Những Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư Mắt Ở Trẻ Em

Những biểu hiện bệnh

Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và dễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế, ví dụ đốm sáng ở con ngươi, hay con ngươi trắng; nhưng đấy là dấu hiệu muộn.

Đôi lúc bệnh biểu hiện rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện như siêu âm, chụp cắt lớp (CT scan).

Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là vào ban đêm như mắt mèo. Lé cũng là dấu hiệu thường gặp. Người nhà cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có lé.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này.

Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như:

Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm Giảm thị lực Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử Lồi mắt Chảy máu trong không do nguyên nhân chấn thương Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ tại các trường học.

Ung thư mắt: Ung thư có thể chữa lành

Hiện nay, bướu nguyên bào võng mạc là loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm.

Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở mức cứu sống bệnh nhân mà đã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng. Hay nói cách khác, trẻ mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt.

Ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hoá chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ.

Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ trẻ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn. Hơn thế nữa, các bác sĩ Việt Nam đang tiến những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp bảo tồn mắt (không cắt bỏ mắt).

Các phương pháp này bao gồm: truyền hoá chất chống ung thư vào máu hay còn gọi là “vô hoá chất”, kết hợp với tiêm hoá chất vào ngay mắt và chiếu laser tại khối bướu.

Từ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, các bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Mắt chúng tôi đã áp dụng thiết bị này trong điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc. Qua đó phối hợp điều trị để bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm ung thư là hết đường cứu chữa. Ung thư là chỉ chờ chết, đụng dao kéo vào là chết nhanh hơn.

Nhiều người khác lại tin vào phương thức gia truyền như thuốc nam, thuốc bắc. Một gia đình đau xót trước cảnh con bị múc mắt hay do tập tục của một số dân tộc thà để con chết nhưng mắt còn nguyên vẹn.

Do đó khiến người nhà đưa trẻ đến khám trễ hay tự ý bỏ điều trị khi có yêu cầu bỏ mắt của các nhân viên y tế.

Chính vì vậy, bướu lớn nhanh do những loại thuốc đắp, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn) thậm chí di căn vào não khiến trẻ chết rất nhanh.

Một số trường hợp bướu lớn ăn lan ra ngoài gây mùi hôi khó chịu cho cả người thân. Lúc này gia đình mới đưa trẻ đến bác sĩ thì đã quá muộn.

Xử trí lúc này rất nặng nề và trẻ thường khó qua khỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt. Sau đó, hốc mắt được nạo vét sát xương sọ trông rất sợ đến nỗi bản thân người mẹ có khi không dám nhìn khi thay băng.

Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau.

Ngoài ra nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, và không tự ý bỏ điều trị dù bất cứ lý do nào.

Ung Thư Xương Ở Trẻ Em

Ung thư xương ở trẻ em, là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa trị. Bác sĩ Trần Chánh Khương (BV Ung Bướu) nói về vấn đề này như sau:

Xin BS cho biết nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em?

Trẻ từ 13-15 tuổi là thời kỳ cơ thể con người đang phát triển và hoàn thiện các cơ quan, nên đối với bộ xương – ở các tế bào sinh xương của sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài (xương tay, xương chân…), phần sẽ tăng trưởng làm xương dài thêm – chính là nơi hay xảy ra khối u ung thư xương. Sarcôm xương là dạng ung thư xương thường gặp nhất, chiếm 5% tổng số ca ung thư trẻ em, thường thấy ở bé trai (gấp đôi bé gái), 80% ở gần vị trí khớp (gần khớp gối, gần khớp vai). Lứa tuổi thường mắc bệnh: thiếu niên (13-15), thanh niên (20-25). Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền do sai lệch gen AND (hội chứng Lifraumeni, bệnh bướu nguyên bào võng mạc mắt) hay tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ… làm tăng nguy cơ bị sarcôm xương ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh?

Đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đau, sưng vùng gần khớp. Đặc biệt, quanh khớp gối, gần khớp vai. Ít lâu sau, đau nhiều hơn khi đi lại, cử động hoặc về đêm, kèm theo khối u sưng to, đau ngày càng tăng. Trẻ đi khập khiễng hoặc đôi khi bị gãy xương sau khi va chạm, chấn thương nhẹ.

Ở cơ sở y tế, sau khi thăm khám tại chỗ: khối u sưng đau và hạn chế cử động ở vùng quanh khớp gối, khớp vai. Một số kỹ thuật chẩn đoán khác cần được thực hiện: Chụp X quang chỗ khối u sưng, đau, X quang phổi để xem có di căn phổi hay không. Scan khối u hay chụp RMI để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u (xâm lấn cơ quan lân cận, nội tủy…).

Mổ sinh thiết để xác định mô bệnh học khối học.

Công tác chẩn đoán cần được thực hiện kỹ lưỡng, để xácđịnh độ ác tính (thấp, vừa, cao) và giai đoạn bệnh (khu trú hay đã di căn phổi, gan, xương khác…) của bệnh sacôm xương.

