Bảng Giá Xét Nghiệm Máu Phòng Khám 548 / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Phòng Khám Đa Khoa 548 Xét Nghiệm Những Bệnh Gì

Phòng Khám Đa Khoa 548 Xét Nghiệm Những Bệnh Gì

Tìm hiểu phòng khám Đa Khoa 548 xét nghiệm bệnh nào?

Sau nhiều năm xây dựng và hoạt động, hiện nay phòng khám đã cung cấp rất nhiều dịch vụ thăm khám, xét nghiệm và điều trị bệnh. Những dịch vụ nêu trên đều mang lại hiệu quả khá tốt do người bệnh chia sẽ.

Dịch vụ khám chữa bệnh

Đi cùng với tên gọi, tại địa chỉ 548 Nguyễn Chí Thanh hoạt động theo mô hình khám đa khoa. Được hiểu đơn giản rằng ở đây cung cấp rất nhiều dịch vụ y tế. Trong đó dịch vụ xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao đã làm nên tên tuổi của phòng khám.

Bao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:

– Siêu âm thai; Các gói siêu âm màu 3D – 4D; Siêu âm tim

– Xét nghiệm nước tiểu nhiều thông số; Tổng phân tích máu

– Đo điện tim, điện não; Đo độ loãng xương; Siêu âm bụng tổng quát

– Chụp X-quang gan – phổi; Chụp CT Scan; Chụp X-quang nhũ ảnh

Những xét nghiệm bệnh phòng khám thực hiện có thể kể đến như: xét nghiệm bệnh tiểu đường, gan, thận, mỡ trong máu, tim,….

Ngoài ra phòng khám còn thăm khám, chuẩn đoán và điều trị các bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Chi phí khám chữa bệnh

Xét nghiệm huyết đồ

60.000

Xét nghiệm Glycemie

20.000

Xét nghiệm BUN

20.000

Xét nghiệm Creatinin

40.000

Xét nghiệm AST

30.000

Xét nghiệm ALT

30.000

Xét nghiệm Cholesterol

120.000

Xét nghiệm HDL

120.000

Xét nghiệm LDL

120.000

Xét nghiệm VLDl

120.000

Xét nghiệm Triglyceride

120.000

Xét nghiệm HBsAg

80.000

Xét nghiệm Anti HBs

100.000

Xét nghiệm Anti HCV

120.000

Xét nghiệm tổng phân nước tiểu

50.000

Xét nghiệm đàm/ dịch

100.000

Xét nghiệm LH

100.000

Xét nghiệm FSH

100.000

Xét nghiệm Testosteron

100.000

Xét nghiệm tinh trùng đồ

100.000

Xét nghiệm Progesteron

100.000

Đo điện tim

40.000

Siêu âm bụng tổng quát

100.000

Siêu âm tim

180.000

Chụp X-quang gan – phổi

110.000

Quy trình khám chữa bệnh

Nhằm để quá trình thăm khám diễn biến nhanh gọn hơn, bạn nên nắm rõ và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đến địa chỉ 548 Nguyễn Chí Thanh đăng ký khám bệnh và nhận số thứ tự.

Bước 2: Đến quầy thu ngân nộp chi phí khám bệnh.

Bước 3: Sau khi chờ đợi đến lượt thăm khám theo số thứ tự. Bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Bước 4: Đến quầy thu ngân nộp chi phí xét nghiệm và làm các xét nghiệm theo yêu cầu.

Bước 5: Nhận kết quả xét nghiệm sau đó đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể tình trạng bệnh và kê thuốc điều trị.

Bước 6: Trả chi phí thuốc

Người bệnh cần nghe theo các chỉ định của bác sĩ. Nên dùng thuốc theo đúng liệu trình và tái khám đúng lịch hẹn để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Thời gian làm việc

Phòng khám hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật và ngày lễ từ 5h sáng đến 21h tối.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP.HCM.

Bảng Giá Xét Nghiệm 12 Loại Ký Sinh Trùng

BẢNG GIÁXÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG 

Stt

Mã XN

Ký sinh trùng

Đơn giá(VNĐ)

01

XN196

Giun Đũa Chó, mèo IgM

(Toxocara Canis)

120.000

02

XN299

Giun Đũa Chó, mèo IgG

(Toxocara Canis)

120.000

03

XN294

Sán lá gan IgM

(Fasciola sp)

120.000

04

XN189

Sán lá gan IgG

(Fasciola sp)

120.000

05

XN298

Giun lươn IgM

(Stronglyloides)

120.000

06

XN195

Giun lươn IgG

(Stronglyloides)

120.000

07

XN355

Giun Đầu Gai IgM

(Gnathostoma)

120.000

08

XN190

Giun Đầu Gai IgG

(Gnathostoma)

120.000

09

XN253

Sán Dây IgM 

120.000

10

XN252

Sán Dây IgG 

120.000

11

Sán lá gan nhỏ

120.000

12

Sán lá gan lớn

120.000

13

Sán lá ruột

120.000

14

Sán lá phổi

120.000

15

XN354

Amíp Gan IgM

(E. Histolytica)

120.000

16

XN292

Amíp Gan IgG

(E. Histolytica)

