Cách Chữa Mụn Viêm Da / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cách Chữa Trị Viêm Da Mặt Nổi Mụn Mủ

Bít tắc lỗ chân lông có thể gây nên nhiều loại mụn.Dầu thừa, vi khuẩn và da chết có thể làm lỗ chân lông bị bít kín. Mụn viêm xảy ra khi miệng của lỗ chân lông bị tổn thương nặng nề. Cuối cùng, mụn viêm lớn hơn mụn đầu trắng và mụn đầu đen Mụn mủ chứa nhiều mủ bởi cơ thể đang cố gắng chống chọi với những bụi bẩn và vi khuẩn tấn công lỗ chân lông. Mủ là sản phẩm tự nhiên trong hệ thống miễn dịch, nên bạn hãy lưu ý không tự cạy, nặn sẽ dễ gây viêm nhiễm.

Mụn mủ thường xuất hiện ở đâu

Mụn mủ có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, nhưng chúng thường xuất hiện ở nơi có nhiều dầu như cổ, ngực, nách và những vùng tiết nhiều mồ hôi như lưng, vai, gáy, cánh tay

Cách chữa trị mụn mủ:

Nên chọn những sản phẩm có thành phần đặc trị mụn như:

– Benzol peroxide có tác dụng hiệu quả khi tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn thương tăng sinh mạnh mẽ và kết hợp với các tế bào chết làm viêm nhiễm da. Loại thuộc này rất công hiệu cho mụn viêm và mụn mủ. Không chỉ làm khô vết thương, chấm dứt tình trạng dầu thừa mà còn giảm sưng đỏ và viêm da. – Salicylic acid là một thành phần phổ biến được sử dụng chữa trị mụn. Salicylic acid sử lý nốt mụn bằng cách thông thoáng các lỗ chân lông bị bít tắc do dầu thừa và vi khuẩn. Khi các lỗ chân lông mở ra, dich mủ từ mụn cũng khô dần, dịu hơn – Lưu ý không sử dụng hai hoạt chất benzoyl peroxide, salicylic acid đặc biết là khi sử dụng cùng nhau, sẽ gây tình trạng đỏ rát, khô ráp da, bạn nên chọn sản phẩm có chứa thêm những thành phần làm dịu da, và dưỡng ẩm da như hoa cúc, tinh chất nha đam. Nếu bạn muốn sử dụng kết hợp salicylic acid và benzol peoxide để chữa lành vết mụn nhanh chóng, làn da sẽ an toàn hơn khi kết hợp vớ những hợp chất độ ẩm cao giúp hạn chế nguy cơ breakout trầm trọng – Tuy nhiên, bạn nên tránh những vùng nhạy cảm như mí mắt hoặc vùng dưới mắt – Bạn nên nhớ điều cực kì cấp thiết rằng không nên bức, nặn mụn. Làm như thế có thể làm vết thương thêm trầm trọng và kéo dài quá trình điều trị. – Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hữu dụng, bạn nên đến gặp các chuyên gia da liệu về tình trạng mụn của mình. Bởi đôi khi chỉ có những thuốc kháng sinh mạnh mới có thể làm dịu đi vết thương. – Các sản phẩm trị mụn thường làm khô da. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm nên tìm kiếm sản phẩm ít làm kích ứng và dùng thêm kem dưỡng ẩm cho da. Da trở nên đỏ rát, bỏng ngứa, bạn nên dừng ngay sử dụng sản phẩm này.

Cách chữa trị mụn mủ tại nhà

– Các loại mặt nạ giúp chữa trị mụn mủ – sử dụng mặt nạ bùn vào những vùng nhiều mụn mủ, mụn viêm – mặt nạ bùn: chứa bùn tự nhiên có thể hút dầu và chất bẩn từ các lỗ chân lông, giảm tình trạng mụn mủ – tinh dầu: pha loãng tinh dầu và thoa lên những vùng mụn mủ bị viêm nhiễm như tình dầu trà xanh giúp làm giảm tình trạng đau đớn, kích ứng của mụn – Gel nha đam: nha đam là dược liệu tự nhiên với tính chất kháng khuẩn, kháng viêm. – Trị mụn mủ bằng tỏi: trong tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, liallyl, sulfide, và ajoene. Đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các nót mụn mủ viêm. Vì thế, bạn nên sử dụng chiết xuất tỏi thường xuyên để loại bỏ hầu hết các nốt mụn nhanh chóng hơn – Trị mụn bằng mật ong và nghệ Trong nghệ tươi có chứa nhiều hoạt chất curcumin, có tác dụng chống lão hóa, sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa viêm sưng, đỏ tấy cực hữu hiệu. Bên cạnh đó, mật ong giúp làm dịu các vết thương trên da, ngăn ngừa mụn hình thành