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào?

Có nhiều cách điều trị:

Phẫu trị: đoạn chi có khối u ung thư.

Hóa trị: dùng nhiều thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (chủ yếu di căn phổi, màng phổi).

20% sarcôm xương trẻ em thuộc nhóm ác tính cao, dễ bị di căn phổi sau khi đoạn chi.Kết quả: 60-80% bệnh nhân sống thêm 5 năm đối với sarcôm xương trẻ em tại chỗ, chưa di căn xa.

Hiện nay, việc điều trị sarcôm xương trẻ em có nhiều tiến bộ.

Hoá trị dẫn đầu thực hiện trước mổ nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tổn thương di căn âm thầm.

Cố gắng bảo tồn – không đoạn chi bằng kỹ thuật cắt nạo khối u, ghép xương. Kết hợp hóa trị trước và sau khi mổ.

Thử nghiệm thuốc đặc hiệu mới, hiệu quả hơn với mục đích gia tăng kết quả điều trị

Ở trẻ không may bị ung thư xương phải đoạn chi, và trị khỏi, vấn đề lắp tay, chân giả để trẻ hoà nhập xã hội cũng cần được quan tâm.

Lời khuyên quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh kịp thời khi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên.

Bệnh Ung Thư Xương Ở Trẻ Em

Ung thư xương ở trẻ em thường xuất phát từ các tế bào sụn, xương hoặc các tế bào mô liên kết của xương. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 13 -15 là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Bệnh không chỉ cản trở quá trình phát triển của các bộ phận trong cơ thể mà còn tạo nên những hậu quả không mong muốn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở trẻ em?

Đối với bệnh ung thư xương ở trẻ em, dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất chính là thường xuyên xuất hiện những cơn đau và sưng tấy ở những khu vực như cánh tay, chân hoặc khớp.

Khi các khối u xương phát triển và xâm lấn vào các mô mềm xung quanh và phá vỡ cấu trúc da làm sẽ xuất hiện dấu hiệu chảy máu, viêm nhiễm khiến cho cơ thể người bệnh đau đớn và luôn mệt mỏi.

Một số trường hợp lại có dấu hiệu căng cứng các cơ xương, đau đớn khi vận động hay đi lại nhiều, cơn đau thường nặng hơn về đêm, nặng hơn có thể khiến cho xương bị gãy mà không biết rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em

Các bác sĩ chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em là do bên trong cơ thể có sự rối loạn di truyền làm cho quá trình phân bào có gen biến dị. Điều này lí giải vì sao, trẻ em ở độ tuổi đang phát triển thường mắc phải bệnh ung thư xương nhiều nhất.

Ung thư xương cũng có thể là do các bệnh lành tính của xương chuyển hóa thành.

Điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em như nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em như phẫu thuật đoạn chi có ung thư, hóa trị (sử dụng các loại thuốc tiêm truyền để điều trị và ngăn ngừa tổn bệnh di căn sang các bộ phận khác, phương pháp này được thực hiện trước phẫu thuật để ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư).

Đối với những trẻ phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn chi nhưng may mắn chữa khỏi được bệnh thì cũng có thể được lắp chân giả, tay giả để có được cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trẻ em là đối tượng được coi là mắc phải bệnh ung thư xương nhiều nhất. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh ung thư xương và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí để có thể bảo vệ con mình khỏi căn bệnh quái ác này và giúp cho con có sự phát triển an toàn nhất.

Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn

Triệu Chứng Ung Thư Xương Ở Trẻ Em

Tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ em chiếm hơn 60% trong tổng số người bị bệnh này chính vì vậy nó là một vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng đối với trẻ em. Trẻ bị ung thư xương đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nếu chữa khỏi, việc vận động sau này của trẻ cũng sẽ rất khó khăn. Do vậy việc phát hiện sớm triệu chứng ung thư xương là rất quan trọng.

1. Triệu chứng ung thư xương ở trẻ em

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ em là rất cao. Chỉ riêng vài năm trở lại đây, các ca ung thư xương đùi, xương chân dưới hay xương chân… của người nằm trong độ tuổi từ 10-18 chiếm đến 60% tổng số bệnh nhân. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm ung thư xương ở trẻ nhỏ. Bởi căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con em mà còn tác động không nhỏ đến cuộc sống tương lai.

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết và phát hiện nhất chính là các cơn đau nhức. Những cơn đau này thường đi kèm hiện tượng sưng tấy. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở các khu vực như xương khớp chân hay cánh tay, gối.

Cơn đau này xuất hiện và biến mất một cách đột ngột, ngẫu nhiên mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, đây chỉ là cơn đau ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới bắt đầu. Do đó, nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn, cơn đau cũng do đó mà xuất hiện với tần suất và cường độ cao hơn nhiều.

Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh, chúng sẽ xâm lấn vào khu vực mô mềm. Đồng thời tế bào này sẽ phá vỡ cấu trúc da gây nên tình trạng chảy máu. Đặc biệt, ở trẻ em, do ý thức chưa được cao nên việc bết thương viêm nhiễm là rất lớn. Điều này khiến người bệnh phải chịu đựng sự mệt mỏi và đau đớn.

Bên cạnh đó, ở một số trẻ sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu ung thư xương như căng cứng cơ, khớp. Nó cũng gây ra cảm giác đau đớn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại ở trẻ. Thêm vào đó, cơn đau cũng thường xuyên xuất hiện khi trẻ nghỉ ngơi, ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ, kiệt sức.

Thời gian đầu, những khối u do ung thư xương gây ra sẽ có dạng cứng chắc và bề mặt nhẵn bóng. Khi chạm vào, chúng không hề gây ra cảm giác đau đớn.

Tuy nhiên, khi bệnh nặng hơn, khối u cũng lớn hơn và sẽ dần biến dạng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức phần mềm và mạch máu nằm dưới da. Chính vì vậy, lúc này vùng da nổi khối u sẽ có màu hồng và ấm, lộ mạch máu nhỏ so với các khu vực khác. Điều này là do da bị căng do máu bị tụ.

Ngoài hai dấu hiệu điển hình kể trên, ung thư xương còn có nhiều dấu hiệu khác nữa. Tùy tình trạng thể lực, giai đoạn bệnh, kích thước và khu vực phát triển u xương ác tính ở trẻ mà các biểu hiện này có thể xuất hiện hoặc không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của con em. Cụ thể như sau:

– Trẻ đi lại, vận động khó khăn, có dấu hiệu đi không vững, tập tễnh

– Khả năng vận động, chạy nhảy kém

– Chân tay hay các khu vực khác trên cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

– Dễ bị đau, tổn thương khi bị ngã hay va chạm nhẹ

– Cơ thể mệt mỏi, lười vận động

– Sốt cao, kén ăn, sụt cân không rõ lý do

– Trẻ không còn năng động, ưa chạy nhảy, vui đùa như trước

Những triệu chứng này không phải luôn luôn gây ra bởi xương. Trên thực tế, chúng thường được gây ra bởi một tình trạng ít nghiêm trọng hơn.

2. Các giai đoạn của ung thư xương

Ung thư có hai nhóm giai đoạn chính, giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Giai đoạn đầu tiên của ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.

Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

3. ĐIều trị bệnh ung thư xương

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư bởi nó có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống mới cho người bệnh, vậy nên ung thư xương không phải là ngoại lệ.

Có thể nói phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì căn bệnh này có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư một niềm mô lành xung quanh nó.

Nếu ung xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc có thể uống hoặc tiêm vào cơ hay mạch máu, và thường được kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị.

Hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại hậu phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

3.3. Xạ trị

Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần. Xạ trị ít hiệu quả với điều trị ung thư xương nên chỉ là giải pháp phối hợp trong điều trị ung thư xương trẻ em.

4. Phòng ngừa bệnh ung thư xương tái phát và mắc mới ung thư

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..

Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình.

Ở độ độ tuổi này, trẻ không thể tự mình ý thức hay nhận biết được những vấn đề nghiêm trọng mà mình sẽ phải đối diện. Bởi vậy, các bậc phụ huynh, cha mẹ, ông bà cần phải nắm rõ triệu chứng ung thư xương ở trẻ để phát hiện kịp thời. Hãy tìm hiểu và trò chuyện với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.

Biểu Hiện Của Ung Thư Xương

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương.

Con tôi năm nay 12 tuổi, cách đây khoảng 2 tháng cháu thường kêu đau nhức chân nên tôi mua canxi cho cháu uống. Tuy nhiên, tình trạng không đỡ làm tôi rất lo lắng. Tôi nghe nhiều người nói đau nhức xương cũng có thể là biểu hiện của ung thư xương. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.

Ngô Thị Hương (Yên Bái)

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất của bệnh ung thư xương

Khi mắc bệnh, đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Khởi phát, đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu. Triệu chứng khối u có thể xuất hiện trước, đồng thời hoặc sau biểu hiện đau. U khởi đầu là một đám sưng, chắc, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Về sau, u to nhanh, gây biến dạng. U xâm lấn phần mềm, đau khi khám. U gây tân tạo mạch, da ấm nóng hơn nơi khác. Mật độ u nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do tụ máu.

Trong thư chị kể chưa thể kết luận con chị có mắc ung thư xương không. Ngoài những biểu hiện lâm sàng để xác định bệnh các bác sĩ còn căn cứ vào các kết quả của các xét nghiệm như: chụp phim Xquang, chụp MRI và CT và sinh thiết… để chẩn đoán có khối u hay không và có là u ác tính hay lành tính. Chính vì vậy, chị cần đưa cháu đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để các bác sĩ tư vấn cụ thể.

Nguồn Vietnamnet