Bệnh Nhân Ung Thư Trẻ Em / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sept.edu.vn

Nguyên Nhân Bệnh Ung Thư Máu Ở Trẻ Em

Ung thư máu đang xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em. Vậy nguyên nhân bệnh ung thư máu ở trẻ em là do đâu?

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu là loại bệnh ung thư ác tính, xuất hiện khi lượng bạch cầu trong cơ thể bị gia tăng đột biến.

Chức năng của bạch cầu trong cơ thể đó là bảo vệ cơ thể của chúng ta. Nếu lượng bạch cầu này bị gia tăng đột biến thì chúng sẽ bị thiếu “thức ăn” hay nguồn cấp dinh dưỡng bởi vậy mà lượng bạch cầu này lại ăn chính hồng cầu (một trong những thành phần quan trọng trong máu). Hồng cầu khi bị phá hủy dần khiến người bệnh thiếu máu. Căn bệnh ung thư máu là loại bệnh không xuất hiện các khối u như những bệnh lý khác.

Ung thư máu có hai dạng đó là ung thư máu cấp tính, ung thư máu mạn tính. Loại ung thư máu cấp tính thường xuất hiện triệu chứng cũng như tiến triển nhanh hơn ung thư máu mạn tính, vì vậy khi không được điều trị người bệnh sẽ dễ dàng bị tử vong sớm. Còn ung thư máu mạn tính là loại bệnh có tiến triển chậm hơn, thời gian đầu mắc bệnh sẽ không thấy rõ ràng triệu chứng và chỉ phát hiện ra khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn muộn.

Nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em

Chưa có sự khẳng định cụ thể nào về nguyên nhân ung thư máu ở trẻ. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra loại bệnh lý này như hệ miễn dịch bị suy yếu, di truyền,…

Nguyên nhân ung thư máu do di truyền

Trong cơ thể con người, DNA có tác dụng chỉ dẫn những tế bào phát triển, sinh sản, chết đi. Khi có sự đột biến về DNA thì những hướng dẫn này sẽ dẫn đến sự sai lệch. Từ đó tế bào bị tăng trưởng hay sinh sản mất sự kiểm soát dẫn đến mắc ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư máu do lối sống

Không chỉ riêng mắc bệnh ung thư máu mà đối với tất cả các loại ung thư khác thì lối sống đóng một vai trò quan trọng. Đối với người mẹ khi mang thai nếu sử dụng nhiều các loại chất kích thích, đặc biệt là uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu ở trẻ.

Đầu tiên là phải kể đến bức xạ, khi người mẹ mang thai trong giai đoạn đầu nếu tiếp xúc với bức xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy bạn có thể thấy phụ nữ mang thai được khuyến cáo rằng không nên chụp CT hay X-quang.

Các loại hóa chất cũng như thuốc hóa trị cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư máu. Trong trường hợp trẻ được điều trị bệnh ung thư khác thì cũng có thể có nguy cơ lớn mắc bệnh ung thư máu sau đó.

Những yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân bệnh ung thư máu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý và có biện pháp phòng tránh để không gây ảnh hưởng đến con em mình.

Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.

Bệnh bạch cầu

Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Đồng thời khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiết hụt hồng cầu trong cơ thể.

Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu hơn gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thẻ phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máy, lá lách và các cơ quan khác.

Đa u tủy

Đây là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương và tạo các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng.

Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư máu thì chúng ta còn phải tìm hiểu về những triệu chứng của loại bệnh lý này để phát hiện sớm nhất. Những triệu chứng của bệnh ung thư máu xuất hiện phụ thuộc vào lượng tế bào bạch cầu ác tính trong máu cũng như những vị trí mà tế bào này gây ảnh hưởng đến cơ thể. Bởi vậy trẻ mắc ung thư máu ở thể bệnh khác nhau thì sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Xuất hiện đốm đỏ: xuất hiện những đốm đỏ hoặc cũng có thể là các vết tím trên da do số lượng tiểu cầu bị sụt giảm.

Đau đầu: đầu bị đau dữ dội, kèm với đổ mồ hôi, da xanh. Do lượng máu lên não bị suy thoái nên bộ não không được cung cấp đủ oxy dẫn đến đau đầu.

Đau xương: đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư máu ở trẻ. Những cơn đau xuất hiện theo mức độ bệnh lý và thường gặp nhất ở đầu gối, xương chân, lưng, cánh tay.

