Ung Thư Đại Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối rất nguy hiểm và có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều các giai đoạn trước. Lúc này, chăm sóc giảm nhẹ là ưu tiên hàng đầu.

Ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối là gì?

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nữ giới và thứ 3 ở nam giới. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại đại tràng hoặc trực tràng. Nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời, các tế bào ác tính sẽ tiến triển và lan ra các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận và ở xa.

Ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn di căn của các tế bào ung thư. Lúc này, khối u thường có kích thước không xác định và đã lan ra các cơ quan ở xa như gan, phổi, xương, não…

Biểu hiện ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối

Đi ngoài phân có máu: là biểu biểu hiện rõ nhất của bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ việc các khối u bị vỡ, bong lớp vảy bên ngoài hoặc xuất huyết tại đại trực tràng hoặc các bộ phận di căn.

Đau: đây là biểu hiện khi khối u đã di căn đến xương, não. Mức độ đau ngày càng dữ dội nếu không được áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải chịu một số tác động của chứng đau này như tức vùng ngực, mắt mờ, dễ bị kích động…

Vàng da, nổi mẩn: biểu hiện khi khối u đã di căn tới gan

Khó thở, ho khạc ra máu: tế bào ung thu di căn đến phổi làm tổn thương vùng phổi và xuất hiện triệu chứng bệnh này.

Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân: triệu chứng này có thể xuất hiện ở những giai đoạn trước nhưng đến giai đoạn cuối biểu hiện càng nặng hơn. Nguyên nhân đến từ sự tác động của các tế bào ung thư làm yếu hệ miễn dịch và tác dụng phụ của quá trình điều trị.

Ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư đại trực tràng những giai đoạn đầu có cơ hội chữa khỏi rất cao, lên tới 90%. Tuy nhiên, đến giai đoạn tế bào ung thư di căn, cơ hội sống cho bệnh nhân (trong 5 năm) chỉ còn khoảng 11 – 12%.

Ở giai đoạn này, gần như các phương pháp điều trị đều không đạt nhiều hiệu quả và thay vào đó là điều trị giảm tác dụng phụ của thuốc, giúp bệnh nhân sống thoải mái hơn những ngày cuối đời và kéo dài thời gian sống nhiều nhất có thể.

Bất kì bệnh ung thư giai đoạn cuối nào đều khó cứu chữa, ung thư đại trực tràng cũng không ngoại lệ. Để phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn ban đầu, cần khám sàng lọc ung thư đại trực tràng định kì.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp về bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Triệu Chứng Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

Ung thư trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ di căn đến các cơ quan ở xa. Triệu chứng ung thư trực tràng giai đoạn cuối rất phức tạp, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn đến.

Những triệu chứng ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Ung thư trực tràng xảy ra ở trực tràng, phần cuối của cơ quan tiêu hóa ngay trước hậu môn và sau đại tràng xích ma. Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư trực tràng vẫn chưa được xác định rõ nhưng các bác sĩ cho biết có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít can xi, chất xơ, béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có đặc điểm ung thư có kích thước bất kì, không xác định, lan đến các hạch bạch huyết bất kì và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, gan, cổ tử cung (ở nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới)…

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có biểu hiện phức tạp, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn tới. Ung thư di căn đến phổi, bệnh nhân dễ bị tràn dịch màng phổi, đau tức ngực, khó thở… Ung thư di căn đến gan khiến bệnh nhân cảm thấy bụng chướng, sưng lớn, vàng da, mắt, phù bàn chân, bàn tay…

Ngoài các triệu chứng tại vị trí ung thư di căn đến, bệnh nhân ung thư trực tràng còn có những biểu hiện điển hình như tiêu chảy hoặc táo bón nặng, đi ngoài phân có máu, đau quặn thắt vùng lưng, đau vùng chậu…

Hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối như thế nào?

So với các giai đoạn trước, điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối khó khăn hơn. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào thể trạng cũng như mong muốn điều trị của người bệnh.

Phẫu thuật cắt nối đoạn trực tràng có khối u với mục đích thuyên giảm, cắt các khối di căn biệt lập ở gan, phổi, buồng trứng… có thể được bác sĩ chỉ định. Hóa trị và xạ trị thuyên giảm là một trong những phương pháp thường được bác sĩ chỉ định ở giai đoạn này.

Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc hợp với đội ngũ chuyên gia hàng đầu Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Theo đó, việc điều trị sẽ được thực hiện ngay tại bệnh viện với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư đường tiêu hóa là TS. BS Zee Ying Kiat. Ngoài chuyên môn điều trị chung các bệnh ung thư, bác sĩ Zee có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Dưới phác đồ điều trị tích cực của BS Zee, rất nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi hay kiểm soát bệnh tốt ở giai đoạn muộn.

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

1. Ung thư trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng xảy ra ở trực tràng, phần cuối của cơ quan tiêu hóa ngay trước hậu môn và sau đại tràng xích ma.

1.1. Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng vẫn chưa được kết luận cụ thể, tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh:

Độ tuổi trên 40: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn. Tuy nhiên thực tế căn bệnh này đang có xu hướng gặp phải ở cả người trẻ tuổi.

Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không đúng cách, thường xuyên ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thực phẩm cay nóng, thực phẩm sống… làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Nghiện rượu bia: Đây là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó làm gia tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng.

Có tiền sử gia đình mắc bệnh ở đại tràng như bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng

Tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư đại trực tràng

1.2. Chẩn đoán ung thư trực tràng

Để chẩn đoán chính xác ung thư trực tràng cần thực hiện các bước sau:

Thăm khám lâm sàng

Đây là quy trình khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám thể lực cho bệnh nhân bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, một số dấu hiệu bệnh ung thư điển hình và nếu bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân dính máu, đau bụng, mệt mỏi kéo dài… bác sĩ sẽ có kết quả khám ban đầu và chuyển người bệnh sang khám chuyên sâu.

Xét nghiệm

Xét nghiệm phát hiện ung thư trực tràng phổ biến là định lượng CEA, CA 19-9 và tìm máu ẩn trong phân.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT): đây là xét nghiệm chẩn đoán có hay không có máu trong phân chứ chưa thể khẳng định chắc chắn có hay không bệnh ung thư trực tràng, đại tràng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên sâu khác.

Ngoài những xét nghiệm quan trọng trên, bác sĩ còn thực hiện một số xét nghiệm đánh giá đường huyết, đánh giá chức năng gan… để đánh giá thể trạng chung của bệnh nhân, làm cơ sở cho việc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nếu phát hiện bệnh.

Nội soi trực tràng, sinh thiết

Quan trọng nhất trong xét nghiệm ung thư trực tràng là nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để đánh giá tính chất khối u. Nội soi trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng trực tiếp sử dụng ống soi mềm có kích thước nhỏ, khoảng 1cm qua đường hậu môn. Quan sát hình ảnh qua camera gắn ở đầu ống nội soi, nếu xuất hiện polyp trực tràng sẽ tiến hành cắt bỏ và đem sinh thiết. Tuy polyp thường lành tính nhưng chúng có khả năng biến đổi thành ung thư sau nhiều năm nên cắt polyp trực tràng luôn là cách phòng bệnh sớm.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… để xác định mức độ lan rộng của tế bào ung thư.

2. Ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn IV là thời điểm khối u đã lan tới các cơ quan và mô khác ở xa như gan hoặc phổi.

2.1. Những dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có đặc điểm ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết bất kỳ và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, gan, cổ tử cung (ở nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới)…

Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn này khá phức tạp, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn tới:

Ung thư di căn đến phổi, bệnh nhân dễ bị tràn dịch màng phổi, đau tức ngực, khó thở…

Ung thư di căn đến gan khiến bệnh nhân cảm thấy bụng chướng, sưng to, vàng da, mắt, phù bàn chân, bàn tay…

Ngoài các triệu chứng tại vị trí ung thư di căn đến, bệnh nhân ung thư trực tràng còn có những biểu hiện điển hình như tiêu chảy hoặc táo bón nặng, đi ngoài phân có máu, đau quặn thắt vùng lưng, đau vùng chậu…

2.2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Các lựa chọn điều trị bệnh giai đoạn IV phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư, tuổi tác, thể trạng người bệnh… Tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn này khoảng 12%.

Nếu bác sĩ có thể loại bỏ được tất cả khối u (ví dụ chỉ có một vài khối u trong gan hoặc phổi), các phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:

Phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và các khối u xa, tiếp theo là hóa trị (và xạ trị trong một số trường hợp)

Hóa trị trước tiên, tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương trực tràng và các khối u xa.

Hóa trị, tiếp theo là hóa trị và xạ trị (chemoradiation), tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và những khối u xa.

Hóa trị và xạ trị, tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và các khối u xa.

