Cách Trị Lác Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Lác Sữa Là Gì? Cách Chữa Lác Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh

by Lê Trang175 Views

Cách nhận biết bé bị lác sữa:

Mùa đông, trời trở lạnh bé dễ bị lác sữa. Nguyên nhân do bé chưa thích ứng với thời tiết lạnh, mẹ chủ quan không để ý đến làn da của bé hay bé ăn vào những thức ăn rồi bị dị ứng, dùng xà bông, sữa tắm làm khô da bé. Bệnh bắt đầu nổi đỏ ở má và da đầu rồi lan ra cổ, chân, tay, ngực và các bộ phận khác của cơ thể. Những biểu hiện sau đây cho biết bé bị lác sữa:

Nổi hồng ban: Là biểu hiện đầu tiên của bệnh, các vết hồng ban chính là những nốt ửng đỏ ở má, cổ, đầu mà các mẹ hay nhầm lẫm với hiện tượng rôm sảy, nẻ da.

Ngứa ngáy: Khi các vét ửng đỏ nổi lên bé cảm thấy ngứa ngáy hay đưa tay cọ sát vào những vùng bị nổi đỏ. Việc bé cọ sát, gãi ngứa vào những chỗ hồng ban làm cho da bé càng dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.

Chỗ da nổi hồng ban, mụn nước làm cho da khô rát

Ngoài ra bé còn khó chịu, quấy khóc, bú ít, khó ngủ, chậm lớn.

Nguyên nhân bé bị lác sữa:

Hiện nay nguyên nhân của bệnh lác sữa chưa được xác định, trên thực tế bệnh thường gặp ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng, sinh ra trong gia đình có người bị hen suyễn, mề đay, mẩm ngứa, dị ứng da do thời tiết.

Lác sữa không phải dị ứng với một chất nào. Tuy nhiên, môi trường xung quanh như lông chó, lông mèo, đồ chơi chưa được vệ sinh kĩ… có thể là tác nhân làm cho cho bé bị lác sữa.

Những trẻ đang bú mẹ thức ăn của mẹ có thể làm cho bé bị dị ứng. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng đó là các loại hải sản.

Cách điều trị bệnh lác sữa ở trẻ em.

Bệnh lác sữa có thể trở thành mãn tính nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để điều trị bệnh lác sữa cho bé các mẹ có thể dùng thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà.

1. Tạo không khí thoáng mát cho bé.

Một số tác nhân trong không khí như bụi bẩn, lông động vật làm cho bệnh dễ bùng phát vì vậy các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, quần áo, chăn màn, hạn chế bé tiếp xúc với động vật. Khi nhà ẩm thấp cần lau chùi, sấy khô làm cho không khí trong nhà khô thoáng.

2. Vệ sinh, tắm rửa đúng cách cho bé.

Các mẹ nên tắm nước ấm cho bé, không nên nóng quá sẽ làm khô da bé. Sử dụng sữa tắm dành cho trẻ nhỏ, ít chất tẩy. Khi tắm cho bé cần nhẹ nhàng tránh cọ xát mạnh gây tổn thương cho da.

Làm ẩm da bé bằng kem dưỡng ẩm thích hợp với làn da của bé.

Nên cho bé mặc quần áo 100% là cotton, tránh sử dụng quần áo có chất liệu len hay các sợi vải tổng hợp. Bột giặt nên phù hợp với da bé.

3. Dưỡng ẩm thường xuyên cho bé:

Khi da bé bị khô rất dễ bị bệnh lác sữa, nhất là vào mùa đông trời lạnh, hanh khô, làn da của bé mỏng, nhạy cảm dễ bị dị ứng. Để kiểm soát bệnh lý, các mẹ cần dưỡng ẩm da cho bé. Các mẹ nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm không chất cồn, chất tẩy, chất tạo mùi, tạo màu. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất sau khi tắm xong.

4. Thức ăn cho bé:

Nên duy trì bú sữa mẹ trong 2 năm đầu đời.

Đa dạng hóa thức ăn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như các đồ hải sản.

