Tại Sao Chào Mào Bị Yếu Chân?

Những nguyên nhân khiến chào mào bị yếu chân #1. Do va đập

Chim bổi hoặc chim thuộc, khi bay nhảy hoảng sợ sẽ vô tình làm chân va đập vào nan lồng, vào cậu hay kẹt móng vào lồng. Những nguyên nhân này sẽ khiến chim bị đau chân, bay nhảy và đậu khó khăn hơn.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trị khác nhau. Tuy nhiên khi bị vậy thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu vào vết sưng. Còn nếu là vết thương chảy máu thì ra tiệm thuốc mua chai nước rửa có thuốc trong đó rồi nhỏ cho chim.

Ngày làm 2 lần trong khoảng 3 – 5 ngày là khỏi. Cần bổ sung thêm mồi tươi và trái cây để chim ăn sẽ bình phục nhanh hơn. Nếu chim không đậu được trên cầu thì cho thức ăn và nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn uống.

Trùm áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghĩ ngơi, bạn chế bay nhảy.

Lời Khuyên : Nếu chim bổi thì nên thuần từ từ, không nên treo nơi quá đông người làm chim hoảng sợ. Tối ngủ thì nên trùm áo lồng cho chim nghĩ ngơi, treo nơi yên tĩnh không có con vật nào có thể tới được làm chim hoảng sợ

#2. Do móng chân dài và bốt quá dày.

Chim sống trong lồng lâu năm sẽ làm cho vảy chân và móng dài hơn do ăn thức ăn chứa nhiều canxi và đạm. Khi nó mọc dày ra thì sẽ bảy nhảy khó khăn, cảm giác chân chim bị yếu và không tự tin khi đậu.

Khi gặp các trường hợp này thì cần phải bắt ra cắt mỏng và lột vảy cho chim bằng cách :

Đối với lột vảy : Trước khi lột nên cho chim tắm nước, tắm xong bắt chim ra và dùng chanh chà nhẹ vào vảy của 2 chân. Mục đích là để vảy mềm và dễ lột hơn. Các bạn chỉ cần dùng móng tay khảy nhẹ là lớp vảy sẽ bung ra thôi. Lưu ý : Không lột quá dày làm chim bị chảy máu và nhiễm trùng ở chân

Đối với cắt móng : Để cắt móng không bị ngắn quá, dài quá làm chim chảy máu thì các bạn dùng 1 cái đèn soi vào móng của chim. Chỗ nào có vệt đen thì cắt, còn chỗ nào nhìn vào thấy màu hồng thì nó là đường máu. Cắt vào chim sẽ chảy máu ngay. Dùng bấm móng tay và bấm từng móng cho chim.

Lời Khuyên : Nên định kỳ 4 tháng lột vảy và cắt móng cho chim 1 lần để chim bay nhảy dễ dàng hơn. Ở ngoài thiên nhiên chim biết cách mài móng và ở vảy ra, trong lồng thì mình cần phải làm. Không nên sử dụng cầu quá to hay nhỏ, và cầu gồ ghề làm móng nhanh dài và mọc ra bị cong vẹo.

#3. Do chim bị thiếu chất

Phương pháp 1 : Sử dụng cầu thầu đâu

Gỗ thầu đâu ( sầu đông, xoan ) là loại gỗ giúp trị yếu chân rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp diệt các loại rận mạt trong lồng chim.

Các bạn thay cầu cho chim đậu bằng cầu thầu đâu. Chọn cành tròn vừa chim đậu, không chọn cành gồ ghề làm móng chim bị cong vẹo. Để cho chim đậu khoảng vài tháng là chân sẽ khỏe hơn.