Hạch bạch huyết sưng: hạch thường nổi dưới da của những bệnh nhân mắc ung thư máu và thường thì chúng không gây đau.

Mệt mỏi, người xanh xao: trẻ mắc bệnh ung thư máu sẽ có lượng hồng cầu trong máu suy giảm, hay bạn có thể hiểu đơn giản đó là sự thiếu máu. Hiện tượng này khiến cho cơ thể xanh xao, mệt mỏi vì không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí trong cơ thể.

Hiện tượng chảy máu cam: đây là hiện tượng thường gặp ở người bệnh ung thư máu. Khi thấy máu chảy nhiều và liên tục thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám bệnh sớm nhất bởi rất có thể bạn đang bị suy giảm lượng tiểu cầu – một tế bào có vai trò cầm máu.

Liên tục sốt cao: người bệnh mắc ung thư máu sẽ có hệ miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường. Biểu hiện của hệ miễn dịch suy giảm đó là những vết thương khó lành, sốt cao,…

Bụng bị đau: Bệnh ung thư máu trong trường hợp đã lan truyền đến lá lách và gan có thể gây hiện tượng sưng tấy. Bởi vậy bệnh nhân sẽ có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ói mửa.

Dự án châu Âu ARIMMORA vào năm 2023 sau khi xem xét dữ liệu về bạch cầu với bức xạ điện từ đã đưa ra khuyến cáo rằng những trung tâm, trường học dành cho trẻ em phải được xây dựng cách xa đường dây điện cao thế.

Bức xạ điện từ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi vậy hơn bao giờ hết hãy giữ những bức xạ điện từ xuất phát từ các thiết bị cách xa nơi con yêu của bạn ngủ vào ban đêm. Chúng bao gồm: máy tính bảng, điện thoại di động, laptop, wifi,… để giảm thiểu các nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em và người trưởng thành.

Ung thư máu là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu.

Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra u.

Các giai đoạn bệnh ung thư máu và tiên lượng sống, cách điều trị

Ung thư máu sống được bao lâu?

Thời gian sống ung thư máu còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu và cách phát triển của từng loại bệnh. Người ta tiên lượng cho từng loại bệnh như sau:

– Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình 98 tháng (khoảng 8 năm); Những người được chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 65 tháng (5,5 năm); Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).

– Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: đây là dòng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.

– Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

– Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: bệnh này thường tiến triển rất nhanh khiến cho những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất.

Các giai đoạn bệnh ung thư máu

Các giai đoạn của bệnh ung thư được phân chia theo cơ sở di căn, các giai đoạn khác nhau có các thang điểm khác nhau, từ đó xác định được sự phát triển của ung thư theo giai triệu chứng và tỷ lệ di căn.

Nếu đủ thời gian phát triển, bệnh ung thư máu có bốn giai đoạn chung:

– Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của ung thư máu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng đột ngột của số lượng lympho. Giai đoạn này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.

– Giai đoạn 2

Ung thư máu đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Sự phát triển của lymphoc ở giai đoạn này tăng cao.

– Giai đoạn 3

Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất hai cơ quan khác bị xâm lấn.

– Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, người bệnh đến giai đoạn này có tỷ lệ sống không cao. Tỷ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, đồng thời các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.

Điều trị bệnh ung thư máu

Ung thư máu là loại bệnh phức tạp với diễn biến nhanh, khó lường, thế nên việc điều trị căn bệnh này được tiến hành khá thận trọng và tỉ mỉ. Bệnh nhân được xét nghiệm rồi phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết rồi sau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu.

Phác đồ điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, điều trị bệnh ung thư máu có dùng những phương pháp truyền thống như Hóa trị, Xạ trị, và phương pháp mới như ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết. Các bác sĩ thường kết hợp từ hai phương án trở lên để tối ưu hóa tỉ lệ sống cho bệnh nhân.

Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư máu

Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm, truyền thuốc vào tĩnh mạch, tiêm vào dịch não tủy. Hóa trị được làm theo chu kỳ, mỗi chu kỳ có khoảng thời gian điều trị nhất định. Hóa trị cũng là để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

Liệu pháp điều trị sinh học: truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.

Xạ trị: sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Thay tủy/Cấy tế bào gốc: sau khi áp dụng hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể thay đổi liệu pháp hoặc thành phần tùy theo sức khỏe bệnh nhân, bởi ung thư máu có diễn biến phức tạp, có thể thay đổi nhanh chóng.

Phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới ung thư

Ung thư máu là căn bệnh khó chữa trị nếu được phát hiện muộn, vì thế, mỗi người cần chú ý quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bản thân cũng như chú ý phòng ngừa bệnh từ trước. Bệnh nhân điều trị khỏi bệnh cũng có những nguy cơ tái phát nếu không có một chế độ và lối sống lành mạnh. Việc phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới có điểm chung như sau:

– Tránh tiếp xúc với hóa chất: các loại hóa chất hư thuốc diệt cỏ, benzen.. là một trong những nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư máu. Trong trường hợp bất khả kháng, cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang…

– Tránh tiếp xúc bức xạ: bức xạ cũng có thể làm thay đổi các thành phần trong máu, vì vậy sẽ tốt hơn nếu giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia nồng độ cao.

– Tập thể dục thường xuyên: thể dục đã được chứng minh rằng có thể ngăn ngừa ung thư, và ung thư máu cũng không phải ngoại lệ. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cho sức khỏe của bạn.

– Chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Ở Trẻ Em Cùng Một Số Loại Ung Thư Ở Trẻ Em

Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em

Những nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em như: Do yếu tố di truyền, gặp vấn đề với sự phát triển trong bụng mẹ, tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng, tiếp xúc với bức xạ, từng điều trị ung thư trước đó, lối sống của mẹ khi mang thai…

Một số yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ em như:Khi có những đột biến trong DNA khiến quá trình các tế bào hình thành, phát triển, sinh sản, chết đi bị sinh sai lệch, không kiểm soát được quá trình tăng trưởng của những tế bào đột biến đó sẽ dễ dàng gây ra một số loại bệnh ung thư, nhất ở những trẻ em kế thừa gene đột biến từ cha mẹ. Ngoài ra, trẻ em mắc hội chứng Down sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những đứa trẻ khác từ 10 – 20 lần.

Một số trẻ em bị mắc bệnh ung thư ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Một số loại ung thư phổ biến thường gặp như: ung thư thận, ung thư nguyên bào võng mạc vì khi còn ở trong bụng mẹ thận à mắt cùng một ố bộ phận khác phát triển từ rất sớm. Sự phát triển bất thường trong bụng mẹ sẽ nguyên nhân gây bệnh ung thư cho các em ngày từ khi mới ra đời.

Những bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam? Cách phòng bệnh ung thư

Một loại bệnh nhiễm trùng dễ gặp ở trẻ nhỏ là Epstein Barr (EBV). Bệnh này thường không gây ra triệu chứng nào. Một số trường hợp nhiễm EBV có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư lympho Hodgkin và u lympho Burkitt ở trẻ em.

Các tia bức xạ chính là nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu ở trẻ em, nhất là những trẻ em phải chịu hậu quả từ những cuộc chiến tranh hạt nhân, bị đánh bom nguyên tử.

Những trẻ em đã từng điều trị xạ trị, hóa trị hay sử dụng các hóa chất điều trị có nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu cao hơn những đứa trẻ khác.

Những trẻ em khi còn ở trong bụng mẹ, do người mẹ có lối sống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cho con mình.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư ở trẻ em

Những dấu hiệu thường gặp ở các loại bệnh ung thư ở trẻ em như:

Cảm giác mệt mỏi

Xuất hiện các khối u và các vết sưng tấy

Da xanh tái, nhợt nhạt

Dễ bị bầm tím khi có tác động nhẹ

Đau ở một phần nào đó trên cơ thể

Bị ốm, sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân

Đau đầu và nôn mửa thường xuyên

Thị lực kém

Giảm cân đột ngột

Một số loại bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em

Ung thư bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em. Do các tế bào ung thư hình thành ở các mô của cơ thể tạo sinh máu, bệnh này thường gây ra đau đớn ở xương và khớp của trẻ.

Nốt ruồi có gây ung thư không? Mẹo nhận biết nốt ruồi ung thư

Bệnh ung thư não ở trẻ em do các mô thần kinh tạo thành khối u não ác tính khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh dưới phần tiểu não và thân não. Các dấu hiệu của bệnh ung thư não là nôn mửa, mờ mắ t…

Ung thư xương cũng là một trong những căn bệnh ung thư trẻ em dễ mắc phải. Đa phần xuất phát từ các tế bào tạo xương, tế bào liên kết xương… Các triệu chứng như: xuất hiện khối u, xương dễ gãy…

Có các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, chán ăn, đau xương… là bệnh ung thư thường được chẩn đoán nhiều nhất ở các em nhỏ.