5. Sử dụng thuốc.

Giải pháp an toàn nhất khi bé bị lác sữa cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì khi bệnh không kiểm soát thì việc chăm sóc, thây đổi lối sống ở nhà chưa đủ. Đến bác sĩ hướng dẫn cho sử dụng các dạng thuốc bôi bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

Hiện nay, để điều trị bệnh lác sữa ở trẻ nhỏ nhiều mẹ đã sử dụng thuốc có nguồn gốc từ các thảo dược, giúp mềm da. Tuy nhiên bệnh lác sữa rất dễ tái phát. Chính vì vậy, việc điều trị ở trẻ nhỏ cần có sự hướng dẫn của chuyên gia vì có nhiều loại thuốc gây bỏng da bé và một số tác dụng phụ làm tổn thương bé.

Dấu Hiệu &Amp; Cách Chữa Chàm Sữa Lác Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Chàm sữa (dân gian còn gọi là lác sữa) là bệnh ngoài da thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Theo thống kê thì có khoảng 20% trẻ sinh ra mắc bệnh ngoài ra này. Trẻ mắc bệnh này cần có sự chăm sóc và chữa trị kịp thời nhằm tránh gây hại cho sức khỏe và da bé, điều này đòi hỏi người mẹ cần có những kỹ năng và hiếu biết nhất định về nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh này.

Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ, không lây nhiễm nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần, thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Chàm sữa (lác sữa) là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, nếu trẻ bị chàm sữa (lác sữa) lâu ngày không khỏi sẽ chuyển sang thành chàm thể tạng. Trẻ bị bệnh chàm sữa (lác sữa) có làn da nhạy cảm và cơ địa dễ bị dị ứng.

* Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm sữa (lác sữa) ở trẻ. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh thường gặp ở trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc các bệnh ngoài da như bị mụn nặng, hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết, chàm thể tạng…

+ Những rối loạn bên trong cơ thể như rối loạn tiêu hóa do trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, tôm, cua, … Với những trẻ bú hoàn toàn thì có thể do mẹ ăn tôm, cua, hải sản, trứng, sữa, … hay do cách mẹ cho con bú, nhiễm trùng, …

+ Nguyên nhân từ môi trường sống như mạt, ve, bọ chét, bụi trong chăn gối hay với lông chó, mèo… các chất gây kích ứng da (xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, khói thuốc…) khí hậu quá nóng hay quá lạnh cũng dễ khiến cho trẻ tái phát.

Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn đồ dùng và đồ chơi cho trẻ em rõ nguồn gốc, an toàn về vật liệu, tránh các tác nhân gây dị ứng và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

* Dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là khi trên da của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, tróc vảy, mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ ở những vị trí đối xứng (hai bên má, hai mắt, cô chân, cổ tay, khuỷu tay, mảng da sau đầu gối…) và có thể lan ra thân mình và tứ chi, khi chạm vào da trẻ thấy thô ráp, da rất khô và bị phá hủy. Đồng thời bé có biểu hiện trằn trọc khó ngủ, hay quấy khóc, bỏ bú, bú kém, bé thường đưa hai tay lên gãi do bé ngứa, khó chụi, bé thường cọ mặt vào gối gây vỡ mụn nước và rất dễ nhiễm trùng.

2. Cách chữa và phòng bệnh chàm sữa ở trẻ

* Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ

Chàm sữa là bệnh rất dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hay ăn uống những chất dễ gây dị ứng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, lên men như: trứng, đậu phộng, tôm, cua, hải sản…

Khi bé bị chàm sữa gia đình nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa da liễu để xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh và điều trị kịp thời và đúng cách tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ có phát đồ điều trị thích hợp, giúp bé nhanh khỏi. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc, đắp lá, tự ý chữa bệnh theo dân gian vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Đặc biệt, khi trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa mẹ không nên tiêm chủng đậu mùa cho bé vì có thể dẫn đến tình trạng mụn bọc, mụn mủ khi lành để lại sẹo rỗ. Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị bệnh trừ khi bé bị bội nhiễm nhưng phải thận trọng và dùng theo sự hướng dẫn của bác sỹ tránh tình trạng sốc phản vệ.

* Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

– Loại bỏ các tác nhân dễ gây kích ứng da (lông chó, lông mèo, xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…)

– Giữ ẩm cho làn da và không cho bé tắm rửa và chơi quá lâu trong bể bơi vì chúng có thể gây mất nhiệt;

– Cắt móng tay bé thường xuyên để hạn chế bé dùng tay gãi dẫn đến tổn thương da nhiều hơn.