Phương pháp 2 : Tiếp đất kết hợp thầu đâu

Có nhiều con sử dụng cầu thầu đâu nhưng vẫn không hết thì chúng ta cần kết hợp thêm tiếp đất bằng cách:

Cho chim vào lồng lớn, bên trong bố trí cầu, thức ăn để dưới đất. Khi chim ăn bắt buộc phải đậu dưới đất để ăn. Hơi đất sẽ giúp chữa yếu chân cho chào mào, và chim còn tự tìm khoáng trong đất để bổ sung chất còn thiếu trong cơ thể. Chịu khó để vậy khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lời khuyên : Nên cung cấp thức ăn cho chào mào đầy đủ chất như canxi, khoáng, đạm, các loại vitamin…. Như vậy chim sẽ khỏe mạnh và không bị yếu chân

Chào Mào Bị Yếu Chân Cần Làm Gì ? ⋆ Wiki Việt

Khi bạn thấy chú chim chào mào bay nhảy khó khăn, chim yếu, lười hót đó là dấu hiệu chim đang bị vấn đền về chân. Khi chim bị yếu chân thì trước tiên mình cần tìm nguyên nhân để có cách trị phù hơp:

#1. Tại sao chào mào bị yếu chân?

Do chim hoảng sợ, bay nhảy đụng vào nan lồng làm chân bị đau, sưng

Do móng chim quá dài, vảy chân đóng cục quá dày làm cho việc bay nhảy khó khăn.

Chim bị thiếu chất, đặc biệt là canxi

Chim nuôi nhốt trong lồng quá lâu, ít được bay nhảy và chim đã quá già.

#2. Trị chào mào yếu chân thế nào?

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì có cách trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu do chim bay đụng nan lồng thì các bạn nên bắt chim ra và bôi dầu cho nó, treo chim ở nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi cho chân nhanh hồi phục

Móng hay vảy quá dài thì cần phải xử lý. Để cắt móng cho chim thì các bạn bắt chim ra và dùng bấm móng tay để cắt. Cắt khoảng 1/3 độ dài của móng hoặc nhìn vào ánh đèn thấy chỗ nào có màu đỏ thì không cắt, màu đen thì cắt. Vì đoạn màu đỏ là máu, cắt sâu quá chim bị chảy máu. Nên sử dụng cầu đậu cho chim phù hợp, nhỏ quá làm móng mọc nhanh.

Đối với lột vảy cho chim thì cần phải dùng chanh tươi chà vào đó trước, khi vảy mềm rồi thì tiến hành lột nhẹ cho chim.

Chim thiếu chất thì cần bổ sung đầy đủ mồi tươi, trái cây và cám chất lượng cho chim. Đặc biệt bổ sung canxi bằng cách dùng vỏ tôm, vỏ trứng gà nướng chín và xay nhuyễn cho chim ăn để bổ sung canxi.

Chim nhốt trong lồng lâu năm bị yếu chân thì trị bằng cách cho chim ra lồng lớn, phía dưới cho đất cát, cầu đậu nên dùng cầu gỗ xoan, thức ăn và nước nên để dưới đất. mục đích cho chân chim tiếp đất và đậu cầu gỗ xoan sẽ giúp chân phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra nếu bệnh nặng quá thì cân phải cho chim uống thuốc yếu chân sẽ giúp phục hồi nhanh hơn

#3. Phòng ngừa yếu chân cho chim

Cần phải bổ sung đầy đủ chất cho chim, đặc biệt là canxi. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để hạn chế vi khuẩn. Tập lực cho chim cũng giúp chim tăng sức khỏe và phòng yếu chân.

Cách Trị 6 Bệnh Thường Gặp Ở Chào Mào

#1. Bệnh Tiêu Chảy

Bệnh tiêu chảy ( ỉa chảy ) là bệnh thường gặp nhất ở chim chào mào. Khi bạn nhìn dưới đáy lồng thấy phân chim loãng, nát, hoặc ướt là chim đang có dấu hiệu bị tiêu chảy. Chim tiêu chảy lâu ngày sẽ bị mất nước, chim yếu dần, bỏ ăn và chết.

Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy

Ăn trái cây chứa nhiều nước như : Cam, cà chua, dưa hấu…

Thay đổi cám đột ngột,chim đang ăn cám có nồng độ đạm và chất nóng ít. Nhưng khi chuyển sang ăn cám có độ đạm, chất kích thích cao sẽ bị tiêu chảy.

Lồng nuôi mất vệ sinh : cóng nước, cóng thức ăn, bố lồng…Cũng là nguyên nhân đưa vi khuẩn vào đường tiêu hóa làm chim bị tiêu chảy.

Do chim bổi còn nhát, chim bay nhảy nhiều nên uống nước nhiều sẽ đi phân loãng

Cách trị tiêu chảy cho chào mào

Các bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ mình đã đề cập trước đây : Cách trị tiêu chảy cho chào mào . Có 3 cách phổ biến nhất đó là cho chim ăn chuối tây ( chuối mốc, chuối sứ ), hoặc trái hồng xiêm ( còn gọi Sapoche ), chọn trái vừa chín còn vị chát để giúp diệt khuẩn đường ruột. Thay nước uống cho chim bằng cách cho ăn trái thơm ( dứa, khóm ) hoặc nước chè xanh. Trong chuối, hồng xiêm, thơm, nước chè chứa chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch và diệt khuẩn đường ruột. Cho chim sử dụng khoảng 2 ngày là sẽ hết bệnh.

Phòng bệnh tiêu chảy cho chim

Nếu thấy chim bị tiêu chảy do ăn trái cây chứa nhiều nước thì hạn chế lại, chim bổi nhảy nhiều uống nước nhiều làm chim đi phân loãng là bình thường. Nếu do đổi cám cho chim thì khoảng 1 tuần chim hợp cám sẽ hết, nhưng cũng nên cho chim ăn chuối gần chín. Ngoài ra cần thường xuyên vệ sinh lồng, cóng, diệt các loại rận mạt sống dưới đáy lồng.

#2. Bệnh ho gió ở chào mào

Khi thấy chim có dấu hiệu kêu ” chắt chắt “, lười hót, khó thở thì bạn phải nghĩ ngay chim đang bị bênh ho gió.

Nguyên nhân chào mào bị ho

Thời tiết thay đổi đột ngột.

Thay đổi vùng miền, chuyển chim từ Nam ra Bắc hay ngược lại.

Phơi nắng chim quá lâu.

Do lồng nuôi chứa nhiều bụi bẩn, chim ăn cám bị dính bột vào mũi.

Tri ho cho chào mào thế nào ?

Khi phát hiện chim mới bị ho thì các bạn cho 1 – 2 giọt mật ong vào cóng nước cho chim uống, qua ngày thì đổi cóng nước khác. Cho chim ăn cam, uống nước chè chát nếu bệnh còn nhẹ. Các bạn có thể kết hợp dùng hành tím thái mỏng cho vào vải mùng và treo trên nóc lồng rồi trùm kín áo lồng. Nếu bệnh nặng trị như trên không được thì có thể mua thuốc ENROFLOCIN tại tiệm thú y sau đó nhỏ 3 giọt vào cóng cho chim uống. Tùy theo bệnh mà hết sớm hay muộn, thường từ 3 – 7 ngày là khỏi bệnh

Phòng bệnh ho gió cho chào mào

Không phơi nắng chim quá lâu ( phơi khoảng 45 phút – 1 h là được ). Không treo chim ở nơi có hướng gió lùa. Vào mùa đông hay mưa thì hạn chế cho chim tắm. Ngoài ra nên cho chim ăn cám hạt nhỏ thay bột.

#3. Chào mào bị bại chân – yếu chân

Khi bạn thấy chim đứng không vững, đứng không được, chim bay nhảy khó khăn, hoặc chim nhảy được 1 chân. Đó là những dấu hiệu cho thấy chim đang bị yếu chân, đau chân hoặc bại chân.

