Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xạ trị ung thư thanh quản nhằm mục đích thu nhỏ và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong điều trị ung thư thanh quản. Vậy khi nào thì bác sĩ chỉ định áp dụng xạ trị cho người bị ung thư thanh quản? Có những phương pháp xạ trị nào?
1. Khi nào thì chỉ định xạ trị ung thư thanh quản?
Tính đến nay trong điều trị ung thư thanh quản thì loại kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và áp dụng tia xạ sau khi phẫu thuật là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất đối với bệnh nhân ung thư thanh quản.
Hiện nay phác đồ điều trị ung thư thanh quản phổ biến có 3 biện pháp là xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần, phẫu thuật thanh quản đơn thuần và kết hợp giữa phẫu thuật và tia xạ.
Các trường hợp mà bệnh nhân được phát hiện khi còn sớm, khối u thanh quản đang ở giai đoạn khu trú và chưa có dấu hiệu tế bào ung thư di căn hạch cổ thì có thể áp dụng phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần (độc lập).
Tất nhiên là phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân ở tình trạng khác nhau thì sẽ khác nhau nhưng phần lớn sẽ không có cách biệt quá xa.
“Gần 10 năm lại đây, một số báo cáo có đề cập đến việc sử dụng hoá chất, các loại miễn dịch không đặc hiệu interferon…, nhưng mới là trong quá trình thực nghiệm còn đang được bàn cãi nhiều.” – Theo số liệu thống kê của Bệnh viện 103.
Xạ trị ung thư thanh quản thường được chỉ định ở những giai đoạn sau:
– Xạ trị đơn thuần: Giai đoạn này thường là khi những khối u có kích thước nhỏ hay các bệnh nhân không thể đáp ứng được việc phẫu thuật.
– Xạ trị kết hợp phẫu thuật: Xạ trị được sử dụng để cô lập khối u trước phẫu thuật hoặc để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Với các khối u bị tái phát sau khi phẫu thuật thì cũng có thể được chỉ định xạ trị bổ sung.
– Xạ trị ung thư thanh quản kết hợp hoá chất: Xạ trị có thể điều trị trước trong hoặc sau điều trị hoá chất.
Điều kiện áp dụng loại xạ trị ung thư thanh quản:
Vậy bệnh nhân cần phải thỏa mãn những điều kiện gì để chỉ định áp dụng phương pháp xạ trị ung thư thanh quản cụ thể? Các bác sĩ cho biết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh đang ở mức độ nào, mức độ lây lan của tế bào ung thư hay tính chất mô học của khối u và thể chất toàn thân của bệnh nhân mà bác sĩ mới xác định được dạng xạ trị nào phù hợp.
2. Các phương pháp xạ trị ung thư thanh quản
Tính cho tới hiện tại thì phương pháp sử dụng những nguồn tia xạ trong điều trị những khối u ung thư ác tính là một trong các liệu pháp y tế quan trọng và cơ bản thường được áp dụng.
Xạ trị còn là phương pháp nổi bật trong điều trị ung thư vùng đầu cổ. Xạ trị ung thư tuyến giáp bao gồm các phương pháp sau:
– Điều trị tia xạ đơn thuần.
– Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hay áp dụng sau phẫu thuật hoặc cũng có thể phối hợp xen kẽ, tia xạ- phẫu thuật- tia xạ (Sand-wich).
Xạ trị ung thư thanh quản đơn thuần
Trong trường hợp khi mà khối u đang ở giai đoạn khu trú và về mô học là loại khối u nhạy cảm với tia xạ thì phần lớn phác đồ lúc này là điều trị sử dụng phóng xạ đơn thuần và nếu trong thời gian theo dõi có những hiện tượng khối u tái phát thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bổ sung là phẫu thuật. Một trong những khuynh hướng điều trị ung thư hiện nay là áp dụng phẫu thuật khối u trước rồi sau đó xạ trị ung thư thanh quản ở vùng mổ u cũng như vùng hạch cổ.