120.000

17

Amíp Phổi IgM

120.000

18

Amíp Phổi IgG

120.000

19

Giun chỉ bạch huyết

120.000

20

XN304

Giun Đũa IgM

(Ascaris Lumbricoides)

120.000

21

XN351

Giun Đũa IgG

(Ascaris Lumbricoides)

120.000

22

XN289

Giun Tròn IgM

(Angiostrongylu)

120.000

23

XN184

Giun Tròn IgG

(Angiostrongylu)

120.000

24

Soi nấm 

160.000

25

Soi da

160.000

Bệnh ký sinh trùng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh này gây nên bởi các ký sinh trùng và gây ra 25% cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Vậy bệnh ký sinh trùng gồm những bệnh nào? Cách chữa trị ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể.

Bạn biết gì về bệnh ký sinh trùng?

Bạn biết gì về bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng thực chất là một bệnh nhiễm trùng và bị gây ra bởi loài ký sinh trùng. Có những loài ký sinh trùng không hề gây ra bệnh nhưng cũng có loài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của sinh vật sống (bao gồm cả động vật, thực vật và con người).

Theo thống kê, các bệnh gây ra bởi ký sinh trùng gây ra khoảng 12 triệu cái chết mỗi năm và chiếm 25% các ca tử vong trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong 4 nguyên nhân chính dẫn đến tử vong (theo WHO).

Ký sinh trùng là những loài sinh vật có kích thước nhỏ bé, chuyên bám vào bề mặt hoặc sống bên trong cơ thể của sinh vật sống khác. Chúng có thể ký sinh tạm thời  hoặc vĩnh viễn. Chúng trực tiếp hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để sinh sôi và phát triển.

Bệnh ký sinh trùng lây nhiễm như thế nào?

Bệnh ký sinh trùng lây nhiễm như thế nào?

Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho các ký sinh trùng phát triển. Bệnh do ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho con người bằng rất nhiều hình thức như sau:

Đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ký sinh trùng chính là do người dân sử dụng đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh. Những đồ ăn này không được rửa sạch sẽ, không được nấu chín hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, những ký sinh trùng từ đồ ăn thức uống không đảm bảo sẽ theo đường tiêu hóa đi vào cơ thể con người, gây nên các bệnh về ký sinh trùng. Những ký sinh trùng lây qua đường tiêu hóa thường là giun đũa, giun móc hoặc sán dây,…

Tiếp xúc với người nhiễm bệnh do ký sinh trùng

Đối với các ký sinh trùng như ghẻ, sán máng, chấy, giun kim thì có thể lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh. Những ký sinh trùng này có khả năng lây nhiễm thông qua bề mặt da, thông qua những vết thương hở ngoài da. Do đó, khi chăm sóc những người mắc bệnh về ký sinh trùng ngoài da thì cần phải có biện pháp phòng tránh phù hợp. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng khi mắc phải sẽ gặp rất nhiều vấn đề phiền phức và bất tiện trong cuộc sống, người bệnh cũng kém tự tin hơn.

Lây qua đường tình dục

Bệnh về ký sinh trùng cũng có thể lây qua đường tình dục đối với một số ký sinh trùng như trùng roi (ký sinh ở cơ quan sinh dục) hoặc rận mu (sống ở lỗ chân lông vùng cơ quan sinh dục). Trong trường hợp này cũng có thể nhắc đến ghẻ (ký sinh trùng trên mọi vùng da). Chỉ cần quan hệ tình dục với người mắc bệnh ký sinh trùng tại cơ quan sinh dục thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh cũng rất cao.

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng?

Những ai có thể mắc bệnh về ký sinh trùng?

Bệnh do ký sinh trùng có thể gặp ở tất cả mọi người, từ người già, từ nam cho đến nữ. Nếu không chủ động phòng tránh thì bất cứ lúc nào cũng có thể nhiễm bệnh. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:

Bệnh gặp phổ biến nhất ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu và chưa có nhiều ý thức về việc phòng tránh.

Bệnh cũng gặp nhiều ở những vùng quê trình độ văn hóa còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn và không có nguồn nước sạch để sử dụng.

Những người nuôi thú cưng nhưng không đảm bảo an toàn, khiến ký sinh trùng từ vật nuôi lây sang người.

Những người sống trong khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Những người mắc bệnh tiểu đường, HIV có hệ miễn dịch kém nên cũng dễ mắc bệnh ký sinh trùng hơn người bình thường.

Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường ăn sống.

Người đi du lịch tại những khu vực đang có dịch

Người quan hệ tình dục không an toàn

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh về ký sinh trùng

Dấu hiệu nhận biết bệnh ký sinh trùng

Làm thế nào để biết được một người đang mắc bệnh về ký sinh trùng? Thông thường, những người mắc bệnh về ký sinh trùng thường có đặc điểm như sau:

Nhận biết qua những dấu hiệu dưới da

Người bị bệnh về ký sinh trùng có thể phát hiện qua các dấu hiệu dưới da như phát ban, chàm hoặc một số dấu hiệu lạ khác xuất hiện trên da. Cũng có khi ký sinh trùng sống trên da khiến eosinophils trong máu tăng cao, dẫn đến vùng da bị tổn thương và sưng tấy, lở loét.

