Cách Chữa Đau Họng Tự Nhiên / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

8 Cách Chữa Đau Họng Bằng Phương Pháp Tự Nhiên

Khi bạn bị đau họng, dù không nghiêm trọng đến mức bạn phải đi bác sĩ nhưng nó vẫn có khả năng khiến bạn khó chịu ngay cả trong giấc ngủ. Rất may là bạn có thể dùng 8 cách chữa đau họng theo phương pháp tự nhiên sau đây để làm dịu cơn đau và hạn chế kích ứng.

1. Cách chữa đau họng bằng mật ong

Uống mật ong pha trà là cách chữa đau họng phổ biến của nhiều gia đình người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong còn có hiệu quả chữa ho vào ban đêm tốt hơn các loại thuốc giảm ho thông thường. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy mật ong là loại “dược liệu” chữa lành vết thương hiệu quả. Điều đó có nghĩa là mật ong cũng có khả năng chữa lành viêm họng.

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau, tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế dịch đờm trong cổ họng. Bạn hãy pha nửa muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm và súc miệng khoảng 3 lần/ngày để giảm đau và giữ cổ họng sạch sẽ.

3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơn đau. Từ lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng trong y học để chống viêm, chống oxy hóa và làm se khít vết thương. Vì thế, nó cũng được dùng như một cách chữa đau họng hiệu quả.

Một số nghiên cứu Đông y cho thấy hít hương thơm của trà hoa cúc sẽ giúp bạn giảm triệu chứng cảm lạnh. Tương tự, thường xuyên uống trà hoa cúc là cách kích thích hệ miễn dịch để cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng gây ra cơn đau họng.

4. Tinh dầu bạc hà

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không bao giờ sử dụng các loại tinh dầu mà không pha trộn với các loại dầu thực vật khác như oliu, bơ hoặc hạnh nhân hoặc dầu dừa để làm dịu nhẹ đặc tính của nó… Với tinh dầu bạc hà, bạn chỉ cần trộn 1 giọt tinh dầu bạc hà với 5 giọt dầu khác trước khi sử dụng.

5. Súc miệng với baking soda

Ngoài cách súc miệng bằng nước muối, bạn còn có thể trộn banking soda vào nước muối khi vệ sinh răng miệng để hạn chế cơn đau họng. Dung dịch này sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm và men trong cổ họng.

Viện Ung thư Quốc gia khuyên rằng bạn nên pha hỗn hợp 1 cốc nước ấm, 1/4 muỗng cà phêbaking soda với 1/2 muỗng cà phê muối rồi súc miệng 3 lần/ngày khi đang bị đau họng.

6. Cách chữa đau họng bằng rễ cam thảo

Từ lâu, rễ cam thảo đã được sử dụng để điều trị các chứng viêm họng. Nó đặc biệt có hiệu quả khi được pha với nước để tạo ra dung dịch súc miệng. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng loại dược liệu này vì nó sẽ gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

Nếu bạn cảm thấy đau họng, hãy thử pha loãng từ 1-2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước rồi súc miệng. Sau đó, lặp lại quy trình súc miệng bằng giấm táo từ 1 đến 2 lần mỗi ngày và nhớ phải uống nhiều nước giữa các lần súc miệng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau họng và sự nhạy cảm của cơ thể với giấm táo mà bạn hãy có mức định lượng phù hợp trong mỗi lần dùng. Nếu cần thiết, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tỏi cũng có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên khá cao. Theo Đông y, việc bổ sung tỏi thường xuyên vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa virus cảm lạnh. Sau khi sử dụng, mùi tỏi có thể khiến hơi thở của bạn khó chịu nhưng không thể phủ nhận hiệu quả gần như tuyệt đối của tỏi trong việc chữa đau họng.

Để sử dụng tỏi như một cách chữa đau họng, bạn chỉ cần bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày hoặc ngậm một lát tỏi rồi nhấm nháp dần.

