Cách Trị Phồng Rộp Chân / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cách Chữa Phồng Rộp Da Chân

Các vết phồng rộp xuất hiện trên chân của bạn? Nó rất đau – nhẹ thì khó chịu, còn nặng thì làm bạn không đi nổi. Nếu bạn không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo những bước chữa trị sau, chân bạn sẽ lành lặn nhanh chóng!

Xử lý sớm vết phồng rộp

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến phồng rộp. Vết phồng rộp thường hình thành do cọ xát, hơi nóng, bụi bẩn và hơi ẩm. Những yếu tố này xuất hiện khi đi bộ đường dài, tập thể dục hoặc trượt băng, đặc biệt là khi mang tất hoặc giày không phù hợp. Thường thì chúng cũng xuất hiện khi bạn mang giày mới trong một thời gian dài, do giày mới còn cứng và chưa quen với lớp da chân mềm mại của bạn.

Áp dụng những cách sau để hạn chế bị phồng rộp da chân và không làm nó trở nên nghiêm trọng hơn:

Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian mang thử giày mới để giày giãn ra theo chân của bạn và để chân bạn được thử nghiệm với việc cọ xát theo cách mới.

Không tiếp tục mang những đôi giày không thoải mái khiến cho da bị nóng rát vì chúng có thể chuyển thành vết phồng rộp.

Hãy giữ luôn chân khô ráo và thoáng mát.

Nếu bạn phải tiếp tục đi lại, hãy dùng miếng dán, băng dính kẽm oxit hoặc băng cá nhân – bất cứ loại nào để giảm hơi nóng và cọ xát lên vùng da có nguy cơ phồng rộp.

Điều trị vết phồng rộp

Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng. Thử dùng thêm thuốc mỡ kháng khuẩn.

Để vết phồng rộp tự lành. Làm vỡ hoặc không làm vỡ vết phồng rộp. Bạn phải quyết định để vết phồng rộp tự lành hay bạn muốn chọc vỡ nó. Có một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn thì bạn nên để nó tự lành.

Nếu bạn không thể đợi vết phồng rộp tự lành, bạn có thể xử lý bằng cách làm vỡ nó. Dùng cây kim đã khử trùng với cồn hoặc nước sôi, hoặc dùng kim tiêm y tế đã được khử trùng.

Làm vỡ vết phồng rộp. Cẩn thận chọc cây kim vào một bên của vết phồng để chất dịch trong vết phồng chảy ra.

Tuyệt đối không bóc lớp da bị rộp ra khỏi vết phồng vì nó sẽ làm cho vết phồng bị nhiễm trùng.

Sát trùng vùng da phồng rộp. Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da phồng rộp. Bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.

Bảo vệ vùng da bị phồng rộp. Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng lên vết thương. Bạn hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành bên dưới.

Để vết phồng rộp tự lành. Tháo miếng băng bảo vệ ra và để vết thương tự khô ngoài không khí.

Không làm vết thương thêm nghiêm trọng. Nếu bạn tiếp tục gây ra vết phồng rộp thì bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ bóc lớp băng bảo vệ, và cũng tránh cho vết phồng rộp bị cọ xát thêm.

Tuyệt đối không dùng băng dính thông thường. Nó không phải là loại chuyên dùng để dán lên da và có nguy cơ làm tổn thương vết phồng rộp cũng như vùng da xung quanh. Bạn thử tưởng tượng việc bóc lớp da phồng rộp bằng kềm, chắc chắn sẽ rất đau! Việc dán băng dính thông thường lên vết thương cũng sẽ giống như vậy.

Giữ sạch vết thương. Kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ sạch sẽ, có thể bôi thuốc sát trùng iodine khi cần.

TUYỆT ĐỐI KHÔNG MANG DÉP TÔNG HOẶC DÉP XỎ NGÓN KHI ĐI BỘ ĐƯỜNG DÀI.

Ngâm vết phồng rộp trong bồn nước lạnh. Nó sẽ giúp giảm bỏng rát và cơn đau do vết phồng gây ra. Ngoài ra, nó cũng giúp rửa sạch bụi bẩn hoặc mồ hôi bám trên vết phồng.

Đừng cố loại bỏ lớp da dính trên vết phồng rộp. Đó là một lớp bảo vệ tự nhiên cho lớp da bên dưới. Nếu bạn buộc phải bóc lớp da đó ra, hãy dùng kéo hoặc dao nhỏ đã được sát trùng. Tuyệt đối không kéo lớp da đó (nó sẽ chỉ làm bạn đau hơn!).

Tinh dầu trà xanh sẽ giúp làm lành vết phồng rộp nhanh chóng.

Nha đam cũng rất hiệu quả trong việc làm lành vết phồng rộp. Bôi một ít nha đam lên vùng da phồng rộp, nó sẽ biến mất trong vòng vài ngày đến một tuần.

