mỏi kéo dài sau tuần đầu tiên và tuần cuối cùng của quá trình xạ trị. Quá trị xạ trị ung thư cổ tử cung cũng có thể gây tổn thương da nhẹ, tuy nhiên mức độ ở nhiều người sẽ khác nhau.

** Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư cổ tử cung:

Ngoài tác dụng chính là điều trị tận gốc tế bào ung thư thì việc xạ trị còn mang lại một số tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ như sau:

Gây ra hiện tượng mãn kinh sớm, bởi vì bức xạ ảnh hưởng đến buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung. Phụ nữ chưa mãn kinh sẽ trải qua quá trình mãn kinh trong vòng 3 tháng kể từ khi xạ trị. Các tác dụng phụ kèm theo bao gồm nóng bừng cả người, thay đổi tâm trạng hay cáu gắt, dễ bực bội, khô âm đạo và suy giảm ham muốn tình dục.

Xạ trị khiến người bệnh mệt mỏi, đặc biệt là xạ trị ung thư cổ tử cung khi mà bức xạ tác động trực tiếp vào vùng bụng của bệnh nhân. Tình trạng mệt mỏi có thể khiến cuộc sống hàng ngày của chị em bị đảo lộn.

Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể thấy buồn nôn, hoặc tiêu chảy sau khi xạ trị. Thông thường hiện tượng này sẽ kết thúc trong 1 tháng sau khi kết thúc xạ trị.

Xạ trị ung thư cổ tử cung có thể gây kích ứng da. Da sẽ bị tấy đỏ và bệnh nhân có thể thấy rát nhẹ ở nơi tiếp xúc. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ bị khô theo thời gian và gây ngứa.

** Lời khuyên khi xạ trị:

Tuy rất mệt mỏi nhưng theo các bác sĩ bệnh nhân nên cố gắng hoạt động nhiều nhất có thể.

Ở tại các vùng da điều trị, chúng thay đổi màu sắc, tuy nhiên, không được tự ý dùng bất kì một loại thuốc bôi nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tránh mặc đồ bó sát và có thể tiếp xúc với không khí nhưng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tại vùng đó.

Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được quan hệ tình dục.

Sau xạ trị, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để tránh tình trạng giảm cân nhanh chóng và tăng sức đề kháng của cơ thể.

Thăm khám và đều đặn thực hiện các xét nghiệm cần thiết thường xuyên để kịp thời phát hiện bất kì một bất thường nào và đối phó kịp thời,…

3. Chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?

Đây là điều luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chị em khi bị ung thư cổ tử cung. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chi phí xạ trị ung thư cổ tử cung là không giống nhau giữa các bệnh nhân. Thông thương chi phí để thực hiện một liệu trình xạ trị ung thứ cổ tử cung lên đến hàng chục triệu đồng, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà chi phí có thể dao động tùy theo.

Chi phí tiến hành xạ trị phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Giai đoạn của bệnh, mỗi giai đoạn bệnh sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, do đó chi phí cũng khác nhau.

Thể trạng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, đối với các bệnh nhân lớn tuổi có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể suy kiệt buộc phải sử dụng kết hợp các loại dịch vụ khác và thuốc uống hỗ trợ. Vì vậy, chi phí sẽ lớn hơn.

Sau khi được thăm khám và xếp giai đoạn, bác sĩ sẽ hội chẩn chính xác hơn và đưa ra mức chi phí tương ứng với tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Chi phí điều trị bệnh ung thư nào cũng vậy là khá cao, bởi vậy bệnh nhân và người thân cần chuẩn bị tâm lý cùng kinh phí điều trị trước.

Để không phải gánh chịu những đau đớn, tổn thất do bệnh gây ra là chị em phụ nữ khi chưa có quan hệ tình dục nên tiêm phòng vắc xin khi đã đủ tuổi là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vào một giai đoạn cần thiết các bác sĩ sẽ yêu cầu và tư vấn về chi phí và cách xạ trị trong ung thư cổ tử cung. Y học hiện đại phát triển tạo cơ hội cho người bệnh được điều trị bệnh một cách tốt nhất.