– Nên dùng xà bông tắm dịu nhẹ với da trẻ, không được tắm quá 10 phút và nước quá nóng dễ gây khô da, làm nặng thêm tình trạng bệnh;

– Sau khi tắm nên dùng khăn bông lai nhẹ nhàng da cho bé;

– Dùng dưỡng ẩm cho bé.

Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa Nhiều &Amp; Cách Trị Ọc Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất

Ọc sữa là trường hợp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày bé mới chào đời. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp và có thể thuyên giảm dần sau đó khi mẹ điều chỉnh cữ bú cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ ọc nhiều và liên tục có thể là mắc bệnh lý:

Mắc chứng hẹp phì đại môn vị: Biểu hiện là trẻ không ọc tức thì ngay sau bú và không bao giờ ọc ra dịch vàng hay dịch xanh. Sau khi ọc, trẻ rất đói và đòi bú ngay. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ ngay.

Trẻ bị lồng ruột: Triệu chứng trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo là khóc thét từng cơn dữ dội, xanh tái, có thể đi tiêu nhày máu sau đau bụng khoảng 6 giờ. Bệnh này thường gặp ở trẻ trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, nhiều nhất ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi.

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.

Không để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú

Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Mách mẹ cách cho bé ợ hơi Cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình là một trải nghiệm rất thú vị với những người mới làm cha mẹ. Tuy nhiên, có thể bạn đang lãng quên một phần quan trọng của công việc này, đó là cho bé ợ hơi

Nên chọn lại tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị ọc sữa.

Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé. Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.

Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Không để trẻ sơ sinh ngửi mùi thuốc lá

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Hút thuốc thụ động và những ảnh hưởng tới sức khỏe bé Theo số liệu thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 40.000 trường hợp tử vong do hút thuốc và hít phải khói thuốc và có hơn 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bé yêu của bạn

Bổ sung canxi cho bé đúng cách

Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột… là các triệu chứng bệnh trẻ em thường gặp và mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra.

Trẻ Sơ Sinh Bị Mụn Sữa Là Gì? Khi Nào Hết? Cách Trị Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh.

I – Mụn sữa là gì? Hình ảnh trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Mụn sữa là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh (khoảng 20%).

Mụn sữa có thể phát triển trên khuôn mặt hoặc cơ thể bé dưới dạng những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng.

II – Vị trí mụn sữa hay mọc ở trẻ sơ sinh

Bé bị mụn sữa trên mặt thường xuất hiện vào khoảng thời gian bé được 2-3 tuần tuổi hoặc sớm hơn từ 1 tuần tuổi, biểu hiện là những nốt nhỏ liti màu trắng trên vùng má, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện mụn sữa trên trán trẻ sơ sinh.

Tuy không phổ biến như ở má nhưng cũng có nhiều bé bị mụn sữa cả ở môi.

Chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh.

Mụn sữa trên mặt trẻ sơ sinh thì cũng có trường hợp mụn mọc ở vị trí quanh mắt trẻ.

Thường xuất hiện khi cơ thể trẻ bị nóng quá, nốt rôm sảy xuất hiện ở cổ, có hình tròn, màu đỏ, mọc nhiều thành từng đám trên da.

Cho đến nay, vẫn chưa có nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh rõ ràng:

– Một số nghiên cứu cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh .

– Trẻ bị phì đại tuyến bã

– Do thời tiết nóng thì cũng là nguy cơ gây mụn bị tấy đỏ khiến bé bị mụn sữa ở mặt

– Da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, cũng là yếu tố khiến trẻ bị mụn sữa.

Nhiều trường hợp bé uống sữa bột cũng có thể xuất hiện mụn sữa trên mặt bé do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Mẹ đang cho con bú mà ăn nhiều đồ nóng cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở bé sơ sinh phát triển nhiều hơn.

Nếu mẹ theo dõi thấy những nốt mụn sữa trên mặt bé sơ sinh không hết sau vài tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, nên đưa bé đi khám da liễu để có cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Mụn sữa ở mặt trẻ sơ sinh không gây ngứa. Tuy nhiên bị viêm gây sưng đỏ, thì có thể con sẽ khó chịu khi tiếp xúc da trực tiếp với quần áo, chăn gối.