– Trị mụn bằng rau diếp ca Rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn mủ hiệu quả. Hơn nữa, rau diếp cá giúp detox các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa mụn mủ hình thành. Bạn sẽ ngạc nhiên sau một thời gian sử dụng rau diếp cá thường xuyên, da bạn sẽ trở nên trắng sáng, mịn màng rõ rệt

Viêm Da Dầu Và Cách Chữa Viêm Da Dầu

Viêm da dầu là bệnh thường gặp vào mùa hè và mùa đông. Bệnh viêm da dầu dù là bệnh lành tính nhưng cách chữa viêm da dầu khá khó. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chữa bệnh viêm da dầu phù hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, bong vảy da liên tục gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh ngại giao tiếp.

Viêm da dầu là gì và cách chữa viêm da dầu

Viêm da dầu(viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mãn tính, với biểu hiện đặc trưng là hiện tượng bong vảy ở mặt và da đầu. Đây là 2 vị trí hay gặp nhất, bệnh có diễn biến dai dẳng hay tái phát, vì vậy nhiều bệnh nhân thất vọng, chán nản trong quá trình chữa bệnh viêm da dầu. Có khoảng 2-5 % dân số mắc bị viêm da dầu. Những người có cơ địa tiết bã nhờn, Parkinson, liệt mặt, nhiễm Hiv, dùng thuốc thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu kẽm có nguy cơ bị bệnh rất cao. Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng(dân gian gọi là hiện tượng”cứt trâu”) và trên 30 tuổi, nam giới dễ mắc hơn nữ, có tính gia đình, vào màu lạnh bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh thường xuất hiện tại vùng da nhiều tuyến bã nhờn hoạt động như: mặt, đầu, ngực và các nếp gấp lớn

Một điều cần chú ý là bệnh viêm da dầu rất dễ nhận biết, nhưng trong một vài trường hợp có thể gây nhầm lẫn với bệnh vảy nến hoặc triệu chứng khởi đầu của bệnh vảy nến,bệnh có thể phát triển thành vảy nến. Bệnh cũng có thể nhầm với bệnh nấm Candida kẽ hay lupus ban đỏ bán cấp và một số bệnh da liễu khác. Nhiều bệnh nhân bị viêm da dầu ở mặt, viêm da dầu ở đầu thấy da bị đỏ, đầu xuất hiện nhiều vảy gàu tự ý mua thuốc về bôi, khiến bệnh trở lại khó chữa hơn.

Viêm da dầu thường xuất hiện từ từ, bị bệnh ở đầu thì gây ra các vảy gàu khô, dính ở da đầu, gây ngứa nhưng không gây rụng tóc. Nếu bị nặng, vảy da có thể thấy ở một số vị trí khác như sau tai, ống tai, lông mày, sống mũi, quanh mũi, ngực và vai. Chữa viêm da dầu trẻ sơ sinh cần cẩn trọng hơn vì bé có thể mắc viêm da dầu lan toả, triệu chứng toàn thân khá nặng đi kèm tiêu chảy, da đỏ toàn thân nguy hiểm hơn có thể đe dọa tính mạng trẻ.

Vì sao lại bị viêm da dầu

Tăng tiết bã nhờn: tình trạng tăng tiết bã nhờn dưới da là nguyên nhân gây viêm tiết bã. Những đối tượng gặp phải tình trạng tăng tiết bã nhờn là phụ nữ mang thai hoặc thanh thiếu niên.

Do sự bất thường về vòng đời của tế bào thượng bì: các tế bào thượng bì di chuyển nhanh ra lớp ngoài làm cho quá trình sừng hóa chưa kịp hoàn thiện.

