Cách Chữa Táo Bón Mãn Tính / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Chữa Táo Bón Mãn Tính Hiệu Quả

Ăn uống và vận động chữa trị bệnh táo bón

  Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện. Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột.

Biểu hiện ra sao để biết bệnh nhân bị bệnh táo bón

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, bệnh dạ dày, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột, với biểu hiện tăng khoảng thời gian giữa các lần đi đại tiện so với mức sinh lý bình thường hay thường xuyên không đi hết phân. Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón. Điều trị chứng táo bón là một công việc khó khăn, thành công phụ thuộc nhiều vào sự xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, nhưng trước hết – nguyên tắc cơ bản là sự điều chỉnh chế độ ăn.

Táo bón hay gặp ở đối tượng nào

Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh- luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa trị khỏi. Thực ra đa số trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.

Chế độ ăn phòng và chữa trị táo bón

Tăng cường ăn các thức ăn có tính kích thích nhu động ruột, như: Các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế các quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi ngoài. Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau dền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu). Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhu động ruột.

Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột

Các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; các thức ăn nóng, các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…); các thức ăn nhanh (fast food); thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), nấm, các đồ rán. Ngoài ra, muốn phòng ngừa táo bón phải ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4- 5 bữa/ngày), trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua có tác dụng cải thiện chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

Uống đủ nước: đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỉ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 – 78% nước. Nếu tỉ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó khăn di chuyển theo ruột già, còn nếu tỉ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo, mỗi ngày uống khoảng 1,5 – 2 lít gồm nước có canh và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…). Nếu có thói quen đi đại tiện buổi sáng thì ngay sau khi ngủ dậy uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc có thể gây táo bón (nói ở trên) thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Chế độ tập luyện phòng và chống táo bón

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi, cầu lông) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng táo bón. Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng cải thiện đáng kể chức năng của ruột (ruột được xoa bóp), tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết vào thành ruột muối magiê làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Và như vậy có thể nói, đi bộ và chạy sức khoẻ thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để chữa trị chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên làm động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh sẽ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột.

Theo báo sức khỏe đời sống

Sưu tầm bởi PQA

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA: 0228.86.23456 (Hotline 24/7)

Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia Chat facebook với Chuyên gia Chat Zalo với Chuyên gia

Những Cách Chữa Bệnh Táo Bón Mãn Tính Không Cần Dùng Thuốc

Những cách chữa táo bón mãn tính không cần dùng thuốc là gì?

  Theo các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, táo bón là một chứng bệnh rất phổ biến, đa phần mọi người đều đã từng bị táo bón một đôi lần trong đời, có thể là táo bón cấp tính nhưng cũng có thể là bị táo bón mãn tính.

  Các chuyên gia cho biết, bệnh táo bón mạn tính có thể từ từ hủy hoại cơ thể bởi sự tích tụ các chất độc lâu ngày.

Những cách nào chữa táo bón không cần dùng thuốc?

  Táo bón mãn tính có thể xảy ra khi bạn không uống đủ nước hoặc không ăn đủ chất xơ. T áo bón có thể xảy ra do tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Theo một số thống kê cho thấy có khoảng 15 – 20% người dân bị táo bón mãn tính thường xuyên.

  Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách trị táo bón mãn tính hiệu quả đồng thời hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Thực hiện các bài tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như nhu động ruột. Đảm bảo tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần và mỗi lần khoảng 30 phút sẽ cho kết quả tốt nhất.

  Cải bó xôi được cho là phương thuốc trị táo bón mãn tính tốt nhất. Cả bó xôi có thể giúp làm sạch và cải thiện đường ruột. bạn có thể uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa nhanh chóng.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón mãn tính

  Các thực phẩm giàu chất xơ như quả bơ, súp lơ xanh, cải xoăn, các loại đậu, ngũ cốc, bột yến mạch, gạo nâu, hạt lanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, cam… là các loại thực phẩm chữa táo bón mãn tính bởi có thể giúp kích thích đường ruột.

  Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ là cần thiết cho cơ thể bạn. Nếu bạn đang có triệu chứng táo bón mãn tính hãy bổ sung thêm hạnh nhân, bắp cải và súp lơ trắng, đu đủ và đào sẽ giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả.