Đau họng không phải là một triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, trong những lần đau họng nhất thời, bạn chỉ cần sử dụng một trong những cách chữa đau họng phía trên. Tuy nhiên, nếu đau họng thường xuyên và với mức độ nghiêm trọng, bạn cần thăm khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị thích hợp.

Theo HELLO BÁC SĨ

Những Cách Chữa Đau Đầu Từ Tự Nhiên

(ĐTĐ) – Đau đầu được định nghĩa là cơn đau nằm ở vùng đầu hoặc khu vực phía trên của cổ. Căn bệnh này thường làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp cơn đau lên tới đỉnh điểm, nó có thể khiến bạn khó chịu đến mức không thể làm được gì.

Những nguyên nhân gây đau đầu

Sức ép và tình trạng căng thẳng thần kinh được xem là nguyên nhân hàng đầu của mọi cơn đau đầu cũng như chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

– Chán nản hoặc lo lắng.

– Thiếu ngủ.

– Hạ đường huyết và mất nước do bỏ bữa hay do bị tiểu đường.

– Chất caffeine hoặc thiếu chất caffeine – đây là nguyên nhân gây đau đầu khá phổ biến ở những người có thói quen nghiện cà phê.

– Một số loại thực phẩm như sô-cô-la, pho mát, đậu hay bất kỳ loại thức ăn nào có chứa MSG (monosodium glutanate – bột ngọt) đều có thể gây đau đầu.

– Căng thẳng ở mắt (do điều tiết mắt quá nhiều để xem ti vi, lái xe trong mưa, đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng…).

– Một số loại mùi hương (nước hoa, xăng dầu hoặc những mùi hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa…).

– Do một số loại tiếng động hay âm thanh.

– Kích thích quá mức.

– Ánh nắng.

– Thay đổi thời tiết đột ngột.

Biện pháp điều trị

– Chườm một túi đá lên cổ và vùng phía trên của lưng nếu bạn đang chịu đựng những cơn đau đầu có nguyên nhân từ cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, chán nản, giận dữ hoặc do dị ứng thức ăn.

– Nhiều cơn đau xuất hiện do cơ thể đang thiếu nước, khiến các cơ bị co rút. Do đó, cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Điều này không chỉ ngăn ngừa và làm giảm cơn đau mà còn giúp cơ thể luôn tươi tắn, khoẻ mạnh.

– Nhúng ướt một chiếc khăn lông vào nước đá lạnh hoặc nhúng ẩm và cho chúng vào ngăn đá trong 10 phút. Cho thêm 2 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn và đắp khăn lên khu vực bị đau trong khoảng 15 phút.

– Châm cứu cũng là phương pháp phổ biến dùng chữa đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu mãn tính.

– Dùng một chai nước nóng, một chiếc khăn nóng hoặc một miếng dán nóng chườm lên cổ và hai vai nhằm làm dịu các cơ đang căng khít.

– Mát-xa cũng là một biện pháp giúp làm thư giãn các cơ đang bị căng ở đầu, cổ và vai, đồng thời còn làm dịu tinh thần, giảm stress. Biện pháp này rất hiệu quả đối với người bị đau đầu vì thần kinh căng thẳng.

– Nếu cảm thấy khó chịu với ánh sáng, bạn hãy tắt bớt đèn. Nằm nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, ít ánh sáng cũng là cách làm giảm nhẹ cơn đau.

– Một số loại thực phẩm gây dị ứng sẽ làm bạn bị đau dầu. Cơ thể của mỗi người dị ứng với từng loại thực phẩm khác nhau, tùy theo cơ địa và thể trạng. Thông thường, những thứ chứa nhiều chất bảo quản và đường rất dễ gây đau đầu. Do vậy, bạn cần chú ý hạn chế chúng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

– Tắm nước nóng. Nước nóng làm dịu nhẹ các phần cơ đang căng và giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn. Nhờ đó, tình trạng căng thẳng thần kinh giảm dần, cơn đau cũng từ từ giảm nhẹ.

