Trẻ Bị Ung Thư Xương Có Sao Không?

Trẻ bị ung thư xương có nguy hiểm không? Trẻ bị ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 tế bào. Chúng bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh ung thư hiếm gặp này được hình thành do xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (di căn từ nơi khác đến). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư đều là ung thư thứ phát, vì bệnh thường biểu hiện rõ trong giai đoạn cuối; chỉ một vài trường hợp là ung thư nguyên phát.

Ung thư xương thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như xương chày, xương đùi, đầu dưới xương quay và đầu trên xương cánh tay.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ung thư xương

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến ung thư xương, bao gồm:

Bức xạ ion hóa: khi tiếp xúc nhiều với các tia ion hóa trong quá trình xạ trị sẽ dẫn tới sự biến đổi của các tế bào, gây ra tình trạng ung thư xương.

Chấn thương: ung thư xương cũng có thể xảy ra nếu bị va chạm mạnh hoặc ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài trong một thời gian nhất định.

Dấu hiệu trẻ bị ung thư xương

Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

1. Đau đớn

Đây là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu trẻ đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đau nhẹ, các cơn đau không liên tục. Khi bệnh phát triển ngày một nặng, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.

2. Trẻ bị ung thư xương bị sưng hoặc nổi cục u

Trong giai đoạn đầu khi khối u xuất hiện, sờ sẽ thấy xương bị biến dạng và sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Những khối u này sẽ gây ra cảm giác đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da ở khối u có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.

3. Rối loạn chức năng xương

Tình trạng sưng và những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.

4. Cơ thể bị biến dạng

Khối u phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ xương chi, gây ra dị tật, biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.

5. Trẻ bị ung thư xương sẽ có triệu chứng bị chèn ép

Khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, dẫn tới triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.

6. Đau nhức toàn thân

Trẻ xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột,…

Khả năng sống sót cho trẻ bị ung thư xương

Giai đoạn I: 80%

Giai đoạn II: 70%

Giai đoạn III: 60%

Giai đoạn IV: 20 – 50%

Xạ hình xương là phương pháp phát hiện sớm những tổn thương do ung thư xương nguyên phát gây ra. Từ đó làm cơ sở tiến hành sinh thiết và phát hiện sớm khối u ác tính trong xương.

Điều trị cho trẻ bị ung thư xương Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp triệt căn, giúp loại bỏ các khối u gây ung thư. Đối với ung thư xương, phẫu thuật không chỉ cắt bỏ những khối u mà còn bao gồm cả những mô khỏe mạnh xung quanh nó. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Những ca phẫu thuật bảo tồn này thường đòi hỏi phải phục hình bằng tấm kim loại hoặc xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người bị ung thư ở những nơi không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cụt chi có thể là phương án điều trị tốt nhất.

Sử dụng thuốc cho trẻ bị ung thư xương

Đây là liệu pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Một số hình thức sử dụng thuốc bao gồm tiêm tĩnh mạch, dạng uống (viên nang). Các loại trị liệu toàn thân được sử dụng cho ung thư xương có thể bao gồm:

Hóa trị

Liệu pháp nhắm trúng đích: ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đồng thời hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.

Liệu pháp miễn dịch: được gọi là liệu pháp sinh học, được thiết kế để tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư.

Xạ trị

Là biện pháp sử dụng tia xạ để làm tổn thương các tế bào ung thư, và ngăn chúng phát triển. Tuy nhiên, đối với ung thư xương, liệu pháp này không khả quan và không đáp ứng được mục tiêu điều trị. Chỉ có thể xạ trị những triệu chứng chống đau và chống gãy xương.

Hóa trị

Là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, giữ cho các tế bào ung thư không phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào hơn.

Lời kết

Trẻ bị ung thư xương tuy rất nguy hiểm nhưng không là bệnh nan y. Trong 2 giai đoạn đầu tỷ lệ trẻ mắc được chữa khỏi khá cao. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cho để ý nếu trẻ có các dấu hiệu đau nhức xương khớp. Quan trọng hơn, hãy cho trẻ khám sức khỏe tổng quát mỗi 3 năm. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và rất hiệu quả. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tham khảo

Em Hồ Thị Bé Bị Ung Thư Xương Hàm

Hiện Bé đã được chuyển từ khoa Răng- Hàm- Mặt sang điều trị tại khoa Ung Bướu, bệnh viện Đà Nẵng. Ở đây, chỉ cần hỏi thăm tên ai cũng biết đến trường hợp đáng thương của Bé. Em đang được mẹ chăm sóc. Người nhà bệnh nhân nằm cùng giường bệnh với Bé xót xa cho hoàn cảnh của mẹ con Bé.