  Các loại nước ép rau và hoa quả có thể làm mềm phân, giúp chúng được đào thải dễ dàng hơn, đặc biệt nước cam có hiệu quả chống táo bón rất tốt, đây được xem là cách trị táo bón mãn tính rất tốt.

  Nếu bạn muốn loại bỏ căn bệnh táo bón mạn tính thì hãy ăn sung khô hoặc chín. Tác dụng của quả sung được biết đến như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên. Cách thực hiện tốt nhất chính là hãy đun sôi vài quả sung trong sữa và dùng hỗn hợp này khi đã được đun sôi. Nước ép mận khô cũng được cho là có thể chữa táo bón hiệu quả.

  Cũng giống như quả sung, nho khô cũng là bài thuốc chữa táo bón mãn tính tự nhiên và chứa nhiều chất xơ. Ngâm một ít nho khô trong nước qua đêm và ăn vào buổi sáng hôm sau sẽ thấy kết quả.

  Bạn có thể điều trị táo bón mãn tính bằng nhiều loại thảo dược có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Một số loại thảo dược được sử dụng để điều trị táo bón là cây lô hội, đại hoàng… Một vài trong số những thảo dược này có thể được dùng lâu dài theo chỉ dẫn của chuyên gia.

  Các loại thực phẩm chứa probiotic như dưa, sữa chua có thể loại bỏ độc tố. Sự cân bằng các loại vi khuẩn có lợi này giúp cho đại tràng khỏe mạnh giúp quá trình phân di chuyển ra ngoài cũng dễ dàng hơn, tránh được tình trạng táo bón, đại tiện đau có máu…

Uống đủ nước mỗi ngày là cách chữa táo bón đơn giản nhất

  Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ thể hoạt động tốt hơn. Nước giúp bôi trơn ruột và làm ẩm thực phẩm bạn ăn, do đó cải thiện nhu động ruột. đây chính là cách chữa táo bón đơn giản nhất mà lại cực kỳ hiệu quả.

  Sự thiếu hụt magiê trong cơ thể có thể góp phần gây táo bón. Chính vì thế việc bảo lượng magiê là điều cần thiết. Một số loại rau lá xanh, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt là những loại thực phẩm chứa magiê.

  Khi có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn chat đặt lịch hẹn khám hãy gọi ngay đến Hotline 028 3923 9999 hay đơn giản hơn là để lại số điện thoại vào BOX TƯ VẤN bên dưới, các chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

Chữa Táo Bón Mãn Tính Bằng Thực Đơn Trong 4 Tuần

Táo bón mãn tính khó chữa hơn táo bón thông thường vì đó là tình trạng bệnh nặng, bệnh diễn tiến lâu ngày. Vậy chữa táo bón mãn tính có những cách nào?

Chữa táo bón mãn tính như thế nào?

Táo bón tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều rắc rối và phiền phức cho cuộc sống của người bệnh. Khi táo bón đã chuyển sang mãn tính thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe của người bệnh, điều trị cũng phức tạp hơn so với táo bón thông thường.

Chữa táo bón mãn tính bằng bài thuốc Đông y Táo bón mãn tính do âm hư huyết nhiệt

Người bệnh bị táo bón mãn tính lâu ngày, miệng và họng khô, lưỡi đỏ, hay khát nước, buồn bực, cáu giận. Cách chữa là lương huyết, dưỡng âm nhuận táo.

Dùng một trong những bài thuốc sau để chữa:

Bài thuốc thứ nhất: huyền sâm, sinh địa, mạch môn, sa sâm mỗi loại 16g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Tất cả tán bột làm thành viên, ngày uống từ 10-20g.

Bài thuốc thứ hai: bá tử nhân 100g, hậu phác 40g, bạch thược 50g, đại hoàng 40g, chỉ thực 40g, hạnh nhân 50g. Cũng tán thành bột và uống 10-20g một ngày.

Táo bón ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh đẻ mất nhiều máu

Người bệnh da xanh niêm mạc nhợt, táo bón mãn tính, lưỡi nhạt…cách chữa là bổ huyết nhuận táo. Dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ nhất: long nhãn, hà thủ ô đỏ, bá tử nhân mỗi loại 100g, kỳ tử, tang thầm cũng 100g, vừng đen 200g. Tất cả cũng tán thành bột viên mỗi ngày uống 10-20g.

