Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Ở Người Trẻ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Ở Người Trẻ Hiện Nay

Mất ngủ chỉ gặp ở những người cao tuổi nhưng hiện nay chứng mất ngủ ở người trẻ có xu hướng này ngày một gia tăng. Tình trạng thiếu ngủ ở giới trẻ nếu không được cải thiện sớm sẽ ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống.

Những người trẻ tuổi bị mất ngủ sớm thường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của người bệnh. Hiệu suất làm việc giảm, tâm lý không ổn định, khẩu vị kém, trầm cảm, lo âu, dễ cáu gắt… So với những người lớn tuổi thì mất ngủ ở người trẻ tuổi sẽ dễ dàng khắc phục hơn bởi những nguyên nhân gây bệnh hầu hết xuất hiện do thói quen hàng ngày.

Điều chỉnh thời gian biểu

Đầu tiên, chỉnh sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc một cách khoa học. Điều này giúp hình thành phản xạ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.

Trước khi đi ngủ, tuyệt đối không ăn no và uống nhiều nước.

Nhiệt độ trong phòng ngủ phải mát vừa phải, tránh quá lạnh hoặc quá nóng.

Tránh ngủ nhiều ban ngày.

Hạn chế mang vào phòng ngủ những thứ có thể ảnh hưởng giấc ngủ như tivi, máy vi tính, điện thoại…

Có thể tắm nước ấm để cơ thể thư giãn trước khi ngủ khoảng một đến hai tiếng. Không nên tắm trễ bằng nước lạnh và tắm sát giờ ngủ.

Tập thể dục và vận động thường sẽ xuyên giúp cơ thể xua tan đi mệt mỏi.

Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu cảm thấy không thể ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác.

Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô khiến người bệnh đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ.

Nếu khi ngủ dậy, bạn thường có cảm thấy ê ẩm hay đau lưng thì có thể là do chăn gối được làm từ vật liệu không thích hợp.

Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Thư giãn tâm lý

Không suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng trước khi ngủ. Sau khi vừa kết thúc công việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc, không nên ngủ ngay. Thay vào đó, nên trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân, đọc sách, đi dạo hay làm việc nhẹ nhàng. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền, yoga cũng có nhiều lợi ích cho giấc ngủ.

Thuốc và thực phẩm hỗ trợ

Nếu đã áp dụng các biện pháp thông thường trên mà vẫn cảm thấy khó ngủ thì các loại thực phẩm chức năng hay thuốc ngủ đôi khi là cần thiết. Nếu mất ngủ do bệnh lý tâm thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn nhịp thức ngủ chu kỳ… thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Đặc biệt, không nên lạm dụng thuốc ngủ, chỉ sử dụng thuốc ngủ hay kể cả thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ một cách hạn chế và khi thật cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc gây buồn ngủ sẽ tạo tác động ức chế hệ thần kinh. Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ mà không phải xuất phát từ giấc ngủ tự nhiên. Do đó sẽ cực kì nguy hiểm khi lạm dụng nó. Những loại thuốc này nên được chỉ định khi thật cần thiết và từ thầy thuốc có chuyên môn.

Nguyên Nhân Mất Ngủ Ở Người Trẻ Tuổi Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

1. Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Nếu như căn bệnh mất ngủ xảy ra ở người già là điều bình thường thì với những người trẻ lại là bất thường. Bởi chúng gây ức chế cho não bộ và thần kinh, bởi khi ức chế thần kinh lớn hơn sự hưng phấn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như suy nghĩ. Cụ thể nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi đó chính là do:

– Phải làm việc với các thiết bị thông minh quá nhiều: Ở xã hội phát triển như hiện nay, đa số giới trẻ làm việc cũng như giải trí là nhờ các thiết bị thông minh này. Nhất là đối với những người hàng ngày làm việc văn phòng, sử dụng máy tính hơn 8 tiếng một ngày. Những áp lực công việc lớn khiến người trẻ tuổi phải suy nghĩ, stress và dẫn đến mất ngủ

– Sử dụng quá nhiều điẹn thoại, laptop, wifi – Đều là các thiết bị phát ra bức xạ điện từ đây là tác nhân gây ảnh hưởng đến não bộ và các hệ thần kinh của mắt và cũng là một trong số những nguyên nhân mất ngủ hàng đầu ở người trẻ. Ngoài ra, không khí trong văn phòng chưa ngủ lượng oxy không đủ, dẫn đến ngột ngạt và mất ở những người trẻ tuổi.