Kem dưỡng da như Nivea có thể làm dịu vết phồng rộp. Cách để làm lành vết phồng rộp nhanh hơn là ngâm chân vào nước muối hoặc tinh dầu trà xanh.

Bôi các loại thuốc có chứa benzoyl peroxide lên vết phồng rộp. Chất này có trong các sản phẩm trị mụn và nó giúp làm giảm phồng nước trên da. Bạn có thể thoa nó qua đêm.

Không dùng bất kỳ dụng cụ gì chưa sát khuẩn. Nếu không, vết thương sẽ bị nhiễm trùng.

Không đi lại quá nhiều khi vết thương chưa lành – vết thương sẽ vẫn còn đau kể cả khi nó bắt đầu lành, nên nếu bạn muốn tiếp tục tập luyện, hãy đợi đến khi nó thật sự lành. Nếu vết thương không làm bạn đau nhưng chưa lành thì bạn cũng đừng vội chơi thể thao ngay. Bạn sẽ tự làm mình bị thương và lại có thêm một vết phồng rộp khác.

Không dùng phương pháp xuyên sợi chỉ qua vết phồng rộp. Nó không được khuyên dùng vì không phải là một phương pháp làm khô nước hiệu quả mà còn gây nhiễm trùng nhanh chóng.

Một cách khác nữa là bạn có thể mua miếng dán chống phồng rộp đặc biệt để dán lên vết phồng. Miếng dán này đã được tẩm thuốc và sẽ làm khô vết phồng rộp, nên bạn sẽ không cần phải xử lý thêm, nhưng nhiều khi miếng dán loại này cũng không thích hợp để đi lại nhiều và dễ rách hoặc rơi ra, sẽ có nguy cơ làm tổn thương da nếu bị cọ xát.

Không mang giày cao gót!

Dán băng cá nhân lên vết phồng rộp là việc nhất thiết phải làm.

Bôi một ít thuốc ngăn tiết mồ hôi để giảm lượng mồ hôi quanh vết phồng rộp.

Không đốt que diêm để sát trùng các dụng cụ dùng để làm vỡ vết phồng rộp – lửa sẽ oxi hóa lớp vỏ kim loại bên ngoài và lớp muội đen bám trên đó có thể gây nhiễm trùng.

Giữ sạch vết thương – rửa vết thương bằng Dettol hoặc dung dịch sát trùng cá nhân tương tự.

Nếu vết phồng rộp có máu thì có thể là đã bị tổn thương nghiêm trọng và làm vỡ một vài mạch máu. Thao tác một cách cẩn thận khi muốn làm vỡ vết phồng rộp, trong trường hợp này, khăn giấy cũng có thể gây nhiễm trùng.

Nếu vết phồng rộp bị chảy mủ, có mùi hoặc chuyển sang màu đỏ thì có nghĩa là đã bị nhiễm trùng. Bạn nên đi khám bác sĩ.

Cách Chữa Phồng Rộp Da Chân Cho Dân Mê Xê Dịch

Phồng rộp da chân là vấn đề mà hội mê phượt thường gặp phải. Nó gây đau rát vô cùng khó chịu. Vậy, bạn phải xử lý tình trạng này bằng cách nào?

1. Nguyên nhân gây phồng rộp da chân

Khi ta mang giày dép chật, có chất liệu cứng mà phải đi bộ nhiều sẽ khiến chân cọ xát với giày gây ra hiện tượng phồng rộp da chân. Nếu tất bị ướt thì việc phồng chân càng dễ xuất hiện. Các vết rộp da ban đầu khiến bạn đau rát, sau đó đỡ đau nhưng bắt đầu hình thành nước ở bên trong. Đây là hiện tượng không mấy nguy hiểm và thường có thể tự lành nhưng nếu bị quá nặng, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng, gây nên hậu quả đáng tiếc về sau.

2. Cách chữa phồng rộp da chân

Làm sạch và băng bó (nếu cần)

Bạn nên rửa sạch vết rộp bằng nước ấm, nếu có điều kiện, bạn có thể ngâm chân trong dung dịch giấm, dầu tỏi để giảm đau. Phồng rộp da chân sẽ mau lành khi đế nó thông thoát ngoài không khí. Tuy nhiên, trong trường hợp ngày mai vẫn phải tiếp tục di chuyển, bạn nên dùng băng gạc mềm che lại để giảm ma sát, tránh bị phồng nặng hơn. Nhớ thay băng mỗi ngày và rửa tay thật sạch khi chạm vào vết rộp.

