Chế Độ Ăn Uống Ung Thư Dạ Dày / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Ung Thư Dạ Dày

Hỏi: Xin chào các chuyên gia của chúng tôi Tôi có một người bạn dạo gần đây thường xuất hiện những triệu chứng lạ ở vùng bụng như đau rát dữ dội, ợ hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu… đi khám thì bác sĩ bảo là anh ấy bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu và được chỉ định là phải điều trị ngay. Bác sĩ cũng có dặn là phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng, khổ nỗi chúng tôi lại không biết người bị ung thư dạ dày thì nên ăn gì cho tốt. Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp bạn tôi một số loại thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh của anh ấy ạ. Tôi xin cảm ơn.

1. Vì sao bị ung thư dạ dày?

Như đã đề cập, ung thư dạ dày là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Theo thống kê, mỗi năm nước ta phát hiện thêm khoảng 15.000 ca bị ung thư dạ dày và có khoảng 11.000 trường hợp tử vong.

Đây là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như do di truyền, do thói quen ăn uống, ngủ nghỉ thất thường, tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài, sử dụng nhiều các loại đồ uống có cồn, các loại chất kích thích… những nguyên nhân này làm tổn hại đến hệ tiêu hóa mà cơ quan trực tiếp bị tổn hại chính là dạ dày.

Nếu tình trạng này kéo dài, chúng sẽ gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… dần dần bệnh nặng lên và dẫn đến bệnh ung thư.

Khi mắc bệnh, ngoài những triệu chứng thông thường của bệnh đau dạ dày như ợ hơi, chướng bụng, đau rát vùng thượng vị thì người bệnh còn có những triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, đi ngoài ra máu hoặc phân lẫn máu… Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, các bạn cần phải đi khám và điều trị sớm.

2. Chế độ ăn uống cho người bị ung thư dạ dày ♦ Chế độ ăn uống phù hợp cho người bị ung thư dạ dày + Các món ăn được chế biến mềm, loãng

Bởi khi bị ung thư dạ dày đồng nghĩa với việc dạ dày đã bị phá hủy nghiêm trọng, các cơ quan khác của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nên chức năng tiêu hóa của chúng giảm sút. Sử dụng các món ăn được chế biến mềm và loãng như súp, cháo, canh, cơm nhão, khoai tây nghiền, sữa bò… sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày vì chúng mềm, dễ tiêu hóa tránh gây áp lực cho dạ dày.

+ Các loại thực phẩm giàu protein

Protein là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, với những trường hợp bị ung thư dạ dày thì chúng lại càng quan trọng. Bởi sau những liệu trình điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, thể lực của bệnh nhân sẽ bị giảm sút nhanh chóng nên cần tăng cường bổ sung protein để mau chóng hồi phục.

Các loại thực phẩm giàu chất protein là trứng, sữa, các loại thịt gia cầm…

+ Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Ta biết rằng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan tốt cho dạ dày, chúng có tác dụng nhuận tràng, làm giảm nguy cơ táo bón, giúp hệ tiêu hóa của cơ thể được hoạt động tốt. Trong khi đó, bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến các chức năng của dạ dày không được hoạt động tốt và mất dần các chức năng cơ bản, làm quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể chậm lại nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ là lựa chọn đúng đắn.

Bệnh nhân nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám như gạo, bắp, lúa mì, lúa mạch, đậu, mè đen,… các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ,…để bổ sung chất xơ cho cơ thể.

+ Nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi

Người bị ung thư dạ dày nên tăng cường bổ sung các loại chất dinh dưỡng, các vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh. Các loại trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho dạ dày là mâm xôi, óc chó, táo, nho, chuối,…

♦ Các loại thức ăn người bị ung thư dạ dày nên tránh + Các thực phẩm cay nóng

Các loại đồ ăn vừa cay, vừa nóng sẽ làm bào mòn và tổn thương nghiêm trọng thành dạ dày và thành ruột. Nếu người bị ung thư dạ dày nên tránh các loại thức ăn này nếu không muốn tình trạng bệnh của mình ngày một nặng thêm.

+ Thức ăn chứa nhiều acid

Ăn các loại quả chua như xoài xanh, ổi, cóc, mơ,…mang lại những hậu quả thạt sự tai hại cho người bị ung thư dạ dày. Chúng làm tăng hàm lượng acid trong dạ dày, khi đó hàm lượng acid cao sẽ xâm nhập khiến các vết viêm loét thêm trầm trọng, khó chữa.

+ Các loại thức ăn được chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các loại đồ ăn được chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích,… thức ăn được chiên xào trong dầu mỡ không thích hợp cho người bị ung thư dạ dày. Vì đây là nguyên nhân gây khó tiêu làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

+ Các loại thực phẩm khô cứng

Người bị ung thư dạ dày cũng không nên sử dụng bánh sấy giòn, trái cây sấy, bánh mì nướng,… vì chúng làm tăng áp lực của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn khiến thành dạ dày bị tổn thương nặng hơn.

+ Các loại đồ uống chứa cồn, các chất kích thích

Nước ngọt có ga, cà phê đặc, rượu bia, thuốc lá…chính là một trong những thủ phạm gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Do đó nếu không muốn đau đớn và làm cho tình trạng bệnh của mình nặng hơn thì bạn nên tránh xa loại thực phẩm này.

3. Một vài lưu ý cho người bị ung thư dạ dày

Nếu không may mắn mà mắc căn bệnh này, để tình trạng bệnh được hồi phục nhanh sau quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một vài điều như sau:

+ Người bệnh cần được nghỉ ngơi để dưỡng sức.

+ Tránh căng thẳng, mệt mỏi làm tình trạng bệnh tình xấu thêm.

+ Với người được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, sau khi điều trị cần chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày thành nhiều bữa nhỏ vì khi không có dạ dày, các trường hợp này chỉ tiêu hóa được một lượng ít thức ăn trong một ngày.

+ Sau điều trị, bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình.

+ Người bệnh cũng nên vận động, tập các động tác nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái.

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Ung Thư Dạ Dày

Chế độ ăn uống cho người ung thư dạ dày rất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe. Nếu ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì?

Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, ăn đậu phụ thường xuyên có thể giảm đến 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Còn đối với người đã mắc ung thư dạ dày, việc thường xuyên ăn đậu phụ sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tiến triển và tái phát.

Nấm giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… Người bệnh ung thư dạ dày nên thường xuyên ăn nấm sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh.

Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người ung thư dạ dày đẩy lùi sớm bệnh.

Người bệnh ung thư dạ dày không nên ăn gì?

Những món ăn hấp dẫn chiên rán nhiều dầu mỡ như cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua… đều rất dễ gây ra ung thư dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn những thực phẩm này để giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.

Những thực phẩm cay chua như ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và những loại thực phẩm lên men như dưa cà muối có nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao. Do đó khi bị ung thư dạ dày người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm này.

Những thực phẩm đóng hộp như thịt đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản. Nếu dùng những thực phẩm này lâu ngày có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình lành bệnh. Vì thế người bệnh ung thư dạ dày nên tránh xa những thực phẩm này. Thay vào đó là ăn những thực phẩm tươi, mới.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt sự phát triển của mầm mống ung thư. Do đó người bệnh ung thư dạ dày cần hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày.

Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư dạ dày rất quan trọng giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp ăn uống sinh hoạt đúng cách. Có như vậy mới giúp tăng cường sức khỏe, thể trạng và tăng tỷ lệ chữa khỏi cao.

Để tìm hiểu thêm về ăn uống cho người bệnh ung thư dạ dày, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558896 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Phòng Bệnh Ung Thư Dạ Dày Qua Chế Độ Ăn Uống

Hạn chế các loại thực phẩm hun khói và nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm hun khói và dầu mỡ có chứa nhiều chất benzopyrene một loại chất dễ gây ung thư. Đặc biệt là những loại dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, sẽ chứa nhiều độc tố. Ăn nhiều những loại thực phẩm chiên, rán, sấy, nướng, xào cũng sẽ có khả năng gây ung thư cao.

Hút thuốc nhiều có thể dẫn tới bệnh ung thư phổi, không chỉ gây nguy cơ ung thư cho người hút mà những người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư. Vì trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư và chất thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Uống nhiều rượu bia cũng tăng khả năng ung thư do uống nhiều rượu bia sẽ kích thích vào niêm mạc dạ dày, làm tổn thương tổ chức niêm mạc, sẽ thúc đẩy sự hấp thụ của các chất gây ung thư. Đặc biệt, vừa uống rượu vừa hút thuốc sẽ làm tăng khả mắc bệnh ung thư cao hơn.

Ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhiều hoặc quá ít, nhai không kỹ thức ăn cũng đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ung thư dạ dày. Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi mắc bệnh về dạ dày cần có phương pháp điều trị bệnh dạ dày sớm không để bệnh phát triển gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, B, E, tăng cường sự hấp thụ protein hợp lý, có thể sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày , phòng tránh hiệu quả bệnh ung thư dạ dày. Bạn cũng có thể ăn nhiều các loại hoa quả, rau trong các bữa ăn hàng ngày để giúp cho hệ tiêu hóa một cách tốt nhất.

Cân Bằng Chế Độ Ăn Uống Sau Phẫu Thuật Ung Thư Dạ Dày.

Cân bằng chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư dạ dày rất quan trọng, bệnh nhân nhất định phải chú ý điều dưỡng việc ăn uống, ăn uống đúng giờ giấc, duy trì ăn ít và chia làm nhiều bữa, lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tuyệt đối không được ăn quá nhiều. Vậy cụ thể việc cân bằng chế độ ăn uống cho ung thư dạ dày gồm những điều gì?

Chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhận định, nhằm tạo sự thích nghi với việc tiêu hóa của dạ dày, vấn đề ăn uống cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: từ mỏng đến dày, từ lượng ít đến lượng nhiều, từ lượng ít calo đến nhiều calo, dần dần đưa đường, protein, chất béo vào cơ thể theo sự thích nghi tương ứng.

1.Bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật không nên ăn uống trong ngày hôm đó, sau khi bỏ ống ra khỏi dạ dày có thể uống ít nước, mỗi lẫn từ 4-5 muỗng canh, 2 tiếng uống 1 lần. Nếu không có phản ứng bất thường, ngày tiếp theo có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải, 50-80ml/ lần. Ngày thứ ba để chế độ ăn toàn chất lỏng, mỗi lần từ 100-150ml. Mỗi ngày ăn từ 6 -7 bữa, nguyên tắc ăn uống như sau: thực phẩm không phải là chất rắn, ăn ở dạng lỏng, ăn ít và chia làm nhiều bữa, cách 2-3 tiếng ăn 1 bữa, nên chọn các loại thức ăn không gây đầy hơi, không quá ngọt, như trứng, súp, cháo, súp rau, phở mềm. Sau khi ăn nên nằm nghỉ từ 20-30 phút.

2.Bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật đến thời gian hồi phục trở lại bình thường, nên ăn ít các chất béo và chế độ ăn dạng lỏng, như cháo, mì.. Mỗi ngày ăn 5-6 bữa, nguyên tắc ăn uống như sau: ăn dạng bán lỏng, trong đó thức ăn chứa hàm lượng protein ở mức bình thường, hàm lượng chất xơ thấp, chế độ ăn uống bán lỏng cần phải giàu năng lượng, giàu vitamin, hàm lượng protein cao, ít chất béo, thức ăn tươi dễ tiêu hóa. Đối với thực phẩm giàu protein, cá tự nhiên là sự lựa chọn tốt nhất, không những giúp cơ thể dễ hấp thu mà còn dễ tiêu hóa, là dạng thực ăn cân bằng rất tốt.

3.Bệnh nhân sau phẫu thuật nên kiên trì nguyên tắc ăn ít và chia làm nhiều bữa, bởi vì ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật cắt bỏ mang tính điều trị triệt để, chỉ còn một phần nhỏ của dạ dày có thể hoạt động bình thường, lượng thức ăn nạp vào phải ít hơn rất nhiều so với trước đây, chỉ có tăng số lượng bữa ăn mới có thể bổ sung lượng dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vì thế, các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu kiến nghị, thời gian ăn uống nhất định phải theo quy luật, ăn uống đúng giờ, duy trì ăn ít chia làm nhiều bữa, mỗi ngày có thể chia từ 5-6 bữa là thích hợp.

4.Bệnh nhân nên ăn ít đồ ngọt, nếu say phẫu thuật ăn lượng đồ ngọt quá nhiều sẽ gây nên những triệu chứng bất thường, ngoài ra, các chuyên gia Bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần phải chú ý ăn uống từ từ, đối với các thực phẩm thô khó tiêu hóa, cần phải nhai nuốt từ tốn, cho đến khi có thể hấp thụ hết hoàn toàn.

5.Với các thực phẩm lạnh, chiên , cay nóng và chua, sau khi phẫu thuậ từ 3-6 tháng cơ thể hồi phục dần về trạng thái bình thường mới được ăn.