– Do ăn uống và sinh hoạt: Duy trì những thói quen thiếu đi sự khoa học sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu ngủ vào ban đêm.

– Thường xuyên bị căng thẳng, stress: Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi điển hình này là do áp lực cuộc sống khiến cho cơ thể mất đi sự cân bằng giữa tinh thần thoải mái và sự ức chế, từ đó tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, vỏ não, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.

– Dùng chất kích thích quá nhiều: Những người trẻ tuổi thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thần kinh khiến cho hệ thần kinh và bộ não luôn ở trong trạng thái tỉnh.

– Ăn quá no khi ngủ: Vào buổi tối nếu ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ để cơ thể có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà bạn đã nạp vào bên trong cơ thể.

2. Bệnh mất ngủ ở người trẻ nguy hiểm như thế nào?

a. Tăng cân và dễ mắc bệnh ung thu ở người trẻ do mất ngủ

– Khi cơ thể thiếu ngủ làm quá trình trao đổi chất chậm hơn nên lượng đường bên trong máu tăng cao từ đó dễ bị tăng cân và béo phì.

– Ngoài ra, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bởi vì theo một cuộc khảo sát ở Anh vào năm 2008 cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ hơn mắc bệnh ung thư vú. Còn nghiên cứu ở trường Y Harvard: Nếu ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ phát triển khối u đại trực tràng. Bởi lượng hormone melatonin được sản xuất khi ngủ và nó có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Khi mất ngủ, hormone này giảm đi rất nhiều và tăng nguy cơ ung thư.

b. Huyết áp cao

– Khi mất ngủ sẽ khiến cơ thể luôn căng thẳng và phản ứng bằng việc tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính.

c. Mắc bệnh trầm cảm

– Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Đồng thời, cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

– Bởi theo một hình ảnh chụp não cho biết: Mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não từ đó làm tối loạn tâm thần. Một số chuyên gia cho rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm thay đổi chức năng hoạt động của não, đặc biệt là ở những người hay lo âu. Những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, thậm chí kể cả không có tiền sử trầm cảm, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm nếu giấc ngủ không được bảo đảm

d. Đầu óc mất tập trung

– Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Trạng thái này vô cùng cần thiết, giúp đầu óc được nghỉ ngơi lúc ngủ. Hậu quả là con người sẽ cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ.

– Những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức, cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc. Từ đó, tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể. Ngược lại, mất ngủ làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.

3. Cách trị mất ngủ cho người trẻ Cách trị mất ngủ cho người trẻ hiệu quả

Cách chữa bệnh mất ngủ ở thanh niên giúp cho cơ thể luôn khỏe mạng và làm việc hiệu quả nhất cho cả ngày. Vì thế, để cải thiện giấc ngủ thì bạn cần:

– Giảm sử dụng các đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Tránh rượu bia và thức uống có ga, cafein,…

– Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và chế độ ăn uống của mình.

– Lên kế hoạch thời gian ngủ – thức cố định, không ngủ nướng vào các ngày cuối tuần.

– Sắp xếp lịch học tập, làm việc hợp lý để không phải thức khuya, loại bỏ stress, áp lựC…

– Thường xuyên vận động, tập thể dục vào buổi sáng và chiều (cách thời gian ngủ ít nhất 2 tiếng).