“Hai mẹ con người dân tộc từ trên núi xuống đây chữa bệnh. Không biết chi hết. Mẹ thì nói tiếng Kinh chữ được chữ không. Bé thì bị khối u trong vòm miệng, nói năng cũng khó khăn. Chừng đó thôi cũng biết khổ cỡ nào. Thiệt cứ y như từ trên trời rơi xuống”, một người nói.

Địa chỉ nơi điều trị mới của Em Hồ Thị Bé: khoa Ung Bướu, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng.

“Con bé ngại đó. Hắn ngại người ta thấy cái đầu trọc lóc. Như hôm trước nói hoài cũng không chịu bỏ khẩu trang ra, sợ người ta thấy khối u to khủng trên mặt. Mọi người ở cùng nhau mấy ngày rồi, quen rồi, nói lắm bé mới chịu bỏ khẩu trang ra đó. Chừ thì đội khư khư cái nón trên đầu”, các cô chú ở cùng phòng bệnh với Bé kể.

Nhìn cô bé con gầy nhỏ với khối u to cấn cả vòm miệng cúi mặt cười bẽn lẽn, thật thương. Những ngày dài khó khăn và đối diện với những đợt điều trị nặng của em đang ở phía trước.

Bà Hồ Thị Chảy, mẹ của Bé nhìn con lo lắng: “Xuống đây nghe bác sĩ, nghe mọi người nói mới biết con bé bị bệnh phải được chữa trị chứ không phải bị con ma rừng bắt tội phải bỏ vô rừng như nhà tôi nghĩ. Tôi chưa bao giờ đi khỏi làng. Ở đây tôi không biết chi hết. Có chú Tuấn (người đã khuyên gia đình cho đưa Bé ra Đà Nẵng khám chữa bệnh- PV) giúp giùm, không thì con Bé cứ để vậy chứ biết làm sao. Mấy ngày nay, tôi bỏ ruộng xuống đây trong con. Chị của Bé thì về lại nhà chăm cha nó bị đau nằm một chỗ đã mấy năm ni rồi. Nhà cũng chẳng có chi mô mà đem theo cho con bé chữa bệnh. Nhiều người thương cho bánh, cho sữa rồi cho tiền nữa”.

Bé đưa quà bạn đọc cho mẹ (ngoài cùng bên trái) cất giữ. Phía trước em là những ngày điều trị dài

“Thương cảnh hai mẹ con, ai cũng muốn giúp nhưng hầu như ở đây là người nhà bệnh nhân. Đã vô khoa ung bướu này rồi ai cũng khó. Như tôi cũng chỉ có bộ đồ, cái gối bông cũ ở nhà của đứa con đem lên cho con bé”- một chị nhân viên vệ sinh y tế ở phòng bệnh nhìn Bé tắc lưỡi sẻ chia. Mong sao sẽ thêm nhiều tấm lòng nhân ái dang tay giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương của em bé Mơ Nông đang ngày đêm chống chọi với khối u xương hàm trên.

Xót Thương Cậu Bé Lớp 8 Bị Ung Thư Xương

Xót thương cậu bé lớp 8 bị ung t

Xót thương cậu bé lớp 8 bị ung thư xương

BTO- “Con muốn còn đôi chân để đi học. Sau này, còn đi làm giúp mẹ vì mẹ đã khổ quá nhiều rồi”. Nghe cậu bé Nguyễn Duy Phương học sinh lớp 8 trường THCS Sơn Mỹ (Hàm Tân) năn nỉ, chị Mai Thị Yến (thôn 4 – Sơn Mỹ) nấc nghẹn đến nhói lòng. Bác sĩ đã thông báo cho chị, nếu không tháo khớp háng, cắt bỏ chân thì con chị chỉ có thể sống từ 1 đến 2 tháng. Nếu đồng ý cắt bỏ một chân có thể kéo dài sự sống cho con năm đến bảy năm hoặc lâu hơn nữa. Dù đau đến xé lòng, dù thương con đến đứt từng khúc ruột, dù không bao giờ chị muốn cơ thể con lại khuyết một phần cơ thể… nhưng chị Mai Yến cũng đành đồng ý để bác sĩ cắt chân cứu sống con mình.

Sau cơn xúc động, chị kể cho chúng tôi nghe về gia cảnh bất hạnh của mình. Chị lấy chồng ở tận huyện Tánh Linh. Hai vợ chồng dù chỉ làm thuê nhưng cuộc sống cũng khá ổn định. Thế rồi tai họa bất ngờ giáng xuống khi chồng bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Chị đã phải vét hết tiền và vay mượn khắp nơi với mong muốn cứu sống chồng, cứu sống cha của 3 đứa con chị. Nhưng sau 2 tháng nằm viện, chồng chị ra đi mãi mãi để lại số nợ lên đến 150 triệu đồng. Một nách 3 con nhỏ cùng với số nợ ngày một tăng vì lãi mẹ đẻ lãi con. Chị Mai Yến buộc phải bán căn nhà (tài sản cuối cùng) để trả nợ nhưng vẫn không đủ đâu vào đâu. Mất chỗ ở, mẹ con dắt díu nhau về nương tựa nhà bà ngoại tại Sơn Mỹ.

Chị đi buôn bán, làm thuê suốt ngày để kiếm tiền trả nợ, nuôi con. Bởi thế, nên cũng chẳng có thời gian quan tâm, chăm sóc con. Được cái thương mẹ vất vả, con chị cũng lo học, lo làm. Cách đây 1 năm, Duy Phương có than với mẹ thường xuyên bị đau chân. Chị cứ ngỡ con đi đá banh bị va chạm đâu đó và mua thuốc uống vài ba liều cũng đỡ. Nhưng rồi những cơn đau đến mỗi lúc một nhiều hơn, Duy Phương không thể đi lại, chị mới tranh thủ đưa con đi khám. Chị choáng váng, đổ sụp khi nghe bác sĩ phán “Cháu bị ung thư xương giai đoạn cuối, cần phải nhập viện gấp”. Hai mẹ con đã nằm viện 3 tháng, số tiền (từ sự giúp đỡ của bà con và một số người hảo tâm) mang đi đã dần cạn kiệt nhưng bệnh của Duy Phương đang vào giai đoạn cần tiền nhiều nhất. Em chuẩn bị đặt buồng tim để truyền trực tiếp hóa chất vào mà không thể truyền qua ven được. Bởi, thể trạng của em quá yếu, lấy ven khó và không thể chịu nỗi hàng chục bình thuốc cho một lần hóa trị.

Cùng với đó, chi phí điều trị tăng cao vượt khỏi khả năng của gia đình. Chị Mai Yến nói “Không thể nhìn con chết. Còn hy vọng một ngày cũng phải tìm cách để cứu con”.

Rất mong những tấm lòng vàng giúp đỡ giúp em Phương và gia đình vượt qua khó khăn lúc này. Mọi giúp đỡ xin gửi về Quỹ Tấm lòng vàng Báo Bình Thuận qua số tài khoản: 112000016795 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bình Thuận (Viettinbank), hoặc số tài khoản 105868914457 Ngân hàng Công thương Vietinbank chi nhánh Phước Hội thị xã La Gi, chủ tài khoản Nguyễn Vũ Linh (anh trai của Duy Phương). Số điện thoại của chị Mai Yến: 0336439450 hoặc số điện thoại của tác giả bài viết 0948104754.

Địa chỉ gia đình: Đường số 17, thôn 4, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Khám Ung Thư Xương: Bệnh Nhân Cần Chuẩn Bị Gì?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư xương, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa. Ung thư xương thường được điều trị bởi nhóm các bác sĩ chuyên khoa bao gồm:

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên phẫu thuật những ca ung thư gây ảnh hưởng đến xương (Bác sĩ chỉnh hình chuyên về ung thư).

Bác sĩ chuyên điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc các loại thuốc toàn thân khác (Bác sĩ ung bướu).

Bác sĩ điều trị ung thư bằng xạ trị (Bác sĩ khoa ung thư chiếu xạ).

Bác sĩ phân tích mô bệnh học để chẩn đoán ung thư (Bác sĩ giải phẫu bệnh).