Do nấm da Malassezia: gồm 7 loài M.sympodialis, M.furfur, M.globosa, M.obtusa, M.restricta, M.slooffiae và M.pachydermatis

Do di truyền: người sinh ra trong gia đình có người thân mắc viêm da dầu thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thương và cách chữa viêm da dầu cũng khó khăn hơn.

Do sử dụng thuốc tây: các loại thuốc như: methyldopa, cimetidine, thuốc thần kinh, thuốc có chứa corticoid có thể gây tổn thương dưới da gây nên viêm da dầu nếu lạm dụng..

Do dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Do thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi khiến hệ thần kinh trung ương bị tác động ( Parkinson, động kinh, liệt mặt,…) làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Rối loạn nội tiết: ở nam nữ trong độ tuổi dạy thì thường có nhiều thay đổi về nội tiết, dẫn đến bệnh viêm da.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm da dầu

Để chữa viêm da dầu nhanh khỏi điều quan trọng là bạn phải phát hiện bệnh sớm tránh việc chẩn đoán sai bệnh tự ý mua thuốc về dùng khiến bệnh trầm trọng hơn. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận biết bệnh:

Bề mặt da xuất hiện các mảng dát đỏ có ranh giới không rõ trên có các vảy da bóng mỡ, màu vàng. Các vị trí đó thường là: da đầu, da mặt, sau tai, ống tai ngoài, lông mày, bờ mi, rãnh mũi má, xương ức, vùng liên bả. Các vị trí ít gặp hơn như: nách, kẽ dưới vú, bẹn, rốn, kẽ mông.

Các hình thái của viêm da dầu

Trẻ sơ sinh

Ở đầu: đỉnh đầu bé có vảy nhờn như mỡ, màu trắng, trắng xám hoặc vàng, không ngứa.

Ở thân (các nếp gấp và khu vực quấn tã) có vảy nhờn, bóng, màu vàng sẫm. Những vảy này bong ra chỗ da đó đỏ ửng lên.

Người lớn

Ở đầu: ban đầu các vảy gàu xuất hiện nhiều, sau đó cá nang lông đỏ lên, bong vảy, lan rộng thành từng mảng có ranh giới rõ ràng. Những mảng tổn thương đó có thể lan rộng ta tận rìa chân tóc. Nếu bị mãn tính có thể gây rụng tóc.

Hình thái cánh hoa (Petaloide form): Thường gặp nhất, thường xuất hiện ở vùng trước xương ức và vùng liên bả vai ở nam giới. Thương tổn bắt đầu bằng những sẩn nhỏ nang lông, màu đỏ nâu, phía trên có vảy tiết bã. Thương tổn lan rộng ra và liên kết với nhau tạo thành đám thương tổn có hình vòng cung với vảy da trắng ở vùng trung tâm, các sẩn đỏ thẫm với vảy tiết bã ở vùng ngoại vi.

Cách chữa viêm da dầu

Cho đến thời điểm này có rất nhiều viêm da dầu ở mặt( cách chữa viêm da dầu: sử dụng thuốc chữa viêm da dầu như: bôi mỡ coticoid, thuốc kháng nấm tại chỗ, uống và bôi vitamin A acid, zinci-pyrithyon, hắc ín,… với mục đích kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Thuốc đặc trị bệnh viêm da dầu có corticoid được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao trong điều trị viêm da mặt), ở đầu và ở thân. Hiện nay có cách chữa viêm da dầu là dùng các loại kem bôi corticoid kết hợp với thuốc kháng nấm clotrimazol và kháng sinh cực tốt cho bệnh nhân.

Điều trị viêm da dầu ở đầu: bệnh nhân bị viêm da dầu ở đầu có thể dùng các loại dầu gội chống nấm như: zinc pyrithione, selenium sulfide, etoconazol shampoo 2% một tuần gội 2-3 lần, có thể dùng để chữa bệnh viêm da dầu ở đầu trong thời gian dài. Nếu bị nặng có thể điều trị viêm da dầu bằng cách bôi dung dịch lotion hoặc gel corticoid nhẹ trong vòng 1-2 tuần. Trường hợp có vảy dày cần điều trị bằng những loại kem chứa corticosteroid hoặc salicylic acid. Lúc này việc điều trị viêm da dầu phải kéo dài nhiều tuần, sau khi ngừng điều trị mà bệnh lại tái phát thì điều trị lại từ đầu.