Đọc chi tiết: Cách hết mất ngủ nhờ tập thể dục

– Thêm vào đó, nếu khó ngủ ở thanh niên xảy ra thường xuyên thì cần kết hợp chặt chẽ giữa lối sống khoa học và bổ sung các thảo dược chữa mất ngủ để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

7 Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Ở Người Già Giúp Ngủ Ngon Và Sâu

Người cao tuổi được đánh giá là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh mất ngủ cao nhất hiện nay. Bệnh gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tinh thần của đối tượng này. Vậy, muốn chữa bệnh mất ngủ ở người già thì cần phải làm những gì? Cùng tham khảo 7 cách sau đây!

Mất ngủ ở người già là như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì là một loại mất ngủ ở người già rối loạn giấc ngủ. Khi mắc bệnh này họ chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng mỗi đêm, trong một số trường hợp thì người đó khó có thể ngủ, ngủ khuya nhưng dậy sớm, đêm trằn trọc ngủ không sâu giấc. Hậu quả chính là những ngày sau đó cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, làm việc không hiệu quả….

Bệnh mất ngủ ở người già do nhiều nguyên nhân ngoại cảnh và nội sinh gây nên. Có những người cao tuổi bị mất ngủ do sử dụng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ như: trà mạn, cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga… Có người đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý. Có người lại bị mất ngủ do môi trường không thuận lợi: quá ồn, quá sáng, quá chật chội, ngột ngạt…

Một số loại bệnh lý ở người cao tuổi cũng khiến cho tình tình trạng bệnh mất ngủ ở họ trở nên nghiêm trọng: bệnh xương khớp gây đau nhức; co giật chân; bệnh đường tiêu hóa gây trào ngược; ngưng thở khi ngủ; rối loạn nhịp tim,…Cùng với đó là tình trạng căng thẳng thần kinh, thường xuyên âu lo có thể khiến cho họ không thể có được một giấc ngủ ngon.

7 cách chữa bệnh mất ngủ ở người già ai cũng có thể thực hiện

Muốn chữa bệnh mất ngủ ở người già có nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

1. Cắt bỏ tất cả cafein, chất kích thích

Sử dụng cafein khiến cho adenosin – chất tiết của não giúp ngủ ngon bị hạn chế. Do đó, không nên sử dụng các loại đồ uống có hàm lượng cafein, đặc biệt là từ sau bữa trưa tới chiều. Với những người nhạy với cafein thì tốt nhất không nên dùng những loại đồ uống này trong thời gian bị mất ngủ.

Nhiều người cao tuổi có thói quen uống rượu, bia với mục đích giải khát hoặc giúp ngủ ngon hơn khi đã ngà ngà say. Về lâu dài, sử dụng đồ uống có cồn này với mục đích nào chăng nữa cũng ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ. Ngược lại nó có thể cản trở giấc ngủ, gây nên nhiều loại bệnh tật nguy hiểm và đôi khi là đột quỵ cướp đi tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.

Một cách dễ ngủ cho người mất ngủ chính là nên tập thể dục mỗi ngày. Nhiều người già lấy lý do tuổi tác hay sức khỏe để hạn chế vận động nhưng tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi,… sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh hơn cũng như sâu giấc hơn.

Tuy nhiên, nên hạn chế việc vận động quá gần với giấc ngủ, điều này tạo nên sự hưng phấn và khiến cho việc ngủ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, người cao tuổi hệ xương khớp cũng bị suy yếu nhiều cần tránh những bài tập nặng gây tổn thương mô cơ.

3. Sắp xếp phòng ngủ khoa học và hợp lý

Phòng ngủ chật chội, bừa bộn hay quá nóng/lạnh chính là một nguyên nhân ngoại cảnh khiến cho nhiều người già bị mất ngủ . Do đó, hãy sắp xếp lại phòng ngủ.

Xác định mục đích chính của phòng ngủ là để ngủ do vậy đừng để quá nhiều đồ đạc.

Tạo những không gian nhỏ để đọc sách, thiền.

Bố trí lại vị trí giường để tránh tình trạng quá sáng/ồn.

Sắp xếp lại rèm cửa, che chắn ánh sáng tốt để đảm bảo vào buổi tối phòng không có nhiều ánh sáng lọt vào.

