Cách Chữa Táo Bón Ở Mẹ Bầu / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Mách Mẹ Cách Chữa Táo Bón Sau Sinh Ở Bà Bầu Nhanh Nhất

1.Chế độ ăn uống

Chữa táo bón bằng chế độ ăn uống được xem là cách chữa trị táo bón dứt điểm và dễ dàng nhất. Việc ăn uống sau sinh là rất quan trọng để có thể phục hồi cơ thể, và tăng sự tiết sữa để nuôi em bé. Do vậy, chị em cũng không nên kiêng cữ quá mức dễ mất sức. Cần bổ sung những thực phẩm bồi bổ sức khoẻ và lợi sữa và ăn thêm nhiều rau xanh, uống nước trái cây càng nhiều càng tốt để giảm táo bón. Có thể kể đến đó là mướp đắng, rong biển, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, bắp, chuối, …

Các món ăn luộc, hấp đặc biệt là cháo rất dễ ăn nên chị em có thể nấu thường xuyên. Chúng sẽ giúp ruột thanh lọc, dễ tiêu hóa và giảm tình trạng khó tiêu. Việc sử dụng dầu ăn để chế biến thức ăn cũng nên hạn chế vì nó khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn. Sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

2. Ăn sữa chua

Sau mỗi bữa ăn 30 phút, chị em nên ăn 1 hũ sữa chua để giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Trong sữa chua lên men tự nhiên, có nhiều lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa đường ruột. Từ đó, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, giảm triệu chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, cũng không quên uống nhiều nước lọc nhiều hơn 2 lít mỗi ngày cũng giúp chữa táo bón hiệu quả.

Tham khảo chi tiết tại: Mẹo hay chữa táo bón bằng rau diếp cá tại gia

Đau rát hậu môn có phải là bệnh trĩ không

Những nguyên nhân gây táo bón không thể ngờ

Việc đi lại sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, chị em nên tập những bài tập nhẹ nhàng sẽ kích thích nhu động ruột giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Phân được thải bớt ra ngoài và giảm nguy cơ bị táo bón.

Người nhà sản phụ nên biết cách quan tâm, chia sẻ lo lắng với chị em để luôn giữ được tinh thần thoải mái, lạc quan.

Xác định cơ PC bằng cách dùng tay đặt lên hậu môn khi hậu môn co lại thì đó là cơ PC. Thực hiện co cơ PC trong 3 giây cho lần đầu tiên, sau đó tăng số giây lên. Luyện tập co cơ PC thành thạo thì triệu chứng táo bón chữa khỏi càng nhanh. Theo một nghiên cứu, có đến 70% bệnh nhân bị táo bón đã khỏi hoàn toàn khi tập Kegel. Đây là minh chứng rõ ràng, để chị em có động lực thực hiện bài tập chữa táo bón dứt điểm.

Táo Bón Khi Mang Thai Cách Trị Táo Bón An Toàn Cho Mẹ Bầu

Phụ nữ có thai thường dễ táo bón đặc biệt vào thời kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Có 3 lý do khiến mẹ bầu dễ mắc chứng táo bón gồm:

Phụ nữ mang thai dễ táo bón do sự thay đổi hoocmon

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự giãn của cơ của bạn bao gồm cả cơ ở vùng hậu môn. Nhu động ruột hoạt động chậm hơn, khiến phân bị tích tụ lâu hơn, đẩy ra ngoài kém hơn. Đó là một trong những nguyên nhân mà phụ nữ có thai rất hay táo bón. Mẹ bầu dễ táo bón do áp lực từ bào thai

Khi có thai, áp lực lên vùng bàng quang và xương chậu sẽ lớn hơn và gây xung huyết khiến nguy cơ táo bón gia tăng. Phụ nữ có thai dễ táo bón do bổ sung sắt Bổ sung sắt hoặc các loại sữa có hàm lượng đạm, khoáng chất cao khiến mẹ dễ bị nóng trong.

Bị táo bón khi mang thai có ảnh hưởng tới em bé không?