Nhận biết qua những triệu chứng ở hệ tiêu hóa

Nhận biết qua các triệu chứng ở hệ tiêu hóa

Khi mắc bệnh về ký sinh trùng đường ruột hoặc bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa đều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động bất thường. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng hoặc mắc bệnh về dạ dày. Bởi lẽ, trong quá trình ký sinh, những loài ký sinh trùng này sẽ thải ra các chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Ngứa ngáy ở hậu môn

Nếu bị giun kim ký kinh thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Nguyên nhân là do giun kim kí sinh và tồn tại xung quanh hậu môn.

Người bệnh mệt mỏi

Khi nhiễm ký sinh trùng, người bệnh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, lúc nào cũng uể oải. Đây là biểu hiện của các vấn đề về đường ruột. Ký sinh trùng đã hút chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ.

Người bệnh cảm thấy thèm ăn

Thói quen ăn uống của một vài người cũng bị thay đổi sau khi mắc bệnh ký sinh trùng. Nếu bạn cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn so với bình thường nhưng cân nặng lại bị giảm thì khả năng cao là đã mắc bị bệnh giun tròn hoặc sán dây. Sở dĩ người bệnh thèm ăn là do ký sinh trùng đã tiêu thụ mất lượng thức ăn mà đáng lẽ bạn dùng để cung cấp cho tế bào. Do đó, bạn sẽ thấy đói và ăn nhiều hơn.

Thiếu máu

Triệu chứng này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở một số trường hợp mắc bệnh về ký sinh trùng. Cụ thể khi bị nhiễm giun tròn hoặc giun đũa thì cơ thể sẽ thiếu sắt, từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Tình tình thất thường

Một số triệu chứng khác

Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân

Rối loạn hệ tiêu hóa

Táo bón, đầy hơi, chướng bụng

Cơ thể gầy gò, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên xanh xao

Bị ngứa ngáy, nổi mề đay

Những loài ký sinh trùng thường gặp ở người

Những loài ký sinh trùng thường gặp

Con người có thể nhiễm những loại ký sinh trùng sau:

Loài ký sinh bắt buộc: Đây là những loài chỉ có thể sống khi ký sinh, nếu ra khỏi vật chủ thì sẽ chết. Các loài này gồm: giun đũa, giun tóc, giun kim,…

Loài ký sinh trùng tùy nghi: Những loài này có thể sống ở môi trường bên ngoài và sống ký sinh trên vật chủ như giun lươn strongyloides.

Nội ký sinh trùng: Những loài sống trong cơ thể vật chủ như giun kim, sán lá gan,…

Ngoại ký sinh trùng: Những loài sống bám trên bề mặt của cơ thể hoặc trong lớp thượng bì như chấy, rận, cái ghẻ, demodex,…

Ký sinh trùng lạc chỗ: Đây là những loài di chuyển tới một cơ quan khác với cơ quan mà chúng thường ký sinh. Ví dụ như giun đũa chui vào ống mật thay vì ở ruột non.

Ký sinh trùng lạc chủ: Loài này thường ký sinh trên động vật nhưng vô tình bám vào cơ thể con người. Ví dụ giun đũa chó Toxocara.

Điều trị bệnh về ký sinh trùng như thế nào?

Điều trị bệnh về ký sinh trùng như thế nào?

Tùy vào từng bệnh về ký sinh trùng cụ thể mà có những cách điều trị khác nhau. Hiện nay, phần lớn là sử dụng các loại thuốc đặc trị để diệt ký sinh trùng. Một số thuốc trị ký sinh trùng phổ biến hiện nay gồm:

D-Tox 550: Tiêu diệt toàn bộ ký sinh trùng trong cơ thể, tăng cường sức khỏe chung và giảm táo bón.

Detox herd: Thuốc diệt ký sinh trùng ở người

EcoClean: Thuốc diệt ký sinh trùng dạng viên nang, giúp thanh lọc cơ thể, giảm hôi miệng.

DTX: Thuốc diệt ký sinh trùng trị hôi miệng

Getridox: Thuốc diệt ký sinh trùng đường ruột 100% chiết xuất từ thiên nhiên.

Detoxic: Thuốc trị giun sán nguồn gốc từ thảo dược

Bactefort: Thuốc diệt ký sinh trùng, loại bỏ hôi miệng và cảm giác uể oải

Detoxant: Thuốc diệt ký sinh trùng của Mỹ, trị hôi miệng tốt

Thiabendazole: Thuốc trị ký sinh trùng đặc hiệu dạng viên nén

Ivermectin: Thuốc trị ký sinh trùng cho cả trẻ em và người lớn

Thông thường khi sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ký sinh trùng sẽ bị tiêu diệt và bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, ký sinh trùng di chuyển đến các cơ quan khác như mắt, não,… gây nguy hiểm thì không thể chỉ sử dụng thuốc đặc trị. Lúc này cần nhập viện để điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cách phòng chống bệnh về ký sinh trùng

Những cách phòng tránh bệnh

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng chống các bệnh ký sinh trùng bằng các biện pháp sau:

Ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm sạch, sử dụng nguồn nước sạch

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần

Nếu nuôi thú cưng thì có những biện pháp nuôi an toàn, phòng chống cả bệnh về ký sinh trùng cho thú cưng bằng cách tiêm phòng, vệ sinh thú cưng sạch sẽ,…

Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh về ký sinh trùng một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ mình.

