Benh Ung Thu Phoi Va Trieu Chung / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Mo Benh Hoc Va Ket Qua Dieu Tri Ung Thu Bieu Mo Amidan Tai Benh Vien K

Published on

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện chúng tôi thư amiđan là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amiđan hoặc các mô liên kết trong cấu trúc amiđan. Trong y văn, ít có tài nghiên cứu riêng về ung thư amiđan mà ung thư amiđan thường được xếp trong nhóm ung thư vùng họng miệng (oropharynx) gồm: amiđan, màn hầu, đáy lưỡi, thành hầu sau. Các ung thư họng miệng đều có những điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng học, sự xâm lấn, thái độ điều trị, cũng như tiên lượng bệnh. Mặt khác tỷ lệ mắc bệnh ung thư amiđan thấp (ở Mỹ ung thư amiđan cũng chỉ chiếm 0,5% của tất cả ung thư nói chung ở nam giới) và phổ biến ở nam (tỷ lệ nam/nữ là: 3-4/1). Tại Việt Nam, thống kê thấy khoảng 40% ung thư đầu cổ xảy ra ở khoang miệng và ung thư amiđan chiếm 1-3% tổng số các loại ung thư nói chung

1. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN,LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện chúng tôi thư amiđan là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amiđan hoặc các mô liên kết trong cấu trúc amiđan. Trong y văn, ít có tài nghiên cứu riêng về ung thư amiđan mà ung thư amiđan thường được xếp trong nhóm ung thư vùng họng miệng (oropharynx) gồm: amiđan, màn hầu, đáy lưỡi, thành hầu sau. Các ung thư họng miệng đều có những điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng học, sự xâm lấn, thái độ điều trị, cũng như tiên lượng bệnh. Mặt khác tỷ lệ mắc bệnh ung thư amiđan thấp (ở Mỹ ung thư amiđan cũng chỉ chiếm 0,5% của tất cả ung thư nói chung ở nam giới) và phổ biến ở nam (tỷ lệ nam/nữ là: 3-4/1). Tại Việt Nam, thống kê thấy khoảng 40% ung thư đầu cổ xảy ra ở khoang miệng và ung thư amiđan chiếm 1-3% tổng số các loại ung thư nói chung. MÃ TÀI LIỆU CAOHOC.00097 Giá : 50.000đ Liên Hệ 0915.558.890 Chẩn đoán sớm ung thư amiđan nói riêng và ung thư vùng họng miệng nói chung không khó do thăm khám dễ dàng, các triệu chứng của bệnh xuất hiện tương đối sớm (cảm giác vướng, khó chịu ở vùng họng), song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chẩn đoán ban đầu dễ nhầm với các bệnh khác biểu hiện tại amiđan như: viêm đặc hiệu (lao, giang mai), viêm amiđan quá phát…nên dẫn tới thái độ điều trị bệnh không đúng. Ngoài ra do thái độ chủ quan thiếu hiểu biết về bệnh ung thư và thiếu quan tâm đến bệnh tật nên khi đến bệnh viện thường muộn, dẫn đến hạn chế kết quả điều trị và tiên lượng bệnh xấu. Điều trị ung thư amiđan trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt tùy theo tác giả: Fayos (1983), Amornmam (1984), Calais (1990), Antonello (1998) dùng xạ trị đơn thuần [22,13,19,14]; Mendnhall áp dụng xạ trị kết hợp vét hạch cổ [47]; các tác giả Kajanti (1992), Thomson (1993), Hicks (1998) áp dụng xạ trị đơn thuần với ung thư giai đoạn sớm và xạ trị phối hợp phẫu thuật với giai đoạn muộn [35, 67, 32], các tác giả Rubuzzi (1982), Friesland (l999), áp dụng xạ trị tiền phẫu rồi phẫu thuật sau đó xạ trị hậu phẫu [61, 25], Behar (1994) nghiên cứu xạ trị từ ngoài kết hợp xạ trị áp sát [17]; Zidan (l987) là một trong số ít tác giả dùng hoá trị liệu bổ trợ, nhưng kết quả cho thấy là ít đáp ứng với ung thư amiđan [76] . . . Các nghiên cứu về ung thư amiđan ở Việt Nam rất ít, có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Phúc (1978), đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm lâm

3. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN,LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 MỤC LỤC Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kếtquả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện K ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12 1.1. Đại cương về giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của amiđan 12 1.1.1. Cấu tạo mô học và chức năng sinh lý của amiđan 12 1.1.2. Giải phẫu 13 1.2. Dịch tễ học ung thư amiđan 15 1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh 15 1.2.2. Yếu tố nguy cơ 16 1.3. Chẩn đoán ung thư amiđan 17 1.3.1. Chẩn đoán xác định 17 1.3.2. Chẩn đoán phân biệt 18 1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn 18 1.4. Mô bệnh học ung thư amiđan 20 1.5. Điều trị trong ung thư amiđan 21 1.5.1. Phẫu thuật trong ung thư amiđan 21 1.5.2. Xạ trị trong ung thư amiđan 22 1.5.3. Hoá trị bệnh ung thư amiđan 28 1.6. Các nghiên cứu về điều trị ung thư amiđan của các tác giả qua ba thập kỷ gần đây 31

4. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN,LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 1.6.1. Thập kỷ 70 31 1.6.2. Thập kỷ 80 32 1.6.3. Thập kỷ 90 trở lại đây 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1. Đốitượng nghiên cứu 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu 40 2.2.1. Nghiên cứu về bệnh học 40 2.2.2. Nghiên cứu kết quả điều trị 44 2.3. Phân tíchvà sử lý số liệu 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học 47 3.1.1. Tuổi và giới 47 3.1.2. Thời gian phát hiện, lý do khám và các triệu chứng cơ năng: 48 3.1.3. Đặc điểm u nguyên phát và hạch vùng 50 3.1.4. Giai đoạnbệnh: 53 3.1.5. Đặc điểm mô bệnh học 54 3.2. Đánh giá kết quả điều trị 57 3.2.1. Kết quả gần: 58 3.2.2. Kết quả xa 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70 4.1. Đặc điểm lâm sàng và bệnh học 70

5. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN,LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 4.1.1. Tuổi và giới 70 4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh 71 4.1.3. Lý do vào bệnh viện 72 4.1.4. Triệu chứng cơ năng 73 4.1.5. Kích thước u nguyên phát 73 4.1.6. Giai đoạndi căn hạch vùng 74 4.1.7. Giai đoạnbệnh 75 4.1.8. Mô bệnh học 76 4.1.9. Bàn luận về phương pháp điều trị 76 4.2. Kết quả điều trị 77 4.2.1. Đáp ứng điều trị 77 4.2.2. Tình trạng hiện tại của các bệnh nhân 78 4.2.3. Sống thêm 5 năm toàn bộ 78 4.2.4. Sống thêm theo giới 80 4.2.5. Sống thêm theo kíchthước u 80 4.2.6. Sống thêm theo di căn hạch vùng 81 4.2.7. Sống thêm theo giai đoạn bệnh 82 4.2.8. Sống thêm theo mô bệnh học 83 4.2.9. So sánh thời gian sống thêm với phương pháp điều trị và giai đoạn hạch, giai đoạn bệnh 84 KÉT LUẬN 94

6. chúng tôi TẢI LUẬN VĂN,LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC, TÌM TÀI LIỆU Y HỌC THEO YÊU CẦU LH 0915.558.890 KIÉN NGHỊ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiêncứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện K *Tiếng Việt: 1. Nguyễn Bá Đức, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, nhà xuất bản y học 2007 tr.125-142 2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức và cs (2001), Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000, Tạp chí thông tin Y dược, số 2, tr.19-26. 3. Trần Phương Hạnh (1992), Từ điển giải nghĩa bệnh học, Trường Đại học Y dược Thành phố HỒ Chí Minh, tr. 114. 4. Nguyễn Đình Phúc (1978 ), Nhận xét chẩn đoán và điều trị ung thư amiđan, luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội. 5. Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng (1992), Bướu của đường hô hấp tiêu hóa trên, Bệnh học ung bướu cơ bản, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 29-38. 6. Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng (1992), Ung bướu học cơ bản, Bệnh học ung bướu cơ bản, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng Cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1 – 16. 7. Phạm Tuân (1993), Các ung thư đầu cổ, Ung thư học lâm sàng (sách dịch), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 303-316. 8. Trần Hữu Tuân (2000), Ung thư amiđan khẩu cái, Bách khoa thư bệnh học (tập 3), Nhà xuất bản Bách khoa bệnh học, Hà Nội, tr. 451-457. 9. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai và cộng sự, Điều trị nội khoa bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, tr. 77-80 10. Trịnh Văn Minh và cộng sự (2001), Giải phẫu người, Tập I, Nhà xuất bản Y học, 2001. 11. Trần Bảo Ngọc (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học kết quả xạ trị đơn thuần của ung thư amiđan, luận văn thạc sỹ