Rõ ràng, trong thai kỳ, mẹ bầu táo bón có thể khiến khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giảm hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Bị táo bón lâu ngày có nguy cơ bị trĩ, rách hậu môn, sa trực tràng, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát khi đại tiện … Tất cả điều này đều bất lợi cho thai nhi. Ngoài ra, việc táo bón cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ cả bé như sau: Phân là độc tố cơ thể cần thải loại. Tuy nhiên, khi táo bón, phân bị tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành các chất độc như amoniac, indol, phenol… Những độc tố này bị hấp thụ ngược lại bởi cơ thể, gây ra nhiễm độc mãn tính, và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ mang thai cố rặn phân ra ngoài có thể tác động gây sảy thai, sinh non. Đặc biệt nguy hiểm với thai nhi dưới 3 tháng tuổi. Hệ vi sinh đường ruột cũng mất cân bằng do táo bón, gây ra giảm hấp thụ dinh dưỡng. Tất nhiên, cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi. Nhiều trẻ sinh ra do mẹ táo bón thai kỳ nên bị suy dinh dưỡng từ bào thai, sức đề kháng giảm.

5 phương pháp trị táo bón an toàn trong thai kỳ

Ngoài chế độ ăn cân đối các bữa như thông thường, vào các bữa phụ (ví dụ vào 9h sáng, 3h chiều hoặc 8h tối) mẹ bầu nên ăn thêm hoa quả, sinh tố. Việc ăn thêm chất xơ vừa giúp mẹ giảm táo, vừa giúp tăng vitamin và các chất chống oxi hoá tốt tăng miễn dịch cả mẹ cả bé. Lượng chất xơ nên tiêu thụ từ 25 – 30g/ngày, duy trì đều đặn hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu như trái cây tươi, rau, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc cám, mận, và bánh mì ngũ cốc.

2. Phụ nữ có thai nên uống nhiều nước

Mẹ bầu cần uống gấp đôi lượng nước so với thông thường. Phụ nữ mang thai cần uống tầm 8 cốc nước/ ngày, mỗi cốc nước 12 ounce tương đương xấp xỉ 354 ml. Tức là ngày, mẹ bầu nên uống gần 2,5 lít nước. Đủ nước giúp phân mềm, tránh táo bón.

3. Mẹ bầu nhớ chia nhỏ bữa ăn khi táo bón

Hãy phân bữa ăn thành 5- 6 bữa nhỏ hơn. Tức là ăn ít hơn mỗi bữa nhưng tăng số lượng bữa. Việc chia nhỏ thức ăn giúp dạ dày không phải hoạt động quá vất vả, chuyển hoá thức ăn đến ruột và đại tràng nhẹ nhàng hơn.

4. Chăm chỉ vận động

Tập thể dục giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột, tránh phân tích tụ lâu bị khô và táo bón. Tần suất tập nên từ 20 – 30/ lầng, 3 lần một tuần. Các bài tập rất đa dạng có thể từ đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội… Hãy hỏi lại bác sĩ sản của mẹ về tình trạng của thai nhi để chọn loại hình tập phù hợp.

5. Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do việc táo bón gây ra. Khi hệ vi sinh cân bằng, quá trình tái hấp thu nước và điện giải vào phân ổn định, giúp mềm phân. Bổ sung men vi sinh giữ cho hệ vi sinh khoẻ mạnh giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cả mẹ cả bé.

Mẹ nên ưu tiên chọn men vi sinh bao kép cho trẻ như men vi sinh Zeambi, vì hiệu quả của men vi sinh bao kép sẽ tốt gấp 5 – 8 lần so với men thông thường. Công nghệ bao kép tức là lợi khuẩn được bảo vệ thêm hai lớp, vừa là lớp áo giáp vừa là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. Vì thế, tăng tỷ lệ sống của vi sinh, đồng nghĩa với tác dụng của men bao kép tốt hơn rõ rệt.

Dùng thuốc làm mềm phân

Các trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc làm mềm phân cho mẹ như Docusate. Chỉ nên dùng trong ngắn hạn. Dùng dài ngày có thể dẫn đến mất nước hoặc thay đổi cân bằng điện giải của bạn. Chất làm mềm phân giúp làm ẩm ruột để phân dễ đi qua hơn. Nhiều các bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc làm mềm cùng với thuốc sắt. Chất làm mềm phân là thuốc, vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng.