Quan hệ tình dục an toàn

Khám sức khỏe định kỳ

Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh về ký sinh trùng thì cần đi khám ngay.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

? CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

? 0943 108 138 * ☎️ 028. 7303 1869

⏰ Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

? CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

? 0976 856 463 * ☎️ 028. 7302 1869

⏰ Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

? CS3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM

? 0901 386 618 * ☎️ 028. 7304 1869

⏰ Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

✉️ cskh@galantclinic.com

? www.galantclinic.com

Bảng Giá Xét Nghiệm Máu Và Nước Tiểu Hết Bao Nhiêu Tiền &Amp; Biết Được Bệnh Gì?

Bảng giá xét nghiệm nước tiểu & xét nghiệm máu hết bao nhiêu tiền 2017? Theo bảng giá xét nghiệm viện Passteur năm 2017 mới nhất thì xét nghiệm nước tiểu hết 50.000đ & xn máu là khoảng 70.000đ, nếu thực hiện xét nghiệm tổng quát thì có giá là 325.000đ. Nhưng người bệnh không chỉ nên quan tâm xem giá của xét nghiệm máu và nước tiểu mà cũng nên tìm hiểu xem với 02 loại XN này còn biết được bệnh gì, nên làm ở đâu chính xác nhất?

Bảng giá xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu

Đây là bảng giá tham khảo tại Viện Pasteur TPHCM, gói xét nghiệm tổng quát này đã bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu, ngừoi bệnh sẽ biết chính xác xét nghiệm nước tiểu bao nhiêu tiền và đơn giá xét nghiệm máu 2017

Bảng giá xét nghiệm tham khảo tại Medic Hoà Hảo

Bảng giá mới cập nhật năm nay 2017 từ trung tâm Medic Hòa Hảo q.10 chi tiết nhất như sau:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm máu chi tiết & tổng quát

Thông thường khi khám sức khỏe định kỳ người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:

Xét nghiệm HIV: phát hiện nhiễm HIV.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: qua đó có thể phát hiện các bệnh ở thận, đường tiết niệu và một số bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm công thức máu: Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

Xét nghiệm đường máu: phát hiện bệnh tiểu đường

Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?

Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm viêm gan B: phát hiện bệnh viêm gan B.

Ngoài ra tùy từng gói khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác. Với xét nghiệm nước tiểu trong khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm.

Nếu bạn không có thời gian đến tận nơi để làm xét nghiệm thì có thể đăng ký sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của một số trung tâm chuyên khoa xét nghiệm như là tại phòng khám đa khoa Yecxanh, chi phí xét nghiệm công thức máu tại thời điểm hiện tại là 70.000 VNĐ. có nhu cầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà hãy đăng ký lấy mẫu trực tiếp tại website hoặc gọi điện tới số 0169 899 8888 để được nhân viên y tế của Yecxanh đến tận nơi lấy máu xét nghiệm và trả kết quả trong thời gian nhanh nhất.

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu & nước tiểu

Xét nghiệm này cho ta thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó gián tiếp ta còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho ta biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.

XN nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Bạn không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm nước tiểu.

Trước khi xét nghiệm nước tiểu để tìm nguyên nhân hay chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nên nhịn tiểu. Thời gian nhịn tiểu thông thường là từ 2-3 giờ, nhưng nếu nhịn tiểu được trên 3 giờ sẽ tốt hơn. Tốt nhất là lấy được nước tiểu buổi sáng sớm và làm xét nghiệm kiểm tra.

Thành phần nước tiểu gồm:

Nước: 96%

Các hợp chất urê do kết quả quá trình trao đổi chất: 2,5%

Muối khoáng và các chất vi lượng (làm nước tiểu có màu và mùi): 1,5%

Xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được bệnh gì?

Bệnh viêm hoặc xơ gan: Urobilinogen – chất hình thành trong ruột từ bilirubina do gan tạo ra tác dụng với dịch mật. Lượng chất này trong nước tiểu không được vượt quá mức 0,5-4mg (0,85-6,76 µmol). Khi lượng này nhiều quá có thể nghi bị viêm gan hay xơ gan.

Viêm nhiễm: Vi khuẩn (bakterie) – sự có mặt của chúng dù nhiều cũng chưa chắc chứng tỏ viêm hệ bài tiết nước tiểu. Để khẳng định có viêm nhiễm, cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu (posiew moczu).

Tiểu đường: Đường (cukier, glukoza) có đường trong nước tiểu có thể nghi mắc bệnh tiểu đường.

Đạm (białka, protein): nếu có có thể do bị bệnh thận, sốt cao, hệ bài tiết làm việc không chuẩn hay có sự viêm nhiễm (chú ý: sau lao động chân tay nặng, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi có mang ở các tháng cuối cũng có thể có chất đạm trong nước tiểu).