Bài thuốc thứ hai: thục địa 12g, xuyên khung và đương quy 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ do trương lực cơ giảm. Cách chữa là ích khí nhuận tràng.

Dùng bài thuốc: đẳng sâm 16g, hoài sơn và bạch truật mỗi loại 12g, sài hồ, kỳ tử, vừng đen mỗi loại 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Người dương khí kém, sợ lạnh tay chân, táo bón mãn tính, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng đau mỏi dùng bài thuốc: hoài sơn 10g, kỳ tử 10g, bố chính sâm 10g, ý dĩ 12g, nhục quế 2g, chút chít 12g và hoàng tinh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Đông y để trị táo bón mãn tính bệnh nhân nên nhớ hình thành một số thói quen tốt như sau: đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thường xuyên vận động thể dục thể thao, tránh nằm nhiều, ngồi lâu, xoa bóp vùng bụng dưới để tăng cường hoạt động của nhu động ruột.

Chữa táo bón mãn tính bằng thực đơn trong vòng 4 tuần

Buổi sáng sau khi ngủ dậy uống hai ly nước ấm để kích thích nhu động ruột và làm sạch đường ruột.

Thực đơn hàng ngày nên chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, từ bỏ cà phê, bia rượu và các chất kích thích khác. Dùng những loại cây thuốc tươi có tác dụng nhuận tràng, tạo khả năng tiêu hóa mỡ. Chẳng hạn như:

Dùng rau diếp cá xay nhuyễn rồi uống với nước. Mỗi ngày nên uống 3-6 ly chia làm 3 lần trước bữa ăn.

Lấy rễ cây bồ công anh cùng với 250ml nước xay trong vòng 10 phút cho rễ nhuyễn ra rồi uống làm 3 lần/ ngày và uống trước bữa ăn.

Ngoài cách sử dụng như trên có thể phơi khô diếp cá và rễ bồ công anh, tán thành bột và uống ngày 1 viên trước bữa ăn.

Chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nên dùng các loại nước giàu magie có hiệu quả nhuận tràng.

Buổi chiều nên ăn 4 quả mận tráng miệng sau bữa ăn chính. Nên hạn chế các chất ngọt, chất béo như sữa và bánh ngọt.

Trong ngày thì dành nhiều thời gian xoa bóp vùng bụng dưới để kích thích nhu động ruột, thư giãn cơ bắp, hít vào và thở ra bằng bụng để tạo sự hoạt động dễ dàng ở cơ quan tiêu hóa.

Buổi sáng thức dậy cũng uống hai ly nước lớn, sau đó thực hiện các động tác xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ.

Trong ngày nên dành thời gian để thực hiện động tác hít thở thành bụng, tập thể dục thể thao để các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể hoạt động được tốt hơn.

Buổi sáng thức dậy uống hai ly nước ấm. Tăng cường ăn nhiều những thực phẩm đa dạng như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc. Tiếp tục thư giãn và hít thở bằng bụng nhiều lần trong ngày.

Tập bụng bằng cách nằm ngửa, để hai tay sau gáy, uốn người sao cho cùi chỏ trái đụng vào gối phải, cùi chỏ phải đụng vào gối trái. Thực hiện động tác 10-20 lần.

Buổi sáng thức dậy uống hai ly nước ấm. Ăn những thức ăn dễ tiêu, chế độ ăn chú ý nhiều chất xơ.

Thư giãn nhiều lần trong ngày bằng cách luyện tập thể dục thể thao.

Hãy kiên trì thực hiện những hướng dẫn kể trên trong 4 tuần lễ chúng ta sẽ kiểm soát được hoạt động bài tiết của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi chứng táo bón mãn tính. Không những có thể chữa được táo bón mãn tính mà còn giảm được trọng lượng cơ thể, ngăn chặn các bệnh béo phì và tim mạch.

Với hai cách chữa táo bón mãn tính ở trên hy vọng bệnh nhân bị bệnh sẽ áp dụng thành công cho mình. Nhanh chóng đẩy lùi được chứng bệnh khó chịu này và nâng cao được chất lượng cuộc sống.