Cách Trị Táo Bón Khi Mang Thai Mẹ Bầu Nên Biết

I. Trị táo bón khi mang thai nhờ uống nhiều nước

Bệnh táo bón khiến cho các mẹ bầu không những cảm thấy khó chịu về tinh thần, mà còn khiến đầy bụng, nặng bụng, gây chán ăn. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Vì vậy, không nên xem nhẹ triệu chứng này và cần có cách giải quyết ngay.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Trước mắt, việc bổ sung nước giúp quá trình hấp thụ chất xơ diễn ra nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, giảm đi tình trạng nặng, đầy bụng và khó chịu vùng bụng. Khi bị táo bón, các mẹ bầu phải uống được từ 8 -10 ly nước lọc mỗi ngày.

II. Trị táo bón khi mang thai nhờ bổ sung nhiều chất xơ và vitamin

Chất xơ và vitamin giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm mát cơ thể, làm biến mất dần những triệu chứng của bệnh táo bón. Rau xanh và trái cây là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung từ từ, tránh việc ăn nhiều quá đột ngột sẽ dễ gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Bổ sung chất xơ và vitamin

Nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn bằng những món luộc hoặc món canh. Nên ăn nhiều loại rau củ như bí đỏ, khoai lang, cà rốt. Ngoài ra bổ sung nhiều vitamin bằng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây hằng ngày. Đu đủ, chuối, cam là những loại trái cây rất tốt cho mẹ bầu khi bị táo bón.

III. Dùng dầu ô liu trong thực đơn

Việc thường xuyên sử dụng dầu ăn trong các món chiên xào cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở bà bầu. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến lượng mỡ trong máu của mẹ bầu. Thay vào đó, nên sử dụng dầu ô liu vì đây là loại dầu tốt cho sức khỏe, ít thấm vào đồ ăn, không gây hại cho dạ dày và đặc biệt không gây béo.

Sử dụng dầu ô liu trong khâu chế biến thức ăn

IV. Massage vùng bụng

Đây là phương pháp tác động từ bên ngoài nhưng mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và em bé. Với các bước vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, bớt cảm giác đau đớn khi bị táo bón.

Massage vùng bụng cho mẹ bầu

Dùng hai bàn tay, áp sát lòng bàn tay vào bụng của mẹ bầu, xoay theo chiều kim đồng hồ, xoa nhẹ nhàng và đều tay. Với cách này, sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

V. Ăn mè đen rang với mật ong trị táo bón khi mang thai

Mật ong giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động ” trơn tru” hơn, giúp giảm nguy cơ bị táo bón. Kết hợp với mè đen có tính nhuận tràng, dễ tiêu hóa mang lại hiệu quả tốt trong quá trình chữa trị táo bón.

Sử dụng mè đen và mật ong

Cách thực hiện:Bước 1: Chuẩn bị 100gr mè đen, 50ml mật ongBước 2: Cho mè đen rang trên chảo, đảo đều và nhẹ tay, đảo liên tục để tránh bị cháy. Rang cho đến khi mè có mùi thơm là được.Bước 3: Mè đen và mật ong cho vào chén, trộn đều với nhau. Chia ra ăn 2 lần / ngày. Ăn như vậy trong 3 ngày sẽ thấy dấu hiệu của bệnh táo bón giảm đi rõ rệt. IV. Uống trà hoa cúc trị táo bón khi mang thai

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, thải độc tố, lợi gan và làm mát cơ thể. Cơ thể bị nhiệt cũng là một phần lý do gây ra hiện tượng táo bón khi mang thai. Sử dụng trà để chữa trị táo bón từ lâu đã trở thành một cách thông dụng và an toàn cho bà bầu.

3 Cách trị táo bón cho trẻ

Cách Chữa Táo Bón Cho Bà Bầu

Khi đang mang thai mẹ bầu rất dễ bị chứng táo bón. Hôm nay conkhoe.info sẽ chia sẻ với chị em về nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu và cách chữa táo bón cho bà bầu được nhiều bác sĩ tư vấn.

1. Táo bón là gì?

Trước tiên chúng ta cần biết rằng khi ruột hoạt động chúng tạo ra những cử động để tiêu hóa thức ăn còn gọi là ” nhu động ruột “. Khi mắc chứng táo bón, nhu động ruột có thể tăng hoặc giảm quá mức làm cho chất thải (phân) khó thoát ra ngoài.

Như vậy, táo bón là tình trạng nhu động ruột hoạt động không bình thường dẫn đến đi đại tiện khó khăn kèm theo phân khô, cứng, tần suất đi đại tiện dưới 3 lần/tuần.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các chị em cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Để kiểm soát và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì chắc hẳn bà mẹ nào cũng cần có một chế độ dinh dưỡng riêng. Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ khi mang thai tương đối đặc biệt và hàm lượng dinh dưỡng nạp vào từ nguồn thức ăn tương đối cao. Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng quá nhiều và bỏ qua các chất xơ, các vi chất sẽ vô tình khiến mẹ bị táo bón khi mang thai.

3. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Táo bón không chỉ khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em trở nên bất tiện nó còn gây ra những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Những bác sĩ của một số bệnh viện lớn đã từng cảnh báo về tình trạng táo bón khi mang thai. Táo bón khi mang thai có thể là nguyên nhân gây sinh non, thai nhi chậm phát triển thậm chí là sảy thai.

Thông thường những chị em mắc táo bón đơn thuần sẽ không nguy hiểm. Thời gian mắc rất ngắn chỉ 1-2 ngày sẽ tự khỏi khi ăn uống và sinh hoạt hợp lí. Tuy nhiên, khi táo bón đi kèm với những triệu chứng khác có thể khiến chị em mắc những bệnh lý nguy hiểm. Nếu chị em thấy táo bón kéo dài và kèm những triệu chứng sau thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

Đau bụng, đi phân kèm máu.

Sốt.

Sụt cân nhanh, đột ngột.

Mệt mỏi nhiều.

Buồn nôn, chán ăn.

Đau rát hậu môn.

Những triệu chứng đi kèm trên có thể gây bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… Nguy hiểm hơn, các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol… nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên tình trạng đi phân và tới gặp bác sĩ ngay khi tình trạng táo bón tiến triển không tốt.

4. Tổng hợp cách chữa táo bón cho bà bầu

Táo bón tuy không phải là căn bệnh gây tử vong cao nhưng những biến chứng và hậu quả của nó để lại tương đối nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Bởi khi các mẹ mang thai cơ thể của các mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

4.1. Cách chữa táo bón cho bà bầu nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt

Để điều trị táo bón hiệu quả mẹ bầu cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho khoa học. Những thay đổi này giúp đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và ổn định hơn. Từ đó chứng táo bón sẽ từ từ biến mất.

Mẹ nên làm những điều sau để có một lối sống lành mạnh:

Uống nhiều nước.

Tránh căng thẳng, vội vàng.

Mẹ nên đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.

Đặt chân lên 1 ghế nhỏ khi đi cầu.

4.2. Cách chữa táo bón cho bà bầu dựa vào chế độ dinh dưỡng

Trong những nguyên nhân gây táo bón khi mang thai thì đa số các mẹ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng không khoa học. Những thức ăn giàu dinh dưỡng nạp vào quá nhiều và mẹ lại quên đi cách làm sao để tiêu hóa chúng.

Ăn đủ bữa, đúng giờ, tập trung bữa ăn.

Hạn chế uống trà đặc, rượu bia, coca, cà phê…

Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Hạn chế ăn thức ăn dễ gây táo bón như bánh mì trắng, ngô, …

Bổ sung những thực phẩm chứa probiotic và prebiotic. Những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.

4.3. Cách chữa táo bón cho bà bầu bằng vận động thường xuyên

Vận động cơ thể giúp tăng hoạt động của các cơ trong ruột, tăng nhu động ruột.

Đi bộ hoặc chạy bộ giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng, tăng nhu động ruột.

Những bài tập nhẹ nhàng như yoga, khiêu vũ giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn.

4.4. Cách chữa táo bón cho bà bầu bằng cách bổ sung lợi khuẩn và chất xơ hòa tan

Lợi khuẩn có vai trò tiêu hóa phần thức ăn dư thừa ở đại tràng, phân hủy chất cặn bã. Từ đó giúp đào thải phân dễ dàng hơn. Nếu lượng lợi khuẩn giảm đi, lượng thức ăn dư thừa không được tiêu hóa hết. Phân trở nên sần cứng hơn và gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn còn giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón xảy ra.

Chất xơ hòa tan đóng vai trò như 1 loại chất xơ tiêu hóa nhằm cải thiện táo bón. Đồng thời chất xơ hóa tan là thức ăn cho lợi khuẩn, hỗ trợ tăng hiệu quả tác dụng của lợi khuẩn lên đường ruột. Từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Mẹ nên bổ sung các chất này bằng cách:

Ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây.

Sử dụng các loại men vi sinh đường ruột.

4.5. Cách chữa táo bón cho bà bầu với thảo dược thiên nhiên

Một số thảo dược như diếp cá, nghệ, cây chó đẻ giúp hỗ trợ giảm táo bón nhanh chóng. Những thảo dược này dựa trên cơ chế thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng.

Các thảo dược còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng do táo bón gây ra.

4.6. Cách chữa táo bón cho bà bầu bằng thuốc

Nếu tình trạng táo bón của mẹ bầu kéo dài và đi kèm những triệu chứng nguy hiểm như đại tiện ra máu, buồn nôn, chán ăn, sốt cao và sụt cân nhanh. Mẹ cân tới khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Mẹ cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc để điều trị táo bón:

Dùng thuốc hỗ trợ nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Các thuốc hỗ trợ nhuận tràng có thể mang lại 1 số tác dụng không mong muốn.

Nếu bị táo bón do dùng thuốc thì nên trao đổi với bác sĩ để có giải pháp phù hợp.

Để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng, chế độ ăn dặm, cách cải thiện chiều cao, cân nặng cho bé, các mẹ có thể liên hệ Inbox Fanpage này!

10 Cách Trị Dứt Táo Bón Ở Bà Bầu

Táo bón là gì?

Một trong số các chức năng chính của ruột già là hấp thu bớt nước trở lại thông qua niêm mạc ruột. Ở một vài người, chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được đưa ra ngoài thì sẽ mất hết nước, trở nên cứng và khô.

Ruột già cũng có nhiệm vụ là tống đẩy chất thải dọc theo thành ruột theo hướng trực tràng. Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón.

Cơ thể chúng ta cần một lượng nước nhất định để giúp chất thải rắn tạo hình và chuyển động trong ruột. Nếu ít nước, khi chuyển động đẩy chất thải xuống, nó sẽ gây đau ruột, đau hậu môn và đôi khi gây mất nước ở các mô. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hôi miệng, cơ thể cảm giác thấy mệt mỏi và chậm chạp hơn.

Nguyên nhân do đâu bà bầu thường bị táo bón?

Chứng táo bón khiến chúng ta rất khó chịu, nhưng tiếc thay lại là rất phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Khi thai nhi trong bụng của bạn to lên, áp lực của tử cung dồn nén lên dạ dày, trực tràng càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một số lý do có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón:

Do thay đổi mức Progesterone: Nồng độ progesterone thường tăng cao trong thời kì mang thai. Hormone này có thể làm giãn các cơ trong đường tiêu hóa, khiến cho thức ăn di chuyển chậm trong đường ruột dẫn đến chứng táo bón.

Do uống bổ sung thuốc sắt khi mang thai dẫn đến táo bón: Đa số bà bầu đều uống bổ sung sắt trong thai kì, vì sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng. Chứng táo bón có thể là một tác dụng phụ nếu như bà bầu uống loại thuốc này quá nhiều.

Do mất nước: Khi mang thai, bạn dễ bị mất nước, vì cơ thể bạn sử dụng nhiều nước hơn để giúp tạo thành nhau thai và túi ối. Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn phải vật lộn để thực hiện các chức năng thông thường, và táo bón là một trong những biến chứng điển hình.

Do thiếu hoạt động: Khi bụng của bạn càng ngày càng trở nên to hơn, nó có thể gây khó khăn cho việc vận động, đi lại. Điều này khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ và cũng chính là khởi nguồn của chứng táo bón trong thai kỳ.