Xeton (ciał ketonowe, aceton): đó là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa axit amin và axit béo. Khi có trong nước tiểu có thể do chữa bệnh tiểu đường chưa hợp lý, cũng có thể do bị sốt cao, lao lực hay ăn kiêng nhiều quá (tự bỏ đói mình).

Bilirubina: đây là chất làm mật có màu nâu vàng do hemoglobin phân hóa sinh ra. Khi có trong nước tiểu ta có thể mắc bệnh hoàng đản ngoài gan (żółtaczka mechaniczna, khi bị sỏi mật) hay bị xơ gan.

Màng tế bào (nabłonki): đơn lẻ. Nếu nhiều quá có thể do viêm nhiễm đường bài tiết nước tiểu.Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu dễ nhận biết nhất

Bạch cầu (leukocyty): 1-5 trong tầm quan sát, nếu số này nhiều hơn 10 thì trong cơ thể có tình trạng viêm.

Hồng cầu (erytrocyty): đơn lẻ: từ 1-2 trong vùng quan sát. Sau khi làm việc chân tay nặng nhọc, hoặc trong khi dùng loại thuốc chữa bệnh gây giảm độ đông máu thì con số này có thể cao hơn. Cũng có thể nghi vấn có bệnh nặng hơn như sỏi thận, ung thư hay viêm thận.

Tế bào hình trụ (waleczki): đơn lẻ (loại này tạo thành từ các phần tử protein trong các ống trong thận). Khi số này lớn có thể thận bị bệnh hoặc trong trường hợp người bị sốt sau khi làm lao động quá sức.

Sỏi thận: tinh thể khoáng chất (składniki mineralne) chủ yếu là canxi, nếu nhiều quá thì có thể chớm bị sỏi thận.

Màu sắc nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

Màu sắc (barwa): từ màu rơm nhạt đến màu vàng xẫm (nếu bạn uống nước càng nhiều thì màu nước tiểu càng nhạt). Nhiều loại thuốc và thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, ví dụ sau khi uống vitamin C và B nước tiểu có màu vàng xẫm, ăn củ cải đỏ thì nước tiểu có màu hồng..Nếu bạn không ăn các thứ đó mà nước tiểu màu đỏ thì có thể bạn bị chảy máu trong và cần đi khám ngay.Nước tiểu màu nâu chứng tỏ sự có mặt của chất bilirubin và có thể nghi có bệnh hoàng đản (żółtaczka).

Trọng lượng riêng (ciężar właściwy): 1,002-1,030 g/cm3 hoặc 1002-1030g/l. Giá trị thấp hơn có thể do nước giải loãng quá (do uống nhiều nước) hay thận có bệnh. Giá trị cao hơn chứng tỏ trong nước tiểu có mặt các thành phần không bình thường (đường, đạm), nhưng cũng có thể do đi ngoài lỏng hay bị nôn (do cơ thể mất nước nên nước tiểu đặc lại)

Độ trong (przejrzystość): nước tiểu phải trong. Nếu nó đục có thể trong đó có mủ (bạch cầu), vi khuẩn, nấm, tinh thể các hợp chất hóa học, nhiễm ký sinh.

Độ pH (odczyn): Giá trị trung bình là 6. Khi pH cao có thể có nhiễm khuẩn phân hủy amoniac trong đường bài tiết của nước tiểu. Chú ý là những người ăn chay có độ pH cao hơn bình thường.

Cách lấy mẫu XN nước tiểu

Rửa sạch tay, rồi lau sạch vùng sinh dục bằng khăn giấy.

Lấy mẫu nước tiểu vào ống bằng một tay, không được chạm vào mặt trong của ống.

Bắt đầu đi tiểu vào bồn cầu, tiếp tục sau đó một vài giây đặt ống xét nghiệm vào theo đúng dòng chảy để hứng trực tiếp nước tiểu đến khi được nửa ống thì dừng.

Vặn chặt nắp ống rồi đặt vào khay đựng sẵn.

Cách đọc kết quả XN máu dễ hiểu

Các ký hiệu đơn vị sử dụng

+ M/µl một triệu (milion, 106) trong một micro lít (một milimét khối)

+ G/l một tỷ (giga, 109) trong một lít

+ K/µl một nghìn (kilô, 103) trong một micro lít (một milimét khối)

+ T/l một nghìn tỷ (teta, 1012) trong một lít (một đềximét khối)

+ mg/dl miligram trong một đềxilít (hay 100 mililít) , có khi ghi là mg%

+ fl femto lít (10-15 lít)

+ pg pikogram (10-12 g)

+ mmol/l, µmol/l, nmol/l: mili-, micro-, nano mol trong một lít (mol là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,02×1023 hạt đơn vị (hằng số Avogadro)).

+ IU (tiếng Ba lan: j.m.): đơn vị quốc tế.

Bạn cũng không cần phải nhớ các đơn vị này. Thông thường trong kết quả xét nghiệm ta chỉ cần so với chuẩn cho ở đó là đủ. Đôi khi họ ghi chữ H (viết tắt chữ high), dấu mũi tên … đi lên tức là cao hơn chuẩn; hoặc chữ L (viết tắt chữ low), dấu mũi tên đi xuống… nghĩa là thấp hơn chuẩn.