Download Benh Ung Thu Cuong Hong (Throat Cancer)

Bệnh ung thư cuống họng (throat cancer) Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương Ung thư cuống họng Chứng ung thư này cùng loại với một số ung thư khác như ở miệng, lưỡi, xoang mũi, cuống họng, vòm họng ( cavum ), thanh quản ( larynx ), thực quản (esophagus) và nguyên nhân cũng giống nhau. Vì thế một số những loại ung thư này thường do các Bác sĩ Nha Khoa tìm ra hơn là bởi những Bác sĩ gia đình thường ít khi để ý tới những chứng bệnh ở miệng và cuống họng. Những loại ung thư này được gom vào một loại riêng gọi là Head and neck cancer và được chữa trị giống nhau vì cùng một nguyên nhân chính do uống rượu và hút thuốc lá và thường ở những người trên 50 tuổi. Nhưng gần đây thì loại ung thư cuống họng và cuối lưỡi do HPV gây ra thì có chiều hướng gia tăng gấp đôi trước đây 10 năm vì có lẽ do tật oral sex gây ra. Theo thống kê của hội Ung Thư hàm miệng (Oral cancer society) thì mỗi năm ở Mỹ có trên 50000 người bị và 13000 sẽ chết và hiện nay con số ung thư này vẫn không giảm bớt còn loại ung thư miệng do HPV thì có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của chứng ung thư cuống họng và hàm miệng là do hút thuốc tới 85 % vì chất nhựa trong thuốc lá đã được chứng minh từ lâu có nhiều hóa chất gây ra ung thư (carcinogens). Ngoài ra uống rượu cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư cuống họng vì những người uống trung bình 4 ly rượu thì nguy cơ bị ung thư cuống họng cao gấp 6 lần người không uống rượu. Những người vừa hút thuốc vừa uống rượu , như Michael Douglas, thì nguy cơ tăng theo cấp số nhân và cao hơn tới 100 lần những người không hút thuốc và không uống rượu. Nguyên nhân là khi uống rượu thì làm cho niêm mạc (mucosae) bị cháy và hư hại khiến giúp cho chất nhựa trong khói thuốc để thấm vào bên trong rồi gây ra ung thư. Uống rượu cũng làm cho lá gan không tấy độc được những hóa chất trong thuốc lá (detoxification) khiến làm cho cơ thể bị suy yếu và không chống lại được bệnh ung thư. Đặc biệt nhất là một khảo cứu ở bên Nhật và Trung Quốc thì cho biết là tuy những người uống trà xanh thì ít bị ung thư nhưng những người uống trà nóng (hot tea) và hút thuốc lá thì dễ bị ung thư cuống họng và nhất là vòm họng (cavum). Trung Quốc có tỷ lệ ung thư vòm họng cao nhất thế giới có lẽ vì tật hay uống nước trà nóng và cùng một lúc hút thuốc lá cũng rất cao. Những con số những người không hút thuốc và không uống rượu bị ung thư cuống họng cũng đáng kể và nguyên nhân chính là do siêu vi HPV gây ra. Triệu chứng Phần lớn những người bị ung thư cuống họng thường không có triệu chứng gì đáng kể hoặc một vài dấu hiệu thông thường như đau cổ họng, khan tiếng, khó nuốt đồ ăn, hoặc thỉnh thoảng đau ở tai, như trường hợp của Michael Douglas. Một vài người có nổi hạch ở cổ nhưng không đau nên thường không chịu đi khám Bác sĩ gia đình. Điều trị rất khó khăn và làm thay đổi hoàn toàn nếp sống của bệnh nhân như trong trường hợp của Michael Douglas thì có lẽ sẽ không còn bao giờ đóng phim được nữa. Chủ yếu là quang tuyến trị liệu (radiotherapy) và hóa học trị liệu (chemotherapy). Tại một vài bệnh nhân thì có thể giải phẫu cắt bướu ung thư hoặc phải mổ cuống họng và cổ để lấy ra những cục hạch mà ung thư đã lan tới. Dĩ nhiên khi ung thư đã lan tràn đi những nơi xa ở trong ngực, gan, óc thì không thể chữa được. Sau khi được chữa trị bằng những phương pháp kể trên thì phần lớn các bệnh nhân không còn sinh hoạt bình thường ví dụ như nếu bị ung thư thanh quản (larynx) thì phải dùng thanh quản nhân tạo và ăn uống cũng phải dùng những ống dẫn vào bao tử (tube feeding) và phải được chăm sóc và điều dưỡng 100 % suốt đời (total care) thường chỉ có thể thực hiện được tại những viện dưỡng lão chuyên môn, rất tốn kém. Vì thế phòng ngừa ung thư cuống họng vẫn là chính. Trước hết là nên bỏ tật hút thuốc lá và uống rượu nhất là cả hai thứ cùng một lúc. Nên chủng ngừa HPV ở những người có tật oral sex. Những người hút thuốc lá nên được khám răng hàm miệng thường xuyên bởi các BS Nha khoa vì phần lớn những chứng bệnh này thường do các BS Nha khoa tìm ra. Sau củng là nếu có những triệu chứng thông thường như ho khan, đau họng, khó nuốt ..kéo dài hơn 15 ngày thì nên đi khám BS gia đình hay chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh được một trong những chứng ung thư khó chữa trị nhất.

Chữa Bệnh Ho Và Sốt Cho Trẻ Tại Nhà Chua Benh Ho Va Sot Cho Tre Tai Nha Doc

E-mail Bản In

Cách chữa tại nhà khi con bị ho và sốt cao

Ảnh: Webtret ho.

Nhớ lần con bị sốt nửa đêm, bác sĩ không có tôi phải đun nước ấm lau người cho bé nhiều lần, và thấy có tác dụng nhưng con vẫn chưa hết sốt. Tôi lấy quả chanh cắt ra vài lát mỏng, chà đều vào tứ chi và thân bé nhẹ nhàng. Và bé hoàn toàn khỏi sốt.

Bé sinh ra nơi vẫn thuộc diện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Nai, không đủ phương tiện để học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trực tiếp với chuyên gia. Với tôi và đứa con bé bỏng hiện nay được 10 tháng tuổi là cả một vấn đề. Sinh con đã là một điều khó nhọc, chăm sóc con càng cần một sự hiểu biết, nhanh nhẹn và nhiều kinh nghiệm hơn.

Sốt có nhiều loại: mọc răng sốt, viêm phổi cũng sốt, và nhiều triệu chứng khác cũng gây nên sốt. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm hôm ấy bé mới đươc 5 tháng tuổi, sốt cao đến hơn 38 độ C mà tôi người làm mẹ thật hậu đậu, không biết gì cả, chỉ biết nhìn con bơ phờ, yếu dần vì cơn sốt hành hạ. 5 tháng tuổi bé chưa biết nói, chỉ biết quấy khóc thôi, làm sao đây?

Nửa đêm nửa hôm, Sở y tế cách 30 phút đi bộ, tôi ôm con đi trong đêm mà trong lòng lo sợ một đều gì đó không lành sẽ xảy ra. Vừa đến được Sở y tế gần nhất tôi mừng lắm nhưng hỡi ơi không một bóng người chỉ có sự im lìm của bóng đêm tối mịt mù. Một thân một mình, chồng đi công tác xa, ông bà nội ở ngoài làng, tôi đành ôm con quay về n hà.

Làm sao đây, một người mẹ vô dụng, không thể để con sảy ra chuyện. Nghĩ mọi cách để cứu con thoát khỏi cơn sốt cao, rồi tôi nhìn thấy bếp lửa hồng đang bập bềnh cháy từng khúc củi. Và bất ngờ tôi chợt nghĩ sao mình lại không nấu nước ấm để lau mình mảy cho con. Tôi đã thử cách đó lau mình mảy bé nhiều lần, quả thật có tác dụng.

Bé đã giảm sốt ngay nhưng không khỏi hoàn toàn và tôi đã dùng thêm một cách là lấy quả chanh cắt ra thành vài lát mỏng chà thật đều vào tứ chi và thân của bé một cách nhẹ nhàng. Lần này thì bé hoàn toàn khỏi sốt, nhưng không chủ quan, tôi đã ôm con đi trong đêm để về làng đưa con đi bệnh viện khám kịp thời.

