Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Xét Nghiệm Afp Trong Tầm Soát Ung Thư Gan # Top 9 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tìm Hiểu Xét Nghiệm Afp Trong Tầm Soát Ung Thư Gan # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Xét Nghiệm Afp Trong Tầm Soát Ung Thư Gan được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

AFP hay còn gọi là Alpha – Fetoprotein. Đây là một loại protein đươc sản xuất chủ yếu ở gan của thai nhi và các bộ phận khác của thai nhi. Bạn có thể hình dung nó giống khoang lòng đỏ của trứng các loại gia cầm.

Trên thực tế, nồng độ AFP sẽ tăng lên khi em bé được sinh ra và giảm nhanh sau đó. Thông thường, ở những người khỏe mạnh và không mang thai chỉ số AFP rất thấp. Mức độ AFP của người lớn nằm ở khoảng dưới 40 microgram (mg)/lít máu. Nếu nồng độ này tăng vượt mức cho phép chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề.

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP

Trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh nên tìm hiểu rõ các cảnh báo quan trọng. Nếu còn điều gì chưa rõ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.

Theo đó, bệnh nhân sẽ được lấy máu ở đường tĩnh mạch từ cánh tay. Mẫu máu này sẽ được gửi đi để làm xét nghiệm. Chỗ lấy máu có thể xuất hiện vết bầm tím nhỏ. Bạn vẫn có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau khi làm xét nghiệm.

3. Vai trò của xét nghiệm AFP trong tầm soát ung thư gan

Xét nghiệm AFP là một trong những xét nghiệm cần thiết trong tầm soát ung thư gan. Bởi 2/3 trường hợp ung thư gan đều cho thấy lượng AFP trong gan tăng vượt mức bình thường. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan đều được khuyến cáo đi xét nghiệm AFP định kỳ. Chẳng hạn như đối tượng viêm gan B. C mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan, người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, người thường xuyên uống rượu bia…

Trong một số trường hợp xét nghiệm AFP có thể cho ra kết quả sai lệch

Xét nghiệm AFP cho ra kết quả rất cao. Thế nhưng, đôi lúc việc đo nồng độ chất AFP trong máu sẽ không chính xác. Bởi lượng AFP có thể tăng lên bất thường vì nhiều nguyên nhân khác nhau, không hẳn là ung thư gan. Các bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm AFP trong các trường hợp như sau:

– Tầm soát ung thư gan, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy. Hoặc trong trường hợp cơ thể xuất hiện một khối u hiếm gặp gọi là u quái ác tính.

– Dùng để phát hiện bất thường có trong bào thai hoặc nhiều bào thai.

– Chẩn đoán những vấn đề bất thường về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ,xơ gan, ung thư gan.

– Các bác sĩ cũng có thể dùng xét nghiệm AFP trong để theo dõi trong quá trình điều trị. Nếu điều trị thành công lượng AFP sẽ trở lại mức bình thường.

Ngoài xét nghiệm máu, các phương pháp khác cũng được sử dụng trong tầm soát ung thư gan. Chẳng hạn như khám lâm sàng, siêu âm, chụp CT, sinh thiết gan…

Xét nghiệm AFP đóng vài trò quan trọng trong việc tầm soát ung thư gan. Thực hiện xét nghiệm AFP là cách nhanh nhất để bạn có thể phát hiện những vấn đề bất thường gan. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị ung thư gan hiệu quả.

Tầm Soát Ung Thư Gan Bằng Xét Nghiệm Alpha Fetoprotein (Afp)

Chức năng của protein Alpha -Fetoprotein (AFP)

Alpha – Fetoprotein được cơ thể sản xuất chủ yếu ở gan của thai nhi và các bộ phận khác của phôi thai trong quá trình phát triển. Nếu thai phát triển bình thường, nồng độ AFP được tìm thấy trong huyết thanh của mẹ sẽ tăng lên, chỉ một lượng không đáng kể AFP vẫn còn lại trong dòng tuần hoàn sau sinh.

Ở trẻ em khỏe mạnh và người lớn, chỉ số AFP ở mức rất thấp. Nồng độ bình thường của AFP nằm trong khoảng 40 microgram/L. Nồng độ AFP tăng cao cảnh báo dấu hiệu bất thường đang diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư gan.

Xét nghiệm AFP đo nồng độ protein AFP có trong máu giúp cung cấp những thông tin quan trọng cho bác sĩ khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm AFP trong máu:

Nồng độ AFP bình thường trong máu là < 10ng/ml.

Nếu AFP <200ng/ml là tăng nhẹ: người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư gan.

Nếu AFP <500 ng/ml: tình trạng tăng vừa, xuất hiện ở người ung thư gan hay có tình trạng viêm gan mãn tính.