Để vết rộp tự lành hay làm vỡ

Quyết định này tùy thuộc vào bạn. Có một sự thật là nếu vết phồng rộp da chân bị vỡ, cảm giác đau rát sẽ nhân lên rất nhiều và nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên để chúng yên. Khi ấy, lớp da mới sẽ được hình thành dưới lớp phồng và nước bên trong sẽ hấp thụ ngược lại da. Sau hơn một tuần, vết rộp sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt mà không đủ thời gian chờ nó lành, bạn có thể xử lý bằng cách rút phần nước bên trong ra ngoài hay làm vỡ nó.

Cách làm vỡ vết rộp

Khử trùng kim: Loại kim được khuyến khích sử dụng khi làm vỡ lớp phồng rộp da chân là kim tiêm y tế, nhưng bạn vẫn có thể dùng kim khâu nếu được khử trùng cẩn thận. Dùng một ít cồn tẩm vào bông gòn rồi lau kỹ cây kim. Một cách khác để khử trùng mà bạn có thể áp dụng là cho kim vào nước sôi 3 – 4 phút rồi lấy ra.

Cách thực hiện: Nhẹ nhàng châm kim vào vết rộp. Hãy nhớ, chỉ nên châm kim vào phần rìa vết rộp và để nước bên trong tự chảy ra ngoài. Bạn không được bóc mảng da bị phồng ra vì nếu làm như vậy vết thương sẽ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu bạn để yên, lớp da này sẽ khô và tự bong ra trong vài ngày.

Thoa thuốc mỡ

Dùng băng gạc

Băng gạc, băng keo cá nhân, miếng dán ý tế có tác dụng bảo vệ vết thương khỏi khói bụi và các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Thay băng mỗi ngày một lần và bôi thuốc mỡ sau mỗi lần thay. Đến khi vết phồng rộp da chân khô lại thì tháo ra và cho nó lành tự nhiên.

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Vết Phồng Rộp Trên Da Chân An Toàn, Không Gây Nhiễm Khuẩn

Bạn có thể bị phồng rộp da chân do các nguyên nhân sau đây:

Phồng rộp chân do đi nhiều hoặc mang giày chật (Nguồn: Internet)

Đi bộ nhiều, chân cọ xát nhiều với giày dép.

Mang giày chật, có thể do giày mới mua còn cứng hoặc giày cũ đã không còn phù hợp với kích thước chân.

Mang giày, dép khi chân còn ẩm ướt.

Vết phồng rộp da chân có thể có nhiều kích thước khác nhau, mọc ở những vị trí không giống nhau ở từng người. Những triệu chứng khi bị phồng rộp chân thường là vết phồng rộp màu đỏ, da bị phồng rộp mụn nước, đau, sưng và viêm,…bạn có thể gặp khó khăn khi đi lại do những vết phồng rộp da.

Cách trị phồng chân đơn giản tại nhà

Trà xanh có hợp chất chống viêm giúp giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin giúp da mau lành. Bạn có thể ngâm chân trong nước trà xanh trong khoảng 5 phút, dùng phần lá đắp lên vết phồng, để khoảng 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể uống nước trà xanh để tăng tốc độ quá trình lành vết phồng.

Chữa phồng rộp chân bằng giấm táo (Nguồn: Internet)

Giấm táo có tính kháng khuẩn và chống viêm, đây là một trong những phương pháp hiệu quả chữa phồng rộp trên da chân. Bạn có thể nhúng bông vào giấm táo và lau nhẹ lên vết phồng rộp, lưu ý nên pha loãng giấm khi sử dụng.

Loại dầu này giúp dưỡng ẩm vùng da bị phồng rộp, làm giảm ngứa và vết phồng nhanh lành hơn. Sử dụng dầu thầu dầu vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vết phồng rộp.

Nha đam có đặc tính chống viêm, giảm sưng tấy đỏ và giữ ẩm cho da nên sẽ giúp dịu vết phồng rộp nhanh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng nha đam bôi trực tiếp lên vết phồng rộp và sau đó rửa sạch với nước ấm.

Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các mẹo xử lý trên, khi vết phồng rộp tự vỡ ra thì cần lau rửa và dùng băng gạc để bảo vệ vùng da bị thương đến khi lành hẳn. Hãy thay băng gạc mỗi ngày cho đến khi da lành lại. Thông thường, sau khi vỡ, các vết phồng nếu được chăm sóc tốt sẽ liền lại sau 3 – 4 ngày.

Cách rút dịch từ vết phồng rộp an toàn

Thông thường, vết phồng rộp chân sẽ khỏi sau vài ngày nhưng nếu xử lý không đúng cách, vết thương có thể gây đau và bị nhiễm khuẩn. Do đó, bạn nên xử lý vết phồng rộp theo các bước sau đây:

Hãy xử lý vết phồng chân đúng cách (Nguồn: Internet)

Trước khi rút dịch từ vết phồng, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và nước.

