Ung Thư Xương Có Di Truyền Không?

Ung thư xương là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ xương. Ung thư xương có di truyền không là thắc mắc của nhiều độc giả, đặc biệt là ở những gia đình có người thân mắc căn bệnh nguy hiểm này.

1. Ung thư xương là gì?

U xương ác tính bắt đầu trong các tế bào xương. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 và 30 và khoảng 10% trường hợp u xương ác tính phát triển ở những người trong độ tuổi 60 và 70. Bệnh hiếm gặp ở những người trung niên, và thường gặp ở nam hơn nữ. Những khối u này phát triển thường xuyên nhất trong xương cánh tay, chân, hoặc khung xương chậm.

2. Bệnh ung thư xương có di truyền không?

Ung thư xương không di truyền nhưng gia đình có người thân mắc ung thư xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi ung thư xương được gây ra bởi các khuyết tật (đột biến) trong các gen nhất định. Trẻ em với một số hội chứng di truyền hiếm gặp có nguy cơ phát triển u xương ác tính: Li-Fraumeni, ung thư não , u xương ác tính, và các loại sarcoma), hội chứng Rothmund-Thomson, u nguyên bào võng mạc… Các yếu tố khác được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Bệnh Paget: ung thư xương phát triển trong khoảng 1% những người có bệnh Paget (thường là khi nhiều xương bị ảnh hưởng).

Bức xạ: người từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa có nguy cơ phát triển bệnh ung thư xương. Tiếp xúc với các chất phóng xạ như radium và stronti cũng có thể gây ra ung thư xương vì các khoáng chất tích tụ trong xương.

Ghép tủy xương: một số ít bệnh nhân đã trải qua ghép tủy xương có nguy cơ phát triển ung thư xương

3. Triệu chứng ung thư xương như thế nào?

Ung thư xương giai đoạn đầu không có triệu chứng. Khi khối u phát triển và xâm lấn, các dấu hiệu có thể gặp là:

Đau và sưng tấy: đau và sưng là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Người bệnh có thể cảm thấy đau hơn vào buổi tối hoặc khi vận động thường xuyên. Cơn đau tăng lên cùng với các hoạt động của cơ thể.

Nổi u, cục: người bệnh có thể cảm thấy có một khối u trong cơ thể. Ung thư trong xương ở cổ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc thở.

Xương yếu: khi ung thư lan tới xương, bệnh có thể làm xương suy yếu theo một trong hai cách.

Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ ung thư xương, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đồng hành với người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác điều trị với đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore, nhằm đưa những tiến bộ y học trong điều trị ung thư về Việt Nam. Theo đó, người bệnh ung thư có cơ hội tư vấn và điều trị trực tiếp cùng phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore mà không cần phải ra nước ngoài.

Bệnh Ung Thư Xương Có Di Truyền Không? Cách Điều Trị Ung Thư Xương

Bệnh ung thư xương có di truyền không? Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư xương là gì? Các dạng ung thư xương phổ biến: Ung thư xương loại Chondrosarcoma, ung thư xương Sarcoma Ewing Cách điều trị bệnh ung thư xương hiệu quả: Hóa trị ung thư xương, xạ trị ung thư xương, điều trị ung thư xương bằng phẫu thuật. Ung thư xương là bệnh thế nào?

Bệnh ung thư xương có di truyền không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng sự ảnh hưởng của nó tới sức khỏe không hề kém hơn các căn bệnh khác.

Đây là loại bệnh ung thư xương phổ biến thứ 2, xếp sau u xương ác tính. Chiếm 25% tổng số ca bệnh ung thư xương. Chondrosarcoma phổ biến ở độ tuổi trên 40, đặc biệt đối với nam giới. Bệnh được hình thành từ lúc tế bào sụn bắt đầu xuất hiện các khối u.

Sarcoma Ewing là tên gọi của một trường hợp bệnh ung thư xương. Khi mà trong xương có sự phát triển nghiêm trọng của các khối u. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở xương tay và xương chân. Đối với xương chân thì tỉ lệ cao hơn. Độ tuổi phổ biến của bệnh là trẻ em trong khoảng 4 – 15 tuổi.

Bệnh ung thư xương có di truyền không?

Bệnh ung thư xương có di truyền không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với những gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này. Để giải đáp vấn đền này, trước hết cần quan tâm đến nguyên nhân ung thư xương. Một trong những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Có thời gian tiếp xúc với các tia bức xạ.