Nguyên nhân chim bị bại chân

Chim bị yếu chân cũng có trường hợp do trúng gió làm chân co rút.

Chim hoảng sợ nên bay nhảy chạm vào nan lồng, hoặc cầu làm bong gân, chân bị sưng tấy. Có thể do mèo, chuột vồ làm chim bị đau chân.

Do chim bị thiếu chất, đặc biệt là Canxi và vitamin D.

Chim già mùa không được cắt móng, lột vảy định kỳ nên móng mọc dài, bốt chân quá dày làm chim bay nhảy khó khăn. Chim có tuổi lồng từ 6 – 7 mùa thường chân yếu nên khó di chuyển.

Lồng nhốt, cầu mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm chim bị đau chân.

Cách trị chim bị đau chân – yếu chân

Khi thấy những dấu hiệu chim bị yếu chân thì các bạn bắt chim ra. Thoa dầu gió vào chân, và dưới cánh cho chim để trị trúng gió. Nếu chim đã bị lâu ngày thì nên thay cầu đậu của chim bằng cây xoan ( thầu đâu ), hoặc cho chim vào lồng lực, cho đất cát vào đó để chim đậu và ăn khoáng dưới đất cũng là cách trị yếu chân cho chim rất tốt.

Phòng bệnh yếu chân – đau chân cho chim

Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, đối với chim gài mua thì cần phải cắt móng, lột vảy chân chim định kỳ khoảng 3 – 4 tháng/ 1 lần. Treo chim ở nơi yên tĩnh tránh chuột, mèo làm chim hoảng sợ

#4. Chào mào bị trúng gió

Khi thấy chim đậu dưới đáy lồng, di chuyển khó khăn, không bay nhảy được thì có thể do chim bị trúng gió.

Nguyên nhân chim bị trúng gió

Do chim bị trúng gió độc, do treo chim ở hướng gió lùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Cách trị trúng gió cho chim

Các bạn tháo cầu ra luôn, cho thức ăn, nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn và uống, vì chim không di chuyển được. Rồi dùng dầu gió ( dầu mình hay xài khi bị trúng gió hay đau bụng đó) bôi vào dưới nách 2 cánh chim và dưới chân chim, bôi ít thôi tránh làm chim bị cay, nóng. Sau đó treo chim ở nơi yên tĩnh để nghĩ ngơi.

Phòng bệnh trúng gió cho chim

Bạn không được treo chim ở hướng gió lùa. Có thể dùng kim loại bằng bạc như : dây chuyền, mặt dây chuyền, lắc đeo tay…Miễn sao bằng bạc là được, cách này cũng thường dùng để đeo vào tay em bé để phòng trúng gió, và nó cũng hiệu quả với chim. Nếu không có bạc thì có thể dùng gỗ trầm hương ( loại này còn hiếm hơn ) rồi cho vào lồng chim vừa trang trí lồng cho đẹp vừa phòng được trúng gió cho chim.

#5. Chào mào bị rận mạt

Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông liên tục. Chim cắn vào mình, vào cánh hay chim bị rụng lông theo từng vùng, nhìn như nấm da. Là những dấu hiệu chú chim đang bị rận, mạt sống trân người làm chim ăn ít, lười bay nhảy, còi cọc hơn.

Cách trị rận mạt ở chào mào

Thường xuyên tắm nắng và tắm nước cho chim. Trong nước tắm nên pha thêm 2 giọt dầu gió hoặc 1 muỗng cà phê dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc 2 muỗng cà phê muối. Cho chim tắm xong phơi nắng khoảng 1 giờ để diệt các loại ký sinh trùng sống trên mình chim. Nên định kỳ khoảng 1 tháng nên tắm cho chim 1 lần bằng các dung dịch trên.

