Cách Trị Nghẹt Mũi Tại Nhà Cho Trẻ Nhỏ

Theo báo điện tử Kiến thức, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng mẹ có thể tự mình điều trị cho con dễ dàng.

Cách trị hiệu quả cho trẻ tại nhà

Nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.

Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.

Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.

Sử dụng máy tạo hơi ẩm

Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ

Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Sai lầm khi trị nghẹt mũi tại nhà cho trẻ

Nhỏ mũi bằng nước tỏi ép

Nhiều bậc cha mẹ thường truyền nhau cách ép tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.

Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi rất nguy hiểm vì dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm phỏng mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc.

Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nồng độ quá đặc để nhỏ mũi cũng dễ bị phỏng niêm mạc mũi.Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

Dùng miệng hút mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi hoặc khò khè, nhiều cha mẹ xót con, sợ con đau rát khi lấy mũi nên đã dùng miệng hút nước mũi cho con. Đây là một thói quen không tốt khi chăm sóc trẻ.

Việc làm này rất mất vệ sinh mà ngược lại sẽ tạo các nguy cơ khiến bệnh hô hấp của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác vì trong hơi thở và miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm thì rất nguy hiểm.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc corticoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em, như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…

Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế khả năng lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05%-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin…), trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

– Viêm mũi , chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.- Các triệu chứng dị ứng khác như: mày đay, viêm da tiếp xúc, ngứa, dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn đốt, viêm kết mạc dị ứng, phù Quincke.

Mỹ Linh Theo GĐVN

Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Nhỏ Như Thế Nào Cho Đúng?

Trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi vì tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm vi rút và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm… dẫn đến các trường hợp trẻ không thở được, mệt mỏi, quấy khóc.

Việc dùng thuốc cảm để cứu trợ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý hơn về chứng nghẹt mũi ở trẻ để có hướng phòng ngừa tốt nhất.

Xác định nguyên nhân

Bệnh nghẹt mũi thường xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy quá nhiều bởi chất lỏng trong quá trình trẻ bị cảm, hay nhiễm vi rút, vi khuẩn. Nó gây nên cho trẻ khó ngủ, khó thở và dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Phương pháp trị chứng nghẹt mũi an toàn

Sau khi xác định được nguyên nhân nghẹt mũi ở trẻ là do bệnh cảm thông thường, có thể trị tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi (tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này dưới 7 ngày, nếu không có dấu hiệu giảm nên hỏi ý kiến bác sĩ). Bạn có thể dùng nước muối theo 2 cách:

Có nhiều cách khác để làm thông thoáng đường mũi ở trẻ. Máy tạo hơi ẩm là một trong số đó, việc phóng thích một màn sương mát vào phòng rất là an toàn, không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh, giúp trẻ giảm khô mũi, giảm những cơn ho khò khè và giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

1- Đặt gối nằm của trẻ sao cho đầu của trẻ cao hơn so với bàn chân. Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Nhưng không nên làm điều này với trẻ sơ sinh, việc bạn phải làm là nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Xịt mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý an toàn để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, mẹ bế trẻ nằm ngửa, và nếu có thể, hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ). Sau đó nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi. Tuy nhiên, các mẹ không được sử dụng nước muối quá 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ thêm.Nâng cao nệm, giường, cũiKhi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn nâng cao phần đầu của nệm, giường, cũi lên một chút giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Bạn không nên đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh mà chỉ nên đặt một chiếc khăn bên dưới để nâng đầu thêm một chút.Xông hơi

Xông hơi có thể giúp trị ngạt mũi cho trẻ hiệu quả. Với phương pháp này, các mẹ cần thực hiện như sau: xả nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông một chút. Hơi nước ấm sẽ giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không chạm vào nước để tránh bé bị bỏng.

Hút mũi

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các mẹ hút mũi cho bé giúp hút loại bỏ những chất nhầy từ mũi khiến bé hít thở dễ dàng hơn. Trước tiên, mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, cho bé nằm trên gối cao, sau đó bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra, đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, các mẹ cần giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây.