Con tôi từ nhỏ đã bị ho, ho một cách dai dẳng, và tôi đã được bà ngoại của cháu truyền cho một cách để làm thuốc chữa ho. Tôi không chắc những kinh nghiệm tôi nói ra sau đây có tác dụng với những đứa trẻ khác. Nhưng bài thuốc này đã chữa dứt điểm bệnh ho của đứa con bé bỏng của tôi:

Nguyện liệu chế bài thuốc đó không phải đâu cũng kiếm được, đó là nụ hoa hồng trắng. Bạn lấy khoảng 100 đóa nụ hoa hồng trắng, phơi vừa khô, đem bỏ vào một cái lọ đựng vừa đủ, và đổ mật ong nguyên chất vào lọ để ngâm. Thời gian ngâm khoảng 30 ngày cho mật ong ngấm vào hoa.

Cách và liều dùng: bạn lấy một muỗng cafê để vớt một đóa nụ hoa kèm theo mật ong, trộn thêm 3 muỗng canh nước sôi để nguội cho vào chén sứ, đem trưng cách thủy 15 phút, cho lửa hiu hiu.

Khi bạn cho trẻ uống phải cho một cách từ từ, không ép trẻ hay la mắng, không cho trẻ uống khi trẻ đang chơi hay nô đùa. Vì như vậy trẻ rất hay bị sặc và sẽ càng nguy hiểm hơn. Trước khi cho trẻ uống, bạn phải nếm thử xem có quá ngọt không, hãy cho trẻ uống một ngày 4-5 lần, một lần một thìa càfê. Mật ong là loại thuốc vừa có lợi vừa có hại, bạn nên thật cẩn thận khi cho trẻ dùng. Vì nó có thể khiến cho trẻ bị sặc nếu bạn không bíết cách sử dụng.

Lêng Kim Lai

Ấp Thuận Hòa, xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ về suckhoe@vnexpress.net

Kiến Thức Chung Về Ung Thư Vòm Họng

Hiện nay,bệnh ung thư vòm họng được xem là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ số người mắc phải cao và tốc độ ngày càng gia tăng. Hiểu biết các kiến thức về bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xảy ra ở vòm họng, tức phần trên của họng, phía sau mũi. Đây là một dạng hiếm gặp của ung thư vùng đầu cổ.

Trong giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết vì chỉ có những dấu hiệu lâm sàng giống một số bệnh khác như cảm cúm, đau đầu…Theo thời gian, thông qua các mô, ung thư vòm họng có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể mà phổ biến nhất là di căn sang xương và phổi. Bệnh phát triển thành bốn giai đoạn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng có thể là các yếu tố sau:

Nghiên cứu cho thấy một số người mắc ung thư vòm họng có những đoạn gen giống nhau. Như vậy, nếu gia đình có người mắc ung thư vòm họng thì những người khác cùng huyết thống cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa muối

Các thực phẩm lên men chứa muối như cà muối, dưa muối, cá, thịt muối khi ăn thường xuyên có thể gây ra ung thư vòm họng.

Việc hút thuốc và uống rượu thường xuyên làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn những người không hút thuốc và uống rượu nhiều

Giới tính là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh và phát triển ung thư vòm họng. Theo thống kê, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn hẳn nữ giới

Tuổi tác cũng gây ảnh hưởng tới khả năng phát sinh bệnh ung thư vòm họng. Độ tuổi từ 30 đến 55 là những độ tuổi có người mắc ung thư vòm họng nhiều nhất

Người ta tìm thấy vi-rút Epstein-Barr trong một số bệnh hiếm gặp trong đó có ung thư vòm họng.

Đau đầu: Người bệnh thường cảm thấy đau đầu âm ỉ.

Chảy máu cam: Một trong những triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu là chảy máu cam. Người bệnh thường khạc ra máu theo đường miệng nhưng thường chủ quan bỏ qua.

Bạn nên thận trọng nếu có biểu hiện chảy máu cam không rõ nguyên nhân

Nghẹt mũi: Dấu hiệu này giống các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang nên rất khó nhận biết, chỉ khi khối u to lên làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng, khó thở hơn thì người bệnh mới đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện bệnh.