– Chàm sữa sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng. Trẻ bị mụn sữa ở mặt thường hết sau 1 vài tuần.

Lá khế có rất nhiều công dụng, đặc biệt trong điều trị bệnh ngoài da cho bé như rôm sảy, mụn sữa và mụn kê nhờ đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, giảm dị ứng, giảm viêm ngứa, làm mát da.

Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá khế thông dụng nhất là đun nước tắm cho bé.

Thực hiện rất đơn giản như sau: Mẹ lấy một nắm lá khế tươi (lá khế chua được coi là tốt nhất) rửa sạch, đem giã hoặc xay với vài hạt muối trắng, lọc qua rây để lấy nước cốt.

Hòa nước cốt vào nước ấm để tắm trị mụn sữa bé sơ sinh .

Tuy nhiên, để tránh tình trạng dị ứng không đáng có, nhiều người thường đun lá khế lên với nước sạch, thêm vài hạt muối, đun tầm 15 phút, lọc bỏ bã, để ấm rồi tắm cho bé chữa mụn sữa của trẻ sơ sinh.

Khi con bị mụn sữa , mẹ chuẩn bị 1 nắm lá riềng đã rửa sạch, loại bỏ hết phần lông trên lá để tránh gây kích ứng cho da bé.

Sau đó, cho lá riềng vào nồi đun cùng vài lít nước, đun sôi 5-10 phút cho tinh chất trong lá riềng tiết ra, sau đó để nước nguội bớt rồi tắm rửa, vệ sinh vùng da bị mụn kê cho bé.

Mỗi tuần chỉ cần tắm 3 lần bằng nước lá khế để trị mụn sữa cho bé, nên tráng lại bằng nước sạch vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều da bé sẽ bị xỉn màu.

3. Tắm lá chè xanh cải thiện mụn sữa trẻ em

Lá chè xanh được biết đến là loại lá có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nhờ thành phần tanin an toàn với làn da của bé.

Cách chữa mụn sữa cho trẻ sơ sinh này thực hiện như sau:

– Chọn lá chè, búp chè tươi rửa sạch

– Mẹ có thể vò lá chè tươi hãm như nước uống, pha thêm nước ấm rồi tắm cho bé hoặc đun sôi cùng nồi nước, để nguội tắm cho bé đều rất tốt.

Mỗi ngày có thể tắm cho bé 1 lần hoặc lau rửa 2 – 3 lần trên vùng da bé bị mụn sữa.

Lá kinh giới có tính chất sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt vì thế cũng được sử dụng làm nước tắm để cải thiện mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh giúp làm mát da, ngừa viêm, giảm mụn.

Tắm lá cho trẻ là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng về hiệu quả về cách làm hết mụn sữa ở trẻ sơ sinh này.

Ngoài ra, mụn sữa tắm lá gì cũng cần phải thận trọng vì một số loại lá cây không được rửa sạch thì sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh.

V – Trẻ sơ sinh bị mụn sữa phải làm sao? Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc tắm lá cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo những cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản không dùng thuốc sau đây để làm giảm tình trạng mụn sữa:

– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo da trẻ khô thoáng, cho trẻ mặc những đồ có chất liệu co giãn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế mụn sữa sơ sinh.

– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng sữa tắm chuyên dành cho trẻ sơ sinh.

– Cho con bú trực tiếp cũng là cách hạn chế nên mẹ cần tránh ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ an toàn, không có các tác nhân có thể gây kích ứng, gây mụn sữa ở trẻ nhỏ mụn sữa em bé .

2. Thuốc bôi trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể tham sử dụng một số sản phẩm kem bôi da khi bé bị mụn sữa trên mặt , tay, chân để làm sự phát triển của mụn gây khó chịu ở trẻ.

Kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình trong trường hợp này để dưỡng ẩm da cho con.

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.

Nội dung trên khái quát về nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh, triệu chứng khi mặt trẻ sơ sinh bị mụn sữa, trẻ bị mụn sữa phải làm sao? Chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Mọi thắc mắc l iên hệ tổng đài miễn cước 1800 1125 để được dược sỹ tư vấn thêm.