Do căng thẳng: Mang thai có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhưng nó cũng khiến một số người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, lo lắng, đặc biệt là khi sắp đến ngày dự sinh. Sự căng thẳng của thần kinh trung ương cũng khiến nhu động ruột hoạt động yếu hơn, khiến bà bầu bị táo bón.

Do chế độ ăn ít chất xơ mà lại quá nhiều sữa: Nếu chế độ ăn thiếu rau xanh cùng với việc uống quá nhiều sữa trong thời gian mang thai thì đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bà bầu phải đối mặt với chứng táo bón.

Táo bón do bệnh: Chứng táo bón trong thai kỳ còn là biểu hiện của các bệnh lý mà có thể bạn chưa phát hiện ra như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…

Chứng táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ thường dùng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.

Do bạn đã bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh. Nhịn đi vệ sinh quá lâu, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.

Trong thực tế, đa số bà bầu bị táo bón không phải do một mà nhiều nguyên nhân kết hợp cùng lúc. Các bạn nên rà soát lại tất cả các yếu tố trên để không bỏ sót bất kì thủ phạm gây bệnh nào khi có các dấu hiệu táo bón.

Dấu hiệu cho thấy bà bầu bị táo bón

Chứng táo bón ở bà bầu có thể được nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:

Số lần đi đại tiện trong tuần ít hơn 3 lần. Một số trường hợp đi ngoài 1-2 ngày một lần mà phân khô cứng, khó đi vẫn được xếp vào diện bị táo bón.

Khó đi tiêu, bạn phải rặn mạnh mới đi được.

Đi ngoài thấy phân cứng, khô.

Thi thoảng có những cơn đau ở bụng dưới.

Có cảm giác chán ăn.

Khuôn phân to, đóng thành cục cứng, có kích thước to nhỏ khác nhau.

Khi đi tiêu có cảm giác như bị cản trở, đi không hết phân.

Phân có lẫn ít chất nhầy. Chứng táo bón ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu lâu lâu mới bị táo bón một lần, các bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bà bầu bị táo bón nặng, cả tuần mới đi được một lần thì cũng có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng rất cao. Điều này có thể khiến cho bào thai chậm phát triển, em bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Nguy cơ sẩy thai cũng tăng cao nếu như lần nào đi cầu bạn cũng phải dùng hết sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Thêm nữa, khi phân tồn đọng lâu ngày trong đại tràng, các chất độc hại như sẽ bị thẩm thấu ngược vào trong máu, và được đưa đi khắp cơ thể, trong đó có cả bào thai, từ đó dẫn đến hậu quả là bạn có thể bị ngộ độc thần kinh và thai nhi bị nhiễm độc nên cũng không phát triển được bình thường.

Đôi khi chứng táo bón ở bà bầu có thể là triệu chứng của một vấn đề khác. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị táo bón kèm theo đau bụng dữ dội, xen kẽ với tiêu chảy, máu hay chất nhầy.

Những cách trị chứng táo bón cho bà bầu an toàn, hiệu quả 1. Bạn cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ chống táo bón khi mang bầu

Chất xơ là chất liệu chính tạo ra khối phân, giúp phân di chuyển dễ dàng trong đường ruột. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời để bạn lựa chọn:

Các loại hoa quả tươi, bỏng ngô,các loại đậu.

Các sản phẩm trái cây sấy khô như mơ, mận, nho khô…

Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, hạt quinoa, ngô, hạt kê, mè đen…

Hạt chia.

Các loại rau xanh giàu chất xơ và có tính nhuận tràng như rau đay, rau mồng tơi, ngọn rau lang…Một số bà bầu bị táo bón nặng còn đi ngoài ra cả máu, đây là do niêm mạc hậu môn bị tổn thương khi phân di chuyển qua.

2. Chữa táo bón cho bà bầu bằng dầu dừa

Dầu dừa là một chất béo có tác dụng hỗ trợ trong điều trị táo bón. Dầu dừa chứa nhiều axit béo chuỗi trung bình, cung cấp năng lượng nhanh cho các tế bào trong đường ruột của bạn, làm tăng sự trao đổi chất, kích thích ruột và làm mềm phân. Hiệu quả bôi trơn của dầu dừa cũng làm giảm ma sát trong quá trình đi tiêu.