Ý nghĩa các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu

RBC(Red Blood Cell, krwinki czerwone, hồng cầu). Có khi còn ghi là erytrocyty

Giá trị chuẩn:

– trẻ sơ sinh: 3,8 M/µl

– nữ: 3,9-5,6 M/µl

– nam: 4,5-6,5 M/µl

Hồng cầu hình thành trong tủy xương, có chức năng vận chuyển ôxy (do nó có chứa hemoglobin) từ phổi đến nuôi các tế bào. Để tạo ra hồng cầu, cơ thể cần dùng nhiều chất như sắt, đường glucô, axit folic, vitamin B6 và B12..nếu thiếu các chất này hồng cầu sinh ra sẽ có dị dạng hay thay đổi kích thước..Hiếm khi số lượng hồng cầu vượt chuẩn (ví dụ có thể xuất hiện ở những người sống ở vùng núi cao, các nhà thể thao dùng chất doping).

RBC ở dưới chuẩn là biểu hiện thiếu máu, hay bị mất máu (do chảy máu trong ở dạ dày hay tá tràng), hoặc thiếu chất sắt, vitamin B12, axit folic. Cũng có khi hồng cầu bị hủy hoại do tác động của một số nhân tố đồng thời nào đó. RBC dưới chuẩn cũng xuất hiện ở phụ nữ có mang, người mắc bệnh thận, ung thư.

HGB(nồng độ hemoglobin)

Giá trị chuẩn:

– nữ: 6,8-9,3 mmol/l hoặc 11,5-15,5 g/dl

– nam: 7,4-10,5 mmol/l hoặc 13,5-17,5 g/dl

Hemoglobin (huyết sắc tố) là chất đạm (protein) chứa trong hồng cầu cho phép vận chuyển ôxy từ phổi đến tế bào và và chuyển ngược lại khí cacbonic từ tế bào về phổi. Nó có mầu đỏ, do thế mà có tên gọi của hồng cầu.HGB vượt chuẩn có thể làm máu đặc hơn, dễ sinh tắc mạch hoặc chứng tỏ cơ thể bị thiếu nước. HBG dưới chuẩn là biểu hiện bệnh thiếu máu (tiếng Anh và Ba lan: anemia)

HCT(chỉ số hematokryt)

Giá trị chuẩn:

– trẻ em dưới 15 tuổi: 35-39%

– nữ: 37-47%

– nam: 40-51%

Chỉ số này cho biết hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích máu.HCT cao khi cơ thể thiếu nước hay mắc một loại bệnh ung thư máu (tiếng Anh và Ba lan: polycythemia vera, czerwienica).

HCT thấp có thể do thiếu máu, nhưng để xác định thiếu máu loại gì ta cần xét nghiệm thêm: thể tích trung bình của hồng cầu (MCV), khối lượng hemoglobin trong hồng cầu (MCH) và nồng độ của nó (MCHC)

MCV cho ta biết hồng cầu có kích thước chuẩn không, hoặc bé hay to hơn bình thường.Giá trị MCV quá cao không có nghĩa là bạn bị bệnh gì, nhưng nếu số này vượt quá 110fl thì thiếu máu có thể do thiếu vitamin B12 hay axit folic. Lưu ý là ăn chay quá mức có thể sinh ra thiếu vitamin B12.

MCV thấp có thể do cơ thể thiếu chất sắt.

RETRetykulocyty, hồng cầu non

Giá trị chuẩn:

5-15 phần nghìn

Các hồng cầu mới sinh ra còn non, chưa „trưởng thành”. Nó rất ít nên tính bằng phần nghìn. Chỉ số này cho biết mức độ hoạt động của tủy xương (bone marrow, szpik kostny), ví dụ như khi RET là 30 phần nghìn thì tủy xương sản xuất ra nhiều hồng cầu và chuyển vào máu nhanh quá (không có thời gian chờ để „lớn” trong tủy xương)RET tăng khi cơ thể thiếu ôxy hay mất máu rất nhiều. RET thấp khi thiếu máu do tủy xương tạo ra ít hồng cầu

PLTPlatelets hay thrombocytes, płytki krwi

Giá trị chuẩn:

140-440 K/µl (G/l)

Trombocyt là một thành phần của máu, là một dạng tế bào không có nhân, có dạng hình đĩa dẹt và với phần lớn các động vật có xương sống, nó có tác dụng quan trọng làm đông máu ở các chỗ mạch máu bị tổn thương.PLT có giá trị cao lúc viêm nhiễm cấp tính, khi dùng sức nhiều, lúc thiếu chất sắt, sau khi cắt lá lách, phụ nữ có mang hoặc bẩm sinh.

PLT thấp hơn chuẩn có thể do hoạt động không bình thường của tủy xương (ví dụ như bị ung thư di căn vào tủy xương hoặc bệnh ung thư máu cấp tính). Cũng có khi do dùng một số loại thuốc hay nó bị các chất độc của vi trùng hủy diệt. Khi giá trị của nó thấp dưới 50 G/l mới được coi là nguy hiểm cho sức khỏe.