Phòng bệnh rận mạt cho chào mào

Thường xuyên vệ sinh bố lồng, nên sử dụng giấy lót lồng thay ví bố lồng bằng vải. Hàng tuần nên dùng chai xịt côn trùng Raid hay Mosfly xịt vào lồng để diệt rận mạt. Các bạn cũng có thể dùng cầu thầu đâu để trị rận mạt, ngoài ra có thể mua ” vòng chống rận mạt ” ngoài tiệm thú y rồi cho vào đáy lồng sẽ giúp trị rận mạt rất tốt.

#6. Chào mào bị sâu lông

Chào mào thay lông không được óng mượt, lông xơ xác, xoắn, lông mới mọc ra bị gãy…Đó chính là chim đang bị sâu lông.

Nguyên nhân chào mào bị sâu lông

Chim bị thiếu chất, nhưng đa số là canxi. Bởi canxi giúp bộ lông phát triển chắc khỏe và đẹp.

Lông chim không được óng mượt do chim ít được ăn trái cây chứa Vitamin C, D, vitamin E.

Thức ăn cho chim thay lông chứa nhiều chất nóng và kích thích : Đạm, Ớt, Kỳ tử, táo tàu…

Các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng : rận, mạt… bám vào thân chim làm chim ngứa ngáy, rỉa lông quá nhiều làm lông bị xơ, bị gãy.

Cách trị sâu lông ở chào mào

Bổ sung nhiều trái cây mát cho chim ăn, chỉ dùng cám dành cho chào mào thay lông. Hạn chế ăn thức ăn nóng làm chim bị xoắn lông. Thường xuyên tắm nắng và tắm nước cho chim. Ngoài ra cần bổ sung canxi cho chim để giúp phát triển bộ lông. Có thể rang vỏ trứng gà hoặc vỏ tôm xay nhuyễn rồi trộn vào cám để bổ sung canxi cho chim.

Phòng bệnh sâu lông cho chào mào

Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi. Bổ sung nguồn thức ăn đa dạng cho chim, tắm và phơi nắng thường xuyên để giúp lông khỏe, đẹp. Hạn chế cho chim ăn các loại cám nóng, thức ăn gây nóng cho chim.

Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì Và Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chim

Chim Chào Mào là một loài chim dễ nuôi, dễ thuần nhưng trong quá trình nuôi chim chắc chắn không thể tránh khỏi bệnh tật. Bạn cần tích lũy và tìm hiểu thêm một vài bệnh thường gặp ở chim, từ đó có cách phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả hơn. Nếu bạn đang nuôi một vài chú chim chào mào cảnh thì đây là bài viết dành cho bạn.

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở chim chào mào cũng như ở phần lớn các loài chim cảnh khác. Phân của chim bị loãng, nát, có màu xanh hoặc trắng… nặng hơn là chim có những biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn thì đó là những dấu hiệu dễ thấy nhất cho biết chim chào mào đã bị tiêu chảy. Chim dễ bị mất nước, yếu dần và chết sau một đêm.

– Chim nhiễm một số loại vi khuẩn, virus dẫn đến ngộ độc thức ăn có hại cho đường ruột.

– Ăn những trái cây, thức ăn có chứa nhiều nước hoặc bị ôi thiu sinh ra vi khuẩn gây hại.

– Chào mào bị rối loạn tiêu hóa khi đột ngột thay đổi cám ăn ( nếu chim đang ăn loại cám có nồng độ đạm, độ nóng thấp nhưng chuyển nhanh sang loại cám có độ đạm hay độ nóng cao).

– Chim ban đầu nuôi (chim bổi) còn nhát do đó chim sẽ bay nhảy nhiều, mất nước sẽ uống nước nhiều dẫn đến phân cũng bị loãng đi.

– Lồng nuôi chim không được vệ sinh sạch sẽ. Khiến chim khi ăn, uống nước dễ nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy cấp.