Xét nghiệm ung thư gan AFP có độ tin cậy rất cao chiếm đến 90%. Có nghĩa nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì 90% bệnh nhân đó sẽ mắc bệnh ung thư tế bào gan.

Tuy nhiên độ chính xác của xét nghiệm chỉ đạt từ 40%, tức là trong số các bệnh nhân bị ung thư gan, chỉ 40% có kết quả dương tính. Nói theo cách khác ở người có kết quả xét nghiệm âm tính, không thể xác định là người đó không mắc bệnh.

Bên cạnh đó, những người được phát hiện có AFP trong máu cao đang ở trong giai đoạn sau của bệnh. Vì thế, AFP riêng lẻ không được xem là một công cụ tầm soát bệnh ung thư gan hữu hiệu.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan:

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư gan không phẫu thuật đóng vai trò quan trọng và được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị ung thư gan. Chỉ định của các phương pháp này chiếm tỷ lệ khoảng 40-60% trong tất cả các phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm: hủy u tại chỗ, can thiệp nội mạch, truyền hóa chất qua động mạch gan, hóa trị trung đích, xạ trị.

Tuy phương pháp phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị triệt để, được áp dụng phổ biến, đem đến hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân ung thư gan. Nhưng hầu hết ung thư gan xuất hiện ở người bệnh viêm gan mạn tính hoặc xơ gan. Nên việc điều trị phẫu thuật luôn được cân nhắc, đánh giá thận trọng và kỹ lưỡng..

Thuyên tắc tĩnh mạch:

Nếu bệnh nhân nằm trong trường hợp không đảm bảo an toàn khi cần cắt một phần gan mang u, hoặc gan không đủ lớn, thì thử thuật thuyên tắc tĩnh mạch cửa được xem là giải pháp tốt hơn. Phương pháp này giúp gan tăng sinh, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư cũng như đảm bảo sự an toàn.

Đo độ thanh lọc ICG:

Việc điều trị áp dụng kỹ thuật đo độ thanh lọc ICG của gan là một trong những kỹ thuật đánh giá chức năng gan chính xác và đầy đủ. Theo đó, bác sỹ có thể xác định được trường hợp người bệnh nào có thể cắt gan, mức độ cắt gan cho phép thực hiện. Từ đó có thể tính độ an toàn của người bệnh khi phẫu thuật điều trị ung thư gan.

Phẫu thuật nội soi cắt gan được xem là phương pháp điều trị triệt để, ít xâm lấn, giúp người bệnh ít đau, giảm biến chứng, phục hồi nhanh vơi sẹo mổ thẩm mỹ.

Được biết, từ trước đến nay tại các trung tâm y khoa về gan trên thế giới, phẫu thuật cắt và ghép gan vẫn được xem là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao…

“Có nhiều yếu tố cần xem xét thận trọng trong điều trị bệnh lý ung thư gan như vị trí khối u, kích thước khối u, số lượng u, phần thể tích mô gan còn lại sau phẫu thuật cắt gan, độ tuổi, các bệnh lý khác như tim mạch và mức độ xơ gan… các yếu tố này ảnh hưởng đáng kể đến số lượng người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Tỷ lệ người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt gan tại nhiều trung tâm trên thế giới chiếm khoảng 10 – 20%…”.

Xét nghiệm ung thư gan tại Đà Nẵng:

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan Alpha -Fetoprotein có giá chỉ 140.000vnd có kết quả trong vòng 1 tiếng.

Đến với phòng khám, bạn sẽ không mất thời gian chờ đợi, mọi thủ tục được thực hiện đơn giản và nhanh nhất có thể. Kết quả có thể trả qua điện thoại, bất kỳ thắc mắc nào của bạn cũng sẽ được giải đáp bởi bác sỹ có kinh nghiệm lâu năm.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 091.555.1519 – 0236.3616006.

4 Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Gan

Với gần 22.000 ca tử vong mỗi năm, tỉ lệ ung thư gan tại Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới. Con số đáng báo động này cho thấy việc xét nghiệm tầm soát ung thư gan nhằm phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng là rất quan trọng. Tầm soát sẽ là chìa khóa vàng giúp giảm thiểu số ca mắc mới và tử vong của căn bệnh này.

1. Đối tượng nên Xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Những nhóm đối tượng sau nên thực hiện xét nghiệm ung thư gan định kỳ:

Những người mắc viêm gan B mạn tính, viêm gan C mạn tính.

Người bị viêm gan tự nhiễm hoặc tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan.

Người bị xơ gan.

Người nghiện rượu, bia, chất kích thích.

Người đã từng ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm hư hỏng có chứa độc tố Aflatoxin.

Người thừa cân, béo phì.

Người có các triệu chứng kéo dài liên tục trên 2 tuần: đau, tức ở bụng trên bên phải, chán ăn, trướng bụng, vàng da…

Thời gian lý tưởng để thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan định kỳ là từ 6 tháng – 1 năm/lần.