Những phương pháp này giúp loại bỏ khối u, kéo dài sự sống cho bệnh nhân, trong một số trường hợp có thể chữa khỏi bệnh. Nếu ung thư trực tràng chỉ xâm lấn tới gan, bệnh nhân sẽ được chỉ định hóa trị, hóa chất được đưa trực tiếp vào động mạch dẫn đến gan (truyền tĩnh mạch ở gan).

Nếu ung thư lan rộng hơn và không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào việc liệu ung thư có gây tắc nghẽn ruột hay không. Nếu có, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Nếu không, ung thư có thể được điều trị bằng các loại thuốc trị liệu và/hoặc các thuốc trị liệu mục tiêu mà không cần phẫu thuật.

Đối với khối u không đáp ứng hóa trị và không co lại, gây ra các triệu chứng, các phương pháp điều trị được thực hiện để làm giảm các triệu chứng và tránh các biến chứng lâu dài như chảy máu hoặc tắc nghẽn ruột. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Loại bỏ khối u trực tràng bằng phẫu thuật

Phẫu thuật tạo thành hậu môn (colostomy) và bỏ qua khối u trực tràng (colostomy chuyển tiếp)

Sử dụng laser để tiêu diệt khối u bên trong trực tràng

Đặt stent trong trực tràng

Liệu pháp hóa trị liệu

Biểu Hiện Của Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối đã lan ra ngoài trực tràng, đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa như gan, xương, phổi… Đi ngoài ra máu, đau tức ngực, khó thở, nôn ra máu, đau xương, cơ, đau đầu là những biểu hiện của ung thư trực tràng giai đoạn cuối phổ biến.

Ung thư trực tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào ở lớp lót trực tràng, cơ quan nằm áp cuối hệ tiêu hóa, ngay trước hậu môn. Nếu không có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, khối u sẽ nhanh chóng lan đến các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và ở xa.

Ung thư trực tràng có thể gặp ở nhiều độ tuổi, phổ biến nhất là ở những người trên 50 tuổi. Bệnh thường phát hiện ở những người béo phì, có chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…

Những biểu hiện của ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn IV là tập hợp các triệu chứng bệnh từ vị trí khởi phát và di căn của khối u.

Đi ngoài ra máu: khối u trực tràng giai đoạn cuối phát triển với kích thước lớn bất kì và có thể bị hoại tử, vỡ, bong lớp vảy bên ngoài gây chảy máu. Máu lẫn trong phân được thải ra bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, thành trực tràng hoặc các bộ phận bị tổn thương gây chảy máu cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này.

Táo bón kéo dài: chứng táo bón có thể xuất hiện ở ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh nhưng càng tiến triển nặng hơn ở giai đoạn cuối. Táo bón dễ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, đau tức và đầy bụng.

Đau tức ngực, ho, nôn ra máu: xuất hiện khi khối u di căn đến phổi.

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối cũng có cảm giác đau đầu dữ dội, cảm giác cơ mặt không được linh hoạt như tê liệt khi khối u di căn tới vùng sọ.

Đau xương, đau cơ, xương dễ gãy là những triệu chứng có thể gặp khi khối u di căn đến xương.

Đau có thắt vùng dạ dày: khối u phát triển lớn tại dạ dày chặn đường đi của thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột gây ra những cơn đau quặn thắt vùng dạ dày, chủ yếu là vùng bụng trên và dễ lan đến nhiều cơ quan khác.

Mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng: là những biểu hiện toàn thân không thể tránh khỏi ở bệnh nhân giai giai đoạn này.

Tuy cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối chỉ có khoảng 12% nhưng với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân vẫn có thể kéo dài cơ hội sống nếu được điều trị với phác đồ tích cực. Mục đích điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giảm đau đớn và điều trị các triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Theo đó, phẫu thuật không chỉ được chỉ định trong điều trị ở những giai đoạn đầu mà còn có ý nghĩa quan trọng trong giảm các triệu chứng xuất huyết, tắc ruột, đau bụng ở giai đoạn di căn xa. Ngoài ra, hóa xạ trị kết hợp cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội gnũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng các giai đoạn là TS. BS Zee Ying Kiat, thành viên sáng lập Hiệp hội Gan – Tụy – Túi mật Singapore. Bác sĩ Zee có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn Cuối