WBCWhite Blood Cell, leukocyt, bạch cầu

Giá trị chuẩn:

4,1-10,9 K/µl (G/l)

Bạch cầu hình thành trong tủy xương, một số loại hình thành ở các nơi khác ví dụ như lá lách (tiếng Anh: spleen, Ba lan: śledzione). Nhiệm vụ chính của chúng là chiến đấu với các chỗ cơ thể bị nhiễm trùng. Bạch cầu có các loại: tế bào lympho (limfocyty), bạch cầu đơn nhân (monocyty) và bạch cầu dạng hạt (granulocyty). Mỗi loại làm một nhiệm vụ khác nhau như tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sản xuất ra kháng thể, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và các tác nhân gây dị ứng.Chỉ số WBC cao khi cơ thể bị nhiễm trùng, viêm nhiễm cục bộ hay toàn thân, bệnh ung thư máu (đôi khi nó cũng cao sau khi làm việc chân tay quá mức, bị stress nặng hay sau khi phơi nắng lâu).

Chỉ số WBC thấp dưới chuẩn có thể do thiếu bạch cầu dạng hạt, tế bào lympho hoặc thiếu đồng thời tất cả các loại bạch cầu. Cũng có thể do tủy xương bị tổn thương hay do bệnh cũng như các triệu chứng sinh ra do quá trình chữa bệnh (ví dụ như phần lớn các thuốc chữa ung thư đều làm giảm lượng bạch cầu dạng hạt)

NEUTNeutrofile, neutrocyty, bạch cầu dạng hạt trung tính

Giá trị chuẩn:

2,5-6,5 K/µl (G/l)

Chỉ số bạch cầu trung tính cao khi có viêm nhiễm cục bộ hay toàn thân, ung thư, ung thư máu (nhất là ung thư tủy xương), nó cũng xuất hiện sau khi bị thương, chảy máu, trụy tim, các bệnh về chuyển hóa thức ăn, người nghiện thuốc lá, phụ nữ có mang lúc trong 3 tháng trước khi sinh.Chỉ số bạch cầu trung tính thấp hơn chuẩn khi tủy xương bị tổn thương, bệnh ung thư máu cấp tính, các bệnh do virus gây ra (như cúm, sởi), do vi khuẩn (lao, bệnh thương hàn, kiết lỵ), sốt rét hay khi đang dùng thuốc chữa bệnh ung thư. Khi số bạch cầu trung tính giảm dưới mức 1000/µl, cơ thể bị giảm sức đề kháng, và nếu bị nhiễm trùng sẽ có thể ở trạng thái nguy hiểm chết người.

EOSEozynofile, eozynocyty, bạch cầu ái toan

Giá trị chuẩn:

0,1-0,3 K/µl (G/l)

Chỉ số bạch cầu ái toan cao khi: bị dị ứng (hen), bệnh do ký sinh trùng gây ra, các bệnh của máu (ung thư hạch bạch huyết), bệnh vẩy nến (łuszczyca), khi đang dùng một số loại thuốc (như penixilin).Chỉ số bạch cầu ái toan thấp hơn chuẩn khi: bị nhiễm trùng, bị thương, bệnh thương hàn (typhoid fever, dur brzuszny), đi ngoài ra máu (dysentery, czerwonki), bị bỏng. Chỉ số này cũng thấp khi bị lao lực hay do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hooc-môn.

LYMLimfocyty, tế bào lympho

Giá trị chuẩn:

0,6-4,1 K/µl; 20-45%

Đây là các tế bào chủ yếu của hệ miễn dịch. Chúng được chia ra hai loại: tế bào lympho B sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt các vi trùng nằm giữa các tế bào trong cơ thể, có thể coi như các viên đạn của hệ thống phòng thủ của người, tế bào lympho T tiêu diệt các virus nằm trong tế bào, chúng có khả năng phân biệt các tế bào lành và tế bào đã nhiễm bệnh.LYM có chỉ số cao khi: ung thư hệ bạch huyết (chłoniaki), ung thư hệ tạo máu (multiple myeloma, szpiczak mnogi), ung thư cấp tính của các tế bào lympho, cường tuyến giáp, khi trẻ em bị các bệnh lây. Chú ý: trẻ em dưới 4 tuổi có số tế bào lympho nhiều hơn người lớn và một việc bình thường!

Việc giảm số lượng tế bào lympho ở người lớn có thể là dấu hiệu của bệnh AIDS hoặc ít gặp hơn là do nhiễm virus. Ở trẻ em có thể do bẩm sinh và cần được điều trị sớm.

MONOMonocyty, bạch cầu đơn nhân

Giá trị chuẩn:

0,1-0,4 G/l

Bạch cầu đơn nhân có chức năng dọn dẹp các vật thể lạ bằng cách nuốt chúng vào trong. Nó cũng có tiết ra các chất hóa học nhằm thông tin để cơ thể điều chỉnh hoạt động của các tế bào: ví dụ nó báo cho hệ thống phòng thủ khi cơ thể bị viêm nhiễm và kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động.MONO có thể tăng cao hơn chuẩn khi: bệnh Pfeiffer (Pfeiffer’s disease, mononucleoza zakaźna), cơ thể mắc bệnh do vi khuẩn gây ra như lao, lậu, bệnh Brucellosis, bệnh Crohn, cũng như sau phẫu thuật, ung thư tế bào đơn nhân.