2. 6 lưu ý khi thực hiện Xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Để có thể hiểu hơn về các xét nghiệm ung thư gan, bạn cần chú ý đến một vài vấn đề sau:

Không nên ăn ít nhất 6 tiếng trước khi xét nghiệm để có thể nhận được kết quả chính xác nhất.

Trước xét nghiệm ít nhất 4 giờ, không nên sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như: trà, cà phê, uống rượu, bia, hút thuốc lá…

Trước một vài ngày khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát nên ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc điều trị…

Cần uống ít nhất 500ml nước lọc trước 1 giờ thực hiện xét nghiệm.

Các kết quả xét nghiệm vẫn có tỉ lệ âm tính giả và dương tính giả, vì thế dù chưa đến thời hạn thì bạn cũng nên thực hiện tầm soát ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường.

3. Quy trình và phương pháp Xét nghiệm tầm soát ung thư gan Bước 1: Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư gan nhằm đưa ra những nhận định sơ bộ xem liệu bạn có mắc bệnh hay không. Ở bước này, các bác sĩ sẽ:

Kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài như: xác định sự thay đổi về kích thước của gan bằng cách ấn lên bụng, đánh giá sơ bộ về vàng da, vàng mắt…

Thu thập thông tin về các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, chán ăn… và tiền sử mắc ung thư của gia đình.

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

Các xét nghiệm tầm soát ung thư gan sẽ cho những đánh giá đầy đủ nhất về các vấn đề của gan. Thông thường sẽ thực hiện các xét nghiệm sau:

Siêu âm là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ chuyên khoa dùng để đánh giá tình trạng và tìm kiếm các tổn thương ở gan. Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh gan hiển thị trên màn hình video. Từ đó các bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường hay dấu hiệu cảnh báo ung thư gan.

Siêu âm có ưu điểm là tiện dụng, tương đối đơn giản, ít tốn kém và có thể phát hiện khối u chỉ 1cm hoặc lớn hơn. Ngoài ra, siêu âm còn giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,…

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là việc chiếu các tia X từ nhiều góc độ khác nhau để thu được các hình ảnh cắt ngang của gan. Từ đó xác định được vị trí, kích thước, hình ảnh cũng như vị trí các tổn thương hoặc khối u trong gan.

Mức độ chính xác khi chụp CT được đánh giá cao hơn phương pháp siêu âm, đồng thời phương pháp này cũng được dùng để tìm vị trí chính xác của khối u, phục vụ cho việc sinh thiết mô gan được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao và tiên tiến bậc nhất hiện nay. Phương pháp này có quy trình tương tự như chụp CT, nhưng sẽ sử dụng sóng radio và từ trường mạnh thay cho tia X. Từ đó sẽ cho ra hình ảnh chi tiết, rõ nét hơn của các mô mềm bên trong cơ thể, các u gan rất nhỏ mà phương pháp khác không thấy cũng có thể phát hiện ra.

Phương pháp chụp MRI được chỉ định thực hiện khi siêu âm nghi ngờ có khối u nhỏ mà chụp CT lại không phát hiện ra khối u đó.

Xét nghiệm định lượng Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu

Việc thực hiện xét nghiệm định lượng Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu cũng được sử dụng để tầm soát ung thư gan. Theo đó AFP là một dạng protein huyết tương, khi nồng độ AFP trong máu lớn hơn 300UI/ml thì các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Tuy nhiên việc AFP tăng cao cũng không khẳng định bạn đang bị ung thư gan, bởi một số bệnh lý như gan mạn tính, viêm gan, xơ gan, có thai… cũng khiến chỉ số này tăng cao. Vì thế cần kết hợp với các xét nghiệm tầm soát ung thư gan chuyên sâu khác trước khi đưa ra kết luận.

Sinh thiết gan được thực hiện để kiểm tra chắc chắn kết quả chẩn đoán ung thư gan. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào tại phần nghi là ung thư, sau đó quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định xem tế bào đó có phải là ung thư ác tính hay không.

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, y bác sĩ sẽ đọc kết quả, thông báo kết luận cho bạn. Nếu kết quả có dấu hiệu ung thư hoặc ung thư gan thì sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

4. Xét nghiệm Tầm soát ung thư gan ở đâu? 4.1. Khám tầm soát ung thư gan tại Việt Nam

Để khám tầm soát ung thư gan tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong các địa chỉ sau:

4.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K được biết đến là một trong những cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Hiện tại, đây là một trong số ít những bệnh viện có triển khai gói khám tầm soát ung thư gan theo yêu cầu để khách hàng, vì thế bạn có thể yên tâm lựa chọn.

4.1.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là thực hiện thăm khám chuyên sâu, tư vấn và điều trị các bệnh về lĩnh vực chuyên ngành Ung bướu. Đặc biệt, đây là cơ sở đầu tiên tại Hà Nội áp dụng sử dụng máy chụp PET/CT trong tầm soát sớm ung thư cho kết quả chính xác và rõ ràng hơn.