Xạ trị trước khi phẫu thuật thanh quản
Mục đích của việc chỉ định áp dụng điều trị xạ trị ung thư thanh quản trước khi mổ là giúp cho khối u và phần hạch thu nhỏ lại kích thước hoặc với mục đích ức chế được sự phát triển của khối u và hạch, từ đó tạo điều kiện cho phẫu thuật được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra một số khó khăn cho việc phẫu thuật thanh quản chẳn hạn như sau khi xạ trị ung thư thanh quản vào mô thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu đặc biệt là với những mạch máu kích thước lớn nếu như bị thâm nhiễm sẽ rất dễ bị tổn thương trong khi làm phẫu thuật bóc tách. Từ đó gây ra khó khăn cho việc phân biệt mô lành tính và mô ác tính.
Ngoài ra thì xạ trị ung thư thanh quản cũng có thể khiến vùng da tiếp xúc với tia xạ dễ bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật hơn.
Do đó mà trong những năm gần đây chỉ định xạ trị trước khi phẫu thuật ung thư thanh quản ít khi được chỉ định hơn.
Với phương pháp xạ trị ung thư thanh quản sau phẫu thuật
Xạ trị ung thư thanh quản sau khi phẫu thuật có tác dụng tiêu diệt nhưng tế bào ung thư có thể bị sót lại sau điều trị bằng phẫu thuật ở u và hạch. Hoặc tia xạ cũng có thể giải quyết những tổn thương do tế bào ung thư gây ra mà chưa thể phát hiện được.
Chiếu tia xạ sau mổ cắt khối u thanh quản và chiếu vào những dãy hạch đã được nạo vét sau phẫu thuật, nạo vét hạch này bao gồm cả việc nạo vét những hạch khi kiểm tra lâm sàng chưa sờ thấy được.
Hiện nay, hay dùng nguồn tia phóng xạ CO 60 và bổ xung électron nhưng ở Việt Nam, chủ yếu tia phóng xạ CO 60 theo biện pháp tia xuyên qua da (transcutané), thường sử dụng phương pháp tia rải đều mỗi ngày 1 lần 200 r (2Gy) phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: thể tích, tính chất, độ lan rộng của khối u và hạch mà giá trị tổng liều lượng tia xạ cho khối u và hạch bình quân là từ 55-70 Gy trong 5-7 tuần (mỗi tuần từ 10-12 Gy).
Nếu như sau liều lượng xạ trị này mà khối u hay hạch chưa tiêu tan hết thì bác sĩ có thể chỉ định tăng thêm liều tia tập trung vào phần thương tổn còn lại khối u có điều kiện thì dùng Electron, nếu như không dùng CO 60, tuỳ theo thể tích và vị trí u còn lại có thể bổ xung liều tia từ 10-15 Gy. Đối với mô hạch còn lại, một số bác sĩ chủ trương cho bệnh nhân làm phẫu thuật nếu điều kiện cho phép hoặc cắm kim Ir 192 tại chỗ cũng mang lại kết quả khả quan.
Tìm Hiểu Về Thuốc Nhắm Trúng Đích Trong Điều Trị Ung Thư Thanh Quản
Thuốc nhắm trúng đích là một đột phá trong điều trị ung thư hiện nay. Thuốc này giúp thay đổi cách mà tế bào hoạt động từ đó kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Trong điều trị ung thư thanh quản thuốc nhắm trúng đích thường là cetuximab,….
1. Tìm hiểu về thuốc nhắm trúng đích trong điều trị ung thư
Thuốc nhắm trúc đích được biết như một loại thuốc giúp cơ thể kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư. Nguyên lý hoạt động của thuốc này dựa vào:
– Ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư
– Tìm kiếm tế bào ung thư và tiêu diệt chúng
– Khuyến khích, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tiêu diệt tế bào ung thư
– Ngừng cung cấp máu và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào ung thư.
Một số loại thuốc nhắm trúng đích được gọi là liệu pháp sinh học.
Điều kiện áp dụng
Khi nào thì thuốc nhắm trúc đích được áp dụng điều trị? Nhìn chung thì điều kiện để bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này hay không sẽ phụ thuộc vào:
– Loại ung thư mà bạn mắc phải là gì?
– Ung thư đã phát triển được bao xa, tới giai đoạn nào?
– Bệnh nhân có thể có những phương pháp điều trị nào khác không?
2. Các loại thuốc nhắm trúng đích trong điều trị ung thư thanh quản
Cetuximab (Erbitux) là một loại thuốc nhắm trúng đích còn được gọi là kháng thể đơn dòng. Thuốc này có thể được sử dụng cùng mới biện pháp xạ trị trong điều trị ung thư thanh quản.
Cetuximab (Erbitux) hoạt động điều trị ung thư thanh quản dựa vào việc nhận biết và tìm kiếm những protein cụ thể trên tế bào ung thư. Những loại ung thư khác nhau thì sẽ có những protein khác nhau. Thuốc sẽ ngăn chặn những protein đặc biệt liên kết với những tế bào ung thư hoặc ngăn chặn nó kích hoạt với các tế bào ung thư khác muốn phân bào và phát triển.
Cetuximab (Erbitux) hoạt động bằng cách ngăn chặn protein trên các tế bào ung thư được gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR).
Ung thư thanh quản đang di căn trong điều kiện không thể thực hiện hóa trị liệu và chưa lây lan tới khu vực khác của cơ thể như xương hay các hạch bạch huyết xa mà chỉ dừng lại ở di căn thanh quản.
Cetuximab cũng có thể được áp dụng trong điều trị ung thư thanh quản trong trường hợp ung thư tái phát hoặc lan rộng.
2.2. Các loại thuốc nhắm trúng đích trong điều trị ung thư thanh quản khác
Các nhà nghiên cứu đang xem xét các loại thuốc ung thư nhắm mục đích khác trong các thử nghiệm lâm sàng cho điều trị ung thư thanh quản. Những liệu pháp điều trị ung thư thanh quản bằng thuốc nhắm mục đích này bao gồm gefitinib (Iressa) và everolimus (Afinitor).
3. Tác dụng phụ của thuốc nhắm mục đích
Thuốc nhắm mục đích khi áp dụng điều trị ung thư thanh quản có thể gây ra những tác dụng phụ sau. Bệnh nhân cần lưu ý và thông báo cho bác sĩ điều trị của mình nếu như gặp phải những dấu hiệu này để có biện pháp can thiệp, kiểm soát kịp thời.
Điều này cũng được khuyến nghị nên chú ý đối với cả người nhà chăm sóc bệnh nhân. Cần theo dõi người đang điều trị chặt chẽ để báo ngay cho bác sĩ.
Dưới dây là những tác dụng phụ của thuốc nhắm mục đích mà người bệnh điều trị ung thư thanh quản có thể gặp phải:
– Mệt mỏi
– Bị tiêu chảy
– Thay đổi màu xa: có thể là da bị mẩn đỏ, phát ban hoặc thay đổi màu. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng người
– Miệng bị đau
– Cơ thể yếu
– Ăn không ngon miệng
– Công thức máu thấp
– Một số bộ phân của cơ thể có dấu hiệu bị phù nền do cơ thể bị tích tụ chất lỏng,..
Nguồn dịch: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/laryngeal-cancer/treatment/targeted-cancer-drugs/about
Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Xạ Trị Trong Mổ Ung Thư Não
– Ung thư tuyến giáp không phải là loại ung thư phổ biến, chỉ chiếm 0,74% và 2,3 % tương ứng ở nam và nữ. – Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tương đối tốt, tỷ lệ tử vong do Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 0,17% và 0,26% tương ứng ở nam và nữ trong số các trường hợp tử vong do ung thư. – Tùy từng thể ung thư mà có các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, tiên lượng bệnh…khác nhau. – Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm chọc hút kim nhỏ và tế bào học. – Điều trị ung thư tuyến giáp tùy theo thể bệnh và giai đoạn phát triển bệnh. Điều trị phẫu thuật, iot phóng xạ/hóa chất và phối hợp hormon giáp thường được áp dụng.
I. ĐẠI CƯƠNG
– Ung thư tuyến giáp không phải là loại ung thư phổ biến, chỉ chiếm 0,74% và 2,3 % tương ứng ở nam và nữ. – Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tương đối tốt, tỷ lệ tử vong do Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 0,17% và 0,26% tương ứng ở nam và nữ trong số các trường hợp tử vong do ung thư. – Tùy từng thể ung thư mà có các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, tiên lượng bệnh…khác nhau. – Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm chọc hút kim nhỏ và tế bào học. – Điều trị ung thư tuyến giáp tùy theo thể bệnh và giai đoạn phát triển bệnh. Điều trị phẫu thuật, iot phóng xạ/hóa chất và phối hợp hormon giáp thường được áp dụng.
II. CHỈ ĐỊNH
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện + 1 bác sĩ phẫu thuật + 1 bác sĩ gây mê + 2 bác sĩ phụ mổ + 1 kỹ thuật viên gây mê + 1 điều dưỡng dụng cụ + 1 điều dưỡng ngoài + 1 hộ lý 2. Phương tiện + Máy gây mê + Dao điện + Dụng cụ mổ 3. Người bệnh – Làm các xét nghiệm cơ bản trước mổ – Ngày trước mổ: khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh cho ký cam kết trước mổ. Tối dùng thuốc an thần. – Vẽ cổ trước khi mổ. 4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ 46 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật – Gây mê: Gây mê toàn thân có đặt nội khí quản. – Tư thế người bệnh: + Nằm ngửa + Hai tay để dạng +Cổ ưỡn + Độn gối dưới 2 vai – Vị trí phẫu thuật viên và phụ: +Phẫu thuật viên: Đứng cùng bên với thùy cần phẫu thuật +Phụ 1: Đứng đối diện với phẫu thuật viên +Phụ 2: Đứng dưới phụ 1 + Dụng cụ viên: đứng phía sau phẫu thuật viên – Đường rạch da: + Được xác định khi người bệnh ở tư thế ngồi. + Vị trí ở trên hõm ức 1 cm, tốt nhất là trùng với nếp da. + Hướng đường mổ cong lên trên. – Các thì trong phẫu thuật: Thì 1- Rạch da và bộc lộ tuyến: – Rạch da qua lớp cơ bám da cổ, ngay phía trên các tĩnh mạch cổ trước trên lớp nông của cân cổ sâu. – Tách vạt da: theo lớp vô mạch + Lên trên tới sụn giáp + Xuống dưới tới hõm ức. – Đi vào tuyến giáp theo đường bên (không đi theo đường giữa) là đường dọc theo bờ trước của cơ ức đòn chũm. – Tách cơ vai – móng: – Tách dọc cơ ức – giáp: Theo thớ dọc của cơ bằng dao điện. Ngay phía dưới cơ là thùy tuyến giáp. – Sau khi bộc lộ tới mặt trước của tuyến dùng kẹp cầm máu phẫu tích tuyến giáp khỏi các thành phần xung quanh như: Cơ ức giáp, ức móng ở mặt bên, động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh ở mặt sau. Thì 2 – Xử lý thương tổn: – Phẫu tích cực dưới : Bóc tách tuyến giáp ra khỏi các tổ chức xung quanh, phẫu tích cầm máu động mạch giáp dưới, chú ý tuyến cận giáp dưới. – Phẫu tích cực trên: Bóc tách cực trên tuyến giáp, kẹp và buộc động mạch giáp trên, chú ý tuyến cận giáp trên và dây thanh quản trên. – Tách toàn bộ phần sau ngoài của thùy sau đó xác định dây chằng Berry. – Xác định dây thần kinh quặt ngược, các tuyến cận giáp – Cắt thùy tuyến giáp trên dây thần kinh quặt ngược sau khi đã tách tuyến cận giáp. – Tiếp tục phẫu tích về eo tuyến để cắt bỏ eo tuyến. – Đặt dẫn lưu hay không tùy từng trường hợp Thì 3- Đóng vết mổ khâu da: 47 Không cần khâu lại các cơ. Tổ chức dưới da khâu lại mũi rời bằng chỉ tiêu (vicryle 3/0). Da khâu bằng chỉ luồn tự tiêu dưới da.
VI. THEO DÕI
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
– Chảy máu : mở vết mổ cầm máu lại – Nói khàn: Chống phù nề – corticoid – vitamin 3B – Tê tay chân – Cơn tetani: Calciclorid tiêm tĩnh mạch – Khó thở: + Thở ôxy + Mở khí quản – Nhiễm trùng: Kháng sinh, chống phù nề
48 17. KỸ THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN GIÁP
Tìm Hiểu Phương Pháp Xạ Trị Ung Thư
Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, cho biết xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả bệnh nhân đều biết khi nào cần xạ trị và tác dụng phụ của liệu pháp này.
Vậy xạ trị ung thư là gì?
Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ.
Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, phương pháp điều này có thể khiến bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau rát da, phỏng da,…
Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị. Trên thực tế, có những loại thuốc làm tế bào ung thư trở nên nhạy với bức xạ hơn, nhờ đó giúp phương pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.
Ngày này, có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Khi nào nên xạ trị ung thư ?
Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và quý bạn đọc quan tâm. Để biết được chính xác khi nào nên xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư và người thân nên tham khảo tư vấn cũng như chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có một số những loại ung thư được chỉ định xạ trị như: ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư xương, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản,….
Trên thực tế, xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.
Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm khối u co nhỏ lại rồi tiến hành phẫu thuật, mổ lấy ra.
Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã lan ra sát cột sống, thực quản hoặc phổi.
Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.
Quy trình xạ trị ung thư diễn ra như thế nào?
Quy trình xạ trị diễn ra theo 6 bước, lần lượt theo trình tự.
Bác sỹ xạ trị sẽ thăm khám cho bệnh nhân. Xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám và phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân. Sau đó giải thích về quá trình trị xạ cơ bản để người bệnh hiểu rõ hơn.
Sau khi bác sỹ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho bệnh nhân, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng. Chụp CT-mô phỏng là quét phần cơ thể bệnh nhân sẽ được xạ trị ung thư.
Tư thế của bệnh nhân chụp CT mô phỏng trùng lặp với tư thế của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng xạ trị.
Mục đích của chụp CT mô phỏng là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể của bệnh nhân được điều trị. Chuỗi ảnh CT mô phỏng này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch điều trị.
Bác sỹ và kỹ sư y vật lý là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Những hình ảnh CT-mô phỏng sẽ được sử dụng để lập kế hoạch điều trị.
Khi kế hoạch điều trị hoàn thành và đảm bảo chất lượng, bác sỹ điều trị sẽ gọi điện thông báo cho bệnh nhân và đặt hẹn cho buổi điều trị đầu tiên.
Buổi điều trị đầu tiên sẽ lâu hơn các buổi điểu trị sau. Nhóm bác sỹ, kỹ sư và kỹ thuật viên điều trị sẽ đặt bệnh nhân trùng với vị trí của bệnh nhân lúc chụp CT mô phỏng.
Bác sỹ xạ trị sẽ quyết định số buổi điều trị cho bệnh nhân. Thông thường thì bệnh nhân sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Quá trình điều trị có thể kéo dài vài tuần.
Theo dõi và đánh giá quá trình điều trị
Bệnh nhân sẽ gặp bác sỹ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị.
Quá trình xạ trị ung thư kéo dài trong bao lâu?
Thông thường, tùy vào tình trạng ung thư, giai đoạn của bệnh hoặc thể trạng cũng như tiền sử của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thời gian xạ trị ung thư cụ thể.
Thông thường, mỗi đợt điều trị sẽ chia ra thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 – 7 ngày, liên tục như vậy trong khoảng vài tuần.
Các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư là gì?
Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene cũng như thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
Tác dụng phụ cấp tính:
Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
Viêm da vùng xạ trị ung thư.
Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực).
Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó ( xạ trị vùng đầu – cổ – ngực).
Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).
Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị ung thư vài tháng đến vài năm)
Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu)
Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…( hiếm gặp)
Các biện pháp chăm sóc sau xạ trị ung thư giúp giảm nhẹ tác dụng phụ
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư là bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý. Tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm.
Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh đại tiện khô, tránh bị táo bón….
Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
Mong rằng, sau khi tham khảo những tổng hợp này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều tri thức về phương pháp điều trị ung thư này.
Nếu có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kĩ hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Xạ Trị Ung Thư Thanh Quản trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!