Nguồn: Phòng khám chữa bệnh trĩ Thành Đô

Cách Nhận Biết Và Điều Trị Táo Bón Mãn Tính An Toàn

Táo bón mãn tính là tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày liên tục mà khó dứt điểm được bằng các phương pháp điều trị thông thường như ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Vậy táo bón mãn tính là gì và điều trị như thế nào?

Táo bón mãn tính bao gồm hai loại: táo bón công năng mãn tính (táo bón do thói quen ở người già), táo bón cục bộ mãn tính (chức năng tuyến giáp suy giảm, ngộ độc chì mãn tính).

Nguyên nhân gây táo bón mãn tính?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón mãn tính như:

+ Không ăn uống đầy đủ chất xơ: trung bình mỗi ngày chúng ta cần tiêu thụ khoảng 20-35g chất xơ. Nếu bị thiếu hụt nhiều chất xơ thì nguy cơ mắc phải táo bón là khó tránh khỏi.

Nếu chúng ta không ăn đủ chất xơ và uống ít nước thì chứng táo bón sẽ ngày càng thêm trầm trọng hơn.

+ Tính chất công việc: đòi hỏi phải ngồi nhiều, đứng lâu như người làm văn phòng, công nhân may, công nhân đứng máy, thợ lái xe đều có nguy cơ mắc phải chứng táo bón mãn tính.

+ Cơ thể suy nhược: điều này khiến cho nhu động ruột cùng các thành cơ bụng bị suy giảm chức năng và gây nên chứng táo bón.

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc: một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, tim mạch, thuốc canxi, thuốc nhuận tràng sử dụng trong thời gian dài cũng có thể gây ra chứng táo bón mãn tính.

+ Cơ thể mắc phải một số bệnh nào đó như tai biến, liệt toàn thân, tàn tật nên hoạt động cơ thể ít, thường xuyên nằm một chỗ cũng là nguyên nhân hình thành nên chứng táo bón mãn tính.

+ Thường xuyên lo lắng, căng thẳng và stress trong thời gian dài cũng khiến phản xạ đại tiện bị ảnh hưởng.

Cách nhận biết táo bón mãn tính

Đại tiện dưới ba lần trong một tuần.

Thường xuyên đau bụng, cứng bụng, đầy hơi.

Phân cứng, khô và sần khiến đại tiện trở nên cực kỳ khó khăn.

Trong phân có lẫn máu hoặc chảy máu hậu môn.

Sau khi bệnh nhân đại tiện nhưng vẫn có cảm giác muốn đại tiện.

Giảm cảm giác thèm ăn.

Cảm thấy như ruột và trực tràng bị tắc nghẽn.

Người mệt mỏi, uể oải và lờ đờ.

Táo bón mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Do chứng táo bón mãn tính phát sinh khá dài trong cơ thể con người nên vô cùng nguy hiểm. Người mắc phải chứng táo bón mãn tính có thể phải đối mặt với nhứng tác hại như:

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh:

Táo bón mãn tính khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. Người bệnh thường xuyên phải ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh mà không thể đại tiện được.

Lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản, bực bội, dễ cáu gắt và có thể ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý cũng như công việc.

Là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn:

Khi bị táo bón người bệnh thường xuyên phải dùng lực để rặn nhiều lần để đẩy phân ra ngoài. Đây là nguyên nhân hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài. Hậu môn có thể nứt rách, tĩnh mạch hậu môn có thể bị sưng phồng quá mức và hình thành nên trĩ, nứt kẽ hậu môn.

Gia tăng các bệnh lý về đường tiêu hóa:

Khi bị táo bón vì phân thường xuyên khô cứng, ứ đọng lâu trong ruột mà không được đào thải ra bên ngoài. Các chất độc có thể hấp thụ qua thành ruột dẫn tới đau bụng, ợ hơi, chán ăn, miệng đắng.

Phân tích tụ trong ruột còn có thể làm tổn thương niêm mạc ruột.

Những người bị táo bón ngoài đại tiện khó còn có thể bị tiêu chảy. Mặc dù trường hợp này ít.