Ù tai, nghe kém: Khối u vòm họng phát triển và xâm lấn khiến người bệnh thường cảm thấy ù tai, nghe kém, đau trong tai. Nhiều trường hợp u đè lên loa vòi nhĩ gây ra các triệu chứng điếc nhẹ.

Nổi hạch ở cổ, khó nuốt: Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch vùng cổ. Lúc này người bệnh thường thấy có các hạch nổi ở xung quanh cổ, ăn uống khó khăn hơn vì khó nuốt và có cảm giác mắc nghẹn.

Nổi hạch ở cổ khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở

Thời gian ủ bệnh của bệnh ung thư vòm họng

Giống như hầu hết các loại bệnh khác, ung thư vòm họng cũng có khoảng thời gian ủ bệnh, âm thầm phát triển trước khi có những biểu hiện bộc lộ rõ ràng. Chính vì thế, bệnh khá nguy hiểm vì khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và có tiến triển nặng.

Tùy theo sức đề kháng của mỗi người cũng như tùy thuộc vào thể trạng, thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng có thể là từ 3 đến 6 tháng. Cũng có người ủ bệnh trong hơn một năm thì mới bắt đầu thể hiện dấu hiện ra ngoài.

Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng phát triển thành 4 giai đoạn, càng về giai đoạn sau thì tiến triển bệnh càng nghiêm trọng và phần trăm chữa khỏi càng thấp hơn.

Ung thư vòm họng giai đoạn 1

Thông thường, ung thư vòm họng sẽ bắt đầu phát triển ở dây thanh âm sau đó tới hộp thoại. Trong giai đoạn đầu, khối u vòm họng có kích thước nhỏ chỉ khoảng dưới 2,5 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, khi khối u chưa lây lan đến các hạt bạch huyết, tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là 75%. Do đó mà bệnh nhân ung thư vòm họng không nên quá bi quan mà nên bình tĩnh chữa bệnh. Việc để tâm lý suy sụp sẽ khiến bệnh tình phát triển nặng nhanh hơn rất nhiều.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, khối u có thể đạt kích thước từ 5 đến 6cm song vẫn được xem là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 64%.

Ở giai đoạn 2 của bệnh, cơ hội phục hồi vẫn khá cao nếu ung thư vẫn còn ở trong vòm họng hoặc thanh quản và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết xung quanh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Tại giai đoạn này, kích thước khối u đã tăng lên và khối u bắt đầu lan sang các khu vực khác. Nếu kích thước khối u nhỏ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ mà chưa cần can thiệp bằng xạ trị hoặc hóa trị. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010 là 62%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng khá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Trong giai đoạn này, khối u ung thư đã lan đến các bộ phận như môi, miệng và các hạch bạch huyết. Khối u thường có kích thước hơn 6cm, có khả năng bị xâm lấn và di căn nếu không được can thiệp. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 38%, thấp hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác.

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp ung thư vòm họng được chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát triển bệnh, cơ địa bệnh nhân có đáp ứng được liệu trình điều trị hay không,… Và điều quan trọng không thể thiếu trong điều trị ung thư đó là tinh thần lạc quan của người bệnh.

Đối với căn bệnh này, bệnh nhân được phát hiện và điều trị càng sớm thì tiên lượng sống càng cao. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng như: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật nhưng phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả đó là xạ trị.

Trong phương pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ máy móc hiện đại để xác định chính xác vị trí khối u, sau đó chiếu tia xạ vào khối u và hạch cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia có phóng xạ mạnh như tia X để phá hủy những mô ung thư ác tính. Trong quá trình xạ trị, người bệnh được đặt nằm trên chiếc bàn phẳng đồng thời máy xạ sẽ di chuyển xung quanh và phát ra những tia xạ để tìm kiếm những vị trí mà tế bào ung thư đang ẩn nấp. Phương pháp này có hạn chế là khiến vùng da của bệnh nhân bị tổn thương, mẩn đỏ do chịu tác động của tia xạ có cường độ mạnh.

Phương pháp xạ trị

Hiện nay, phương pháp hóa trị được các bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng thuốc dạng viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch. Phương pháp này sẽ làm giảm sự đau đớn của bệnh nhân. Có thể kết hợp hóa trị với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư trong cơ thể.

Trước đây nền y học chưa phát triển thì phương pháp này rất hiếm được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng . Tuy nhiên kể từ khi y học phát triển thì phẫu thuật không chỉ là phương pháp mang lại hiệu quả cao mà còn có thể giúp loại bỏ được một số hạch di căn to ở vùng cổ ở các giai đoạn khu trú. Nhược điểm của phương pháp này là gây ra cảm giác rất đau đớn cho bệnh nhân và gây mất thẩm mỹ.

Các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đều có thể để lại các tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên lý của Đông y, có thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên, nhằm nâng cao hệ miễn dịch của bệnh nhân, hỗ trợ điều trị đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Ancan – khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa

Khám ung thư vòm họng ở đâu?

Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở đầu ngành về phòng chống và chữa trị bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Đây là nơi chữa trị ung thư vòm họng có kinh nghiệm và uy tín hàng đầu. Bệnh viện K có những giáo sư tiến sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại.

Bệnh viện K gồm 3 cơ sở:

Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2143

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0936 238 808

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 0904 690 818

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Bệnh viện Chợ Rẫy- Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3855 4137

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn với trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Các bác sĩ tại trung tâm đã phát triển kỹ thuật dao mổ gamma để điều trị ung thư di căn, mô, não…với năng lượng cao, chính xác, định vị ba chiều. Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa trị thành công bằng phương pháp này.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3781

Giờ mở cửa: 06:00-07:00, 11:30-13:00, 16:30-21:00

Bệnh viện Việt Đức

Đây là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam. Với các giáo sư và bác sĩ có trình độ cao, ứng dụng những công nghệ hiện đại, bệnh viện có những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 3531

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Bệnh viện U Bướu Đà Nẵng

Hoạt động từ năm 2012, đây là bệnh viện chữa trị ung thư tốt nhất khu vực miền Trung. Bệnh viện có diện tích rộng lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao.

Địa chỉ: Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236 3717 717

Giờ mở cửa: Mở cả ngày

Xét nghiệm ung thư vòm họng

Khám lâm sàng khó mà phát hiện và kết luận các triệu chứng bệnh có phải ung thư vòm họng hay không. Các xét nghiệm cần phải làm để xác định ung thư vòm họng gồm có:

Chi phí cho việc xét nghiệm ung thư vòm họng phụ thuộc vào nơi thực hiện, tình trạng bệnh và nhiều yếu tố khác. Thông thường chi phí vào khoảng từ 500,000 đồng.

Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó mà thực hiện các phương pháp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh là điều nên làm với tất cả mọi người. Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng chủ yếu phụ thuộc vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học và lành mạnh hơn.

Ung thư vòm họng nên ăn gì

Đối với những bệnh nhân ung thư, các thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể hỗ trợ trong việc điều trị ung thư vòm họng. Đối với người khỏe mạnh, việc lưu ý chế độ ăn uống cũng làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh.

Các thực phẩm bạn nên bổ sung là:

Được biết đến như một loại thần dược rẻ tiền chữa được bách bệnh, tỏi có tác dụng chữa viêm nhiễm và kháng khuẩn rất tốt nên bạn nên bổ sung tỏi vào các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bạn có thể dùng tỏi khô ngâm rượu để uống hoặc dùng nước ép tỏi nước. Các món ăn kết hợp với tỏi cũng nên được sử dụng thường xuyên

Sử dụng các thực phẩm cung cấp Vitamin A và các khoáng chất có lợi như gấc, cà rốt, cam, đu đủ chín, nấm kim châm, củ sen, mướp, rau xanh cho bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt

Các loại quả như la hán, hạnh nhân, hồ đào, bách hợp,….

Người bệnh ung thư vòm họng nên tránh các loại thực phẩm muối chua như kim chi, cà muối, dưa muối, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích, hạn chế ăn các gia vị cay nóng.

Tránh ăn thực phẩm sống và các loại đồ đóng hộp sẵn.

Tăng cường ăn các thực phẩm sạch, rau củ quả tươi

Giảm ăn đường, dầu mỡ

Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Phòng chống ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng có thể được phòng chống bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh. Bạn nên thực hiện việc ăn uống đủ chất, thường xuyên bổ sung các chất có lợi cho cơ thể và các thực phẩm ngăn ngừa ung thư như tỏi, rau họ cải…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tránh xa hoặc hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá là cách tốt để giúp cơ thể không bị nhiễm các chất độc và giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh.

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm vì bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khả năng chữa lành rất cao.