10 Dau Hieu Bi Ung Thu Phu Khoa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sept.edu.vn

Cac Dau Hieu Va Hinh Anh X Quang Nguc

Published on

Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc http://chiaseykhoa.com/sach-thuc-hanh-x-quang-nguc/

1. 27 PHẦN 2. CÁC DẤU HIỆU VÀ HÌNH ẢNH X-QUANG NGỰC Trong phần trước chúng ta đã đi qua những khái niệm cơ bản trong phân tích X-quang ngực thường quy và CT ngực. Khi khám lâm sàng trước tiên chúng ta cần phải biết ghi nhận các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rồi từ đó mới đi đến chẩn đoán bệnh (chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt). Cũng như vậy trong phân tích X-quang, chúng ta cũng cần biết các dấu hiệu (sign), các hình ảnh (pattern) bất thường – triệu chứng học X-quang, trước khi quyết định chẩn đoán. Bước phát hiện triệu chứng X-quang là bước quan trọng. X-quang là ngành khoa học mô tả nên để dễ nhận biết và dễ nhớ, người ta thường gán các dấu hiệu, hình ảnh bất thường phổ biến với hình ảnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày (thí dụ hình tổ ong, hình ria mép viên cảnh binh, hình lục lạc ngựa, kính mờ…). Các triệu chứng X-quang này cũng luôn cần được phân tích dưới đôi mắt của người nắm vững cơ chế sinh bệnh học để giải thích sự hình thành và tiến triển của các hình ảnh bất thường. Mặc dù việc đặt tên cho các dấu hiệu và hình ảnh X-quang sẽ đề cập sau đây có thể làm chúng ta khó nhớ nhưng đây là các thuật ngữ đã được chấp nhận và với các thuật ngữ này, chúng ta sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người làm lâm sàng và chuyên khoa X-quang ở tất cả mọi nơi. Trong phần này chúng ta sẽ kết hợp phát hiện, phân tích các dấu hiệu, hình ảnh X-quang trên cả phim ngực thường quy và phim CT ngực. 1. Dấu hiệu phế quản hơi (Air bronchogram sign) Chúng ta thường nói đến dấu hiệu này trong các tổn thương lấp đầy phế nang.

2. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 28 Hình 2.1. Dấu hiệu phế quản hơi trên X-quang thường quy (A) và CT (B).CT ngực cho thấy mờ nhu mô dưới màng phổi hai bên với hình phế quản hơi (mũi tên) trong một trường hợp viêm phổi. Đây là dấu hiệu có dạng vệt sáng, chia nhánh, thể hiện hình ảnh phế quản hay tiểu phế quản đi qua một vùng nhu mô phổi mờ, không có không khí (hình 2.1). Dấu hiệu phế quản hơi cho thấy là hình mờ quanh nó có bản chất là nhu mô phổi chứ không phải là trung thất hay màng phổi. Các tổn thương nhu mô phổi có thể thấy hình ảnh này là viêm phổi nhiễm khuẩn (thường chỉ thấy ở giai đoạn đầu), ho máu, phù phổi, sarcoidosis… Cũng có thể thấy trong xẹp phổi không do tắc nghẽn phế quản trung tâm. Mặc dù ung thư có khuynh hướng tạo các tổn thương dạng u đặc nhưng hình phế quản hơi cũng có thể thấy và là đặc trưng của u lymphoma và ung thư tế bào phế quản-phế nang. 2. Dấu hiệu hình liềm hơi (Air crescent sign) Một khối phát triển trong một hang có sẵn, hoặc một vùng viêm phổi đang hoại tử và tạo hang, có thể tạo một khoảng khí giữa nội dung bên trong và thành hang và cho hình ảnh liềm hơi (hình 2.2). Khối bên trong thông thường là khối u nấm. Hình 2.2. Hình dấu hiệu liềm hơi. CT cho thấy tổn thương phổi dạng nốt ưu thế dưới màng phổi do thuyên tắc nhiễm khuẩn. Một số tổn thương nốt hóa hang và tạo ra hình ảnh liềm hơi (mũi tên).

3. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 29 3. Dấu hiệu phồng rãnh liên thùy (Bulging fissure sign) Kinh điển đây là hình ảnh viêm phổi thùy do K.pneumonia. Sự lan rộng toàn bộ một thùy của tổn thương làm cho rãnh liên thùy phồng. Hình 2.3. Hình dấu hiệu rãnh liên thùy phồng. Trên phim thẳng (A) và nghiêng (B) là hình ảnh viêm phổi thùy, thường do K.pneumonia. Trên phim nghiêng thấy ranh giới dưới là kết hợp của hai đoạn rãnh liên thùy (rãnh liên thùy nhỏ phía trước – mũi tên ngắn và đoạn trên của rãnh liên thùy lớn phía sau – mũi tên dài). 4. Dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục (Continuous diaphragm sign) Bình thường theo nguyên lý dấu hiệu bóng, phần cơ hoành dưới bóng tim không nhìn thấy vì tim, cơ hoành và gan cùng nằm trên một mặt phẳng và cùng cản tia dạng nước. Trong trường hợp giữa tim và cơ hoành có một khoảng khí chúng ta sẽ thấy bờ của gan liên tục dưới bóng tim hay là dấu hiệu ranh giới cơ hoành liên tục. Dấu hiệu này cho phép chúng ta chẩn đoán có tràn khí trung thất. Hình 2.4. Dấu hiệu cơ hoành liên tục. Trên phim ngực thẳng có hình ảnh tràn khí trung thất, cơ hoành nhìn thấy liên tục (mũi tên). Khí trung thất cũng được nhìn thấy ở vùng cổ hai bên (mũi tên không liền nét). 5. Dấu hiệu mạch đồ trên CT (CT angiogram sign) Dấu hiệu mạch đồ trên CT dùng để chỉ hình ảnh mạch máu có thuốc cản quang trong một vùng phổi kém thông khí. Các mạch máu được

4. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 30 nhìn thấy ưu thế tương phản với nền phổi mờ kém cản tia hơn (hình 2.5). Hình ảnh này gặp trong ung thư tế bào phế quản-phế nang, lymphoma và cũng có thể thấy trong trong các bệnh lý khác, trong đó có viêm phổi nhiễm khuẩn. Hình 2.5. Hình dấu hiệu mạch máu đồ. Trên phim CT có cản quang chúng ta thấy hình ảnh ung thư tế bào phế quản-phế nang thùy dưới trái. Các mạch máu phổi (mũi tên) thấy rõ trên nền nhu mô phổi cản tia kém hơn. 6. Dấu hiệu rãnh sâu (Deep sulcus sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng tràn khí màng phổi trên phim chụp tư thế nằm. Ở tư thế này khoang khí màng phổi sẽ không giống như trên phim thẳng đứng (khoảng khí nằm dọc thành bên lồng ngực). Chúng ta sẽ thấy vùng tràn khí lấn sâu vào phía trong lồng ngực, không mang hình dạng tràn khí thông thường, thường làm cho góc sườn và tâm hoành nhìn rõ trên phim. Hình 2.6. Hình dấu hiệu rãnh sâu. (A) Trên phim ngực thẳng tư thế nằm có hình ảnh tràn khí màng phổi hai bên. Khoang khí hai bên rộng, lấn sâu vào trong thành ngực (mũi tên). (B) Cũng trên phim ngực thẳng tư thế nằm của một bệnh nhân thở máy bị tràn khí màng phổi do khí áp. Trên phim chúng ta thấy mở rộng góc sườn hoành phải, tràn khí trung thất, dưới da ngực và cổ. 7. Dấu hiệu phổi rơi (Fallen lung sign) Dấu hiệu này chỉ một trường hợp phổi xẹp (thường do chấn thương

5. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 31 ngực gây xẹp phổi) kèm theo gãy phế quản làm cho phổi không còn được treo ở vị trí bình thường tương xứng với rốn phổi mà như bị rơi xuống thấp và ra ngoài (tư thế đứng) hay ra sau (tư thế nằm thấy trên CT). Hình ảnh này cần phân biệt với xẹp phổi do tràn khí màng phổi. Trong trường hợp tràn khí màng phổi, phổi xẹp và co lại theo hướng về rốn phổi. Hình 2.7. Dấu hiệu phổi rơi. Trên phim thẳng tư thế nằm một bệnh nhân chấn thương do tai nạn. Có tràn khí màng phổi ở bên phải tồn tại dai dẳng mặc dù đã được mở màng phổi đặt ống dẫn lưu. Điều này cho thấy khoảng trống màng phổi bên ngực phải không phải là do tràn khí màng phổi mà do xẹp phổi hậu quả của gãy một phế quản lớn. Phổi bị xẹp lại, rơi xuống dưới và ra ngoài thay vì co lại về phía trong, rốn phổi. 8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo thắt (Flat waist sign) Dấu hiệu này chỉ hiện tượng trở nên phẳng ở bờ ngoài của hình lồi quai động mạch chủ và của động mạch phổi kế cận trên hình trung thất phim ngực thẳng. Hình ảnh này gặp trong trường hợp xẹp nặng thùy dưới bên trái và tạo ra sự dịch chuyển về phía bên trái và xoay tròn của tim. Hình 2.8. Dấu hiệu phẳng đoạn eo. Trên phim thẳng cho thấy vùng thùy dưới bên trái trở nên mờ do xẹp. Chúng ta không còn thấy đường cong cơ hoành trái ở khoảng giữa (kết quả của hiện tượng dấu hiệu bóng). Phế quản thùy dưới trái trở nên đứng hơn bình thường (mũi tên ngắn). Sự dịch về phía trái và xoay của tim ở vùng xẹp phổi tạo ra hiện tượng phẳng của đường cong hình lồi quai động mạch chủ và đoạn động mạch phổi tiếp nối bên dưới (mũi tên dài). 9. Dấu hiệu ngón tay trong găng (Finger- in- glove sign) Trong bệnh nấm phổi – phế quản do Aspergillus. Biểu hiện bằng dị ứng thứ phát do quá mẫn, phế quản chứa dịch nhầy phế quản, xác tế bào, bạch cầu ái toan, sợi nấm. Phế quản tổn thương biểu hiện trên X-quang bằng những hình mờ hình dạng dễ nhận biết.

6. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 32 Hình 2.9. Dấu hiệu ngón tay trong găng. (A) Trên phim thẳng bệnh nhân bị xơ hóa nang và nấm dị ứng phổi – phế quản. Phế quản tiếp cận vùng tổn thương bị giãn căng chứa dịch nhầy, nhiều bạch cầu ái toan, tế bào thoái hóa và sợi nấm tạo nên hình ảnh ống và hơi giống khối u (mũi tên). Hình ảnh này có thể khu trú, thường ở đáy. Có thể lan tỏa dạng giãn phế quản. (B) Trên phim CT có hình giãn phế quản thùy dưới trái trong lòng chứa đầy dịch. 10. Dấu hiệu chữ S (Golden S sign) Khi một thùy bị xẹp quanh một khối u trung tâm sẽ làm cho nhu mô phổi vùng xẹp tăng đậm độ, co lại hướng về phía khối u trung tâm tạo thành một hình ảnh có chu vi lõm. Ở vùng trung tâm, khối u là hình ảnh có chu vi lồi. Liên kết hai bất thường tăng đậm độ cản tia này sẽ cho hình ảnh mờ có chu vi hình chữ S xuôi hoặc ngược. Dấu hiệu này khá quan trọng vì nó có ý nghĩa là có tắc nghẽn trung tâm và ở người lớn thì nhiều khả năng là ung thư phế quản. Hình 2.10. Dấu hiệu chữ S. (A) Phim thẳng của một bệnh nhân ung thư phế quản thùy trên phải. (B) CT cho thấy: khối u nội lòng phế quản làm xẹp thùy trên phổi phải và làm dịch chuyển rãnh liên thùy nhỏ (mũi tên không liền nét) về phía rốn phổi. Khối u tạo ra hình ảnh ranh giới lồi về phía nhu mô phổi (mũi tên liền nét). Bờ ngoài của các bất thường trên phim tạo thành hình chữ S ngược.

7. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 33 11. Dấu hiệu quầng sáng (Halo sign) Dấu hiệu này để chỉ một quầng mờ nhạt trên phim CT. Quầng mờ này bao quanh hoặc có dạng như vầng mờ đều quanh một tổn thương nốt hay vùng đông đặc mờ đậm hơn. Mặc dù hầu hết các nốt phổi gây chảy máu đều có thể tạo ra dấu hiệu này nhưng trên bệnh nhân leukemia, nếu thấy dấu hiệu trên thì cần nghĩ đến hiện tượng xâm nhiễm sớm của nấm Aspergillus. Hình 2.11. Dấu hiệu quầng sáng. Trên CT cắt ngang vùng đỉnh phổi cho thấy có nốt mờ và vùng đông đặc hai bên với quầng sáng mờ nhạt hơn (dạng kính mờ) bao quanh (mũi tên). Bệnh nhân leukemia và hình ảnh này gợi ý nhiễm nấm Aspergillus. 12. Dấu hiệu lồi Hampton (Hampton hump sign) Nhồi máu phổi sau thuyên tắc phổi tạo ra một vùng mờ bất thường trên X-quang ngực. Hình mờ này luôn tiếp xúc với màng phổi và có nhiều dạng khác nhau. Khi đường ranh giới trong có dạng tròn, nó được gọi là dấu hiệu lồi mà Hampton và Castleman mô tả. Hình 2.12. Dấu hiệu lồi Hampton. Trên CT cửa sổ phổi (A) chúng ta thấy một hình mờ ngay dưới màng phổi thùy dưới phổi trái (mũi tên). Hình mờ dạng lồi này là nhồi máu phổi sau thuyên tắc động mạch phổi. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi hai bên, hình ảnh hay gặp trong thuyên tắc động mạch phổi cấp. Trên

8. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 34 CT cửa sổ trung thất (B) chúng ta thấy hình ảnh mờ nhạt trong động mạch phổi trái dạng khuyết yên ngựa nối từ phân thùy lưỡi xuống thùy dưới (mũi tên) giải thích nguyên nhân tổn thương dạng lồi ở cửa sổ phổi. 13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành (Juxtaphrenic peak sign) Dấu hiệu này chỉ một hình ảnh bất thường nhỏ dạng tam giác làm mất đi hình dạng bình thường của bờ hoành. Đây là hình ảnh thứ phát sau tổn thương gây xẹp phổi ở phía trên. Hình ảnh này được tạo nên bởi hiện tượng kéo màng phổi hoặc rãnh liên thùy lớn và dây chằng dưới màng phổi. Hình 2.13. Dấu hiệu móc bờ cơ hoành: Trên phim thẳng một bệnh nhân đã được điều trị xạ trị cho thấy bên cạnh trung thất có hiện tượng xơ hóa trung thất hai bên và kéo rút vị trí rốn phổi cao hơn bình thường (mũi tên không liền nét). Cơ hoành trái cao hơn bình thường và có dấu hiệu móc nguyên nhân do mất thể tích phổi phía trên (mũi tên liền nét). 14. Dấu hiệu liềm khí (Luftsichel sign) Khi xẹp thùy trên trái, phân thùy đỉnh của thùy dưới là nơi nằm giữa quai động mạch chủ và thùy trên bị xẹp, có hiện tượng tăng ứ khí (hyperinflated). Khu vực này trở nên sáng hơn bình thường và có dạng hình liềm do bờ ngoài của quai động mạch chủ nằm ở phía trước che đi một phần phía trong của khu vực tăng ứ khí này. Dấu hiệu này thường thấy ở bên trái do tính chất giải phẫu hai bên khác nhau và bên phải có rãnh liên thùy nhỏ. Khi thấy dấu hiệu này cần nghĩ đến xẹp thùy trên và nhiều khả năng là ung thư phế quản ở người lớn. Hình 2.14. Dấu hiệu liềm khí: Trên phim thẳng (A) thấy một quầng sáng hình liềm

9. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 35 tiếp giáp với quai động mạch chủ (mũi tên). Chúng ta cũng thấy phổi trái mờ hơn, mất ranh giới bên trái của tim và cơ hoành trái cao hơn bình thường do xẹp thùy trên trái và dấu hiệu bóng. Trên phim nghiêng (B) chúng ta thấy rõ có dịch chuyển vị trí rãnh liên thùy lớn ra phía trước và mờ toàn bộ thùy trên trái (mũi tên). 15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy (Melting ice cube sign) Dấu hiệu này để chỉ sự xuất hiện của hiện tượng đang hồi phục (resolving) của nhồi máu phổi trên phim thẳng và CT, nhìn giống như hình ảnh tan chảy bề mặt khối băng từ ngoài dần vào trong. Hình ảnh này cần phân biệt với hình mờ do viêm phổi đang hồi phục. Trong trường viêm phổi hình mờ hồi phục có dạng lốm đốm. Hình 2.15. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy: (A) Hình ngực thẳng một bệnh nhân nam 69 tuổi có bệnh sử 6 tuần ho, đau ngực, ho máu cho thấy mờ khoảng dưới màng phổi hai bên, gần góc sườn hoành (mũi tên) do nhồi máu phổi. (B) Phim CT ngực 2 tuần sau đó cho thấy có hình mờ ngoại vi hai bên (mũi tên), hình ảnh điển hình của nhồi máu phổi đang hồi phục. Hình ảnh này không có dạng hình nêm hoặc tròn của nhồi máu cấp. Sự hồi phục của nhồi máu từ ngoại vi vào trung tâm tạo ra hình ảnh giống như bề mặt băng đang tan chảy. 16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch (Ring around the artery sign) Dấu hiệu này để chỉ một hình tròn sáng rõ bao quanh động mạch phổi phải được nhìn thấy ở tư thế chếch trước trong một trường hợp tràn khí màng phổi.

10. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 36 Hình 2.16. Dấu hiệu hình nhẫn quanh động mạch: (A) Hình ngực chếch trước đứng của một bệnh nhân có suy hô hấp cấp cho thấy có hình vành tròn sáng quanh động mạch phổi phải (mũi tên) nguyên nhân do tràn khí màng phổi trung thất. (B) Trên CT hình ảnh này thấy rõ hơn. 17. Dấu hiệu dầy màng phổi (Split pleural sign) Bình thường màng phổi tạng và màng phổi thành mỏng và sát nhau không nhìn thấy được trên CT ngực. Khi tràn dịch màng phổi dịch tiết, khoang màng phổi có dịch, màng phổi bị dầy lên tạo ra hình ảnh màng phổi rõ trên phim. Hình 2.17. Dấu hiệu dầy màng phổi trên CT ngực: Phim CT ngực có cản quang cho thấy màng phổi có dịch và hình ảnh lá thành, lá tạng màng phổi dầy và tách nhau. 18. Dấu hiệu Westermark (Westermark sign) Dấu hiệu này dùng để chỉ hiện tượng thiếu máu của phổi ở phía sau một động mạch phổi bị tắc do thuyên tắc động mạch phổi.

11. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 37 Hình 2.18. Dấu hiệu Westermark: (A) Trên phim ngực thẳng cho thấy hiện tượng thiếu máu của phổi phải, gọi là dấu hiệu Westermark. Phổi phải mạch máu giảm nhiều so với phổi trái và làm cho phổi phải trở nên sáng hơn. (B) CT cửa sổ phổi cho thấy rõ hơn hiện tượng giảm mạch máu phổi bên phải. Chúng ta cũng thấy có tràn dịch màng phổi bên phải. (C) CT cửa sổ trung thất cho thấy có huyết khối phát triển động mạch phổi lan sang cả nhánh phải (mũi tên). 19. Dấu hiệu cột sống (spine sign) Tổn thương ở thùy dưới phổi có thể sẽ không nhìn rõ trên phim thẳng. Trong trường hợp này phim nghiêng thường giúp nhìn rõ hơn khi có dấu hiệu cột sống. Bình thường các thân đốt sống trên phim nghiêng trở nên sáng dần từ trên xuống dưới. Khi có tổn thương phổi, sự sáng dần này trở nên bị gián đoạn. Hình 2.19. Dấu hiệu cột sống: (A) Phim thẳng của một bệnh nhân viêm phổi thùy dưới phổi trái. Chúng ta thấy đáy phổi trái mờ hơn bình thường. (B) Nhìn nghiêng cho thấy hình mờ này che lấp cột sống làm mất đi hiện tượng tăng sáng dần của cột sống từ trên xuống dưới. Đây là dấu hiệu điển hình của bất thường của thùy dưới, thường là viêm phổi, gọi là dấu hiệu cột sống.

14. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 40 Hình 2.22. Hình ảnh nang: (A) Hình ảnh nang trên một bệnh nhân bệnh u cơ trơn- bạch huyết (lymphangioleiomyomatosis): các nang thành mỏng phân bố đồng đều xen kẽ với những vùng phổi lành. (B) Hình ảnh dạng nang trên một bệnh nhân khí thũng phổi dạng trung tâm tiểu thùy. Ở đây ranh giới các hình tăng sáng không rõ, ở một số chỗ có hình ảnh động mạch trung tâm tiểu thùy (mũi tên). Tổn thương dạng này điển hình thường tập trung ở phần trên phổi. 23. Hình ảnh nốt (Nodular pattern) Hình ảnh nốt dùng để chỉ những hình mờ dạng tròn, đa dạng, thông thường kích thước 1mm-1cm. Trên X-quang ngực thường quy thường khó phân tách các nốt riêng rẽ do hình ảnh của chúng chồng lên nhau nhưng trên CT ngực chúng ta có thể thấy rõ các nốt riêng rẽ. Tùy theo kích thước, hình ảnh mờ dạng nốt có thể được mô tả như là các hạt kê (1-2mm), các nốt nhỏ, các nốt trung bình hoặc các nốt lớn. Các nốt có thể có thêm các đặc tính khác về ranh giới của chúng (đều hay không đều), có hay không hang, có dạng kính mờ hay không, có vôi hóa không, phân bố ở trung tâm hay ngoại vi… Hình 2.23. Hình ảnh nốt và dầy thành. (A) CT cho thấy hình ảnh nốt và dầy thành (mũi tên). Các nốt rải rác và các vùng mờ dạng kính mờ ở phổi phải. Dạng tổn

15. THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC: Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực 41 thương như vậy gợi ý nhiều tới ung thư phế quản nguyên phát lan theo đường bạch mạch một bên phổi. Nếu ung thư nguyên phát ngoài phổi lan theo đường bạch mạch thì tổn thương thường cả hai bên. (B) Hình ảnh nốt quanh mạch bạch huyết: CT một bệnh nhân trẻ bị sarcoidosis. Các nốt nhỏ đa dạng phân bố dọc theo phân chia mạch máu và phế quản (mũi tên liền nét). Đây là dạng phân bố quanh mạch bạch huyết điển hình của sarcoidosis. (C) Hình ảnh nốt trung tâm tiểu thùy phổi: Hình ảnh CT trên một thanh niên bị viêm phổi quá mẫn (còn gọi là bệnh viêm phế nang dị ứng) cho thấy có nhiều nốt mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiểu thùy phổi. (D) Hình ảnh nốt lao kê: Hình ảnh kê trên bệnh nhân bị lao lan tràn đường máu. Hình ảnh này cũng có thể gặp trong nấm phổi hoặc di căn ung thư. Hình ảnh nốt không đồng đều phân bố quanh mạch bạch huyết là đặc trưng của sarcoidosis. Trong bệnh này các nốt tụ lại mà trên vi thể tạo thành các u hạt không bã đậu hóa, phân bố dọc theo bó phế quản- mạch máu, vách liên tiểu thùy phổi, khu vực dưới màng phổi. Cũng có thể thấy hình ảnh này trong bệnh silicosis hoặc bụi phổi, tuy nhiên hiếm thấy ở giai đoạn muộn. Khi bệnh silicosis hoặc bụi phổi tiến triển, các nốt silic có thể tập trung lại và tạo thành xơ hóa mảng. Nhiều nốt nhỏ mờ kiểu kính mờ ở trung tâm tiêu thùy phổi là hình ảnh đặc trưng của viêm phế nang dị ứng cấp hoặc bán cấp. Những hình ảnh nốt nhỏ dạng kê có đường kính từ 1-3mm, ranh giới thường không đều thường là hình ảnh lao lan tràn theo đường máu, nấm phổi, ung thư di căn (thường là ung thư tế bào gai), u hạt Wegener, bệnh thấp phổi. Hình ảnh nốt phổi không đều phân bố dạng phế quản mạch máu là đặc trưng của lymphoma, leukemia, Kaposi sarcoma (hình 2. 23). 24. Hình ảnh mờ kiểu kính mờ (Ground-glass pattern) Hình ảnh kính mờ được định nghĩa như là hình ảnh mờ rất nhạt như mù sương làm giảm sáng hình ảnh phổi bình thường nhưng vẫn còn giữ ranh giới phế quản-mạch máu. Nguyên nhân là do khoảng khí ngoại vi bị lấp đầy một phần, mô kẽ bị dầy lên và xẹp phế nang. Hình ảnh này không nên nhầm với hình ảnh kết đặc phổi (consolidation). Trong trường hợp kết đặc phổi thì ranh giới phế quản-mạch máu bị mờ đi. Hình ảnh kính mờ có thể kết hợp với hình phế quản hơi. Hình ảnh kính mờ thông thường là không đặc hiệu. Trong một nghiên cứu bệnh nhân bị thâm nhiễm mạn tính được thực hiện sinh thiết khu vực có hình ảnh kính mờ cho thấy bệnh lý mô kẽ ưu thế chiếm 54%, tổn thương như nhau ở mô kẽ và phế nang chiếm 32% và tổn thương phế nang chiếm ưu thế là 14% (Leung AN và cs. Radiology 1993). Trong bệnh cảnh phổi cấp tính thì hình ảnh kính mờ là hình ảnh đặc trưng viêm phổi, xuất huyết phổi, phù phổi. Với bệnh nhân có suy giảm miễn dịch mắc phải thì hình ảnh

16. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 42 kính mờ khu trú hay tản mạn gợi ý nhiều viêm phổi do P.carinii. Ở những bệnh nhân ghép (ghép phổi, ghép tủy) thì hình ảnh này có thể là nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết phế nang. Hình ảnh kính mờ tản mạn hay dạng đốm có thể thấy trong viêm phế nang dị ứng, viêm phổi kẽ, báo hiệu hiện tượng xâm nhập vào phế nang, mô kẽ dịch viêm, tế bào viêm. Hình ảnh kính mờ đơn độc ở một khu vực nhỏ có thể thấy trong ung thư phế quản-phế nang giai đoạn sớm, dị sản biểu mô tuyến không điển hình. Hình 2.24. Hình ảnh kính mờ: CT trên một bệnh nhân viêm phổi lan tỏa cho thấy hình ảnh kính mờ hai bên. Hình ảnh phế quản và mạch máu còn nhìn thấy rõ. 25.Hìnhảnhphổimờdạngkhảm(Mosaicpatternoflungattenuation) Bình thường phổi mờ đi trong thì thở ra. Khi có hiện tượng tắc nghẽn và khí cạm, phổi còn sáng ở thì thở ra và cho thấy hình ảnh những mảng mờ không theo nguyên tắc giải phẫu trên mặt cắt ngang khác so với hình phổi bình thường. Trên CT ở khu vực khí cạm, phổi có vẻ sáng hơn ở thì thở ra. Bệnh lý tạo ra khí cạm ở thùy phổi hay phổi là ở các phế quản lớn trong khi khí cạm ở tầm phân thùy hay dưới phân thùy là ở các phế quản nhỏ. Bệnh lý giãn các tiểu phế quản thường thấy kết hợp với hiện tượng tạo hình ảnh dạng khảm này. Hình ảnh dạng khảm cũng còn được thấy trong các bệnh lý mạch máu như trong bệnh huyết khối-thuyên tắc (thromboembolic) mạn tính, co mạch phản xạ, gây ra hiện tượng giảm tưới máu từng khu vực phổi. Hình 2.25. Hình ảnh mờ dạng khảm: Hình mờ dạng khảm thì thở ra trên bệnh

18. Các dấu hiệu và hình ảnh X-quang ngực: THỰC HÀNH X-QUANG NGỰC 44 Hình 2.26. Hình ảnh cành cây mọc chồi: (A) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản nhiễm khuẩn: các nốt nhỏ xen kẽ các vệt mờ dạng cành cây, có nhiều ở vùng ngoại vi (mũi tên). (B) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân xơ hóa nang cho thấy giãn phế quản, tiểu phế quản hai bên với hình mờ dạng cành cây mọc chồi ở ngoại vi phổi phải (mũi tên). Các hình mờ tạo nên từ sự ứ tích dịch tiết ở các tiểu phế quản. (C) Hình cành cây mọc chồi cả hai bên trên CT ngực bệnh nhân phổi hít (mũi tên). (D) Hình cành cây mọc chồi trên CT ngực bệnh nhân viêm tiểu phế quản toàn bộ tiểu thùy (mũi tên liền nét) và hình ảnh giãn phế quản (mũi tên không liền nét).

Phòng Khám Sản Phụ Khoa &Amp; Siêu Âm Bé Bi

Thông tin chung Tên Phòng khám

Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng

Loại hình: Phòng khám Sản phụ khoa

GPHĐ: 04371/SYT-GPHĐ

Ngày cấp: –

Nơi cấp: –

Chịu trách nhiệm chuyên môn: BS.CKI. Mạc Quốc Như Hùng

Bảo hiểm: –

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Địa chỉ

Số 529/16 Nguyễn Tri Phương Phường 8 Quận 10 Hồ Chí Minh.

Chuyên khoa

Sản phụ khoa, Siêu âm

Thông tin dịch vụ Thời gian làm việc

Thứ Hai – Thứ Bảy: 17:00 – 21:00 Chủ Nhật: 15:00 – 18:00 Ngày Lễ: Nghỉ

Lưu ý: Với các phòng khám (phòng mạch) của bác sĩ giỏi làm ở bệnh viện lớn thường thay đổi theo lịch làm việc các bác sĩ ở bệnh viện. Các bác sĩ mở phòng khám tư, các phòng khám ngoài giờ do vậy giờ làm việc của phòng khám có thể thay đổi vào cuối tuần hoặc các ngày lễ. Liên hệ phòng khám hoặc đến trực tiếp để cập nhật thông tin thời gian làm việc chính xác nhất.

Dịch vụ và bảng giá dịch vụ

Tư vấn khám và điều trị các bệnh phụ khoa thông thường. Các dịch vụ Sản phụ khoa

– Khám và tư vấn sản phụ khoa. Tư vấn chăm sóc thai.

– Khám và tư vấn tiền sản.

– Khám và tư vấn tiền hôn nhân

– Khám thai, khám thai định kỳ, khám sản định kỳ, quản lý thai sản.

– Cấp cứu ban đầu về sản, phụ khoa;

– Khám thai, quản lý thai sản;

– Chữa các bệnh phụ khoa thông thường;

– Đặt thuốc âm đạo;

– Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung;

– Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư. Tầm soát ung thư cổ tử cung;

– Đặt vòng tránh thai;

– Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai < 06 tuần Các dịch vụ, kỹ thuật chuyên môn khác: Siêu âm sản khoa, Xét nghiệm sản phụ khoa… cần liên hệ phòng khám để biết chính xác. Đang cập nhật:

Bảng giá khám bệnh Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng

Bảng giá dịch vụ Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng

Đặt lịch hẹn

Để đặt lịch hẹn khám chữa bệnh hoặc dịch vụ ban có thể đến trực tiếp trong thời gian làm việc

Hoặc đặt lịch hẹn online trên website của Phòng khám

Liên hệ Thông tin khác Giới thiệu

Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng là một trong những Phòng khám Sản phụ khoa lớn trong hệ thống các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín ở Hồ Chí Minh uy tín ở Hồ Chí Minh và khu vực lân cận có thể tới và yên tâm với các dịch vụ khám, chữa, điều trị các vấn đề về Sản phụ khoa.

Hình ảnh, Videos

Đang cập nhật: Videos Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng

Để đánh giá, review Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng vui lòng đánh giá ở góc phải phía dưới bài viết.

Phòng khám Sản phụ khoa & Siêu âm Bé Bi – chúng tôi Mạc Quốc Như Hùng tuyển dụng

Liên hệ với cơ sở hoặc đến trực tiếp để biết thông tin tuyển dụng.

Bạn cần tìm Phòng khám Sản phụ khoa ở gần đây? Tìm Phòng khám Sản phụ khoa gần nhất ở Hồ Chí Minh. Dịch vụ tra cứu danh sách Phòng khám Sản phụ khoa trên toàn quốc, danh sách Phòng khám Sản phụ khoa uy tín ở Hồ Chí Minh của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng có được thông tin hữu ích.

Ung Thư Như Hari Won: Chớ Vội Bi Quan!

Nói về bệnh của vợ mình, Trấn Thành nhẹ nhàng: “Tôi đón nhận điều đó rất bình thường, bởi tôi luôn quan niệm: bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra với chúng ta. Dù cô ấy có như thế nào, tôi vẫn yêu cô ấy thôi. Và tôi nghĩ ngược lại, chắc gì tôi đã không bệnh trước cổ. Không cần biết bạn sống được bao nhiêu năm, chỉ cần hãy sống thật tốt và quãng đời bạn đi qua, phải thật giá trị, để khi bạn ngã xuống để lại nhiều thứ mà bản thân không phải hối tiếc vì những năm mình đã tồn tại”.

Hari Won: hai lần phẫu thuật cho một ung thư

Chia sẻ trên báo Thanh Niên, Hari Won cho biết cô bị bệnh vào cuối năm 2012. Khi đó cơ thể có biểu hiện mỏi mệt, uể oải liên tục nên cô đến bệnh viện khám. Kết quả các bác sĩ chẩn đoán Hari bị ung thư cổ tử cung. “Khi ấy Hari chỉ nghĩ rằng thế là hết. Trong đầu mình cứ xoay quanh câu hỏi: Tôi ăn uống điều độ, sống lành mạnh và chừng mực, tại sao lại bị ung thư, tôi không tin! Đến giờ Hari mới thấm thía một điều rằng bệnh tật không chừa một ai…”, Hari nói.

May mắn cho Hari là bệnh phát hiện sớm nên chỉ mới ở giai đoạn đầu. Bác sĩ tư vấn phẫu thuật sớm sẽ có nhiều cơ hội chữa lành. “Khi lên bàn mổ Hari cũng sợ lắm, sợ phẫu thuật sẽ không thành công. Nhưng buồn hơn là sau lần phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ nói khối u trong người Hari vẫn còn và phải phẫu thuật một lần nữa. Lúc này, tinh thần gần như suy sụp hoàn toàn vì nghĩ rằng mình có thể không qua khỏi. Lúc đó phẫu thuật là cơ hội duy nhất nên cũng không còn cách nào khác là cố gắng trấn an bản thân và người thân…”, Hari kể.

Vợ chồng Trấn Thành – Hari Won cho biết nếu một trong hai người vì bệnh mà không có khả năng sinh con, họ hoàn toàn vui vẻ đón nhận một đứa con nuôi. Ảnh: C.T.S

Ca phẫu thuật tiếp theo của Hari thực hiện vào tháng 3.2013 nhưng mãi đến năm 2014, bác sĩ mới kết luận quá trình điều trị ung thư đã thành công. Sau hai lần mổ, sức khỏe Hari ổn định, cô giữ thói quen đi kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng/lần. Ngoài ra, Hari cũng chủ động giảm cường độ lao động, không thức thâu đêm suốt sáng như trước, sinh hoạt điều độ, ăn đủ chất, nhiều rau xanh, tập thể dục thường xuyên… “Khi mắc bệnh, Hari nghĩ điều quan trọng nhất là giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Mọi người cũng nên tìm thêm thông tin tham khảo ở các nguồn tin uy tín để nâng cao hiểu biết về bệnh của mình. Đừng kiêng khem phản khoa học vì sức khỏe yếu sẽ làm bệnh nhân mất sức chiến đấu với bệnh tật…”, Hari chia sẻ.

Mười dấu hiệu bệnh cần cảnh giác

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ độ tuổi 40-60, gặp nhiều ở người 50-55 tuổi. Tuy nhiên, mầm bệnh HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể hàng chục năm trước. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái sớm hơn mười năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi còn rất trẻ.

Chảy máu âm đạo bất thường: Khối ung thư phát triển, ăn lan sang các mô lân cận, tạo ra mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu. Chảy máu bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh. Máu thường đỏ tươi, lượng ít, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần.

Huyết trắng: Huyết trắng lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, lâu ngày có mùi hôi.

Đau sau quan hệ: Quan hệ tình dục đau là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Đau vùng chậu: Cơn đau âm ỉ, xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và thường xuyên hơn.

Rối loạn kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.

Khó chịu khi tiểu: Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây khó chịu khi tiểu, gắt buốt.

Tiểu không kiểm soát: Tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu, không tự chủ là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã lan rộng ra ngoài cổ tử cung.

Giảm cân không rõ lý do: Thường gặp ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.

Mệt mỏi liên tục: Cơ thể thiếu máu và suy giảm miễn dịch.

Đau chân: Khối ung thư lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân. Đau có xu hướng liên tục và tăng theo thời gian.

“Các triệu chứng trên không đồng nghĩa với ung thư mà gặp trong nhiều bệnh khác nên cần được bác sĩ khám để chẩn đoán loại trừ. Tuy nhiên, nếu là ung thư thì các dấu hiệu trên cảnh báo bệnh đang ở giai đoạn muộn. Vì vậy, không nên chờ khi có triệu chứng mới thăm khám phụ khoa, mà chủ động tầm soát định kỳ. Các khuyến cáo tầm soát hiện nay áp dụng cho phụ nữ trên 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục”, BS. Linh nói.

Chữa lành sớm vẫn có khả năng sinh con

BS. Linh cho biết, ung thư cổ tử cung tiến triển qua nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh không có triệu chứng. Phụ nữ không thể tự phát hiện các tế bào bất thường đang nhen nhóm trong cơ thể nếu không đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát định kỳ. Các dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, khi khối bướu phát triển, xâm lấn xung quanh và có thể đã di căn xa. Bệnh càng trễ tỷ lệ chữa khỏi càng giảm: giai đoạn đầu khoảng 85-90%, giai đoạn II-III chỉ còn một nửa, mất khả năng làm mẹ. Giai đoạn cuối (IV), dưới 15% bệnh nhân còn sống sau 5 năm…

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu nhiễm virus HPV, nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắcxin. Vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung có thể tiêm cho nữ giới 9-26 tuổi, dù đã quan hệ tình dục hay chưa và có hiệu quả bảo vệ cao, giảm 70% nguy cơ. Song song với tiêm ngừa, phụ nữ nên xét nghiệm tầm soát và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ. Phụ nữ 21-29 tuổi nên xét nghiệm tế bào học đơn thuần ít nhất ba năm một lần. Ở độ tuổi 30-65, phải thực hiện xét nghiệm HPV và tế bào học mỗi năm năm… Ngoài ra, khi có các dấu hiệu bất thường về phụ khoa phải đến bác sĩ khám ngay.

BS. Linh lưu ý, bao cao su không hoàn toàn phòng được virus gây ung thư cổ tử cung như nhiều người lầm tưởng, bởi HPV dễ lây truyền khi tiếp xúc vùng sinh dục không được bao cao su che phủ, gián tiếp qua quan hệ bằng tay, đồ lót… Bên cạnh thăm khám phụ khoa và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ, phụ nữ cần duy trì chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất. Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng sức đề kháng để loại bỏ HPV khỏi cơ thể. Thiết lập lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn, hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người…

(*) Bài viết đã đăng trên Người Đô Thị báo giấy số 73, phát hành ngày 2.6.2018

Cách Chữa Dau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả

Chữa đau dạ dày bằng gừng là phương pháp được dân gian ưu tiên sử dụng vì có độ an toàn cao mà hiệu quả lại cực tốt. Gừng có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm rất tốt nên có thể làm dịu được cơn đau thượng vị hay trào ngược dạ dày. Tuy nhiên người bệnh nhớ chú ý thực hiện đúng cách để việc điều trị đau dạ dày tại nhà đạt kết quả tốt nhất.

3 cách chữa đau dạ dày bằng gừng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như chế độ ăn uống, lam dụng thuốc Tây quá mức, hút thuốc lá hay do vi khuẩn HP. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau bụng, mất ngủ lâu dần có thể dẫn đến suy nhược. Nếu mức độ đau dày chưa quá nguy hiểm người bệnh thường được chỉ định điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Ngoài ra người bệnh nên áp dụng thêm một số thảo dược như gừng để cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Gừng là một loại dược liệu vô cùng quen thuộc có sẵn tại hầu hết gian bếp trong mỗi gia đình. Gừng có thể nêm nếm vào các món ăn mặn, tăng thêm bị nồng cho các món ngọt như chè hoặc kết hợp được với cả các loại trà dùng uống mỗi sáng cũng rất tốt.

Đặc biệt dùng gừng có độ an toàn gần như tuyệt đối cho tất cả người dùng, kể cả với trẻ nhỏ. Chính vì thế mà dân gian thường tận dụng những đặc tính của nó vào điều trị các bệnh đau dạ dày.

Những cách chữa đau dạ dày bằng gừng mà bạn có thể thực hiện như

Uống trà gừng

Các nghiên cứu cho thấy, uống một tách trà gừng mỗi sáng có thể làm dịu bụng, giảm cơn đau thượng vị, buồn nôn và ợ chua vô cùng hiệu quả. Tính ấm nóng của trà gừng sẽ kích thích quá trình lưu thông máu giúp người dùng cảm thấy thư giãn tinh thần, đồng thời giải tỏa căng thẳng stress rất hiệu quả.

Cách làm trà gừng cũng rất đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được

Dùng một củ gừng tươi nhỏ, cạo bỏ vỏ rồi thái lát mỏng cho vào cốc

Đun sôi nước rồi rót vào cốc gừng vừa làm.

Lấy nắp đậy vào cốc để trong khoảng 15- 20 phút để các tinh chất trong gừng không bị bay hơi

Uống ngay khi còn ấm, không để quá nguội hay để qua ngày.

Để dễ uống hơn người bệnh có thể cho thêm quế và mật ong. Hãm vỏ quế cùng lúc với lúc lãm gừng còn mật ong thì cho khi chuẩn bị uống. Các nguyên liệu này sẽ giúp trà thơm và có vị dễ uống hơn. Kiên trì thực hiện các này mỗi ngày có thể giúp cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Những người có thai, đau đầu, đau họng, trào ngược dạ dày thực quản, stress kéo dài uống trà gừng cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh,

Gừng ngâm mật ong

Mật ong cũng là một dược liệu vô cùng quen thuộc thường xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc trị đau dạ dày. Ưu điểm của mật ong là có vị ngọt, tính ấm sẽ giúp làm dịu bụng. Tính kháng khuẩn chống viêm của mật ong rất cao có thể loại bỏ một số loại vi khuẩn gây bệnh bên trong dạ dày hiệu quả. Đồng thời loại dược liệu này còn có khả năng làm lành các vết thương trên niêm mạc dạ dày, nhờ đó hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.

Người bệnh có thể làm gừng ngâm mật ong để uống mỗi ngày vô cùng tiện lợi. Cách thực hiện như sau

Dùng khoảng 500g gừng, rửa sạch, gọt vỏ, thái thành nhiều lát mỏng rồi cho vào lọ thủy tình đã khử trùng sạch

Đổ đầy mật ong nguyên chất vào lọ. Nếu không đủ mật ong bạn cần đảm bảo lượng mật ong ngập mặt gừng.

Đậy kín nắp rồi đem bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Sau khoảng 10 ngày có thể bắt đầu đem ra sử dụng.

Mỗi ngày người bệnh có thể ăn trực tiếp 1 thìa mật ong gừng, nhớ chú ý ăn cả mật ong lẫn gừng. Hoặc bạn cũng có thể đem pha với một cốc nước ấm nhỏ để dễ sử dụng hơn.

Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày để thấy tình trạng đau dạ dày thuyên giảm nhanh chóng. Nên ăn sau bữa chính 30 phút.

Gừng sau khi ngâm với mật ong có mùi thanh và vị rất dễ chịu nên có thể dùng cho trẻ em. Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú cũng nên dùng hằng ngày để giảm tình trạng buồn nôn khó chịu.

Gừng ngâm dấm gạo

Dấm gạo thường được làm từ rượu gạo hoặc rượu nếp .Thành phần acid acetic có trong dấm gạo có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng tích trữ thức ăn, nhờ đó cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy dấm cũng có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Vì vậy dù dấm có vị chua nhưng vẫn có thể dùng trong một số bài thuốc trị đau dạ dày.

Cách làm gừng ngâm dấm gạo đơn giản như sau

Dùng khoảng 200g gừng đem rửa sạch, cạo phần vỏ ngoài rồi đem thái thành những lát mỏng.

Cho gừng vừa sơ chế vào lọ thủy tinh đã được sát khuẩn sạch.

Cho thêm 300ml dấm gạo vào lọ rồi đậy nắp kín và bảo quản nơi thoáng mát.

Ngâm trong khoảng 7 ngày có thể đưa ra bắt đầu sử dụng.

Mỗi ngày dùng khoảng 3-4 lát gừng trước khi ăn cơm để hạn chế đau dạ dày tốt nhất.

Với các làm này người bệnh có thể trữ gừng được khá lâu mà không lo bị hỏng. Với những người bị đau dạ dày mà vẫn thừa cân có thể áp dụng phương pháp này để vừa cải thiện bệnh đồng thời giảm cân rất hiệu quả.

Chữa đau dạ dày bằng gừng có thực sự hiệu quả

Các bài thuốc chữa đau dày bằng gừng đã xuất hiện từ rất lâu trong dân gian. Theo Đông y, gừng tính ấm và vị cay nồng, có đặc tính hành khí và tán hàn, vì vậy có thể cải thiện được các vấn đề ở hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu rất tốt. Do có tính ấm nên nó cũng giúp làm dịu các cơn đau ở thượng vị do đau dạ dày gây ra rất nhanh chóng.

Tinh dầu của gừng có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Những người bị đau bụng, buồn nôn, ợ chia sau khi ngậm hoặc uống trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng này nhanh chóng mà không cần dùng đến các loại thuốc. Việc dùng gừng thường được ưu tiên nhiều hơn vì cho hiệu quả cao mà hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, gừng thực sự đem đến nhiều tác dụng tốt cho những người đang bị các cơn đau dạ dày hành hạ. Các chất tìm thấy trong gừng bao gồm

Zingiberol: Chiếm thành phần lớn trong gừng, có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin, giảm cường độ của các cơn co thắt tử cung, nhờ đó giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp giúp bạn thư giãn và giảm stress, tình trạng tiết acid quá mức trong dạ dày cũng được giảm đáng kể.

Tecpen: có tác dụng giãn mạch để máu lưu thông hiệu quả hơn. Hoạt chất này còn có khả năng diệt khuẩn và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh bên trong dạ dày. Ngoài ra nó còn giúp giảm đau, giảm stress, giúp người dùng ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Methadone: có tác dụng giảm các cơn đau thượng vị nhanh chóng. Chất này thường xuất hiện trong một số loại thuốc cho người nghiện heroin để hỗ trợ cắt cơn nghiện hiệu quả.

Oleoresin: có khả năng làm giảm đau mạnh và chống viêm, ức chế một số loại vi khuẩn.

Như vậy có thể thấy việc dùng chữa đau dạ dày bằng gừng là hoàn toàn có cơ sở.

Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng gừng

Việc dùng gừng trong điều trị các bệnh da dày là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên nó không thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn mà chỉ có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn mà thôi. Đặc biệt với những tình trạng đau dạ dày nặng, tái phát nhiều lần bắt buộc phải dùng thuốc hỗ trợ hoặc các phương pháp can thiệp ngoại khoa mới có thể điều trị tận gốc bệnh.

Dù có cho hiệu quả tốt nhưng người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong 2-3 tháng bởi đây là một loại thảo dược tự nhiên nên lượng hoạt chất cơ thể hấp thụ được thường rất hạn chế. Vì vậy nếu bệnh đau dạ dày có các chuyển biến xấu thì người bệnh nên đến bệnh viện điều trị ngay lập tức chứ không nên chỉ áp dụng các phương pháp này tại nhà sẽ gây ra một số nguy hiểm cho tính mạng.

Trong một số trường hợp việc dùng gừng có thể không cho kết quả hoặc kết quả chậm tròn cải thiện bệnh dạ dày do không phù hợp với cơ địa. Tuy nhiên nhìn chung việc dùng gừng hoàn toàn an toàn với sức khỏe nên bạn vẫn có thể tiếp tục dùng nếu muốn cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Một số vấn đề khác khi dùng gừng chữa bệnh đau dạ dày mà người bệnh cần chú ý thêm bao gồm

Không nên dùng gừng trước khi đi ngủ vì dược liệu này có thể gây mất ngủ.

Không nên dùng gừng khi bụng đang đói.

Ngâm trực tiếp gừng tươi hoặc kết hợp với việc tẩm ướp gia vị cũng đem lại những hiệu quả rất tốt trong điều trị chứng đau dạ dày.

Gừng tươi không chứa độc tính tuy nhiên không nên quá lạm dụng thảo dược này. Dùng gừng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ không đáng có như tăng huyết áp, nóng rát cổ họng hoặc làm kích thích hệ tiêu hóa khiến bệnh dạ dày trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng tối đa 4g gừng/ngày

Do gừng có tính chất chống đông máu nên một số số đối tượng như người mới phẫu thuật cần hạn chế sử dụng. Một số đối tượng khác cũng cần thận trọng hơn khi áp dụng biện pháp chữa bệnh từ gừng này như người bị rối loạn đông máu, hoặc đang sử dụng một số thuốc chống đông, người mắc bệnh Aspirin, người bị cao huyết áp.

Các bài thuốc từ gừng có thể áp dụng cho cả trẻ em và phụ nữ có thai.

Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ đang cho con bú và những người có cơ địa nóng cũng cần thận trọng khi sử dụng gừng.

Không dùng gừng cho những người đang bị ho ra máu, chảy máu cam, sốt cao,… .

Người bệnh cần phải kết hợp thêm việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để có thể điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

Chữa đau dạ dày bằng gừng dù đem lại hiệu quả chậm nhưng lại rất tốt cho sức khỏe người bệnh nên bạn vẫn nên thử áp dụng. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng hoặc khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để có thể xử lý kịp thời.