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là gì

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là giai đoạn tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ở giai đoạn này rất nguy hiểm và khả năng sống sót của người bệnh không cao và thường phải trải qua quá trình điều trị vất vả. Vì vậy việc biết được dấu hiệu của bệnh sớm sẽ vô cùng hữu ích.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường gầy gò, hoa mắt, đau đầu, lưng đau gối mỏi, sốt về chiều, sốt về chiều, họng khô miệng ráo, lòng bàn chân bàn tay nóng, rối loạn tiêu hóa, ăn kém… và tế bào ung thư có thể đã di căn sang gan. Cụ thể các triệu chứng như sau:

Dấu hiệu và triệu chứng Ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Rối loạn tiêu hóa, bài tiết, cụ thể là tiêu chảy, táo bón và sưng phù đột ngột

Các báo cáo cho rằng một người bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối sẽ có khả năng có những thay đổi đáng chú ý trong thói quen ruột. Chẳng hạn người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón đột ngột và cũng có thể trải qua các dấu hiệu ruột như trướng bụng và đầy hơi.

Về tiến trình di căn của ung thư trực tràng giai đoạn cuối thường trải qua quá trình sau: Đầu tiên, ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận (tại đại tràng), làm phá vỡ thành ruột sau đó lan tràn vào các mô xung quanh trọng bụng hoặc khung xương chậu cạnh khối u. Sau đó, khối u sẽ lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể (di căn xa), các tế bào ung thư định cư và bắt đầu phát triển ở cơ quan đó. Các cơ quan thường bị di căn phải kể đến là gan tiếp đó là phổi vì gan là cơ quan lọc máu của lá phổi.

Nhiều người cho rằng tế bào ung thư ở trong gan là ung thư gan nhưng họ cần phải xác định được đó là ung thư nguyên phát hay thứ phát, nghĩa là họ cần xác định xem tế bào đo xuất phát từ cơ quan đó hay bị di căn từ cơ quan khác. Việc xác định này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Việc để bệnh ung thư trực tràng đến giai đoạn cuối mới chữa trị là vô cùng đang tiếc vì đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội sống của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ hãy làm xét nghiệm để xác định bệnh hay có thể kiểm tra sức khỏe định kì 3 – 6 tháng một lần.

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu

Nhân đôi hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối!

Trước hết, việc xác định khả năng sống của bệnh nhân chủ yếu dựa trên mức độ di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể:

+ Nếu có di căn đến các cơ quan khác thì khả năng sống chỉ còn < 30%

+ Nếu chỉ di căn hạch thì hy vọng sống là khoảng 50% ( Khoảng 5 năm)

+ Chưa di căn mà chỉ dính các cơ quan gần đó thì hy vọng sống 50 – 60%

Khi khối u ác tính đã lan sang bộ phận khác của cơ thể thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, không đạt hiệu quả cao và thường chỉ giúp kiểm soát tế bào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường sẽ lựa chọn phương pháp hóa trị còn phương pháp phẫu thuật thì cần phải xem xét ung thư di căn đến đâu và thể trạng của bệnh nhân ra sao.

Phương pháp phẫu thuật để điều trị ung thư trực tràng

Hóa trị

Đây là phương pháp phổ biến cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Mục tiêu là làm suy yếu và phá hủy các tế bào khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy hóa trị giúp bệnh nhân giai đoạn cuối sống lâu hơn nhưng không thể đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân vì sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Phẫu thuật

Cách điều trị này rất ít được chọn vì khi tế bào đã di căn thì vô cung khó để cắt bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, có trường hợp phẫu thuật vẫn được thực hiện để loại bỏ các khối ung thư gây biến chứng tắc ruột hoặc khối u ở cơ quan thứ cấp.

Xạ trị

Không được sử dụng trong ung thư trực tràng, tuy nhiên với ung thư trực tràng di căn, đôi khi bác sỹ sử dụng tia xạ bên ngoài để thu nhỏ khối u hoặc làm giảm triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân.

Liệu pháp sinh học

Phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam. Một liệu pháp sinh học đã được sử dụng ở Anh có tên là cetuximab (Erbitux) có thể giúp một số người bị ung thư trực tràng sống lâu hơn khi kết hợp vào điều trị hóa trị liệu thông thường. Nó cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối là vô cùng khó khăn. Nó còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mục đích của người bệnh trong việc chữa trị cũng như tư vấn của bác sĩ. Chính vì vậy người nhà cũng như bệnh nhân cần trao đổi kĩ lưỡng để chọn được con đường hiệu quả nhất để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.