Chịu ảnh hưởng từ hội chứng di truyền gia đình (hội chứng Li – Fraumeni…).

Bệnh nhân mắc phải bệnh Paget xương (giai đoạn tiền ung thư thường gặp ở người lớn tuổi).

Có thời gian dài tiếp xúc với tia xạ trị ung thư.

Có lối sống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng thuốc lá…

Một kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ mới được công bố. Theo đó, có rất nhiều bệnh ung thư có khả năng di truyền. Dựa vào các kết quả từ nghiên cứu thì bệnh ung thư xương không di truyền trực tiếp mà gián tiếp di truyền qua một hội chứng nào đó. Do vậy, nếu trong cùng một gia đình có thành viên mắc phải bệnh ung thư xương thì nguy cơ mắc bệnh của nhưng thành viên còn lại sẽ cao hơn so với người bình thường. Lí do bởi vì, ung thư xương được hình thành dựa trên các đột biến (khuyết tật) nhất định trong gen.

Phương pháp điều trị ung thư xương?

Bên cạnh vấn đề “bệnh ung thư xương có di truyền không” thì phương pháp chữa ung thư xương cũng được rất quan tâm. Có rất nhiều cách điều trị ung thư xương. Nhưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh cùng thể trạng sức khỏe của bệnh nhân. Mà từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất đối với người bệnh.

Cách điều trị ung thư xương bằng phẫu thuật.

Phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư là phẫu thuật. Bởi nó có thể giải quyết triệt để khối u, giúp cho người bệnh có lại sự sống mới. Cũng chính vì thế mà ung thư xương cũng không ngoại lệ.

Phương pháp phẫu thuật có thể nói là giải pháp điều trị tối ưu cho ung thư xương. Vì phẫu thuật giúp loại bỏ khối ung thư. Ngăn chặn sự tái phát trở lại của tế bào ung thư.

Nếu ung thư xương xuất hiện ở vùng chân hay cánh tay. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật lấy u và một phần mô lành xung quanh.

Cách điều trị ung thư xương bằng hóa trị.

Đây là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia. Có thể sử dụng thuốc dạng uống hay dạng tiêm vào mạch máu. Kết hợp cùng với đó là các phương pháp điều trị khác nhằm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa.

Hóa trị dùng để giảm nhỏ kích thước khối u, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện phẫu thuật. Cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Từ đó giúp phòng ngừa khả năng quay trở lại của bệnh.

Cách điều trị ung thư xương bằng xạ trị.

Các bác sĩ sử dụng các chùm tia năng lượng cao nhằm tổn thương tế bào ung thư làm ngăn chặn và kìm hãm quá trình phát triển của bệnh. Trong một số trường hợp, xạ trị sẽ được sử dụng để thay thế phương pháp phẫu thuật. Qua đó phá hủy các tế bào ung thư hay các khối u còn sót lại hậu phẫu thuật.

Ung Thư Xương Có Di Truyền Không? Điều Trị Ung Thư Xương Hiệu Quả

Ung thư xương có di truyền không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là thành viên gia đình có người không may mắc phải căn bệnh này. Những ai thường mắc ung thư xương? Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xương. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư xương? Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh ung thư xương.

Ung thư xương có di truyền không là thắc mắc của nhiều độc giả. U xương ác tính bắt đầu trong các tế bào xương. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 và 30 và khoảng 10% trường hợp u xương ác tính phát triển ở những người trong độ tuổi 60 và 70. Bệnh hiếm gặp ở những người trung niên, và thường gặp ở nam hơn nữ.

Ung thư xương có di truyền không?

Ung thư xương không di truyền nhưng gia đình có người thân mắc ung thư xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi ung thư xương được gây ra bởi các khuyết tật (đột biến) trong các gen nhất định.

Ung thư xương rất hiếm gặp. Nó chỉ chiếm ít hơn 1% trong tất cả các loại bệnh ung thư. Các loại ung thư xương thường xảy ra trên những nhóm dân cư có đặc điểm giống nhau:

Sarcoma xương: Thường thấy ở lứa tuổi từ 10 đến 19. Nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn hơn 40 tuổi. Những người này có những tình trạng bệnh như bệnh Paget (Bệnh lành tính do sự phát triển bất thường của mô xương) sẽ có nguy cơ cao mắc loại ung thư này.