Tiếp theo, bạn hãy dùng nước sạch rửa vùng da bị phồng. Các dung dịch như cồn, oxy già hoặc i-ốt có thể làm vết thương lâu lành hơn.

Bạn có thể dùng kim khâu để chọc vỡ vết phồng rộp, nhưng trước tiên cần phải khử trùng chiếc kim để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể khử trùng bằng cách lau kim bằng cồn tẩy rửa có bán ở các hiệu thuốc.

Cầm kim nhẹ nhàng và chọc vào vết phồng, để dịch chảy ra tự nhiên và vẫn giữ lại miếng da trên vết thương.

Khi đã rút dịch trong vết phồng, hãy bôi thuốc chống nhiễm trùng vào vết thương. Dùng bông gòn sạch để thoa thuốc vào vết thương, không nên dùng tay.

Đắp gạc hoặc băng lên vết phồng để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng.

Lưu ý: Nếu không đảm bảo đủ các yếu tố khử trùng như trên thì bạn nên đến cơ sở y tế để nhờ các y tá, bác sĩ xử lý.

Bật Mí Cách Trị Phồng Chân Đơn Giản Cho Người Hay Đi Bộ

Phồng chân với những biểu hiện da đỏ, rộp, sưng đau, có thể gây viêm rất ảnh hưởng tới các hoạt động cũng như công việc. Bật mí cách trị phồng chân đơn giản cho người hay đi bộ sẽ mang đến cho các bạn những bí quyết vô cùng hữu ích.

1. Cách trị phồng chân bằng nha đam

Nha đam hay còn có tên gọi khác là lô hội, không chỉ được biết đến với vai trò là một nguyên liệu trong chế biến các món ăn. Nha Đam còn được sử dụng trong làm đẹp và cả chữa lành các vết thương.

Trong nha đam có chất chống viêm rất hiệu quả, chống nhiễm trùng, làm giảm sưng tấy và mát dịu da. Để điều trị phồng rộp chân, các bạn chỉ cần lấy gel nha đam bôi vào vết phồng rộp và giữ một thời gian cho khô, sau đó rửa lại chân với nước ấm.

2. Cách trị phồng chân bằng trà xanh

Trà xanh hay chè xanh cũng là một loại thuốc tự nhiên nhằm chống viêm và giảm sưng đau an toàn, hiệu quả.

Trà xanh đem rửa sạch, hãm với nước nóng. Lấy nước uống trong ngày, bã vò nát và đắp trực tiếp vào vết phồng. Mỗi ngày đắp 4 đến 6 lần, mỗi lần vài phút, vùng da phồng rộp sẽ giảm đau, ngứa và nhanh chóng lành hẳn.

Các bạn cũng có thể mua sẵn tinh dầu trà xanh tại các hiệu thuốc, quầy mỹ phẩm để trị phồng chân cũng rất hiệu quả. Pha tinh dầu trà xanh với nước theo tỷ lệ 1:3, dùng vải sạch thấm hỗn hợp và thoa đều lên vùng da rộp. Để chừng 10 phút sau đó rửa chân lại bằng nước sạch.

3. Cách trị phồng chân bằng dầu vitamin E

Dầu vitamin E có tác dụng rất lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ làn da. Vitamin E nuôi dưỡng da, tái tạo tế bào da mới, giảm ngứa và sẹo cho những vết thương hở.

Các bạn chỉ cần cắt viên vitamin E, bôi trực tiếp dầu lên vùng da phồng rộp, da sẽ lành nhanh chóng. Mỗi lần bôi dầu, các bạn nhớ để khoảng 30 phút để dầu ngấm đều vào da.

4. Cách trị phồng chân bằng nghệ

Nghệ cũng có khả năng sát trùng, giảm sưng đau tự nhiên. Lấy bột nghệ hòa với nước sôi để nguội, tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Bôi hỗn hợp lên vùng da phồng rộp và để 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch lại chân bằng nước ấm. Mỗi ngày thực hiện cách này 2, 3 lần, vết phồng sẽ nhanh chóng lành lại.

5. Cách trị phồng chân bằng kem đánh răng

Kem đánh răng cũng có thể sử dụng để chữa trị các vết phồng rộp da chân cực tốt. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, chỉ sử dụng các loại kem đánh răng có màu trắng, không dùng loại có nhiều màu hay màu sắc khác.

Trong kem đánh răng trắng sẽ có baking soda, tinh dầu bạc hà, hydrogen peroxide giúp giảm ngứa. Với cách làm này, các bạn cần bôi và để kem đánh răng trên vùng da phồng rộp tối thiểu 2 giờ đồng hồ. Sau đó lấy khăn ẩm ấm lau sạch và dưỡng ẩm lại cho da. Mỗi ngày làm 1 đến 2 lần đến khi khỏi hẳn.

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì