Cách Chữa Nhiệt Loét Miệng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cách Phân Biệt Vết Loét Nhiệt Miệng Với Ung Thư Miệng

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2017, có khoảng 49.670 người được chẩn đoán bị ung thư khoang miệng và hầu họng, trong đó có khoảng 9.700 ca tử vong.

Ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong miệng hoặc khoang miệng, bao gồm: môi, mô ở bên trong môi và má, răng, 2/3 phía sau của lưỡi (một phần của họng), lợi, vùng dưới lưỡi và vòm họng.

Biết cách phân biệt giữa nhiệt miệng với ung thư khoang miệng là rất cần thiết. Đây là những thông tin bạn cần biết.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2017, có khoảng 49.670 người được chẩn đoán bị ung thư khoang miệng và hầu họng, trong đó có khoảng 9.700 ca tử vong.

Ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong miệng hoặc khoang miệng, bao gồm: môi, mô ở bên trong môi và má, răng, 2/3 phía sau của lưỡi (một phần của họng), lợi, vùng dưới lưỡi và vòm họng.

Biết cách phân biệt giữa nhiệt miệng với ung thư khoang miệng là rất cần thiết. Đây là những thông tin bạn cần biết.

Vết loét miệng do bị nhiệt miệng

Loét miệng, còn được gọi là loét aphthous, tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu răng và gây đau đớn, khó khăn khi ăn và nói chuyện.

Các triệu chứng

Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục với một trung tâm màu trắng, màu vàng và màu đỏ ở vùng biên giới. Nó ở trong miệng trên hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi, và tại tiếp giáp của nướu răng. Một vết lở loét trong miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa ran trước khi chúng ta có thể nhìn thấy nốt nhiệt xuất hiện.

Các dạng loét miệng

– Vết loét miệng nhỏ Là dạng loét miệng phổ biến nhất, (80% trường hợp), vết loét nhỏ hơn 1cm, có màu vàng nhạt, xung quanh viêm đỏ, ít thấy ở nướu và khẩu cái cứng. Vết loét làm bệnh nhân đau. Vết loét miệng thường sẽ khỏi trong vòng 2 tuần. Do vậy, thấy bất kỳ khối u cục, vết sưng đỏ nào trong miệng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

Các tổn thương ung thư miệng biểu hiện dưới dạng loét

Vết loét ung thư có đặc điểm sau mà bệnh nhân cần chú ý:

– Các tế bào phẳng che phủ bề mặt của miệng, lưỡi, và môi được gọi là tế bào vảy. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư khoang miệng sẽ bắt đầu từ những tế bào này.

– Một vết xuất hiện trên lưỡi, lợi, vùng amidan hoặc niêm mạc miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm.

– Những đốm trắng hoặc đỏ xuất hiện xen kẽ bên trong miệng được gọi là erythroleukoplakia, là sự phát triển bất thường của các tế bào và dễ phát triển thành ung thư.

– Nếu các đốm trắng và đỏ kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám nha sĩ. Bạn có thể cảm nhận được những bất thường trong miệng trước khi thấy những đốm này. Ở giai đoạn sớm, ung thư khoang miệng có thể không gây ra đau đớn.

– Những đốm đỏ tươi trong miệng mà bạn có thể cảm nhận và nhìn thấy được được gọi là erythroplakia. Chúng thường là dấu hiệu tiền ung thư.

– Khoảng 75 – 90% số trường hợp, erythroplakia là ung thư, do vậy, đừng coi thường bất kỳ đốm màu đỏ nào trong miệng bạn. Nếu bạn có erythroplakia, nha sỹ có thể sẽ tiến hành sinh thiết những tế bào này.

– Một số dấu hiệu điển hình có thể nhìn thấy và cảm nhận được của ung thư khoang miệng là da có vẻ dày hơn hoặc có nhiều nốt sần sùi hoặc có các vết loét lâu ngày không khỏi.

– Ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát nhưng mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám. Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.

– Ung thư khoang miệng gồm: môi (trên, dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, lưỡi, niêm mạch má và sàn miệng. Nếu điều trị ở giai đoạn một và hai, tỷ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%.

– Tuy nhiên, khi khối u đã xâm lấn rộng, có di căn hạch, tỷ lệ này giảm xuống dưới 50%. Giới chuyên môn cũng cảnh báo kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị bệnh cũng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện ung thư thứ phát nên rất cần được theo dõi định kỳ sau quá trình điều trị.

– Ung thư miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ung thư ở nam và thứ 8 trong các ung thư nữ. Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư khoang miệng. Những người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc dễ bị ung thư niêm mạc má.

Ngọc Nguyễn

Cách Chữa Viêm Loét Miệng Lưỡi

Xin hỏi bác sĩ, thỉnh thoảng ở lưỡi tôi có xuất hiện một nốt loét rất đau, rát miệng, ăn uống không ngon. Bệnh kéo dài 4 ngày rồi mà chưa khỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa viêm loét miệng lưỡi. Cảm ơn bác sĩ! (Tuấn Phong, 31 tuổi) Trả lời: Chào anh Phong, cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư contact@thucuchospital.vn của chúng tôi. Với câu hỏi về cách chữa viêm loét miệng lưỡi, xin được trả lời như sau: Viêm loét miệng lưỡi thường do các nguyên nhân ăn nhiều chất cay, ngọt, uống rượu nhiều tạo ra nhiệt, bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn. Hoặc do tổn thương cơ học: răng cắn, cọ sát do đánh răng, vi khuẩn, virus, stress gây suy giảm miễn dịch khiến miệng lưỡi bị viêm loét.

Tuy đây là một bệnh nhẹ, vô hại nhưng khi kéo dài nhiều ngày sẽ trở nên phức tạp, khiến người bệnh ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đa số các bệnh lý của viêm loét miệng lưỡi thường nhẹ, lành tính. Các cách chữa viêm loét miệng lưỡi thường được áp dụng là: – Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng, hạn chế nhiễm trùng, giữ gìn vùng viêm loét luôn sạch, không bám vụn thức ăn. – Tránh ăn các đồ cay, nóng, béo, ngọt nếu không sẽ làm vết loét nặng thêm. – Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích. – Bổ sung các thuốc, thức ăn có chứa sắt, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác. Ngoài ra còn có thể uống kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên không được tùy tiện dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.

Nếu người bệnh cảm thấy không đỡ cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, tùy vào tình trạng người bệnh để có các cách chữa trị hợp lý. Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi, miệng đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi. Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại là một địa chỉ uy tín để chữa bệnh viêm loét miệng lưỡi. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Email:contact@thucuchospital.vn Liên hệ khám chữa bệnh: 024.383.55555 hoặc 1900 5588 92 Hotline: 0902 223 864 Liên hệ công việc: 0243.728.6699 Website:

Nhiệt Miệng (Loét Miệng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Nhiệt miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng, tại vị trí viêm sẽ gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay con gọi là chứng kém hấp thụ. Với tình trạng này, bệnh nhân sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Bệnh nhiệt miệng có rất nhiều các dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, trong đó thường kể đến các triệu chứng, dấu hiệu như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao hoặc sụt cân.

Những đối tượng sau đây có nguy cơ bị mắc bệnh nhiệt miệng như sau: những người sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:

Nghỉ ngơi: duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức;

Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối;

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe;

Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Có khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự như nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Việc xác định chính xác bệnh nhiệt miệng bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

Sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.

Chườm lạnh bằng đá có thể giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.

Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Sử dụng trà. Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Cách Chữa Nhiệt Miệng Triệt Để

Cập nhật ngày: 14/02/2020

+ Do tổn thương miệng:

Nhiệt miệng có thể do tổn thương miệng từ việc bạn ăn nhai cắn phải lưỡi, hoặc vùng da bên trong má. Hoặc nhiệt miệng cũng có thể do những tổn thương từ khí cụ chỉnh nha khi bạn mới sử dụng chưa quen nên có thể bị ma sát gây những vết thương.

Ngoài ra, những tổn thương trong miệng có thể từ việc điều trị các bệnh lý tại các nha khoa không uy tín, bác sĩ tay nghề kém dẫn đến lây nhiễm chéo hoặc tổn thương do dụng cụ nha khoa. Những vết thương trong miệng lâu ngày viêm loét miệng nặng hơn thành vết nhiệt miệng.

Chúng ta có thể thấy một số trường hợp sử dụng nước súc miệng có tính axit cao, hoặc tính tẩy mạnh gây ra lở lưỡi, loét miệng..

Đôi khi, do bạn sử dụng nước muối pha loãng nhưng nước muối quá mặn cũng có thể khiến miệng bị lở loét.

Bạn dùng bàn chải đánh răng quá cứng, chà răng quá mạnh cũng có thể gây các tổn thương lên nướu hoặc lưỡi. Chính những vết thương này có thể trở thành nhiệt miệng do tiếp xúc với axit từ thức ăn đi qua khoang miệng hàng ngày.

Nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm… Ngoài ra, khi bạn ăn đồ ăn quá cay, quá chua hoặc quá mặn có thể gây ra các vết loét, những vết loét ấy chính là nhiệt miệng.

+ Do hệ miễn dịch suy yếu

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét. Những vi khuẩn, vi rút này có thể do loét dạ dày gây nên. Do đó, khi tâm lý bạn căng thẳng kéo dài, khiến cho dạ dày ảnh hưởng, hệ miễn dịch suy yếu cũng là lý do khiến bạn bị nhiệt miệng.

Tùy theo mức độ bệnh chúng ta có những cách chữa nhiệt miệng triệt để như sau:

” Cách chữa nhiệt miệng tận gốc tại nhà

Các cụ ta thường truyền dạy những cách trị lở lưỡi nhanh nhất bằng những nguyên liệu sẵn có, giúp chúng ta có thể chữa nhiệt miệng tại nhà một cách rất dễ dàng.

+ Cách sử dụng:

Bạn có thể sử dụng lô hội, thoa trực tiếp lên vết loét mỗi ngày 3- 4 lần. Sử dụng liện tục 3- 4 ngày sẽ có tác dụng rõ rệt.