Sarcoma sụn hay xảy ra ở người lớn tuổi hơn, thường là trên 40 tuổi.

ESFT cũng gặp hầu hết ở trẻ em, thanh niên dưới 19 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Để tìm hiểu về vấn đề ung thư xương có di truyền không, bạn cần hiểu về nguyên nhân gây bệnh ung thư xương. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư xương, ví dụ như:

Hội chứng gen di truyền: Những hội chứng gen di truyền hiếm gặp trong gia đình làm tăng nguy cơ ung thư xương, gồm có hội chứng Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.

Bệnh Paget xương: Đây là một tình trạng tiền ung thư lành tí Nó can thiệp vào quá trình tái tạo tế bào bình thường của cơ thể, trong đó những mô xương mới thay thế từ từ mô xương cũ. Theo thời gian, bệnh sẽ làm cho xương dễ gãy. Bệnh này phổ biến ở người lớn, đặc biệt ở lứa tuổi 50.

Tiếp xúc phóng xạ.

Trả lời câu hỏi ung thư xương có di truyền không, theo các bác sĩ chuyên ngành, ung thư xương là căn bệnh không di truyền. Tuy nhiên thành viên trong các gia đình có người bị ung thư xương thì bị tăng nguy cơ mắc căn bệnh này so với những người bình thường khác.

Thực tế, trong danh sách 12 loại ung thư có thể di truyền được các nhà khoa học Mỹ công bố cách đây chưa lâu, cũng không có tên bệnh ung thư xương. Danh sách 12 loại ung thư có thể di truyền bao gồm: Ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi, u nguyên bào đệm và bệnh bạch cầu tủy cấp.

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng của bạn và bệnh sử của gia đình. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đề nghị các xét nghiệm giúp chẩn đoán. Những xét nghiệm thường dùng gồm có:

X-Quang: Phương pháp này cho thấy hình ảnh bất thường của xương mà không cần đến phẫu thuật. Dấu hiệu của ung thư xương có thể là xương không lành lặn, có lỗ trong xương hay khối u. Nếu thấy những triệu chứng này, bạn sẽ được làm sinh thiết để xác định xem có bị ung thư xương hay không.

Xạ hình xương: Một chất phóng xạ sẽ được tiêm vào mạch máu. Chúng di chuyển, gắn vào xương và sẽ được chụp lại bởi máy xạ hình. Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua đánh giá hình ảnh xạ hình.

Chụp hình cắt lớp (CT scan): Đây là phương pháp tạo hình sử dụng nhiều tia X từ nhiều góc khác nhau. Hình ảnh CT scan cung cấp những thông tin rõ ràng hơn so với X-Quang.

Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giống với X-Quang nhưng thay vào đó sử dụng nam châm mạnh kết nối với máy tính.

Chụp Positron cắt lớp (PET): Một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào mạch máu và một máy quét sẽ làm hiện rõ hơn những chất phóng xạ. Sau đó hình ảnh số hóa những khu vực có gắn glucose sẽ xuất hiện.

Ung thư xương có thể được điều trị theo nhiều cách. Có thể kết hợp các phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại ung thư cũng như thể trạng chung của người bệnh.

Phẫu thuật: Khối u được cắt bỏ với những kỹ thuật ngoại khoa đặc biệt. Lựa chọn này tốn nhiều thời gian để hồi phục sau mổ.

Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc kháng ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ thường sẽ đề nghị kết hợp các loại thuốc với nhau.

Xạ trị: Kỹ thuật này sử dụng tia X năng lượng cao để diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường dùng kết hợp với phẫu thuật. Nó có thể có hại cho bệnh nhân sau điều trị và có thể dẫn đến biến chứng.

Cắt lạnh: Tế bào ung thư được làm đông lạnh bằng dung dịch nitơ. Chúng sẽ chết sau một khoảng thời gian. Kỹ thuật này thỉnh thoảng có thể thay thế phẫu thuật quy ước để tiêu diệt khối u.

Bệnh Ung Thư Có Di Truyền Không?

Những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư, thường có băn khoăn: bệnh ung thư có di truyền không?

12 loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền

Ung thư vẫn được coi là loại bệnh không có tính truyền nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác. Nhưng có một số loại ung thư có nguy cơ di truyền từ người thân trong gia đình.

Dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng có 12 loại ung thư có nguy cơ di truyền, chúng khác nhau về mặt tần suất, sử dụng các gen cụt làm nền. Những loại gen này đôi khi được coi là đột biến vô nghĩa vì gen không thể thực hiện đúng chức năng. Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, tiếp theo đó là ung thư dạ dày , và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt , đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi.

Nếu một người có người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh của họ có thể tăng lên.

Ung thư là bệnh do tổn thương gen

Còn có tới hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Đó chính là những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn…. là những nguyên nhân tác động lớn tới sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tổn thương gen, dẫn đến ung thư. Những dạng tổn thương gen này không mang tính di truyền.

Sàng lọc ung thư sớm – ngăn chặn nguy cơ ung thư do di truyền

Với những người có người thân từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh nằm trong 12 loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền cao, cần sàng lọc ung thư sớm, để loại bỏ lo lắng về bệnh ung thư có di truyền không.

Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện ung thư sớm, và là phương pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đi nơi khác.

Việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quyết định sống còn, bởi nó ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả. Tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc chẩn đoán xác định sớm ung thư phải được các nhà khoa học cũng như cộng đồng quan tâm trong khi những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư ngày càng đáng lo ngại.

Thấu hiểu tầm quan trọng của tầm soát ung thư sớm, Bệnh viện Hồng Ngọc đã xây dựng các gói tầm soát ung thư với các hạng mục thăm khám khoa học. Thêm vào đó, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hệ thông trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp CT 64 dãy của hãng Siemens (Đức), máy chụp MRI hiện đại của hãng Siemens (Đức), máy chụp X – quang của hãng Ecoray (Hàn Quốc), máy nội soi công nghệ NBI – CV 190 của hãng Olympus (Nhật Bản), hệ thống máy xét nghiệm của hãng Abbot (Mỹ)… đảm bảo sẽ đem tới kết quả chính xác.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Các Bệnh Ung Thư Có Di Truyền Không? Các Bệnh Ung Thư Có Nguy Cơ Di Truyền

Các loại ung thư đa phần bắt nguồn từ sự biến đổi gen, có thể tích tụ qua quá trình trưởng thành, phơi nhiễm độc chất ở môi trường xung quanh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống, hormone…

Tất cả chúng ta đều là bản sao và đột biến trong gen của bố mẹ. Và như vậy, các đột biến có thể là tốt, cũng có thể là xấu. Nếu phụ huynh mang trong mình gen hại, con cái của họ cũng có thể thừa hưởng biến thể có hại này.

Các chuyên gia tiết lộ một số loại ung thư có tính di truyền cao mọi người nên chú ý:

Khi hai loại gen này đột biến, chúng sẽ không thể sửa chữa được lỗi và mất kiểm soát sinh sản của các tế bào xấu, cuối cùng gây ra bệnh ung thư . Nhìn chung, khi mẹ hoặc chị gái trong gia đình bị ung thư vú thì con gái hoặc em gái sẽ có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp khoảng 3 lần so với bình thường.

Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện dù hiện tại có đang khỏe mạnh hay không.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người bị chảy máu mũi thường xuyên, nổi hạch cổ không rõ nguyên nhân, tràn dịch tai giữa… thì hãy làm các xét nghiệm mũi họng càng sớm càng tốt.

Ung thư dạ dày

Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.

Các bác sĩ ung bướu cho rằng ung thư dạ dày có dấu hiệu ban đầu không rõ ràng, nên chỉ bằng cách nội soi dạ dày thường xuyên thì mới có thể phát hiện ung thư sớm.

Ung thư đại trực tràng

Theo WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì bệnh ung thư đại trực tràng , chiếm 8,5 % tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Đồng thời, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%).

Có 3-5% trường hợp ung thư này là do yếu tố di truyền, hầu hết được phát triển từ polyp đại tràng. Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn 50%.

Với những người có người thân từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh nằm trong các loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền cao, cần khám và tầm soát ung thư sớm, để loại bỏ lo lắng về bệnh ung thư.

Tầm soát sớm được coi là phương pháp ngăn chặn ung thư hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đi nơi khác. Việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quyết định sống còn, bởi nó ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả. Tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc chẩn đoán xác định sớm ung thư phải được các nhà khoa học cũng như cộng đồng quan tâm trong khi những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư ngày càng đáng lo ngại.

Quý khách có nhu cầu tư vấn khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH cầu nối sức khỏe Việt Nhật (JVHB)

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà Sông Hồng, 2 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 035.222.3388 hoặc 088.865.8118