Bệnh ung thư này là do hệ thống miễn dịch ảnh hưởng tới các mô bạch huyết, trẻ em bị mắc bệnh ung thư này ngoài bị suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch còn gặp các triệu chứng như sốt, giảm cân, có hạch ở cổ và bẹn…

Nguyên Nhân Gây Ung Thư Máu Ở Trẻ Em

Nguyên nhân chính xác của hầu hết các trường hợp ung thư máu ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như yếu tố di truyền, hệ miễn dịch suy yếu, người mẹ lúc mang thai đã từng tiếp xúc với hóa chất độc hại, vv…

Những nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em

DNA có vai trò chỉ dẫn các tế bào phát triển, sinh sản, và chết đi. Khi có đột biến trong DNA, các hướng dẫn này bị sai lệch, dẫn tới tự tăng trưởng, sinh sản mất kiểm soát của tế bào dẫn tới ung thư. Kế thừa gen đột biến từ cha mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ em có một số điều kiện di truyền nhất định chẳng hạn như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, và một số hội chứng khác có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn những người khác. Các bệnh di truyền khác ảnh hưởng tới hệ miễn dịch ở trẻ em cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.

Trẻ có anh chị em bị bệnh ung thư máu cũng làm gia tăng cơ hội phát triển loại bệnh này. Nguy cơ tăng lên gấp nhiều lần nếu trẻ song sinh giống hệt nhau bị bệnh.

Tuy nhiên, những trẻ có cha, mẹ bị bệnh bạch cầu ở độ tuổi trưởng thành thì không làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ.

Nguyên nhân ung thư máu do lối sống

Đối với hầu hết các bệnh ung thư, mặc dù rủi ro từ lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò rất quan trọng trong các bệnh ung thư của người lớn nhưng nó có vai trò rất nhỏ đối với các bệnh ung thư ở trẻ em. Một số nghiên cứu đã cho rằng nếu người mẹ uống nhiều rượu trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư máu ở con mình.

Nguyên nhân ung thư máu do môi trường

Yếu tố nguy cơ môi trường là những thứ xung quanh chúng ta, như bức xạ và một số hóa chất, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh ung thư máu.

Bức xạ: Tiếp xúc với nồng độ cao của bức xạ là một yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư máu ở trẻ em. Những người sống sót sau vụ bom nguyên tử Nhật Bản có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML). Thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ nếu người mẹ tiếp xúc với bức xạ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đó chính là lý do vì sao phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp X-quang hoặc CT, trừ trường hợp khẩn thiết.

Tiếp xúc với các loại thuốc hóa trị và một số hóa chất khác: Trẻ em và người lớn được điều trị bằng hóa trị cho bệnh ung thư khác có nguy cơ cao bị ung thư máu như AML sau này. Bệnh bạch cầu thường phát triển trong vòng 5 đến 10 năm điều trị và có xu hướng khó điều trị.

Tiếp xúc với hóa chất như benzen (một dung môi được sử dụng trong các ngành công nghiệp sạch và trong sản xuất một số loại thuốc, nhựa, và thuốc nhuộm) có thể gây ra bệnh AML ở người lớn và hiếm gặp hơn, ở cả trẻ em. Tiếp xúc với hóa chất làm tăng nguy cơ mắc AML hơn ALL (bệnh bạch cầu lympho cấp tính).

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh ung thư máu ở trẻ em và gia đình từng tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hoặc người mẹ tiếp xúc trong thời gian mang thai hay trẻ tiếp xúc khi mới sinh. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu để xác định nguyên nhân này.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Những trẻ em phải sử dụng thuốc ngăn chặn hệ miễn dịch (chủ yếu là bệnh nhân ghép tạng) có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư nhất định, trong đó có ung thư hạch và ALL.

Trẻ Em Và Bệnh Ung Thư Xương

Ung thư xương (UTX) ở trẻ em, là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa trị. Bác sĩ Trần Chánh Khương (BV Ung Bướu) nói về vấn đề này như sau

Nguyên nhân gây ra bệnh UTX ở trẻ em?