Bà bầu bị táo bón nên ăn 1-2 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Bạn có thể dùng dầu dừa xào nấu món ăn, trộn sa lát hoặc pha với nước ấm uống đều có tác dụng trị táo bón rất tốt.

3. Bổ sung magie để tạm biệt chứng táo bón cho bà bầu

Magiê là một khoáng chất cần thiết mà cơ thể chúng ta rất cần để hoạt động. Đối với hệ tiêu hóa, magiê giúp hút nước nhiều hơn vào trong thành ruột, làm mềm phân. Do vậy, khi bị táo bón, bạn cần được bổ sung từ 350 – 360 mg magie mỗi ngày.

Cách an toàn nhất để bổ sung magie đó chính là qua con đường ăn uống. Các thực phẩm có chứa nhiều magie bao gồm: Hạt chia, quả óc chó, bơ, chuối, sữa chua và các loại rau ăn lá có màu xanh đậm. Nếu chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ lượng magie cơ thể, bạn cần hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung thuốc. Tránhviệc tự ý mua thuốc magie về uống quá liều lượng, sẽ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

4. Bổ sung chất lỏng là cách chữa táo bón cho bà bầu đơn giản nhưng hiệu quả hơn cả

Khi cơ thể bị mất nước, nó sẽ hút nước từ ruột, vì vậy góp phần gây táo bón trong thai kỳ. Người bình thường cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Bà bầu cần uống bằng và nhiều hơn mức này. Tuy nhiên, bà bầu bị táo bón có thể cắt giảm lượng nước nói ở trên nếu trong ngày có sử dụng một số loại nước khác như:

Nước canh, nước luộc rau.

Nước ép trái cây, nước ép rau củ (tốt nhất là nước ép từ cam, quýt, nước ép rau má, cà rốt…)

Ăn súp, cháo…

Tốt nhất là các bạn nên bổ sung chất lỏng dạng ấm bởi nước ấm giúp làm thư giãn đường ruột. Khi mang thai, bạn cần tránh uống nước lạnh vì nó gây tê liệt các dây thần kinh trong đường ruột và khiến các cơ ruột không co bóp để đẩy thức ăn xuống dưới.

5. Khắc phục chứng táo bón cho bà bầu bằng cách tập thể dục

Quan niệm cũ cho rằng khi có bầu, phụ nữ cần “đi nhẹ,nói khẽ, cười duyên”, hạn chế vận động. Tuy nhiên, thực tế là, vận động cơ thể nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe bà bầu nói chung và nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Bà bầu chỉ cần bỏ ra 10-15 phút để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng , bao gồm đi bộ hoặc yoga có thể giúp giảm một số triệu chứng của táo bón trong thai kỳ.

6. Cách chữa táo bón cho bà bầu bằng mật ong và mè đen

Mật ong hoạt động giống như một chất bôi trơn đường ruột, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và có tính nhuận tràng như là mè đen (có nơi gọi là vừng đen) thì sẽ giúp các bạn khắc phục chứng táo bón khi mang thai hiệu quả.

Nếu bạn bị táo bón có thể dùng mật ong và mè đen để điều trị theo cách sau: Lấy 50g mè đen cho vào chảo, rang lên cho đến lúc nghe mùi thơm. Sau đó, đem trộn mè đen với 30ml mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng vài ngày liên tục sẽ thấy khả năng tiêu hóa được cải thiện tốt hơn.

7. Cách trị chứng táo bón cho bà bầu bằng quả sung

Sung vốn là một vị thuốc nhuận tràng trong y học cổ truyền. Thêm vào đó, sung còn chứa hàm lượng chất xơ cao hơn rất nhiều so với một số loại rau quả khác. Với tác dụng này, quả sung được dân gian tin dùng để chữa táo bón khi mang bầu.

Cách sử dụng như sau: Chuẩn bị 10g quả sung tươi, một đoạn ruột già của lợn. Sung đem rửa sạch, bổ đôi rồi hầm chung với ruột lợn. Nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng trong 5-7 ngày liên tục. Tình trạng táo bón sẽ giảm thấy rõ.