Dùng máy giữ ẩm không khí

Không khí khô hoặc do dùng điều hòa thường xuyên có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Chạy máy giữ ẩm có thể khiến lỗ mũi của bé thoải mái, bớt đau rát hơn.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

– Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch cho trẻ nhỏ: bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin nhóm B, khoáng chất v.v… Cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.

– Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ. Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ.

– Rửa tay thường xuyên: Giúp bé rửa tay thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay sau khi đi chơi về.

12 Cách Chữa Sổ Mũi Nghẹt Mũi Hiệu Quả Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

 9,357 

Tìm hiểu thêm: Có nên rửa mũi cho bé không?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi

Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là nóng chuyển sang lạnh, thì tình trạng sổ mũi ở các bé rất hay xuất hiện. Trong trường hợp này bố mẹ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc trị sổ mũi cho bé bằng hành tây ngay tại nhà để đem lại hiệu quả.

Nếu bé không có sức khỏe tốt và sức đề kháng kém thì bé dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập khiến mắc triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây tình trạng khó thở.

Trong một số trường hợp, bé bị sổ mũi có thể do đã mắc một số bệnh lý đặc biệt là về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang,… Khi phát hiện ra nguyên nhân này bố mẹ có thể xem xét cách trị sổ mũi bằng gừng cho các bé của mình.

Với bé dưới 1 tuổi thì sổ mũi có thể do trẻ bị ngạt mũi sơ sinh nếu không kèm theo các triệu chứng nào khác. Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của bé nên gây nên tình trạng sổ mũi này. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, thì bố mẹ cần phải được tư vấn của bác sĩ để biết có nên trị sổ mũi bằng hành tây cho bé hay không?

Tìm hiểu thêm: TRẺ SƠ SINH BỊ SỔ MŨI: Nên và Không nên làm gì?

2. Một số cách để trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

2.1. Dùng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.

2.2. Dùng gừng – mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.

2.3. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý Fysoline sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh (khoảng 1 – 2 giọt), bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con.

2.4. Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên

Các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý Fysoline và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.

2.5. Sử dụng máy làm ẩm trong phòng

Đặt máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm nghẹt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra.

2.6. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé.

2.7. Chườm nước nóng lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

2.8. Dùng tinh dầu hành tây

Bố mẹ có thể lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Bởi mùi hành tây rất khó chịu, nên bố mẹ nên cho bé ngửi ngắn thời gian và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để nhây lên mắt bé vì sẽ khiến bé bị cay mắt.

2.9. Dùng tinh dầu tràm

Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

2.10. Thoa dầu lòng bàn chân

Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Cách chữa ngạt mũi cho bé này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.

2.11. Massage mũi

Cách trị ngạt mũi cho trẻ này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả và dễ thực hiện. Khi trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó thở hơn, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹ thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

2.12. Cho trẻ tắm nước ấm

Với những trẻ bị nghẹt mũi sinh lý (nghẹt mũi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh), mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ để cải thiện. Tắm nước ấm giúp những mao mạch ở đường hô hấp sẽ giãn ra, tạo cảm giác thoải mái và giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra hơi nước còn làm cho loãng đờm cũng như giúp dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 094.240.8866

Fanpage: www.facebook.com/fysoline

3.1

/

5

(

76

bình chọn

)

3 Cách Trị Sổ Mũi Và Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

3 cách trị sổ mũi và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là dùng nước muối sinh lý. Vì có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.

Khi nhỏ dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ giọt nhỏ cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Sau khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Lưu ý, bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con cưng tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của mỗi bé.

Xông hơi

Tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhờn đã hình thành trong mũi.

Dùng hơi nước trong phòng tắm cũng là biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Có thể thêm ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

Lưu ý, vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm trẻ khó thở. Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Dụng cụ hút mũi

Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch giúp bé dễ thở, ăn và ngủ ngon hơn.

Bên cạnh ống hút mũi, mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ 1/4 thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.