Chuyên gia phục hồi chứng năng để có thể giúp bạn hồi phục sau phẫu thuật

Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám

Bởi vì thời gian cho mỗi lần thăm khám thường ngắn gọn và có nhiều nội dung cần chuẩn bị. Để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ thì bạn nên:

Tìm hiểu về những điều bạn cần tránh. Chẳng hạn như việc nhịn ăn trước khi khám.

Viết ra những thông tin cá nhân quan trọng khác. Ví dụ: những áp lực, căng thẳng, sang chấn tâm lý hay những thay đổi lớn gần đây trong cuộc sống của bạn.

Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.

Cân nhắc đi cùng người thân hoặc bạn bè nếu có thể. Người đi theo có thể nhớ những điều mà bạn bỏ lỡ hoặc quên mất.

Mang theo những xét nghiệm trước đó và bất kỳ kết quả xét nghiệm nào khác.

Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể hỏi bác sĩ

Việc chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa thời gian khi thăm khám với bác sĩ. Hãy liệt kê các câu hỏi của bạn theo thứ tự từ quan trọng nhất tới ít quan trọng hơn.

Đối với ung thư xương, có một số câu hỏi cơ bản sau bạn có thể dùng để hỏi bác sĩ, bao gồm:

Tôi mắc loại ung thư xương nào?

Bệnh ung thư xương của tôi ở giai đoạn mấy?

Tôi cần làm những xét nghiệm nào?

Phương pháp điều trị như thế nào thì phù hợp với tôi?

Có bao nhiêu phần trăm sẽ chữa khỏi bệnh ung thư xương của tôi?

Tác dụng phụ và nguy cơ của từng phương pháp điều trị là gì?

Việc điều trị có ảnh hưởng tới khả năng có con của tôi không?

Tôi còn mắc một số bệnh khác. Việc điều trị ung thư xương có ảnh hưởng đến các bệnh khác của tôi không?

Bác sĩ có lời khuyên nào cho bạn bè hoặc người thân của tôi với tình trạng của tôi hiện giờ?

Có những tờ bướm hay ấn phẩm nào mà tôi có thể mang về để tham khảo không? Có trang web nào có những thông tin hữu ích về căn bệnh của tôi?

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn cảm thấy thắc mắc trong lần khám của bạn.

Những câu hỏi mà bác sĩ có thể đặt cho bạn

Lần đầu tiên các triệu chứng bắt đầu xuất hiện là khi nào?

Các triệu chứng xảy ra liên tục hoặc thỉnh thoảng?

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như thế nào?

Có điều gì dường như giúp bạn cải thiện hoặc làm nặng hơn các triệu chứng không?

Nguồn: chúng tôi (Biên dịch: Lâm Phước Nguyên)

Bạn biết gì về thuốc điều trị bệnh lý về xương Miacalcic (calcitonin)?

Thực phẩm giúp chắc khỏe xương, tại sao không?

Ngồi Xổm Bị Đau Đầu Gối, Dấu Hiệu Ung Thư Xương?

Em năm nay 18 tuổi, bị đau vùng đầu gối đã hơn 2 tháng nay. Khi đi lại không cảm thấy đau, khi ngồi xổm rất đau, đau ở trong khớp gối nên không thể ngồi xổm được, sờ xung quanh thì không thấy đau và không có khối u.

Ngoài ra thỉnh thoảng chỉ đau một tí ở các khớp khác. Em đi khám bác sĩ cho thuốc uống nhưng không hết mà còn nặng hơn. Không biết có phải là em lao động nặng và đi lại rất nhiều nên mới bị tổn thương xương? Em đi thử máu theo giấy của bác sĩ thì cho kết quả là CRP 0.29 và ASLO 38.5, không biết có bị ung thư xương hay không?

Chào em,

Theo như bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn có thể bị rách sụn chêm của gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.

Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau lói ở gối, gối bị kẹt gấp cũng không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối thì mới duỗi gối ra được. Đôi khi ngồi xổm làm mảnh sụn rời kẹt vào khớp gây đau.

Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân là do mảnh rách của sụn chêm ở gối kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm ở giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.

Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm sẽ dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.

Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm. Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.

Về điều trị. Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.

AloBacsi.vnTheo Th.S-BS Tăng Hà Nam Anh – Tuổi Trẻ

Chân thành cảm ơn.