Nếu nhẹ, hãy cho chào mào ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C, có vị chát sẽ giúp làm sạch đồng thời diệt khuẩn đường ruột như: chuối sứ, chuối mốc, trái sapoche… Thay đổi nước uống của chim bằng chè xanh hoặc ăn thơm. Ngoài ra, có thể nghiền thuốc Berberin trộn vào thức ăn, cho chim ăn những thứ này khoảng 2 ngày là hết bệnh.

Nếu bệnh nặng, thì nên dùng một số loại kháng sinh sau (có thể mua được ở các hiệu thuốc): Chloramphenicol, Tetracyclin cộng với Biseptol… cho chim chào mào dùng từ 3 đến 5 ngày là khỏi. Để mang lại hiệu quả hơn hãy dùng vitamin B1 nghiền một viên trộn vào thức ăn cho chim.

Cần tránh cho chim uống hay ăn trái cây chứa nhiều nước để phân không bị loãng. Nên cho chim ăn chuối gần chín, nếu đổi cám mới một tuần chim sẽ hợp cám mới vì thế không đáng lo ngại. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vệ sinh cho chim cũng như lồng, máng ăn, máng nước của chim.

Chim có những biểu hiện như kêu “chắt chắt”, vẩy mỏ qua lại kèm theo tiếng thở khò khè sau đó là chảy nước mắt nước mũi. Khi cho ăn thấy chim ăn yếu dần, lông vũ tả tơi, toàn thân run rẩy, lười hot. Chào mào cũng dễ bị tiêu chảy và tử vong.

– Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc gặp gió lạnh sau khi tắm hoặc cho chim phơi nắng quá lâu dẫn đến cảm.

– Chim bị nhiễm khuẩn do hít không khí ô nhiễm, khí độc.

– Lồng nuôi có quá nhiều bụi bẩn hoặc ăn cám dính lại ở mũi.

Chim mới bị ho hoặc bị nhẹ thì bạn nên cho 1-2 giọt mật ong (hoặc nước đường) vào máng nước để chim uống, qua ngày thì đổi cho chim ăn cam hoặc uống nước trà xanh. Dùng bông lau sạch nước mũi chim. Chào mào sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại, đỡ khè hơn.

Nếu chim bị nặng, có thể trị bằng cách dùng các kháng sinh: Amoxicillin, Erythromycin, Enrofloxacin… dùng các loại kháng sinh này hòa vào trong nước. Hoặc có thể cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc tetaxilin (tìm các loại thuốc này ở các tiệm thuốc thú y). Nên cho chim uống thường xuyên từ 3-7 ngày thì khỏi.

Khi tắm cho chim xong, hạn chế phơi nắng gắt cũng như việc phơi quá lâu (chỉ phơi từ 45 phút đến 1h ). Nếu trời có gió mạnh đưa chào mào vào những nơi kín gió nhưng thoáng đãng để nghỉ ngơi. Vào mùa đông, treo chim ở những nơi ấm áp, hạn chế việc tắm cho chim. Trong ăn uống, nên cho chim ăn những loại cám nhỏ.

Không chỉ có ở chào mào mà các loài chim cảnh nuôi trong lòng đều có khả năng cao bị bại chân. Khi bị bệnh, chim đứng không vững hoặc là không thể đứng được, 1 hoặc 2 chân duỗi thẳng, cứng ngắt, di chuyển khó khăn. Bệnh này vô cùng nguy hiểm, dẫn đến tử vong trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi mắc.

– Nuôi trong lồng nên chân chim thường dễ bị các vật cứng hoặc nhọn đâm vào chân, chim bay chạm mạnh vào các nan lồng làm bông gân. Cũng có thể do bị côn trùng hoặc động vật cắn gây nhiễm trùng.

– Chân chim yếu dần có thể do bị trúng gió hoặc thời tiết lạnh khiến chân co rút.

– Do chào mào bị thiếu chất vitamin B1, đặc biệt là canxi và vitamin D.