4. Xây dựng những thói quen tốt trước khi ngủ

Bệnh mất ngủ ở người già hoàn toàn có thể được cải thiện nếu như bản thân họ có thể xây dựng những thói quen lành mạnh trước khi ngủ:

Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, nó khiến cho người mất ngủ tăng sự tập trung dẫn tới càng khó ngủ.

Tắt đèn trước khi ngủ, nên để không gian lặng yên và tối.

Sử dụng điều hòa/quạt điện nếu mùa hè nóng nực; dùng chăn ấm nếu là mùa đông.

Tránh xa chiếc đồng hồ, khi bạn bị mất ngủ sẽ thường hình thành nên thói quen kiểm tra đồng hồ. Điều này khiến bạn rơi vào trạng thái càng khó ngủ.

Trước khi ngủ có thể thiền, tập yoga hoặc tắm nước nóng.

5. Lên một lịch ngủ để xây dựng giờ ngủ sinh lý

Muốn trị mất ngủ ở người già hãy lên một lịch trình ngủ hợp lý. Bạn xác định thời gian bắt đầu đi ngủ và thức dậy. Đặt báo thức giờ đi ngủ và thức dậy mỗi ngày như nhau, sau một thời gian bạn sẽ quen với nó.

Có nhiều người cho rằng, nếu như buổi tối không ngủ được thì buổi sáng có thể ngủ thêm chút để cơ thể không bị mệt. Thực tế, điều này là hoàn toàn sai lầm. Hãy lên kế hoạch đi ngủ và thức dậy để cơ thể có thể quen với điều đó, chắc chắn tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện.

6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý

Với đối tượng người cao tuổi, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, vào ban đêm không nên ăn quá no tránh tình trạng nặng bụng khó ngủ. Cách trị chứng mất ngủ ở người già hay tất cả những đối tượng khác đều cần phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng này.

7. Uống trà thảo mộc giúp người già ngủ ngon hơn

Có khá nhiều loại trà thảo mộc giúp cho người già cải thiện tình trạng mất ngủ của mình mà không cần sử dụng tới bất cứ viên thuốc nào. Mỗi buổi tối, uống một vài tách trà hoa cúc hay tam thất có thể giúp cho giấc ngủ đến nhanh hơn, tinh thần được thoải mái hơn.

Khi nào người già nên uống thuốc?

Trong một số trường hợp nhất định, khi việc điều chỉnh những thói quen, lịch sinh hoạt hay các hoạt động bổ trợ không còn mang tới tác dụng thì cần phải sử dụng thuốc. Với những trường hợp điển hình sau đây chữa mất ngủ ở người già bắt buộc phải uống thuốc:

– Mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý gây nên: các bệnh lý như đau nhức xương khớp, tim mạch, huyết áp, trào ngược dạ dày… Những bệnh lý này cần phải sử dụng thuốc điều trị để tình trạng bệnh thuyên giảm, chỉ có như vậy bệnh mất ngủ cũng mới được cải thiện.

– Mất ngủ không rõ nguyên nhân: Do không xác định được nguyên nhân gây nên mất ngủ là gì nên bắt buộc phải dùng các loại thuốc gây ngủ giúp người bệnh có thể ngủ ngon giấc.

Để có thể mang tới hiệu quả cao cũng như dài lâu cần kết hợp sử dụng thuốc với các phương pháp điều trị kể trên. Người bệnh cần kiên trì cũng như dùng đúng liều lượng thuốc để tránh những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.

Bệnh Mất Ngủ Ở Người Già: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Mất ngủ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi ngay cả khi họ đi nằm từ rất sớm. Bệnh ngày càng phức tạp với các biểu hiện thường gặp như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và hay tỉnh giấc giữa đêm, rất khó ngủ lại. Giấc ngủ không được đảm bảo khiến người già không có cảm giác khỏe khoắn, thoải mái khi thức dậy và kéo theo đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sức khỏe.

Bất kỳ một chứng bệnh nào để việc điều trị có hiệu quả phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bệnh mất ngủ ở người già không ngoại lệ, ngoài phương pháp trị bệnh hiệu quả chúng ta cần loại bỏ yếu tố bất lợi đó.

4 nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người già

Giảm hoạt động cơ thể, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc), giảm khả năng phục hồi của cơ thể khi bị lão hóa,…

Bệnh lý: Người già thường mắc rất nhiều bệnh lý như đau nhức xương khớp, suy gan, thận, bệnh lý tim mạch, huyết áp,… Những cơn đau, khó chịu của bệnh lý thường tăng lên lúc nửa đêm và gần sáng làm cho bệnh nhân thức giấc.

Hệ thần kinh: Bệnh trầm cảm là một trong nguyên nhân phổ biến nhất làm cho người già bị rối loạn giấc ngủ. Thêm vào đó do hệ thần kinh bị suy yếu khiến tình trạng khó ngủ và hay thức giấc.

Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc loại corticoid, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Mê-thy-đo-pa, các thuốc điều trị hen phế quản (Thê-ô-phy-lin) và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm được ghi nhận là gây rối loạn trực tiếp đến giấc ngủ.

Mất ngủ ở người già gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng

Ở người già, chức năng các cơ quan như gan, thận đều giảm sút nên mất ngủ càng làm gián đoạn hoạt động này hơn.

Gia tăng tốc độ lão hóa cơ thể, kéo dài thời gian làm lành các vết thương như: sưng, đau.

Suy giảm trí nhớ, thần kinh luôn rơi vào trạng thái căng thẳng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ,…

Mất ngủ ở người cao tuổi do quá trình lão hóa là điều tất yếu, không thể tránh được. Vì vậy, việc tìm ra một giải pháp an toàn và hiệu quả để khắc phục chứng bệnh này là vô cùng cần thiết.

Giải pháp an toàn, hiệu quả chữa mất ngủ ở người già

Đặc điểm cần chú ý khi điều trị mất ngủ ở người già.

Ở người già thường mắc các bệnh về gan, thận; chức năng của chúng bị suy yếu nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc Tây.

Khả năng đáp ứng với thuốc chậm hơn so với người trẻ nên cần thời gian điều trị.

Người già thường mắc nhiều bệnh lý sử dụng nhiều thuốc cùng lúc là không khả thi và giảm hiệu quả điều trị

Biện pháp không dùng thuốc cần được ưu tiên.

Về chế độ ăn uống: Đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng đủ 3 chất chủ yếu: đạm (thịt, cá…), đường (gạo, bánh mì…) và mỡ (mỡ động vật và dầu thực vật, nhưng chủ yếu là dầu thực vật). Người cao tuổi nên ăn thực phẩm dễ tiêu, có nhiều vitamin B1, loại giàu chất khoáng như rau (rau muống, mồng tơi), quả (cam, quýt, đu đủ chín)…; thịt lợn, thịt gà, cá tươi, đậu phụ, sữa đậu nành.

Về chế độ sinh hoạt: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng (thiền, yoga, dưỡng sinh,…) không ăn quá no và buổi tối.

Biện pháp thư giãn giúp dễ ngủ buổi tối: ngâm chân muối gừng, ngâm chân nước ấm, uống sữa ấm, …

Lưu ý:

Những biện pháp trên sẽ rất phù hợp với đối tượng mới mất ngủ, mất ngủ nhẹ để cải thiện sớm bệnh. Tuy nhiên trường hợp mất ngủ kéo dài, mãn tính, lâu năm hệ thần kinh bị suy yếu rất nhiều cần có sự hỗ trợ để khôi phục lại.

OBA Night giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, sâu và ngon giấc. Sự kết hợp 4 cây thuốc trị mất ngủ trên nay đã được kết tinh trong sản phẩm OBA Night. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận và giúp hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước tìm lại giấc ngủ tự nhiên.

DS.OBA Night.