4.1.3. Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc 4.1.4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hồng Ngọc

Ngoài ra, bệnh viện Hồng Ngọc hiện nay cũng đã hợp tác với các đối tác chiến lược là Tập đoàn y tế IMS Nhật Bản để giúp người bệnh tiếp cận được những phương pháp tiên tiến, hiện đại bậc nhất trên thế giới.

4.2. Khám tầm soát ung thư gan tại Nhật Bản

Nhật Bản hiện được đánh giá là quốc gia có nền y học phát triển mạnh mẽ bậc nhất hiện nay tại Châu Á, có thể sánh ngang với nền y tế của Mỹ, Châu Âu…vì thế có rất nhiều người lựa chọn đây là điểm đến cho việc khám chữa bệnh của mình.

Nếu bạn đang có ý định lựa chọn sang Nhật Bản để xét nghiệm tầm soát ung thư gan thì các gói khám của Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS – VNM) chắc chắn sẽ là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc.

Tập đoàn IMS hiện có 140 bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn Nhật Bản và có các quy trình khoa học, công nghệ chẩn đoán có độ nhạy cao, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao… Vì thế đảm bảo tỷ lệ phát hiện ung thư gan sau tầm soát rất cao, giảm tối đa tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả.

5. Xét nghiệm ung thư gan bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm tầm soát ung thư gan hiện nay tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đều có sự dao động bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy trình khám chữa, trang thiết bị y tế, dịch vụ thăm khám… Tuy nhiên, mức giá chung tầm soát tại bệnh viện Việt Nam sẽ nằm trong khoảng 2.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

Đối với chi phí tầm soát ung thư tại Nhật Bản, để được biết thêm chi tiết các gói tầm soát, bạn vui lòng liên hệ qua:

Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Hotline: 024 3944 0914

Email: info@iims-vnm.com

Website: https://iims-vnm.com/

Phương Pháp Tầm Soát Ung Thư Gan Afp

Ung thư gan là một trong những bệnh gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Để phòng tránh ung thư gan hiệu quả, ngoài việc ăn uống và sinh hoạt hợp lý, mỗi người cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ cùng với tầm soát ung thư, nhất là đối với những người có nguy cơ cao. Phương pháp tầm soát ung thư gan AFP hiện đang là một trong những cách thường dùng trong phát hiện và đánh giá tình trạng ung thư gan.

AFP là một loại protein được sản xuất chủ yếu ở gan của thai nhi và các phần khác của phôi thai. Thông thường, nồng độ AFP thường cao hơn ở trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai và sẽ giảm nhanh chóng sau khi sinh. Khi gan bị tổn thương do ung thư, nồng độ AFT sẽ tăng lên đáng kể. Bởi vậy, xét nghiệm nồng độ AFP trong gan có thể giúp xác định sự xuất hiện của khối u gan, nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Ngoài ra, nồng độ AFP cao cũng xuất hiện ở người bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.

Tầm soát ung thư gan AFP được sử dụng như thế nào?

Tầm soát ung thư gan AFT thường được chỉ định để theo dõi những người mắc các bệnh gan mạn tính như xơ gan hay viêm gan B bởi những bệnh này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư gan. Thông thường, người bệnh được chỉ định tầm soát ung thư gan AFP kết hợp với chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính… để phát hiện ung thư gan sớm nhất.

Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán ung thư gan, xét nghiệm AFP có thể được chỉ định thực hiện định kỳ để theo dõi hiệu quả của điều trị hoặc kiểm tra dấu hiệu ung thư tái phát sau điều trị.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Trong tầm soát ung thư: nếu người bệnh có nồng độ AFP cao thì nhiều khả năng có khối u hình thành và phát triển trong gan. Tuy nhiên, ngoài ung thư gan, nống độ AFP cao cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh khác như ung thư buồng trứng, tinh hoàn, dạ dày, đại tràng… Bởi vậy, khi xét nghiệm cho kết quả nồng độ AFP trong gan cao, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm các chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá sự phát triển của khối u qua đó có phương án điều trị thích hợp.

Trong theo dõi điều trị ung thư: trong quá trình điều trị ung thư, nếu nồng độ AFP giảm về mức bình thường hoặc gần bình thường thì có nghĩa là người bệnh đáp ứng với liệu pháp điều trị. Ngược lại, nếu nồng độ AFP giảm không đáng kể sau khi điều trị ung thư thì có thể có một số tế bào ung thư vẫn chưa được loại bỏ. Trong trường hợp nồng độ AFP tăng lên, có khả năng cao là ung thư tái phát hoặc di căn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Xét Nghiệm Afp Trong Tầm Soát Ung Thư Gan trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!