1. Quả sung – Vị thuốc quanh ta
Sung là một loài cây quá quen thuộc trong dân gian, dễ trồng và thường được sử dụng trong chế biến ẩm thực hàng ngày. Chúng ta hầu hết đều đã từng ăn quả sung một vài lần trong đời nhưng ít ai biết đến tác dụng của nó. Sung không chỉ dùng để ăn mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt đặc biệt là trị trĩ nội.
Đông y quan niệm, quả sung có tính bình, có hiệu quả tăng cường tiêu hóa và thải độc, làm sạch ruột và tiêu thũng. Đông y dùng sung để điều trị người bệnh bị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện khó, bệnh trĩ, lòi dom hoặc sa trực tràng. Tây y sử dụng những nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại đường và axit hữu cơ, có tác dụng bồi bổ, chống oxy hóa, dùng trong phòng ngừa ung thư và cải thiện tình trạng lão hóa của cơ thể rất tốt.
2. Công dụng của quả sung trong điều trị bệnh trĩ
Trĩ nội độ 1 và 2 có thể được xếp vào bệnh trĩ nội nhẹ. Ở cấp độ này, bệnh nhân mới có dấu hiệu đại tiện ra máu màu nâu lẫn với phân hoặc màu đỏ tươi, cảm giác đau và ngứa khi đi đại tiện có xuất hiện nhưng chỉ thỉnh thoảng và chưa thường xuyên, các búi trĩ nội có thể mới hình thành và hình thành chưa nhiều, chỉ sa ra ngoài nếu bệnh nhân cố rặn khi đi đại tiện. Bệnh nhân bị bệnh trĩ nội nhẹ hoàn toàn có thể chữa trị bằng các bài thuốc dân gian mà một trong số đó là sử dụng quả sung.
Sung có công dụng gì đối với bệnh trĩ nội?
* Sung tốt cho tiêu hóa, ăn sung có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng kiết lị và đại tiện khó ở người, từ đó cũng giảm được đáng kể tình trạng đi ngoài ra máu.
* Lá sung có tác dụng kháng viêm, cầm máu và giảm tình trạng đau rát hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ nội nhẹ bằng quả sung1. Ăn quả sung điều trị bệnh trĩ nội
Bệnh nhân bị trĩ có thể nấu sung lên ăn từ một đến hai quả, hoặc cũng có thể ăn sống lúc đói. Ngày hai lần cho đến khi nào tình trạng táo bón tiêu chảy và đại tiện khó của bệnh nhân trĩ chấm dứt.
Hoặc có thể lấy sung để nấu canh dùng trong bữa ăn hàng ngày như sau: Lấy từ 15 đến 20 quả sung xanh hoặc khô đều được đem đi nấu canh với 1 đoạn lòng lợn và đổ một lượng nước vừa đủ từ 1,5 lít đến 2 lít nước để nấu. Dùng trong bữa ăn hàng ngày và tình trạng trĩ sẽ được cải thiện.
2. Sử dụng lá sung và quả sung làm nước ngâm hậu môn chữa trị trĩ nội
Chuẩn bị: Trước khi tiến hành ngâm hậu môn, bệnh nhân trĩ cần vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, và dùng khăn mềm lau lại cho khô.
Tiến hành: Lấy một lượng lá sung và quả sung vừa đủ đun sôi nấu lấy nước. Chắt lấy nước đổ vào bô và ngồi xuống để xông hơi búi trĩ lúc nước còn nóng. Khi nước nguội lại, sờ đủ ấm thì có thể đổ nước ra chậu và ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút.
3. Kết hợp sung với các lá khác dùng trong điều trị trĩ nội nhẹ
Quả sung, cùng với lá sung có thể kết hợp với bỏ cong, ngải cứu, lá lốt và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm. Cùng với một củ nghệ tán nhuyễn cho tất cả các thứ vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, đổ vào một bát con nước bồ kết đặc và để lửa nhỏ trong 10 phút. Chắt lấy nước hỗn hợp.
Tiến hành: Xông nước hỗn hợp thu được lúc nước còn nóng, đến khi nước nguội có thể tiến hành ngâm hậu môn như đã chỉ dẫn ở bước 2.
Ưu và nhược điểm của chữa bệnh trĩ nội nhẹ bằng quả sungƯu điểm: Chữa bệnh trĩ nội nhẹ bằng quả sung là cách làm rất thủ công, đơn giản và dễ làm. Trong khi đó, quả sung lại là thứ quả sẵn có, dễ tìm. Chữa bệnh trĩ nội nhẹ bằng quả sung thường là phương pháp dân gian thân thiện với cơ thể và sức khỏe của người bệnh, không lo biến chứng, chi phí điều trị không tốn kém.
Nhược điểm: Chữa bệnh trĩ nội bằng quả sung chỉ thích hợp với những bệnh nhân bị trĩ cấp độ nhẹ, trường hợp bệnh nhân đã bị trĩ trong thời gian dài, các búi trĩ nội sa ra khỏi khu vực hậu môn thường xuyên thì khó có thể áp dụng cách này. Thời gian điều trị trĩ nội bằng sung cũng cho hiệu quả chậm, bệnh nhân cần kiên trì trong thời gian dài.