Trẻ từ 13-15 tuổi là thời kỳ cơ thể con người đang phát triển và hoàn thiện các cơ quan, nên đối với bộ xương – ở các tế bào sinh xương của sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài (xương tay, xương chân…), phần sẽ tăng trưởng làm xương dài thêm – chính là nơi hay xảy ra khối u UTX. Sarcôm xương là dạng UTX thường gặp nhất, chiếm 5% tổng số ca ung thư trẻ em, thường thấy ở bé trai (gấp đôi bé gái), 80% ở gần vị trí khớp (gần khớp gối, gần khớp vai). Lứa tuổi thường mắc bệnh: thiếu niên (13-15), thanh niên (20-25). Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền do sai lệch gen AND (hội chứng Lifraumeni, bệnh bướu nguyên bào võng mạc mắt) hay tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ… làm tăng nguy cơ bị sarcôm xương ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh?

Đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đau, sưng vùng gần khớp. Đặc biệt, quanh khớp gối, gần khớp vai. Ít lâu sau, đau nhiều hơn khi đi lại, cử động hoặc về đêm, kèm theo khối u sưng to, đau ngày càng tăng. Trẻ đi khập khiễng hoặc đôi khi bị gãy xương sau khi va chạm, chấn thương nhẹ.

Ở cơ sở y tế, sau khi thăm khám tại chỗ: khối u sưng đau và hạn chế cử động ở vùng quanh khớp gối, khớp vai. Một số kỹ thuật chẩn đoán khác cần được thực hiện:

Chụp X quang chỗ khối u sưng, đau, X quang phổi để xem có di căn phổi hay không.

Scan khối u hay chụp RMI để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u (xâm lấn cơ quan lân cận, nội tủy…).

Mổ sinh thiết để xác định mô bệnh học khối học.

Công tác chẩn đoán cần được thực hiện kỹ lưỡng, để xácđịnh độ ác tính (thấp, vừa, cao) và giai đoạn bệnh (khu trú hay đã di căn phổi, gan, xương khác…) của bệnh sacôm xương.

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào?

Có nhiều cách điều trị:

Phẫu trị: đoạn chi có khối u ung thư.

Hóa trị: dùng nhiều thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (chủ yếu di căn phổi, màng phổi).

20% sarcôm xương trẻ em thuộc nhóm ác tính cao, dễ bị di căn phổi sau khi đoạn chi.

Kết quả: 60-80% bệnh nhân sống thêm 5 năm đối với sarcôm xương trẻ em tại chỗ, chưa di căn xa.

Hiện nay, việc điều trị sarcôm xương trẻ em có nhiều tiến bộ.

Hoá trị dẫn đầu thực hiện trước mổ nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tổn thương di căn âm thầm.

Cố gắng bảo tồn – không đoạn chi bằng kỹ thuật cắt nạo khối u, ghép xương. Kết hợp hóa trị trước và sau khi mổ.

Thử nghiệm thuốc đặc hiệu mới, hiệu quả hơn với mục đích gia tăng kết quả điều trị

Ở trẻ không may bị UTX phải đoạn chi, và trị khỏi, vấn đề lắp tay, chân giả để trẻ hoà nhập xã hội cũng cần được quan tâm. Lời khuyên quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh kịp thời khi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên.

Kwc: Trẻ Em Mắc Bệnh Ung Thư

KWC có nghĩa là gì? KWC là viết tắt của Trẻ em mắc bệnh ung thư. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Trẻ em mắc bệnh ung thư, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Trẻ em mắc bệnh ung thư trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của KWC được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài KWC, Trẻ em mắc bệnh ung thư có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

KWC = Trẻ em mắc bệnh ung thư

Tìm kiếm định nghĩa chung của KWC? KWC có nghĩa là Trẻ em mắc bệnh ung thư. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của KWC trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của KWC bằng tiếng Anh: Trẻ em mắc bệnh ung thư. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, KWC được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Trẻ em mắc bệnh ung thư. Trang này là tất cả về từ viết tắt của KWC và ý nghĩa của nó là Trẻ em mắc bệnh ung thư. Xin lưu ý rằng Trẻ em mắc bệnh ung thư không phải là ý nghĩa duy chỉ của KWC. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của KWC, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của KWC từng cái một.

Ý nghĩa khác của KWC

Bên cạnh Trẻ em mắc bệnh ung thư, KWC có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của KWC, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Trẻ em mắc bệnh ung thư bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Trẻ em mắc bệnh ung thư bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.