Bên cạnh đó, bạn có thể làm nước súc miệng bằng cách làm sạch và giã nát phần ruột bên trong, sau đó pha loãng với nước và súc miệng hàng ngày. Bạn có thể duy trì súc miệng bằng cách này hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh lý nha khoa khác.

Ngoài ra, lô hội là một loại nguyên liệu nấu ăn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng lô hội để nấu cháo hoặc nấu chè vì lô hội có tính hàn, giúp thanh lọc và giải nhiệt rất tốt.

+ Lưu ý khi sử dụng lô hội:

Bạn sử dụng lô hội thường xuyên rất tốt, tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ khi sử dụng, nhựa lô hội có màu xanh nhạt, thường ở bên trong lớp vỏ có thể gây kích ứng nếu như bạn sử dụng trực tiếp lên vết thương. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn nên lọc phần thịt, và rửa sạch để không bị kích ứng khiến cho vết thương lâu lành.

Bột sắn dây có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Bạn có thể sử dụng bột sắn dây nấu chè hoặc pha nước uống đều rất tốt.

+ Lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:

Khi sử dụng bột sắn dây nấu chè, bạn nên cho ít đường, hoặc không cho đường vì đường không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Bột sắn dây được chế biến thủ công, nên có khá nhiều bụi bẩn. Chính vì thế khi sử dụng pha chế bạn nên sử dụng nước sôi để an toàn cho đường ruột.

Bạn có thể dùng mật ong thoa trực tiếp lên vết loét vì mật ong có tính kháng khuẩn cao. Bạn nên dùng 3- 4 lần mỗi ngày, trong vòng 4- 5 ngày sẽ có kết quả rõ rệt.

+ Lưu ý khi sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng:

Bạn không nên thoa quá nhiều mật ong vì mật ong ngọt có thể tích tụ, là môi trường tốt để vi khuẩn hoạt động. Ngoài ra, bạn không nên uống mật ong trong thời gian này vì mật ong có tính hàn có thể khiến bạn bị nóng trong, dễ nhiệt miệng hơn.

” Cách chữa nhiệt miệng mãn tính

Khi bạn có dấu hiệu nhiệt miệng tái đi tái lại khiến cuộc sống của bạn ảnh hưởng rất nhiều. Đó là khi bệnh nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể do nội tiết tố khiến bạn nóng trong, khiến phát tác ra bên ngoài. Trong những trương hợp này, bạn không thể điều trị nhiệt miệng triệt để bằng những nguyên liệu sẵn có bởi vì hiệu quả chỉ có tính tạm thời.

Để có cách chữa nhiệt miệng triệt để, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác độ điều trị. Tuy theo nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau:

Nếu bạn bị nhiệt miệng mãn tính do các bệnh lý nha khoa, bác sĩ nha khoa sẽ có hướng điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa kèm theo để tránh vi khuẩn tiếp tục làm tổn thương các vết loét miệng hoặc tiếp diễn tình trạng lở loét miệng.

Nếu bạn bị nhiệt miệng mãn tính do nóng trong hoặc do các bệnh như loét dạ dày hoặc hệ miễn dịch suy yếu, bạn nên đến bác sĩ khoa Nội để thăm khám và điều trị các bệnh kể trên để ngăn vi khuẩn lây lan và gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về chế độ ăn và cách sinh hoạt hàng ngày của bản thân.

Thông thường, khi có dấu hiệu nhiệt miệng, hầu hết mọi người sẽ tìm kiếm thuốc trị lở miệng, và ai cũng mong tim cho mình một phương thuốc trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng bạn không nên sử dụng thuốc tùy ý không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh lưu ý đặc biệt quan trọng này, còn một số lưu ý khác như sau:

+ Bạn không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên, đồ cay nóng.

+ Hạn chế ăn các đồ ăn quá vị: chua, quá mặn, ngọt.

+ Bạn nên ngưng sử dụng thuốc lá vì nó không tốt cho sức khỏe.

+ Bạn nên sử dụng nhiều đồ ăn, đồ uống mát, bổ sung vitamin C, B9, B12… có nhiều trong hoa quả tươi và rau đắng xanh thanh nhiệt rất tốt.

+ Không nên quá lạm dụng nước súc miệng hóa học. Nếu bạn tự pha nước muối súc miệng, không nên pha quá mặn.

+ Đối với những bạn đang chỉnh nha, nên vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng sáp nha khoa hỗ trợ để tránh khí cụ niềng cọ xát gây trầy xước dẫn đến loét miệng.

Như vậy, bài viết đã đưa ra một số cách chữa nhiệt miệng triệt để, bạn có thể ứng dụng tại nhà, hoặc đến nha khoa thăm khám trực tiếp để có hướng điều trị tốt nhất. Chuyên gia nha khoa gợi ý cho bạn nha khoa uy tín nhất hiện nay là Nha khoa Quốc tế Nevada. Bạn hãy liên hệ ngay Hotline:hoặc vui lòng để được chuyên gia hàng đầu tư vấn trực tiếp.