Giá trị MONO thấp hơn chuẩn có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hoặc do đang dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên nó không có ý nghĩa quan trọng trong thực tế.

OBodczyn Bienackiego, sự lắng đọng của hồng cầu

Giá trị chuẩn:

2-8mm/h

Ở Ba lan, các bác sỹ hay cho làm xét nghiệm OB. Đây là một xét nghiệm đơn giản. Máu được hòa với một chất lỏng để chống đông và cho vào một ống nghiệm thủy tinh để thẳng đứng có vạch đo milimét. Người ta đo tốc độ lắng đọng xuống của hồng cầu: xem chiều cao của cột hồng cầu giảm đi bao nhiêu sau một giờ. Cũng có khi người ta áp dụng phương pháp đo kết quả sau 7 và 10 phút.Chỉ số OB cao chứng tỏ trong cơ thể có viêm nhiễm, có bệnh lao, một số bệnh về gan cũng như ung thư. Nếu OB là số có 3 chữ số có thể nghi là người bệnh bị ung thư hệ tạo máu hay bị ung thư ở giai đoạn tiến triển cao.

Chú ý: tốc độ lắng nhanh của hồng cầu có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hay ung thư, nhưng không phải là dấu hiệu chắc chắn. Bạn cần coi đó là tín hiệu nhắc bạn đi gặp bác sỹ ngay lập tức thôi!

Nhịn ăn bao lâu trước khi tiến hành xét nghiệm máu?

Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất thì bạn cần nhịn ăn ít nhất là 8 giờ và mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng. Bởi sau khi ăn thì các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường Glucose nhằm hấp thu vào ruột và chuyển đổi năng lượng để nuôi cơ thể. Lúc ấy, lượng mỡ máu và lượng đường trong máu sẽ tăng cao nên kết quả sẽ không chính xác.

Ngoài ra, trước khi làm xét nghiệm máu thì bạn cũng cần tránh sử dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Các xét nghiệm máu có cần nhịn ăn đó là:

Bệnh về gan mật như xét nghiệm AST, ALT, GGT

Bệnh Gout (acid Uric)….

Bệnh về tim mạch (xét nghiệm Cholesterol, triglycerid, HDL, LDL,…)

Những loại xét nghiệm không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu

Xét nghiệm miễn dịch (, HIV,..)

Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm ung thư…..

Có Thể Cho Mình Bảng Giá Khám Và Xét Nghiệm Của Phòng Khám Chuyên Gia Được Không, Cảm Ơn.

Chào em. Giá khám: 250.000 VND, xét nghiệm tuỳ vào bệnh lý hay nhu cầu của khách hàng chọn gói xét nghiệm. Mời em đăng ký 1080 để hẹn lịch khám. Thân mến.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác

chào bác sĩ. bác sĩ cho e hỏi, thai e 28 tuần, bác sĩ siêu âm bảo là ruột thai nhi có khối echo dày, e có nên đi chọc ối hay làm xét nghiệm gi k ạh? trước đó e đã làm nipt kết quả tốt hết ạh. con e có làm sao k ạh? (06-04-2021)

Em chào bác sĩ Em mới thăm khám ngày 24/3, phòng khám thai hẹn em 24/4 tái khám, phòng số 8 hẹn 7/4 tái khám xét nghiệm tdtk máu đói và máu sau ăn. Vậy cho em hỏi là 7/4 e đến thẳng phòng số 8 xét nghiệm thôi hay phải theo trình tự bốc số khám thai (làm đầy đủ xét nghiệm nước tiểu, siu âm…) ạ (05-04-2021)

Cho e hỏi tiểu đường thai kì canxi corbiere có dùng được hk. Nếu không dùng được thì loại nào tốt cho người tiểu đường thai kì (05-04-2021)

Dạ cho em hỏi!Em có BHYT của Bệnh viện đa khoa – Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương. Em muốn sanh tại bệnh viện Hùng Vương. Dự sanh khoảng giữa tháng chúng tôi nhập viện sanh em cần mang theo giấy tờ gì, có cần giấy giới thiệu không, được hưởng BH bao nhiêu %?Chi phí trọn gói nếu sanh thường hoặc sanh mổ là khoảng bao nhiêu? người nhà có được vào phòng sanh không ạ!?Phòng sanh có chỗ nghỉ cho người nuôi không, chi phí như thế nào?Trước khi sanh em có cần gọi điện đặt trước không ạ!? cho e xin sđt để đặt hoặc tư vấn. (05-04-2021)

Em chào bác sĩ !Bác sĩ cho em hỏi là bên bệnh viện mình có biện pháp tiêm thuốc ngừa thai không ạ? Nếu có thì tổng chi phí là bao nhiêu và thời gian tranh thai được trong bao lâu? Và giữa tiêm thuốc ngừa thai và cấy que thì biện pháp nào là an toàn nhất ạ? (05-04-2021)