– Lồng mất vệ sinh, có thể do 1 số loại virus làm chân chim bị đau.

– Tuổi của chim càng lớn thì chim sẽ ít di chuyển và dễ mắc bệnh bại chân (6-7 mùa tuổi lồng).

Chân của chim bị bại vì bị sưng tấy, có mủ thì dùng dao đã khử trùng lấy mủ ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước muối hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1%. Cuối cùng hãy thoa một ít cồn iot và thuốc chống nhiễm trùng.

Khi chim tự nhiên bị yếu chân đi thì bạn thoa dầu gió vào chân và dưới cánh để tránh chim bị trúng gió dẫn đến bại chân. Hoặc chào mào bị lâu ngày rồi thì cho chim đứng ăn dưới vùng đất khoáng để trị, cũng nên thay cầu đậu của chim bằng nhánh cây xoan.

Sau cho ăn tầm 2-3 tiếng, bỏ vào máng ăn chim một thìa cà phê cơm nóng để bổ sung vitamin B1 cho chào mào. Nếu được hãy cho chim uống vitamin B1 trực tiếp để tăng cường và phòng bệnh bại chân cũng như các bệnh khác. Trộn chung với thức ăn cho chim khoảng từ 1-10 ngày.

Việc đầu tiên là khử trùng, vệ sinh lồng chim, loại bỏ các vật cứng nhọn gây hại khi chim bay đậu xung quanh lồng. Tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng và thuốc kháng sinh đầy đủ cho chim.

Đối với những chú chào mào cảnh già mùa nên cắt móng, lột vảy định kỳ 3-4 tháng/lần. Nên cách ly với những chim cảnh khác nếu phát hiện bệnh và đặc biệt tránh những nơi gần chó mèo dễ làm chim hoảng sợ.

Trúng gió hiểu theo nghĩa thông thường theo dân gian Việt Nam nghĩa là bị “gió độc” nhập vào cơ thể chim gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, chim ủ rũ, nấc, mắt nhắm, không nhảy nhót v.v.

Nguyên nhân trúng gió ở chim Chào mào?

Do thời tiết chuyển mùa, gió mùa cũng thay đổi theo, làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường. Nếu treo lồng ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.

Tắm cho chim xong thì chúng ta không cho nó phơi nắng hoặc sấy khô lông mà đã vội cho vào lồng, việc tắm cho chim chào mào vào buổi chiều tối dễ khiến lông của chúng khó khô, dễ bị nhiễm gió lạnh.

Biểu hiện trúng gió ở chim Chào mào

Vậy làm thế nào để nhận biết một con chào mào bị trúng gió? Bạn chỉ cần quan sát thấy chim chào mào có những biểu hiện như sau:

Chim bay một hồi sức yếu dần và không đứng trên cầu nổi, nhảy thì nhẹ nhẹ dưới bố lồng, dụi dụi và thích cắm đầu vào góc.

Mắt chim chào mào thường lim dim và đi phân lỏng, cho chim ăn xong được vài giây sau lại ị ra y như vậy

Chim nhìn rất mệt mỏi, không linh hoạt, khi thấy người đến gần cũng không tránh né như bình thường.

Trong trường hợp như thế thì đến 80% là chim chào mào bị trúng gió.

Cách chữa trị bệnh trúng gió ở chim Chào mào

Cách chữa trị cho bệnh này cũng không có gì khó khăn, các bạn cứ tiến hành theo các bước như sau thì chim sẽ mau chóng khỏi bệnh thôi:

Không nên cố ép cho chim ăn để bị mắc cổ, vì chim yếu quá dễ bị ngạt thở.

Dùng cây kim vạch mông chào mào ra chích vào phần đỉnh nho nhỏ của phao câu và nặn nó ra một chút.