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón mãn tính. Táo bón khiến cho các chất độc tích tụ lại trong đại tràng mà không được bài trừ ra khỏi cơ thể. Nếu để lâu dài có thể gây ra ung thư đại trực tràng.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh:

Táo bón là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung, trí nhớ giảm sút…

Cách điều trị táo bón mãn tính Trị táo bón mãn tính bằng thuốc:

Thuốc điều trị táo bón mãn tính sẽ cho hiệu quả nhanh chóng, tức thì, rút ngắn được thời gian chữa bệnh. Các loại thuốc điều trị táo bón mãn tính chủ yếu là thuốc nhuận tràng. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm tăng sự chuyển động của nhu động ruột từ đó giúp cơ thể bài tiết phân được hiệu quả.

Thuốc nhuận tràng gồm có nhóm thuốc sau đây:

Nhóm 1: thuốc bôi làm nhờn khối phân

Nhóm thuốc bôi làm nhờn khối phân chủ yếu là dầu khoáng như paraffine, vaseline, parlax, molagar kích thích nhuận tràng trong vòng 8-72h.

Nhóm 2: thuốc làm tăng khối lượng phân

Bao gồm các thuốc làm tăng chất nhầy trong phân như: normacol, transilane và các chất xơ thực vật như celluson, infibran…

Nhóm 3: thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc có tác dụng tăng hấp thu nước vào lồng ruột để làm mềm phân và làm tăng khối lượng phân để phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài: rectiofar, lactulose, sorbitol, polyethylen glycol…

Nhóm 4: thuốc làm tăng kích thích nhu động ruột

Bao gồm các loại thuốc như magie, phenophtaleine, anthraquinonic…

Nhóm 5: thuốc nhuận tràng qua đường hậu môn

Một số loại thuốc thường dùng đó là phức hợp polyethylen glycol với các muối Nacl, sulffat natri…

Các loại thuốc để điều trị táo bón mãn tính này thường được dùng sau ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sử dụng đều đặn ngày hai lần. Thuốc có tác dụng giải quyết nhanh các triệu chứng của táo bón nhưng không nên sử dụng dài ngày. Sử dụng cũng cần theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Trị táo bón mãn tính không dùng thuốc

Theo các bác sĩ tại Phòng khám chữa bệnh trĩ Thành Đô thì đây là phương pháp điều trị táo bón mãn tính an toàn nhất. Bởi nó giúp phòng tránh bệnh tái phát nhờ thay đổi chế độ sinh hoạt khi bệnh đã khỏi mà không cần phải sử dụng thuốc. Vì vậy, về lâu về dài để phòng và điều trị chứng táo bón mãn tính chúng ta nên áp dụng các điều trị không cần dùng thuốc như:

Chất xơ là thành phần không thể thiếu vì chúng có tác dụng tăng kích thước cũng như khối lượng của phân, giúp cho việc bài tiết chất thải trở nên thuận lợi hơn. Việc sử dụng chất xơ thường xuyên còn giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, làm sạch đường ruột và phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại trực tràng, dư thừa cân nặng, tiểu đường.

Uống đủ nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể điều trị và phòng tránh được chứng táo bón mãn tính. Theo các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra mỗi người cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn càng tốt để giúp phân mềm và đại tiện được dễ dàng hơn.

Bệnh nhân bị táo bón có thể uống nước ép rau củ quả, nước lọc, nước cam vắt…Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên:

Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giảm áp lực lên khung đại tràng và trực tràng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động được hiệu quả hơn, đại tiện cũng dễ dàng hơn.

Khi đang bị táo bón mãn tính thì bệnh nhân nên chú trọng các bài tập ở vùng bụng dưới, dọc theo hai bên xương cùn đến ngang eo để cải thiện tình trạng bệnh.

Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ:

Bệnh nhân bị táo bón mãn tính nên đại tiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để tránh nguy cơ bị táo bón. Nếu buồn đại tiện thì cần phải đại tiện ngay. Đại tiện thường xuyên vào một khung giờ cố định là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa chứng táo bón mãn tính.

Bệnh Táo Bón Mãn Tính: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thứ Tư, 03-01-2023

Bệnh táo bón mãn tính là quá trình táo bón lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, phát sinh từ táo bón cấp tính lâu ngày. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị táo bón mãn tính. Mời các bạn cùng theo dõi để tìm kiếm những thông tin cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể mắc táo bón mãn tính. Cụ thể là những nguyên nhân sau đây:

+ Không ăn đủ chất xơ mỗi ngày: Trung bình mỗi người Việt Nam cần 20 – 35g chất xơ/ ngày. Nếu bị thiếu hụt nhiều thì nguy cơ bị táo bón là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi không ăn đủ chất xơ và uống ít nước thì chứng táo bón sẽ càng trầm trọng thêm.

+ Tính chất nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài cũng có khả năng mắc bệnh.

+ Suy nhược cơ thể làm cho nhu động ruột cùng với các cơ thành bụng bị suy giảm chức năng gây nên táo bón.

+ Một số loại thuốc như an thần, tanin, thuốc phiện, canxi, nhuận tràng, … có thể khiến phân bị khô cứng, giảm kích thích nhu động ruột nên táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Khi cơ thể mắc các bệnh như nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu, … cũng gây nên bệnh táo bón.

+ Những người thường xuyên lo lắng khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng mất phản xạ mót rặn khi đi đại tiện.

Cách điều trị bệnh táo bón mãn tính hiệu quả 1. Chữa táo bón mãn tính không dùng thuốc

– Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ là thành phần không thể thiếu để tăng kích thước của phân giúp việc bài tiết trở nên thuận tiện hơn. hơn nữa, ăn chất xơ còn giúp làm sạch ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa phòng tránh được các bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng, tiểu đường, dư thừa cân nặng. Người đang bị táo bón nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, và các loại củ để giảm dần hiện tượng táo bón.

– Tập luyện thể dục thể thao

Bất cứ công việc gì đi nữa thì đòi hỏi bạn phải tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để rèn luyện sức bền, nâng cao thể lực. Việc tập luyện hằng ngày sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, quá trình đại tiện vì thế mà diễn ra thuận lợi. Khi đang mắc chứng táo bón mãn tính thì bạn hãy chú trọng đến các bài tập ở vùng bụng dưới, dọc theo hai bên xương cùn đến ngang eo để cải thiện tình trạng bệnh.

2. Điều trị táo bón mãn tính bằng thuốc

Chữa bệnh táo bón mãn tính không dùng thuốc cần phải kiên trì, tạo một thói quen lặp lại hằng ngày thì mới mong bệnh có chuyển biến. Tuy nhiên, khi kết hợp thêm thuốc điều trị có thể giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Các loại thuốc trị táo bón mãn tính chủ yếu là các loại thuốc nhuận tràng. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng sự chuyển động của nhu động ruột để bài tiết phân. Thuốc nhuận tràng gồm có những loại sau đây:

– Nhóm 1: Thuốc bôi nhờn khối phân

Thuốc bôi nhờn chủ yếu là các loại dầu khoáng như paraffine, vaseline, parlax, molagar… gây nhuận tràng trong vòng 8 – 72h.

– Nhóm 2: Thuốc tăng khối lượng phân

Gồm các thuốc làm tăng chất nhầy trong phân như: Normacol, transilane… và các chất xơ thực vật như celluson, infibran… Hỗ trợ điều trị đắc lực cho bệnh nhân táo bón mãn tính.

– Nhóm 4: Thuốc làm tăng kích thích nhu động ruột

Bao gồm các loại thuốc sau: muối magiê, phénophtaléine, docusate natri, anthraquinonic…

– Nhóm 5: Thuốc nhuận tràng dùng đường hậu môn

Một số loại thuốc thường dùng đó là phức hợp polyethylen glycol với các muối NaCl, sulffat natri, bicarbonat natri và clorua kali, Glycerine, ducosate natri + glycerine, mannitol + polyethylen glycol + caraghenat.

Những loại thuốc nhuận tràng trị bệnh táo bón mãn tính này thường được dùng sau khi ăn 1h đồng hồ, mỗi ngày đều đặn 2 lần. Thuốc giúp giải quyết nhanh các triệu chứng táo bón nhưng người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều. Đây chỉ là một trong những phương tiện chống táo bón tạm thời; không thể giải quyết được dứt điểm tình trạng táo bón. Khi dùng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Táo bón mãn tính nếu không điều trị khi phát hiện mắc bệnh dễ dẫn đến bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng. Vì vậy, mọi người nên chủ động phòng tránh và giảm thiểu tác hại của bệnh táo bón mãn tính.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: