Xu Hướng 3/2023 # Tin Được Không: Đây Là Cách Chữa Khỏi Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em # Top 3 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tin Được Không: Đây Là Cách Chữa Khỏi Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Tin Được Không: Đây Là Cách Chữa Khỏi Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách chữa khỏi bệnh quai bị ở trẻ em

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, bệnh thường tái phát vào mùa đông xuân nhất là khi thời tiết giao mùa. Quai bị là hiện tượng nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Bệnh có nguy cơ lây lan rất cao.

ban đầu tuyến nước bọt vùng mang tai bị viêm sưng. Trước đó 1-2 ngày, trẻ sẽ có cảm giác đau, khó khăn khi nhai. Vùng mang tai bị sưng trước một bên, sau một đêm thì bên còn lại cũng đau sưng. Một số trường hợp, tuyến nước bọt vùng dưới hàm bị viêm khiến cho hai bên mang tai và vùng dưới hàm bị sưng. Nhiều trẻ bị quai bị lệch mặt nên phải kiêng tắm, kiêng ăn cho tới khi khỏi bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có hiện tượng sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và nôn ói. Đây cũng là Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ emnhững dấu hiệu nhận biết quai bị ở trẻ nhỏ.

Những cách trị bệnh quai bị cho trẻ nhỏ

Nhân hạt gấc có công dụng chữa bệnh quai bị ở trẻ em

Nhân hạt gấc có vị hơi ngọt, đắng, tính ôn có tác dụng giải nhiệt nên thường được dùng để chữa bệnh quai bị rất hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. rất đơn giản: Cách chữa khỏi bệnh quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc – Lấy 10 hạt gấc, nướng lên, bóc vỏ và tách nhân rồi tán mịn. Chuẩn bị 10ml rượu trắng rồi trộn đều cùng với nhân hạt gấc rồi bôi vào chỗ bị sưng do quai bị. Khi nào rượu khô thì tiếp tục thoa rượu gấc vào chỗ sưng vài lần.

Chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng lá ớt tươi

Chuẩn bị 100g lá ớt tươi, rửa sạch và giã nát lấy nước và đắp lên vùng bị quai bị sưng viêm. Công dụng hút nhiệt tại vùng bị sưng, làm mát hiệu quả.

Cách chữa khỏi bệnh quai bị ở trẻ bằng lá gấc và đậu xanh

Điều trị bệnh quai bị ở trẻ em theo bài thuốc này, trước tiên bạn trộn đều đậu xanh còn nguyên vỏ và lá gấc tươi giã nhỏ. Sau đó đắp hỗn hợp trên lên vùng bị sưng 2 lần/ngày giúp giảm đau và sưng tấy hiệu quả.

Bài thuốc dân gian đắp ngoài chữa quai bị

Để thực hiện cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em này bạn cần chuẩn bị: Rễ bồ công anh tươi + lá na tươi + lá gấc tươi + lá ké gai tươi + vỏ cây gạo tươi mỗi loại 10g. Cho tất cả những vị thuốc trên rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng viêm do bệnh quai bị cho tới khi khỏi.

Những lưu ý khi điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Về chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, khi mắc bệnh quai bị trẻ sẽ bị sưng má do đó nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ cần được nghỉ ngơi hợp lý: Không nên cho trẻ vận động nhiều, nhất là khi trẻ bị sưng tinh hoàn.

Cho bé uống đủ nước, nếu trẻ bị sốt và đau nhiều nên cho trẻ dùng thuốc giảm sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Nên kiêng gió cho trẻ, tốt nhất khi bị bệnh không nên cho trẻ ra ngoài khi trời mưa gió. Không nên cho trẻ đi học hay khu công cộng khi bị bệnh vì sẽ lây nhiễm chéo.

Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé bằng cách súc miệng với nước muối hàng ngày.

Nếu thấy trẻ có bất kì triệu chứng nào bất thường hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.

7 Cách Chữa Trị Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Hiệu Quả

Quai bị là một căn bệnh không hề hiếm gặp ở trẻ em, tuy phổ biến như vậy nhưng bệnh này là căn bệnh truyền nhiễm, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chúng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Qua bài viết sau đây, https://cungcontruongthanh.com/ sẽ cung cấp thông tin về căn về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất, qua đó các bố mẹ có thể tham khảo và xử lý khi con mắc bệnh.

Bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm và lây lan cao ở trẻ em. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do một loại virus gây quai bị có tên gọi Mumps virus, họ Paramyxoviridae.

Loại virus này có thể tồn tại trong thời gian khá lâu bền ngoài môi trường 30-60 ngày và chỉ bị tiêu diệt khi ở điều kiện nhiệt độ 560C hay tác dụng của các loại hóa chất tiêu diệt vi khuẩn.

Bệnh quai bị thường lây lan qua còn đường chủ yếu là đường hô hấp và thời điểm dễ lây nhất đó là trong 2 ngày trước khi có các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể hoặc trong vòng 6 ngày khi hiện tượng bệnh biến mất.

Bệnh lây từ người ốm sang người lành bình thường qua nước bọt khi nói chuyện hoặc dịch tiết ra từ mũi, họng khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc đờm,…

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ

Khi mắc bệnh quai bị, các bệnh nhân thường có những triệu chứng phổ biến và cơ bản như sau:

Sốt cao: Khi người bệnh có dấu hiệu bị sốt cao một cách đột ngột và khó kiểm soát, có thể là một trong những triệu chứng của bệnh.

Chán ăn: Trẻ có dấu hiệu lười ăn, chán ăn, không muốn ăn khi đến bữa thông thường.

Đau đầu: Người bệnh đau đầu bất chợt, không thể kiểm soát.

Mệt mỏi: Cơ thể luôn mệt mỏi, hay buồn nôn, nhức mỏi cơ thể, sưng bìu, sưng đau tinh hoàn.

Dấu hiệu đặc trưng: Sau khi trẻ bị sốt từ 1-3 ngày, tuyến nước bọt trở nên đau nhức hơn, sưng phồng to khiến trẻ khó nhai, khó nuốt, mặt bị biến dạng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Bệnh quai bị là căn bệnh phổ biến không xa lạ với mọi người, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và để lại tật về sau:

Viêm tinh hoàn: Bệnh quai bị nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ sau này.

Viêm buồng trứng: Khi mắc phải biến chứng này, con gái sẽ có dấu hiệu rong kinh, đau bụng kinh dữ dội, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai.

Nhồi máu phổi: Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của người bệnh, rất nguy hiểm nếu không được đưa đi chữa trị kịp thời.

Các biến chứng khác: Việm tụy, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não.

Đặc biệt, đối với người lớn, nếu mắc bệnh quai bị có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn nhiều so với trẻ em, mặc dụ hiếm gặp nhưng độ nguy hiểm cao, đe dọa tính mạng người bệnh.

Phương pháp chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh quai bị, các bố mẹ cần có những biện pháp chữa trị kịp thời và đúng đắn để không để lại biến chứng về sau:

Khi trẻ bị đau ở vùng mang tai, nên dẫn trẻ đến khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ, đây là một dấu hiệu của bệnh quai bị.

Sử dụng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm các triệu chứng bệnh.

Uống nhiều nước để cung cấp nước đầy đủ cho trẻ, tránh tình trạng thiếu nước.

Chườm mát cho trẻ để tuyến nước bọt trẻ bớt sưng đau.

Kiêng cho trẻ ăn những loại thức ăn cứng, cay nóng, có tính acid, nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt.

Sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ, không được sử dụng bừa bãi.

Cho trẻ nghỉ ngơi, không tiếp xúc với người khác tránh lây lan bệnh cho người khỏe mạnh.

Phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ em

Để không bị mắc bệnh quai bị, các bố mẹ nên thực hiện những lưu ý sau đây để các con có sức khỏe tốt, được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh:

Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên

Giữ môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.

Khi đến nơi đông người nên bịt khẩu trang để tránh nhiễm khuẩn.

Tiêm vắc xin phòng chống quai bị ở trẻ

Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em: Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh quai bị là bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết dần chuyển lạnh và thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Quai bị có tên khoa học là Paramyxovirus, chủ yếu lây qua đường hô hấp do nước bọt nhiễm trùng khi nói chuyện với nhau, ăn uống chung, ho hoặc hắt hơi. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều, nhưng nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì biến chứng vô cùng lớn. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh những sai lầm khi trẻ bị mắc bệnh này.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị

Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.

Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.

Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.

Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.

Tuy nhiên, nếu khi không chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị có thể phát triển theo hướng xấu và có những biến chứng sau:

Viêm buồng trứng (đối với nữ)

Viêm tinh hoàn (đối với nam)

Viêm màng não, thần kinh bị tổn thương

Đối với phụ nữ mang thai: có thể dẫn tới sẩy thai, sinh con dị dạng,…

Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em

Đầu tiên, khi có những dấu hiệu dù là nhẹ của bệnh thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các phòng khám hay trung tâm y tế để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng. Hiện nay bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường trẻ sẽ được chăm sóc tại nhà để bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Bạn cần phải chú ý chăm sóc trẻ như sau:

Cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.

Trẻ thường bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.

Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả…. để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.

Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Khi trẻ đã mắc bệnh, thì từ đó về sau trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.

Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng khi trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, có một mũi tiêm có thể phòng chống được cả 3 bệnh: quai bị, sởi, rubela.

Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không &Amp; Cách Phòng Điều Trị

Những điều cần biết về căn bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị hiện giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị, thông thường nếu được chăm sóc, kiêng cữ tốt trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng vài ngày nhưng nó cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ và dẫn đến vô sinh trong tương lai.

Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: Do siêu vi và do vi trùng. Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:

Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

Cho trẻ uống nhiều nước

Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.

Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ:

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa. Những bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm ngừa bệnh này. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Câu hỏi của mẹ:

Tôi nghe nói vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị bệnh quai bị. Và bệnh này thường gây nhiều biến chứng cho trẻ. Vậy xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ? Xin cảm ơn!

Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 – 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này. Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.

Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.

Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Tin Được Không: Đây Là Cách Chữa Khỏi Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!