Hôi miệng là bệnh lý tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Để biết được đâu là cách chữa hôi miệng cho trẻ em hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng này. Chỉ khi ” bắt mạch” đúng nguyên nhân bạn mới có thể giúp trẻ hết hôi miệng.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng của các bậc cha mẹ không đúng cách, khiến thức ăn hoặc sữa mắc lại trên nướu, lưỡi, gây nên mùi hôi.
Khi trẻ đã mọc răng sữa, việc cha mẹ thiếu sự đôn đốc trong việc vệ sinh răng miệng ở trẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường là thủ phạm hàng đầu gây mòn men răng, tạo nên những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng sữa non yếu của trẻ.
Một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… không chỉ gây ra hôi miệng ở trẻ mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Vậy đâu là cách chữa hôi miệng cho trẻ hiệu quả? Và mỗi cách sẽ khác nhau với từng lứa tuổi của trẻ em. Bậc cha mẹ cần hết sức chú ý.
2. Cách chữa hôi miệng cho trẻ em từ 1 – 8 tuổi
Hôi miệng là hiện tượng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để biết cách chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả với từng độ tuổi, trước hết bạn cần hiểu về cấu tạo của răng trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau TẠI ĐÂY, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
2.1. Cách chữa hôi miệng cho trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này, thực phẩm chủ yếu bé được tiếp nhận đó là sữa và cháo. Đồng thời, răng trẻ cũng chưa mọc. Tuy nhiên, sữa và cháo rất dễ bám vào nướu, lưỡi. Nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, dịch thức ăn từ sữa, cháo sẽ bị vi khuẩn phân hủy trong khoang miệng, tạo nên mùi hôi.
Sử dụng rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho trẻ, thao tác nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.
Dùng một đầu khăn gạc sạch nhúng vào nước lọc để làm sach bờ nướu và khoang miệng cho trẻ sơ sinh.
Cho trẻ uống nước ngay sau khi ăn để loại bỏ dịch thức ăn còn đọng lại trong nướu, lưỡi.
2.2. Cách trị hôi miệng ở trẻ em từ 5 – 8 tuổi
Răng sữa có lớp men rất mỏng và dễ bị vi khuẩn xâm lấn. Vì thế, phần lớn nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em trong giai đoạn này do sâu răng gây nên. Bạn có thể chọn ra một số biện pháp chữa hôi miệng ngay tại nhà cho trẻ một cách lành tính và có vị dịu ngọt để bé có thể dễ dàng hợp tác.
✤ Cách 1: Mật ong + Chanh
Mật ong và chanh là 2 nguyên liệu có tính sát khuẩn, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ có thể tận dụng chúng làm cách chữa hôi miệng cho trẻ cực đơn giản theo các bước sau:
Cho 2 thìa nhỏ mật ong cùng 1/2 thìa nước cốt chanh vào hòa cùng 1 cốc nước ấm.
Sau khi bé đã đánh răng sạch sẽ, cho bé súc miệng cùng hỗn hợp kể trên.
Thực hiện phương pháp trên đều đặn 2 lần mỗi ngày. Tình trạng hôi miệng ở trẻ sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1/2 thìa chanh vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi. Đây là cách chữa hôi miệng cho trẻ dễ dùng nhất
✤ Cách 2: Mùi tàu
Mùi tàu là loại rau quen thuộc trong căn bếp mỗi nhà. Bên cạnh đó, mẹ hoàn toàn có thể tận dụng loại lá này làm cách chữa hôi miệng hiệu quả cho trẻ. Bởi trong lá mùi tàu có chứa mùi thơm cũng như 1 lượng chất kháng viêm dồi dào, giúp làm sạch khoang miệng và hơi thở dần thơm mát hơn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
Rửa sạch khoảng 10 – 15 lá mùi tàu, chờ ráo nước.
Cho toàn bộ số lá trên vào nồi sắc cùng nước thật đặc, hòa thêm vài hạt muối.
Chờ nước nguội, bạn sử dụng nước trên để cho trẻ súc miệng và họng trong vòng 2-3 phút.
Thực hiện cách chữa hôi miệng cho trẻ trên nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày, tình trạng hôi miệng sẽ dần thuyên giảm.
✤ Cách 3: Húng quế
Húng quế là một loại thảo mộc quen thuộc thường được ông cha ta sử dụng trong việc khử mùi, giúp hơi thở thơm mát hơn, lại vô cùng an toàn, lành tính cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu trẻ gặp hiện tượng hôi miệng, cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:
Rửa sạch khoảng 20 lá húng quế, chờ ráo nước.
Cho lá húng quế vào 1 nồi nước sạch, đun lửa to trong 5 phút đầu, sau đó hạ nhỏ lửa, chờ đến khi nước cạn còn xâm xấp mặt lá.
Bạn sử dụng nước lá húng quế thu được để súc miệng 2-3 lần trong ngày, sau khi đánh răng.
Thực hiện phương pháp trên đều đặn trong tối thiểu 2 tuần để thấy phương pháp phát huy tác dụng. Hơi thở của trẻ sẽ dần thơm mát hơn.
3/ Cách chữa hôi miệng cho trẻ triệt để tại phòng khám
Các biện pháp chữa hôi miệng ở trẻ em trong dân gian rất an toàn và có thể phát huy hiệu quả chữa hôi miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị hôi miệng do răng sâu, viêm nướu hoặc các nguyên nhân khác,… các phương pháp dân gian này không thể phát huy tác dụng tối đa.
Việc cần làm lúc này là bạn nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cách chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả tận gốc bằng một số biện pháp như:
Ngoài ra, các bác sĩ răng miệng còn tư vấn cho phụ huynh cách phòng ngừa răng mọc lệch và các bệnh lý răng miệng khác nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa cho trẻ.
4/Ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ em:
Bạn có thể giúp con mình tránh hôi miệng bằng cách hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ * Cho trẻ chải răng 2 lần 1 ngày bằng bàn chải nhỏ lông mềm để có thể dễ dàng chải sạch khắp các bề mặt răng * Khi trẻ đánh răng hãy chắc chắn rằng bé cũng làm sạch cả lưỡi vì vi khuẩn gây hôi miệng tập trung nhiều trên lưỡi * Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mùi gây ra từ các cặn thức ăn còn mắc trong kẽ răng * Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng, khô miệng gây ra hôi miệng ở trẻ * Cho trẻ đi kiểm tra nha khoa định kì 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý răng miệng