Cách chữa viêm da dầu ở mặt và thân: thông thường bôi thuốc corticoid dạng kem hoặc lotion bôi trong 1-2 tuần, sau đó bôi kem pimecrolimus 1%. Khi chữa viêm da dầu cần bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày và bôi duy trì nhất là vào mùa đông. Điều trị viêm da dầu giai đoạn cấp cần sử dụng Glucocorticoid bôi tại chỗ 2 lần mỗi ngày. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Thuốc chữa viêm da dầu glucocorticoid có thể gây tác dụng phụ khi bôi tại chỗ nhưng tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, tác dụng phụ thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da…Đối với việc điều trị viêm da dầu ở trẻ em và chữa viêm da dầu ở mặt nên sử dụng kem chứa corticoid có tác dụng nhẹ như: hydrocortison, dexamethason . Những glucocorticoid có tác dụng mạnh thì chỉ nên sử dụng thời gian ngắn và ở các vùng da bị dày sừng, không bôi lên mặt và những vùng da mỏng. Ngoài ra, có thể điều trị viêm da dầu bằng thuốc glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc chữa viêm da dầu này, khi sử dụng các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt nhưng ít khi được sử dụng vì bệnh thường tái phát mạnh hơn nếu ngưng sử dụng thuốc. Nếu bệnh nặng điều trị tại chỗ không óc hiệu quả thì có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống trong thời gian ngắn và giảm dần liều trước khi ngừng thuốc.

Cách chữa viêm da dầu bằng thuốc điều trị toàn thân: bệnh nhân có thể chữa viêm da dầu bằng itraconezol đường uống thời gian 2 tuần. Cần xem xét thể trạng của bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng và bổ sung các vitamin B3, B6, vitamin H, và kẽm.

Thuốc điều trị duy trì: điều này là cần thiết để tránh bệnh tái phát và trầm trọng hơn. Các loại thuốc điều trị duy trì bao gồm: bôi kem dưỡng ẩm, kem ketoconazol 2% và shampoo dùng duy trì. Một số loại thuốc mỡ bong vảy như da salicylic 2%. Bệnh nặng lên có thể bôi hydrocortison 1-2,5% trong 1 tuần. Chữa vảy nến bằng thuốc mỡ bôi pimecrolimus 1% hoặc tacrolimus 0,03% đem lại hiệu quả rất cao mà lại an toàn có thể dùng lâu dài.

Cách chữa viêm da dầu bằng chiếu tia cực tím tại chỗ: trong trường hợp bệnh nặng không đáp ứng việc điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên điều trị bệnh bằng phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như: nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Ngoài sử dụng thuốc bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây dâu tằm, hoặc dầu dừa. Cách chữa viêm da dầu này chỉ áp dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ và cần kiên trì điều trị. Tốt nhất khi bị bệnh, bệnh nhân nên tới các phòng khám chữa bệnh da liễu để các bác sĩ chẩn đoán chính xác có hướng điều trị cụ thể không nên tự ý mua các loại thuốc về chữa bệnh có thể nghiêm trọng hơn, việc điều trị khó khăn hơn.

TBW liệu pháp khử trùng sâu khắc chế hiệu quả viêm da dầu tại Đông Phương

Đây là liệu pháp đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi phiền muộn mang tên “viêm da dầu” bởi đảm bảo được 5 nguyên tắc:

Chuẩn đoán chính xác nguyên nhân: Sử dụng hệ thống phân loại nguồn dị ứng của Đức nên có thể xác định nhanh và chính xác nguồn gây bệnh.

Phân loại trị liệu: Xác định và phân loại chính xác loại bệnh để áp dụng phác đồ trị liệu phù hợp.

Trị liệu cá nhân hóa: Từ liệu pháp cho đến loại thuốc, liều lượng thuốc được sử dụng đều căn cứ trên tình hình cụ thể của bệnh nhân.

Trị liệu phối hợp trong ngoài: Hướng đến mục đích điều trị vừa loại bỏ căn nguyên vừa ngăn ngừa triệu chứng, ngăn chặn tình trạng bệnh tái diễn.