– Tập thói quen đi ngủ đúng giờ và cần chú ý ngủ đủ giấc. Việc thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều cũng có thể là nguồn gốc gây ra cơn đau.

– Tư thế ngồi sai, không phù hợp gây ra sức ép lên vùng cổ. Không nên ngồi, đứng hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài. Tư thế đúng sẽ hạn chế tối đa áp lực đè lên các cơ, dây chằng và xương.

– Tập thể dục cũng được xem là biện pháp chữa đau đầu do stress gây ra khá hiệu quả. Chạy bộ, bơi lội hay đạp xe đều giúp cải thiện sự tuần hoàn máu, làm thư giãn cơ bắp và cơ thể, tránh được những cơn đau.

Theo chúng tôi – Nguồn chúng tôi

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

7 Cách Chữa Đau Họng Tự Nhiên Nổi Tiếng Hiệu Quả Sau 1 Ngày Áp Dụng

Súc miệng nước muối ấm

Khi bị đau họng, bạn chịu khó súc miệng bằng nước muối ấm. Đây là biện pháp vừa đơn giản, vừa giúp làm dịu các mô bị viêm và giảm đau. Muối đóng vai trò như một chất khử trùng nhẹ, và cũng rút nước ra khỏi màng nhầy ở cổ họng, màng nhầy co lại, và loại bỏ đờm.

Hàng ngày, bạn lấy một ly nước ấm hòa ½ muỗng muối. Không nên sử dụng nước quá nóng, dùng nước đủ ấm để đốt cháy các mô bị viêm. Súc miệng bằng nước muối trong thời gian khoảng 15 phút. Không nên nuốt nước muối, vì có thể gây khó chịu cho dạ dày. Súc miệng khoảng 4 lần một ngày.

Uống trà nóng

Các thức uống nóng có tác dụng làm dịu triệu chứng viêm. Nước ấm giúp làm tăng lưu lượng máu, giảm đau tại các mô bị kích thích.

Bên cạnh đó, uống trà nóng hoặc canh nóng giúp tăng cường hấp thu các chất lỏng, giữ độ ẩm cho tế bào ở cổ họng.

Uống 1-2 thìa mật ong

Do đặc tính kháng khuẩn, giảm đau nhanh nên mật ong giúp thẩm thấu ưu trương, rút nước ra khỏi các mô bị viêm và tác dụng làm dịu họng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong có hiệu quả hơn xi-rô ho trong việc giảm ho ở trẻ em đặc biệt là vào ban đêm.

Mật ong cũng có tính kháng sinh tự nhiên có thể ngăn chặn nhiễm trùng. Uống một muỗng cà phê mật ong nguyên chất, hoặc hòa với chanh hay trà nóng.

Uống nước chanh ấm

Khi bị đau họng, bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm, hoặc hòa chanh với mật ong hoặc trà thảo dược là phương thuốc được sử dụng phổ biến trong việc chữa viêm họng.

Vitamin C có trong chanh là một chất chống oxy hóa, hỗ trợ hấp thụ sắt cũng như tăng cường chức năng miễn dịch. Các a-xít trong chanh có khả năng phá vỡ các chất nhầy ở cổ họng và tiêu diệt các vi-rút có trong dịch nhầy.

Hoặc bạn có thể trộn một thìa cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm, sau đó dùng bông thấm nước. Quấn bông thấm nước chanh quanh cổ họng và phủ lên bằng khăn. Giữ nguyên trong vòng 30 phút đến một giờ.

Ăn nhiều tỏi hoặc uống nước tỏi ấm

Nổi tiếng là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều đặc tính chữa bệnh, do có tính kháng sinh và kháng vi-rút, tỏi có chứa vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, tỏi còn là thực phẩm kháng khuẩn giúp điều trị đau cổ họng. Bởi thế bạn nên chế biến các món ăn có chứa tỏi để ăn hàng ngày hoặc đun sôi trong nước và uống như trà.