6.Trong việc cân bằng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật, cần phải chú ý ăn các thức ăn rau xanh tươi hoặc gan động vật, giúp làm tăng sự hấp thu các khoáng chất vitamin, đối với các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt dễ xảy ra sau phẫu thuật, cần phải chú ý ăn lượng thức ăn có máu động vật như thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ đậu nành, rau xanh, vừng, táo tàu…

【Tổng Hợp】Chế Độ Ăn Uống Sau Phẫu Thuật Ung Thư Dạ Dày

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư dạ dày là điều rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi sau phẫu thuật, người bệnh gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hóa. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý thì các triệu chứng nó sẽ nặng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày thường bao gồm: cắt 1 phần dạ dày hoặc cắt toàn bộ dạ dày. Việc cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tiêu hóa của người bệnh. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư dạ dày rất đáng quan tâm, ăn uống như thế nào, chọn thực phẩm nào tốt, tránh thực phẩm nào là những câu hỏi được đặt ra.

Thông thường, sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh cần bổ sung thêm canxi, vitamin D và sắt vì các chất dinh dưỡng này được hấp thụ trong dạ dày. Nếu bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày bạn sẽ phải tiên vitamin B12 bởi sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày bạn sẽ không thể hấp thụ được vitamin B12 từ thực phẩm được. Vitamin B12 rất tốt cho việc sản sinh hồng cầu và giúp giữ cho các dây thần kinh và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Người bệnh cũng cần xét nghiệm máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra xem cơ thể có cung cấp đủ sắt và Vitamin B12 chưa.

Những thực phẩm nên và không nên bổ sung trong chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Tăng cường những loại thực phẩm giàu chất sắt, canxi, vitamin D trong chế độ ăn để giúp cho cơ thể người bệnh hồi phục tốt hơn.

Thực phẩm giàu Canxi: bao gồm sữa, pho mát, bánh mì, trứng, cá mòi, bắp cải, bông cải xanh.

Vitamin D có trong bơ thực vật, trứng và các loại cá béo như cá mòi, cá trích và cá thu và cá hồi.

Thực phẩm có chứa sắt bao gồm: thịt đỏ, gan, cá, đậu tương, bánh mì nâu, long đỏ trứng, lá rau xanh, trái cây sấy khô, bia tươi. Để giúp hấp thụ tốt nhất sắt từ thực phẩm, bạn có thể bổ sung thêm vitamin C từ viên uống hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi, v.v.

Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic là một vitamin cần thiết để giữ cho hồng cầu của bạn khỏe mạnh. Do vậy, chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư dạ dày cũng nên bao gồm các thực phẩm chứa nhiều axit folic chẳng hạn như các loại rau có màu xanh đậm và gan.

Không nên uống quá nhiều nước trong bữa ăn, vì sẽ khiến bạn no và không ăn đủ thức ăn đặc.

Uống nước 1 giờ trước và sau bữa ăn để ngăn ngừa mất nước.

Nên uống 2 lít nước mỗi ngày.

Nên hạn chế những thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo

Một số người bị bất dung nạp lactose sau khi cắt dạ dày, do đó họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Hãy thử 1 lượng nhỏ sữa trước khi bắt đầu với các sản phẩm này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số lời khuyên cho người bệnh

Người bệnh nên lưu ý tới tư thế sau khi ăn, nên ngồi thẳng hoặc hơi ngả người để giúp thức ăn đi xuống dễ dàng, tránh hội chứng Dumping. Nên giữ tư thế này trong ít nhất 60 phút sau khi ăn xong.

Nên chọn những thực phẩm mềm, dễ cho việc nhai nuốt và tiêu hóa.

Mặc quần áo co giãn, rỗng rãi để bụng không bị khó chịu.

Không ăn trước khi đi ngủ 2 giờ.

Luôn giữ đầu giường ở góc 45 độ hoặc cao hơn để giúp phần trên của cơ thể cao hơn phần dưới.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì 3 bữa chính vì lúc này dạ dày đã bị cắt 1 phần hoặc toàn bộ nên việc tiêu hóa không thể dễ dàng như trước

Nhai kỹ, ăn chậm

Với đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ các bệnh viện đầu ngành, và hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Thu Cúc là lựa chọn của nhiều người bệnh trong phẫu thuật ung thư dạ dày. Để đặt lịch tư vấn phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng, v.v., xin vui lòng với chúng tôi theo tổng đài 1900 55 88 92.