Bôi dầu gió vào phao câu chim, hai nách cánh chim và lòng bàn chân của chim, có thể cho một chút ít vào mũi của chào mào nhưng phải cực kỳ cẩn thận nếu không sẽ làm mắt chào mào bị cay.

Tủ áo lồng lại chỉ để hở ra một tí để theo dõi, vẫn cần chuẩn bị thức ăn đầy đủ để khi nào chào mào đói là có thể ăn ngay.

Nhỏ dầu gió vào bố lồng.

Thời gian này tuyệt đối không được tắm cho chào mào nữa, tránh để chúng bị cảm lạnh hay lại trúng gió.

Nếu có trầm nên kẹp một ít vào nan lồng, kị gió rất tốt.

Chim Chào Mào Bị Trúng Gió: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Đối với những người chơi chim cảnh đều biết bất cứ loài chim cảnh nào cũng có khả năng cao bị trúng gió. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trúng gió ở chim cảnh nói chung và đối với chim chào mào nói riêng. Vậy làm cách nào để chữa trị trúng gió cho chim chào mào khỏe mạnh lại được? Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo nhỏ sau để trị bệnh trúng gió ở chim chào mào một cách hiệu quả nhất.

Trúng gió ở chim Chào mào là gì?

Trúng gió hiểu theo nghĩa thông thường theo dân gian Việt Nam nghĩa là bị “gió độc” nhập vào cơ thể chim gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, chim ủ rũ, nấc, mắt nhắm, không nhảy nhót v.v.

Nguyên nhân trúng gió ở chim Chào mào?

Do thời tiết chuyển mùa, gió mùa cũng thay đổi theo, làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường. Nếu treo lồng ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.

Tắm cho chim xong thì chúng ta không cho nó phơi nắng hoặc sấy khô lông mà đã vội cho vào lồng, việc tắm cho chim chào mào vào buổi chiều tối dễ khiến lông của chúng khó khô, dễ bị nhiễm gió lạnh.

Biểu hiện trúng gió ở chim Chào mào

Vậy làm thế nào để nhận biết một con chào mào bị trúng gió? Bạn chỉ cần quan sát thấy chim chào mào có những biểu hiện như sau:

Chim bay một hồi sức yếu dần và không đứng trên cầu nổi, nhảy thì nhẹ nhẹ dưới bố lồng, dụi dụi và thích cắm đầu vào góc.

Mắt chim chào mào thường lim dim và đi phân lỏng, cho chim ăn xong được vài giây sau lại ị ra y như vậy

Chim nhìn rất mệt mỏi, không linh hoạt, khi thấy người đến gần cũng không tránh né như bình thường.

Trong trường hợp như thế thì đến 80% là chim chào mào bị trúng gió.

Cách chữa trị bệnh trúng gió ở chim Chào mào

Cách chữa trị cho bệnh này cũng không có gì khó khăn, các bạn cứ tiến hành theo các bước như sau thì chim sẽ mau chóng khỏi bệnh thôi:

Không nên cố ép cho chim ăn để bị mắc cổ, vì chim yếu quá dễ bị ngạt thở.

Dùng cây kim vạch mông chào mào ra chích vào phần đỉnh nho nhỏ của phao câu và nặn nó ra một chút.

Bôi dầu gió vào phao câu chim, hai nách cánh chim và lòng bàn chân của chim, có thể cho một chút ít vào mũi của chào mào nhưng phải cực kỳ cẩn thận nếu không sẽ làm mắt chào mào bị cay.

Tủ áo lồng lại chỉ để hở ra một tí để theo dõi, vẫn cần chuẩn bị thức ăn đầy đủ để khi nào chào mào đói là có thể ăn ngay.

Nhỏ dầu gió vào bố lồng.

Thời gian này tuyệt đối không được tắm cho chào mào nữa, tránh để chúng bị cảm lạnh hay lại trúng gió.

Nếu có trầm nên kẹp một ít vào nan lồng, kị gió rất tốt.