8. Loại bỏ táo bón cho bà bầu bằng chanh

Trong nước chanh chứa nhiều axit xitric và chất xơ. Các chất này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thải độc và cải thiện các triệu chứng của táo bón. Mỗi ngày vào buổi sáng, các bạn nên uống một ly nước ấm có pha chanh tươi và một chút mật ong sẽ giúp dễ đi cầu hơn.

9. Cách chữa chứng táo bón cho bà bầu bằng thuốc

Trong trường hợp bà bầu bị táo bón nặng, không đáp ứng được với các phương pháp tự nhiên thì phải dùng thuốc điều trị. Vấn đề quan trọng được nhiều các bà bầu quan tâm là bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì cho an toàn? Và đây là một số loại thuốc trị táo bón cho phụ nữ mang thai thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định:

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu kích thích ruột hấp thụ nước từ cơ thể. Quá trình này diễn ra chậm, có khi phải mất nhiều ngày để ảnh hưởng đến tính nhất quán của phân. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu tuy rằng có thể giúp phân mềm và dễ di chuyển trong đường ruột hơn nhưng nếu dùng không đúng cách thì sẽ gây mất nước, rối loạn chất điện giải. Vì vậy,các bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Chất làm mềm phân: Gồm các thuốc như Colace, Dulcolax có tác dụng giúp làm ẩm và làm mềm phân.

Nếu bà bầu bị táo bón do mắc các bệnh lý đường ruột thì cần đi khám để được điều trị. Các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn các loại thuốc thích hợp và an toàn nhất.

10. Những biện pháp khác có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng táo bón ở bà bầu

Hãy dành thời gian để ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng mỗi ngày. Bạn cần dành thời gian hoàn toàn cho việc đi cầu, có thể là sau bữa ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn tối và quan trọng là cố gắng không để bản thân cảm thấy quá nôn nóng hay bị vội vã. Bạn có thể mang theo một cuốn sách, một tờ báo, khóa cửa lại và cố gắng thư giãn.

Cần tránh bị căng thẳng và ngồi quá lâu. Căng thẳng làm táo bón thêm tồi tệ, còn ngồi quá lâu lại không tốt cho sự lưu thông máu, ảnh hưởng tới sức khỏe, hơn nữa, càng về thời kì cuối của thai kì, em bé lớn lên làm bụng càng ngày càng to, điều này cũng khiến bạn khó có thể ngồi lâu mà không gây khó chịu. Mách bạn: để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh, bạn có thể ngồi hơi cúi về phía trước với khuỷu tay đặt trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng giúp bạn.

Cần tránh uống quá nhiều cà phê. Cà phê có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu hay mất nước, từ đó ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón. Nước lọc, nước trái cây và nước khoáng hoặc soda là lựa chọn thay thế hợp lý.

Một số loại thuốc cần thiết cho bà bầu nhưng lại có tác dụng phụ gây táo bón. Hãy hỏi dược sĩ để tìm được các loại thuốc thay thế để tránh tác dụng phụ này.

Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể của bạn giục cần phải đi vệ sinh, nói cách khác, khi có dấu hiệu cần đi vệ sinh, bạn phải ưu tiên cho nó, không nên vì công việc bận rộn mà nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài hơn cần thiết.

Bà bầu cũng cần ghi nhớ:

Chứng táo bón không phải là chứng hiếm gặp trước và cả sau khi sinh con. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến ở sản phụ. Cảm giác này xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu vết rạch tầng sinh môn. Trong thời kì cho con bú, điều quan trọng là các bà mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn nữa, vì táo bón cũng thường xảy ra trong thời kỳ này.

Táo bón khi mang thai và sau sinh có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Điều này gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Bạn cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái. Vì thế, đã có nhiều phụ nữ mang theo cám, các loại hạt đậu, hạt giống và thuốc làm mềm phân tới bệnh viện phụ sản. Các bạn cần nhớ là nếu dùng chúng thì phải nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh kiểm tra lại xem chúng có bị chống chỉ định khi bạn cho con bú hay không.

1942 views