Trị liệu phải an toàn: Phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, không tác dụng phụ nên đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị.

Hãy gọi ngay đến số 0972.666.497 để được các bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu của phòng khám chúng tôi giải đáp những thắc mắc của bạn

Cách Điều Trị Mụn Bọc Sưng Viêm Da Dứt Điểm

Bạn vẫn đang tìm cách điều trị mụn bọc sưng viêm da? Tham khảo phương pháp này ngay, đã rất nhiều bạn áp rất dụng thành công & có làn da đẹp rồi.

Điều trị mụn bọc sưng viêm rất cấp thiết bởi mụn bọc được liệt vào danh sách những loại mụn nặng nhất. Bởi khi này các tổn thương đã khu trú sâu rộng trong nang lông, kết hợp với tốc độ sinh sôi cực nhanh của vi khuẩn P.acnes, mụn gây đau và đa số để lại di chứng. Mức độ nguy hiểm của mụn bọc còn nằm ở chỗ khả năng nhiễm trùng và lây lan của chúng khá cao. Nếu không chăm sóc nhẹ nhàng, tạo tổn thương khi nhân mụn chưa chín và được đẩy lên, mụn không chỉ ăn sâu thêm mà còn lan rộng ra các vùng da lành khác.

2. Tiêu chí lựa chọn cách điều trị mụn bọc sưng viêm da hiệu quả

Có hai tiêu chí cần xem xét trước khi thử bất kì cách điều trị mụn bọc sưng viêm da nào: – Một là khả năng trị mụn: do mức độ tổn thương viêm của dạng mụn này cao nên cần phương pháp có tác dụng điều trị tối ưu: vừa làm sạch được ổ viêm, loại vi khuẩn gây mụn vừa không làm lây lan, bảo vệ các vùng da lành khác. – Hai là khả năng giảm thiểu đến mức thấp nhất di chứng sau mụn: cách điều trị mụn bọc sưng viêm nên đảm bảo được rằng sau giai đoạn trị mụn, khổ chủ sẽ ít phải đối mặt với thâm sẹo nhất. Tránh trường hợp, bị mụn đã stress, sau mụn còn stress hơn. Ngoài hai tiêu chí cơ bản này ra, bạn cũng cần xem xét đến một số yếu tố khác như: mức độ phù hợp với loại da, độ an toàn, tác dụng phụ…

3. Đề cử cách điều trị mụn bọc sưng viêm da dứt điểm

Điều trị mụn bọc sưng viêm đạt hiệu quả đã khó, trị dứt điểm sẽ càng khó hơn. Dù vậy, bằng sự nghiên cứu tìm tòi không ngừng, các chuyên gia da liễu đã đưa ra một phương pháp đối phó với mụn bọc đảm bảo cả hai yêu cầu trên. Phương pháp này có tên gọi là công nghệ trị mụn Y khoa.

Tính ưu việt của phương pháp này xuất phát từ cơ chế 3 tác động lên da:

– Hai tác động đóng vai trò trị mụn dứt điểm bao gồm kỹ thuật lấy hết nhân mụn chuẩn Y, tia tím & ánh sáng xanh tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, loại viêm, giảm sưng, giúp đào thải chất cặn bã ra ngoài. – Một tác động đóng vai trò xử lý di chứng: điện di ẩm để dẫn tinh chất cao cấp vào sâu các lớp da vừa tăng hiệu quả điều trị vừa “khởi động” quá trình tái tạo các tế bào da mới, ngăn không hình thành vết thâm & sẹo rỗ.

Công nghệ trị mụn Y khoa vừa có khả năng điều trị mụn bọc sưng viêm da hiệu quả, dứt điểm và ngăn ngừa di chứng sau mụn. Phương pháp này đã được Sở Y Tế chứng nhận về độ hiệu quả, an toàn phù hợp với mọi loại da. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh thực tế trước và sau khi điều trị mụn bọc sưng viêm da tại Phòng khám Da liễu Namsan:

Để tham khảo nhiều hơn về phương pháp này, bạn có thể truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/pg/phongkhamdalieunamsan/ Phòng khám Da liễu Namsan tự hào là cơ sở uy tín đã điều trị thành công cho hơn 10.000 ca mụn!

Da Đầu Nổi Mụn Ngứa Là Bệnh Gì ? Cách Chữa Da Đầu Bị Nổi Mụn

Da đầu nổi mụn ngứa là tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là vào giai đoạn thời tiết nóng nực. Hiện tượng nổi mụn ngứa này mặc dù không đe dọa đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên nó lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Bệnh khi không được điều trị hiệu quả phát triển nhiều ngày sẽ gây nên những triệu chứng khác trên da đầu ảnh hướng xấu đến mái tóc và thẩm mỹ.

Thông thường da dầu bị nổi mụn ngứa là dấu hiệu của một trong số như:

Nấm da đầu: Bệnh khởi phát thường bởi vi khuẩn Trychophyton gây nên, loại vi khuẩn này khi bám vào da đầu sẽ khiến da đầu xuất hiện nhiêu mụn li ti, gây cảm giác ngứa da đầu và rụng tóc.

Bệnh vẩy nến da đầu: Được biết đến là căn bệnh tự nhiễm mãn tính có khả năng tái phát nhiều lần nếu không được điều trị hiệu quả. Người mắc bệnh trên da đầu sẽ có những thương tổn, tại vùng da bệnh thường đau rát, vùng da rìa xung quanh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội.

Viêm nang chân tóc: Da đầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, da đầu bẩn kết hợp với tuyến dầu tiết quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng viêm nang châm tóc. Da đầu bẩn, lỗ chân lông bị bịt kín gây nên mụn chứ chứa dịch, khi gãi khiến mụn này vỡ ra tiết dịch.

Viêm da tiếp xúc: Rất nhiều các sản phẩm chăm sóc tóc như thuốc nhuộm, thuốc ép, uốn tóc khiến cho da đầu không thích ứng. Những dòng sản phẩm này đều có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng cho da đầu gây bệnh.

Người bị nổi mụn da đầu thường bởi rất nhiều nguyên nhân, điển hình trong đó là:

Người bị gàu nhiều ngày có những biện pháp điều trị hiệu quả, da đầu luôn trong tình trạng ẩm ướt .

Lười vệ sinh da đầu, gội đầu bẩn không đúng các khiến bã nhờn tích tụ lại, các tết bào da chết bị giữ lại, bụi bẩn nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc lâu ngày hình thành nên mụn.

Một số loại dầu gội làm mất đi sự cân bằng độ ẩm trên da đầu. Kích thích quá trình bong tróc tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn có nơi trú ẩn gây nên các bệnh ngoài da.

Những người để móng tay dài và thường thói quen gãi da đầu mạnh khiến da đầu bị trầy xước, da bị tổn thương rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn có hại.

Một số loại nấm có khả năng lây lan bám trên các đồ dùng tư trang của người bệnh có thể lân sang cho người khác khi chẳng may sử dụng phải.

Thuốc kháng virus: Khi được các bác sĩ chuẩn đoán là do virut gây nên, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc trong nhóm này.

Thuốc kháng sinh: Được chỉ định sử dụng khi vùng da đầu có khả năng nhiễm khẩn. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngăn khả năng phát triển của bệnh. Với loại thuốc này các bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế tác dụng phụ do sử dụng sai cách gây nên.

Thuốc chống nấm: Với những trường hợp nổi mụn ngứa da đầu do nấm gây nên sẽ được khuyên dùng loại thuốc này. Thuốc được sử dụng theo đường uống: Itraconazol, Riseofulvin, Ketoconazol… và dạng kem bôi: Clotrimazol, Nizoral, Ketoconazol,…

Sử dụng baking soda hoặc gội đầu với nước đun cùng lá trầu không và muối là một trong số những mẹo dân gian có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng ngứa trên da đầu đồng thời giúp da đầu kháng khuẩn.

Chăm sóc da đầu đúng cách mỗi ngày, luôn để tóc được khô thoáng và sử dụng dầu gội phù hợp không chứa chất tẩy rửa mạnh và các chất gây kích ứng cho da đầu là biện pháp phòng ngừa da đầu nổi mụn ngứa bạn nên chú ý.