Uống nước lá bạc hà

Cũng như nhiều thực phẩm trị ho khác, bạc hà có tác dụng làm giảm sưng các mô bị viêm ở họng. Bạc hà làm loãng chất nhầy, và dễ dàng loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cổ họng.

Để trị đau họng với bạc hà, bạn hòa 2 muỗng cà phê bạc hà thái nhỏ trong một cốc nước sôi, hâm nóng trong 10 phút, lọc lấy nước và uống. Uống trà hoa cúc

Những bông hoa cúc khoe sắc hàng ngày lại có tính chất kháng khuẩn và kháng vi-rút rất cao. Do đó, uống trà hoa cúc hàng ngày có thể rút ngắn thời gian bệnh và chữa trị viêm họng, cảm cúm hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Thanh Hà

Nguồn: nguoiduatin

Chữa Viêm Họng Bằng Các Phương Pháp Tự Nhiên

Viêm họng là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý, bệnh có thể biến chứng thành viêm họng mãn tính, gây khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy có nhiều loại thuốc kháng sinh trị viêm họng nhưng bạn vẫn có thể tự chữa lành bệnh bằng những cách tự nhiên sau đây, theo tờ Times of India.

* Trộn 1 muỗng cà phê hạt ngò rí khô và đường với tỷ lệ bằng nhau rồi nhai từ 2 – 3 lần trong ngày sẽ giảm đau họng rất tốt.

* Súc miệng với nước phèn chua cũng là cách làm đơn giản nhất để trị viêm họng. Bạn chỉ cần pha 2 g phèn chua xay nhuyễn với ½ cốc nước ấm rồi súc miệng sẽ giảm đau họng hiệu quả.

* Bạn cũng có thể dùng tỏi để trị viêm họng. Bởi lẽ, tỏi có chứa hợp chất allicin có đặc tính kháng viêm rất mạnh. Do đó, chỉ cần bạn nhai vài tép tỏi khoảng 3 lần trong ngày là có thể chống lại bệnh viêm họng hiệu quả.

* Các loại rau thơm như gừng, rau húng quế… cũng có tác dụng trị viêm họng rất hay. Bạn có thể dùng các loại nguyên liệu này ép lấy nước uống. Nhớ là thêm 1 muỗng cà phê mật ong để tác dụng kháng viêm họng và diệt khuẩn của loại thức uống này hoạt động tích cực nhất.

* Thêm nữa, súc miệng bằng nước muối hoặc giấm cũng mang lại hiệu quả trị viêm họng rất cao. Bởi lẽ, nước muối và giấm có tính chất sát khuẩn rất tốt, từ đó giúp giảm viêm và đau họng khá nhanh. Bạn nên súc miệng với nước muối cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ.

* Thông thường, bệnh viêm họng cũng có thể gây ra triệu chứng sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Để xoa dịu các triệu chứng nói trên, bạn có thể hít nhiều hơi nước bốc lên và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.

* Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhai kẹo trị viêm họng để khắc phục tình hình, vì những loại kẹo này sẽ giúp tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn và giữ cho cuống họng luôn ẩm ướt. Hơn nữa, các loại kẹo này còn chứa vitamin C, pectin và kẽm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

* Khi bị viêm họng, bạn cũng nên uống thật nhiều nước để giữ cho cổ họng được ẩm ướt. Hơn nữa, nước còn giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên thành cổ họng dễ dàng hơn. Từ đó, kiềm hãm sự phát triển của bệnh viêm họng…

Một số loại thức uống tốt mà bạn nên dùng khi bị viêm họng gồm trà nóng hoặc nước chanh pha mật ong vì chất kháng viêm trong các loại thức uống này rất dồi dào.

* Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp nước ép cần tây, cà rốt, khoai tây, bột nghệ hoặc rau diếp cá với nước chanh và muối uống khoảng vài lần trong ngày sẽ trị viêm họng một cách triệt để.

Theo PhunuOnline

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook