Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Xạ Trị Bệnh Ung Thư Vòm Họng được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Xạ trị bệnh ung thư vòm họng là gì?Xạ trị ung thư vòm họng là phương pháp vật lý chiếu các chùm tia mang năng lượng cao để tiêu diệt những tế bào ung thư hoặc kìm hãm sự phát triển và lây lan của khối u.
Các dạng của phương pháp xạ trị gồm:
2. Lưu ý khi xạ trị ung thư vòm họngNgười bệnh tiến hành xạ trị ung thư vòm họng cần lưu ý một số điều sau đây:
Thời gian tiến hành xạ trị từ 2 đến 7 tuần, số lần điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị.
Khi tiến hành xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân cần tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cafe,… Vì những chất này có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vòm họng cũng như giảm hiệu quả của việc xạ trị.
Hạn chế ăn các loại đồ ăn đã lên men.
3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng và cách khắc phụcNhiều người bệnh trước khi tiến hành xạ trị ung thư vòm họng luôn thắc mắc xạ trị ung thư có nguy hiểm không? Có thể thấy rằng, xạ trị ung thư vòm họng có thể đem đến rất nhiều tác dụng phụ đến người bệnh do đây là cơ quan hết sức nhạy cảm về dễ bị ảnh hưởng vì các yếu tố phóng xạ.
3.1. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng Các tác dụng phụ tạm thời có thể cải thiện
Lở loét trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến khó khăn khi nuốt và giảm cân
Khàn tiếng
Mất vị giác, thay đổi vị giác: xạ trị có thể gây đau lưỡi, khô miệng từ đó dẫn đến thay đổi vị giác khiến người bệnh chán ăn, giảm cân…
Da thay đổi trong vùng điều trị như bị đỏ, phồng rộp: mức độ tổn thương nặng nhẹ phụ thuộc vào liều lượng bức xạ
Buồn nôn và ói mửa
Mệt mỏi: đây là tác dụng phụ phổ biến trong xạ trị thường kéo dài 2 -3 tháng, có thể kéo theo là tình trạng thiếu máu, trầm cảm, thiếu ngủ…
Các tác dụng phụ không cải thiện theo thời gian
Vấn đề về răng: Hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra răng trước khi bắt đầu xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ thậm chí có thể khuyên nhổ một số răng trước khi điều trị để giảm bớt nhiều vấn đề bất lợi có thể gặp sau này.
Tổn thương tuyến nước bọt: Điều này này có thể dẫn tới khô miệng vĩnh viễn và khiến bạn khó nuốt thức ăn. Khô miệng cũng có thể dẫn đến sâu răng nghiêm trọng.
Vấn đề với tầm nhìn hoặc nghe vì xạ trị gây thiệt hại cho một số dây thần kinh nhất định
Ảnh hưởng đối với xương sọ
Tổn thương tuyến yên và tuyến giáp: đây là loại tác dụng phụ thường gặp của xạ trị ung thư vòm họng, gây ra nhiều rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về xạ trị ung thư vòm họng.
3.2. Biện pháp giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, duy trì chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe để giúp giảm mệt mỏi.
Khi bị thay đổi vị giác, người bệnh nên ăn thức ăn để nguội. Tăng các món hấp, luộc và đựng thức ăn vào đĩa, bát nhựa, thủy tinh để giảm mùi kim loại.
Giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Người bệnh nên đánh răng 2-3 lần một ngày. Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride. Tránh các thức ăn và các chất lỏng có hàm lượng đường cao.
Ăn thức ăn mềm, xay nhỏ để dễ nuốt, giảm đau họng, giảm lở loét khoang miệng, cổ họng, các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như súp, nước ép nho, và các loại thực phẩm nhạt như thịt gà, gạo trắng, bột yến mạch, bánh quy giòn và khoai tây…
Sau khi hóa trị, xạ trị người bệnh dễ bị nôn, ói mửa khi ngửi thấy mùi thức ăn. Vì vậy không chỉ quan tâm xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì mà khi chế biến thức ăn, bạn có thể thêm các loại thảo mộc như lá bạc hà….vào trong các món tanh để khử mùi. Hoặc những món ăn ít mùi vị có thể thêm thảo mộc, gia vị tỏi, gừng, húng quế, vỏ chanh, nghệ…không gây kích ứng niêm mạc họng để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh
Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời ở vùng gia bị tổn thương, có thể sử dụng các loại kem bôi da phù hợp để tránh kích ứng da
Đối với tổn thương tuyến nước bọt: có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng một loại thuốc gọi là amifostine (Ethyol®) được sử dụng trước mỗi lần điều trị bức xạ, tuy nhiên cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị.
Sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị ung thư, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng.
4. Cần chuẩn bị gì, lưu ý gì khi xạ trị ung thư vòm họng?Bệnh nhân đều phải tập há miệng, tập nói và nuốt, xoa bóp vùng cổ hằng ngày vào bất cứ thời gian nào trong ngày để phòng và giảm bớt những tác dụng phụ của xạ trị.
Nếu thời gian đầu tập nuốt thức ăn mà bị sặc thì có thể ăn theo những cách sau:
Dùng tay ấn phần da hàm dưới khi nuốt thức ăn.
Ăn kết hợp: Ăn một miếng màn thầu hoặc chuối trước, sau đó sẽ ăn thức ăn.
Khi vết mổ khí quản nằm ở khí nang mà có thể bơm khí, khi ăn có thể dùng ống tiêm để bơm khí, sau khi ăn xong lại tháo hết khí.
Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên sau xạ trị ung thư vòm họng tránh tái phát, thông thường bệnh nhân cần khám và theo dõi sức khỏe định kỳ 1-6 tháng/ lần và tái khám thường xuyên trong vòng 2 năm đầu sau khi điều trị
Tránh các yếu tố nguy cơ tăng khả năng ung thư vòm họng như thuốc lá, rượu bia
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ trong điều trị sẽ giúp tình trạng của người bệnh nhanh được cải thiện và tăng hiệu quả điều trị.
Tìm Hiểu Phương Pháp Hóa Xạ Trị Ung Thư Vòm Họng
Xạ trị và hóa trị điều trị ung thư vòm họng đã không còn là cụm từ xa lạ đối với bệnh nhân mắc ung thư vòm họng cũng như người nhà bệnh nhân. Nhưng hiểu được tác dụng, mục đích và sự khác nhau của từng phương pháp trong điều trị ung thư vòm họng thì chưa hẳn tất cả mọi người đều đã hiểu.
Tìm hiểu phương pháp xạ trị điều trị ung thư vòm họng Xạ trị điều trị ung thư vòm họng là gì?Xạ trị là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư vòm họng nói riêng và các bệnh ung thư nói chung hiện nay. Xạ trị đạt hiệu quả tốt trong trường hợp bệnh chưa quá nặng, kích thước khối u còn nhỏ và chưa có khả năng di căn.
Xạ trị điều trị ung thư vòm họng là cách dùng các tia X có năng lượng cao hoặc các tia proton, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử nhằm mục đích tiêu diệt và ức chế sự phát triển xâm lấn, sự phân chia nhanh chóng của các tế bào ung thư vòm họng. Từ đó giúp làm giảm kích thước khối u ác tính, kìm hãm sự phát triển của bệnh ung thư vòm họng.
Giai đoạn đầu và giai đoạn 2 của bệnh ung thư vòm họng – khi khối ung thư còn nhỏ, chưa di căn là thời điểm phương pháp xạ trị được ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
Xạ trị bên ngoài: dùng điều trị ung thư vòm họng mới phát hiện.
Xạ trị bên trong: Áp dụng trong trường hợp bệnh ung thư vòm họng đã được điều trị nhưng lại tái phát sau đó.
Mục đích xạ trị ung thư vòm họng
Tiêu diệt trực diện vào khối ung thư vòm họng đầu tiên, từ đó ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển xâm lấn của các tế bào ung thư, giúp kích thước khối u không tăng lên hoặc chỉ tăng chậm.
Làm tăng tiên lượng sống cho người bệnh ung thư vòm họng.
Làm giảm các triệu chứng ung thư vòm họng như khó nuốt, khó thở, giảm đau đớn… giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Làm giảm tỉ lệ ung thư vòm họng di căn đối với những người bị ung thư ở giai đoạn nhẹ
Phòng ngừa và làm giảm tỉ lệ ung thư tái phát sau khi điều trị.
Các phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư vòm họngCó 3 phương pháp xạ trị hay được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng là: xạ trị đơn thuần, xạ trị kết hợp với hóa và xạ trị làm giảm các triệu chứng bệnh.
Xạ trị đơn thuần
Là phương pháp chỉ dùng xạ trị vào điều trị bệnh ngoài ra không kết hợp thêm các phương pháp nào khác. Xạ trị đơn thuần được áp dụng chữa trị bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm chủ yếu ở giai đoạn 1 và 2 – là thời điểm bệnh còn nhẹ và chưa xảy ra di căn ung thư. Bác sĩ điều trị sẽ xác định chính xác kích thước khối u vào giai đoạn bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xạ trị kết hợp hóa trị
Là phương pháp được xem xét sử dụng khi bệnh nhân ở giai đoạn ung thư vòm họng nặng dần, tế bào ung thư đã di căn (có thể mới di căn tới các hạch bạch huyết ở cổ hoặc đã di căn xa đến các khoang mũi, khoang tai, não bộ).
Phương pháp hóa trị được kết hợp với xạ trị trong trường hợp này nhằm mục đích: tiêu diệt các tế bào ung thư do xạ trị bỏ sót hoặc không phát hiện ra, từ đó làm tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và kìm hãm sự phát triển của chúng trên toàn cơ thể.
Những tác dụng phụ sau xạ trị có thể xảy raMột số tác dụng phụ có thể xảy ra sau đợt xạ trị ở người bệnh như: vùng da chiếu bức xạ bị đỏ rát, bong tróc da, da bị khô, mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác, buồn nôn, hay nôn khan, người bệnh bị rụng tóc nhiều thậm chí là hói đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi xạ trị ung thư vòm họng kết thúc.
Tìm hiểu phương pháp hóa trị điều trị ung thư vòm họng Hóa trị điều trị ung thư vòm họngHóa trị cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư vòm họng hiện nay. Mặc dù có chung “nhiệm vụ” tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cơ chế hoạt động của hóa trị khác hoàn toàn so với xạ trị
Hóa trị điều trị ung thư vòm họng là phương pháp dùng các loại thuốc hóa chất đặc trị truyền vào cơ thể bệnh nhân (qua nhiều con đường khác nhau) nhằm tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau xạ trị hoặc các tế bào ung thư đã di căn nhưng do kích thước quá nhỏ nên các thiết bị không phát hiện ra.
Nếu như xạ trị dùng để điều trị trực tiếp vào từng “điểm” ung thư, vào khối ung thư có kích thước nhỏ và chưa di căn thì hóa trị lại được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư trên toàn cơ thể bệnh nhân.
Mục đích hóa trị ung thư vòm họngTiêu diệt diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau xạ trị hoặc các tế bào ung thư di căn (nhưng chưa được phát hiện do quá nhỏ) trên toàn cơ thể bệnh nhân.
Kìm hãm sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư di căn ở bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Làm giảm bớt các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh cấp độ cuối.
Các phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư vòm họngTrước đây khi phương pháp hóa trị mới được ứng dụng vào điều trị ung thư vòm họng nói riêng và các loại bệnh ung thư khác nói chung, hóa trị thường chỉ được chỉ định áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn nặng – ung thư di căn, ung thư tái phát hoặc các trường hợp xạ trị không thể áp dụng điều trị. Nhưng trong những năm gần đây, với sự tiến bộ và phát triển của nên Y khoa hóa trị đang dần được sử dụng kết hợp với xạ trị trong nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư ở các giai đoạn sớm hơn nhằm điều trị bệnh và làm tăng thêm tiên lượng sống cho người bệnh ung thư.
Một số phương pháp hóa trị ung thư vòm họng:
Hóa trị tân bổ trợ
Đây là phương pháp dùng các loại thuốc hóa trị truyền vào cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nhằm mục đích làm giảm bớt kích thước khối u, giúp phần bị cắt bỏ ít hơn.
Hóa trị bổ trợ
Là phương pháp hóa trị nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng còn sót lại trong cơ thể sau quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u nhằm giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Hóa trị kết hợp với xạ trị
Là phương pháp thường áp dụng ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 3, 4 khi giai đoạn bệnh đã nặng, các tế bào ung thư di căn (có thể di căn gần hoặc xa), bác sĩ thực hiện xạ trị vào những khối u chính, sau đó tiếp tục truyền hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, tế bào ung thư di căn, tế bào ung thư di căn chưa được phát hiện.
Hóa trị duy trì
Phương pháp này thường được sử dụng với liều thấp hơn nhằm duy trì và kìm hãm sự phát triển của bệnh, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối.
Tác dụng phụ có thể gặp sau hóa trịCũng giống như xạ trị, phương pháp hóa trị cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ở bệnh nhân khi điều trị như: Rụng tóc, da xám xịt, người bệnh có thể bị nhiệt miệng, đau miệng, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc ỉa chảy, bị điếc tạm thời, đầu ngón chân, tay bị tê bì, ăn không ngon, có cảm giác chán ăn, sụt cân nhanh chóng nhưng không rõ nguyên nhân.
Nên chuẩn bị gì trước khi hóa xạ trị ung thư vòm họng?Chuẩn bị về tinh thần: Yếu tố tinh thần có thể coi là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả sau quá trình trị liệu đạt bao nhiêu %? Người nhà bệnh nhân hãy luôn ở cạnh bệnh nhân, kích lệ tinh thần và nói chuyện hướng bệnh nhân suy nghĩ đến những điều tích cực, chuẩn bị tâm lý ổn định cho họ trước khi hóa xạ trị ung thư vòm họng.
Chuẩn bị về tiền bạc, chi phí điều trị: Hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để biết khoảng chi phí cần thiết cho liệu trình hóa xạ trị, từ đó chủ động chuẩn bị đầy đủ để bệnh nhân có thể tiến hành điều trị bệnh thuận lợi nhất có thể.
Bạn có thể muốn biết: ➤ Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư vòm họng
Tìm Hiểu Về Ung Thư Vòm Họng Ở Nữ Giới
1. Đối tượng phụ nữ nào có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng
Nhóm đối tượng phụ nữ sau đây có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người khác:
+ Người có yếu tố di truyền: Ung thư vòm họng là bệnh có di truyền. Nếu trong gia đình bạn (3 đời) có người mắc ung thư vòm họng thì tỷ lệ bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn.
+ Người thường xuyên sử dụng đồ ăn uống lên men, ướp muối: các loại thực phẩm lên men, ướp muối có chứa rất nhiều chất nitrate và nitrite. Đây là các chất độc phản ứng với protein tạo thành hợp chất nitrosamine làm tổn thương cấu trúc ADN tế bào cổ họng. Khi bạn thường xuyên ăn các thực phẩm này chất độc sẽ tích tụ, lâu dần sinh bệnh.
+ Người thường xuyên sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn: Bạn có biết trong khói thuốc lá chứa hơn 70 nghìn chất độc. Phụ nữ mặc dù ít hút thuốc nhưng lại là nhóm đối tượng thường xuyên phải hít khói thuốc thụ động. Các chất độc trong khói thuốc sẽ làm tổn thương gen trong tế bào, phát sinh các biến dị của gen trong quá trình phân chia, lâu dần hình thành khối u. Người thường xuyên hít phải khói thuốc và sử dụng bia rượu sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần.
+ Người mắc bệnh tai mũi họng mãn tính: phụ nữ mắc bệnh tai mũi họng mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn, vì vậy bạn cần điều trị bệnh triệt để, tránh để bệnh dai dẳng.
+ Người nhiễm virus EPV: EPV là một loại virus bất hoạt khi đi vào cơ thể bởi hệ miễn dịch sẽ ngăn chúng lại. Khi hệ miễn dịch của bạn suy giảm, chúng sẽ tấn công tế bào, làm biến đổi cấu trúc gen, hình thành tế bào ung thư.
+ Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các hóa chất độc hại từ bụi gỗ, sơn công nghiệp, keo dán,…. làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng ở nữ giới.
2. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư vòm họng ở nữ giớiBệnh ung thư vòm họng ở nữ giới thường ít có dấu hiệu ở giai đoạn sớm. Chỉ đến khi bệnh tiến triển mới xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận ra như:
– Người bệnh có triệu chứng khó nuốt thường xuyên và không có nguyên do. Đây không chỉ là dấu hiệu của ung thư vòm họng mà còn là dấu hiệu của ung thư thực quản và ung thư phổi.
– Người bệnh sờ thấy các hạch bạch huyết ở cổ, số hạch nhiều và nổi lên bất thường.
– Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt mặc dù không phải làm việc nặng nhọc.
Khi bệnh nặng hơn, ung thư vòm họng ở nữ giới sẽ có các triệu chứng khác như:
– Người bệnh có cảm giác ù tai, thính lực giảm, đau tai, chảy mủ ở tai, bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần
– Ngạt mũi, chảy mũi lẫn máu, chảy máu mũi thường xuyên
– Thường xuyên đau họng, ho khạc kèm máu trong đờm
– Mắt mờ, nhìn đôi
– Đau đầu dai dẳng, cơ mặt bị tê
– Khàn tiếng, mất tiếng
Đa số người bệnh khi có triệu chứng này thường lầm tưởng mình chỉ bị bệnh tai mũi họng bình thường, tự mua thuốc điều trị và không đi khám bác sĩ. Đây là nguyên nhân khiến các trường hợp bị bệnh ung thư vòm họng thường được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn cuối, dẫn đến khó khăn trong điều trị.
3. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng ở nữ giớiHiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng cho phụ nữ hiện đại hiệu quả cao như:
– Xạ trị: Phương pháp này sử dụng tia X chiếu trực tiếp vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại các rủi ro như: xơ cứng bỏng da, hạn chế vận động của khớp cắn, căng cứng vùng cổ, tổn thương tuyến nước bọt, viêm loét niêm mạc họng, giảm thị lực, giảm thính giác,…. Hiện nay, y học Việt Nam đã nhập khẩu và sử dụng máy điều biến liều IMRT giúp nâng cao hiệu quả cho điều trị ung thư vòm họng bằng tia X, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.
– Hóa trị: Phương pháp hóa trị thường được chỉ định điều trị ung thư vòm họng ở nữ giới giai đoạn muộn hoặc có di căn xa. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp hóa trị và xạ trị.
– Phẫu thuật: Với bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa di căn sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u.
– Điều trị tế bào đích: Phương pháp điều trị tế bào đích ứng dụng công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch đưa trực tiếp thuốc điều trị vào tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Đây là phương pháp hiện đại, hiệu quả cao, ít biến chứng nhưng chi phí cao.
4. Cách phòng bệnh ung thư vòm họng ở nữ giới hiệu quảĐể phòng bệnh ung thư vòm họng, nữ giới cần thực hiện:
– Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn thức ăn muối chua, lên men, đồ nướng cháy, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
– Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu và đồ uống có cồn
– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin cúm
– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hằng ngày để phòng ngừa bệnh tai mũi họng
– Thực hiện khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ 1 lần/ năm
Bản quyền thuộc về chúng tôi Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!
Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Vòm Họng Hệ Thống Y Tế Thu Cúc
Bệnh ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý tới những biểu hiện của ung thư vòm họng, và những người có nguy cơ cao nên tầm soát ung thư vòm họng để phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội điều trị.
Ung thư vòm họng chủ yếu là ung thư biểu mô (carcinoma), trong đó thường gặp nhất là loại không biệt hóa. Bệnh này thường gặp ở nam giới, số lượng nhiều gấp đôi nữ, độ tuổi mắc bệnh thường gặp là 50-60 tuổi. Gần đây, theo một số nghiên cứu, tuổi mắc bệnh trẻ hơn vào khoảng 35-55 tuổi.
NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ VÒM HỌNGNguyên nhân gây ra ung thư vòm họng cũng như các loại ung thư khác chưa được khẳng định chắc chắn, các nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố sau có thể là nguy cơ gây ung thư vòm họng:
Nhiễm Epstein Barr virus (EBV): Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, những người ung thư vòm họng có tỷ lệ nhiễm EBV rất cao. Tuy nhiên, nhiễm EBV làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, chứ không phải tất cả những người nhiễm đều mắc bệnh. Chế độ ăn uống: Ăn thường xuyên và lâu dài thức ăn được muối kỹ để dùng lâu ngày như cá, thịt muối cũng là một yếu tố nguy cơ. Có giả thuyết cho rằng chế độ ăn với các thức ăn được muối kỹ này sẽ là điều kiện để EBV thúc đẩy quá trình sinh ung thư. Chủng tộc: Bệnh ung thư vòm họng thường gặp ở người châu Á và Bắc Phi hơn là các chủng tộc khác. Ung thư vòm họng cũng thường gặp ở Trung Quốc và các Đông Nam Á như Singapore, Việt Nam, Malaysia, và Philippines. Người ta cho rằng thói quen ăn uống với những ăn như kể trên là yếu tố dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước này. Một số yếu tố nguy cơ khác: Tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng Hút thuốc lá nhiều và lạm dụng rượu Tiếp xúc với formaldehyde, bụi gỗ trong môi trường làm việc, theo một số nghiên cứu.
TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÒM HỌNGNghẹt mũi, đặc biệt chỉ nghẹt 1 bên Ù tai, đặc biệt chỉ ù 1 bên tai Nổi hạch ở cổ Nghe kém Chảy máu cam Nhìn đôi, vv… Các triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, vv… Điều quan trọng là khi gặp các triệu chứng bất thường kéo dài thì nên đi khám sớm.
KHÁM CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÒM HỌNGKiểm tra vùng đầu, cổ: bao gồm quan sát và sờ bên ngoài của vùng họng, vùng hạch cổ. Sờ hạch cổ nên sờ từ dưới cằm, dưới xương lưỡi, mô giáp, trước khí quản, hõm xương ức và đến hai bên xương quai xanh, xác định rõ vị trí hạch và kích thước. Khi vòm mũi họng cảm thấy có vật cản, nên tiến hành kiểm tra này. Nội soi vòm họng: Nội soi vòm họng: nội soi gián tiếp vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. đối với những kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc không dễ nhận thấy bệnh lý có thể lựa chọn nội soi trực tiếp và nội soi ống, từng bước nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể kịp thời theo dõi những biến chứng có dấu hiệu đáng nghi là di căn. Chụp Xquang: một bên và chính giữa vòm có thể xác định chính xác hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời nắm được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm, khi cần thiết nên tiến hành chụp vòm họng. Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có lợi cho việc xác định phạm vi xâm lấn của khối u trong vòm họng, có xâm lấn ra các bộ phận khác hay không. Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không gây tổn thương, thuận tiện, chính xác, chi phí thấp và có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần. Sinh thiết: Nếu phát hiện bất thường hoặc khối u, bác sĩ có thể lấy một số mẫu mô để quan sát dưới kính hiển vi xem có chứa tế bào ung thư hay không.
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG THEO PHÁC ĐỒ CHUẨN SINGAPORETại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng là đội ngũ chuyên gia giỏi của Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang. Theo đó, bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ được điều trị theo phác đồ chuẩn Singapore mà không phải ra nước ngoài điều trị, giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị.
Phương pháp điều trị chính của ung thư vòm họng là xạ trị. Vì đa số ung thư vòm họng là carcinoma không biệt hóa nên nhạy với tia xạ. Trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn cần phối hợp với hóa trị. Ngoài ra, hóa trị còn dùng cho những trường hợp u khác không nhạy với tia xạ. Phương pháp phẫu thuật ít có vai trò trong ung thư vòm mũi họng, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt. Tiên lượng sống năm năm nói chung cho tất cả các giai đoạn khoảng 50-80% theo nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, xạ trị hay phẫu thuật đều có thể gây ra những tác dụng phụ, phổ biến như: mệt mỏi, khô miệng, rụng tóc, vv… Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể khắc phục dần sau khi kết thúc điều trị.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0936 388 288.
PHÒNG BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNGĐể phòng tránh ung thư vòm họng, chúng ta nên hạn chế ăn cá muối, thịt muối thường xuyên. Thay vào đó, chúng ta nên ăn nhiều trái cây, rau tươi cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như không hút thuốc, không uống rượu nhiều nhất là rượu mạnh.
Bệnh ung thư vòm họng không thường được phát hiện sớm, do vậy việc tầm soát ung thư vòm họng ở những người có nguy cơ cao là rất hữu ích trong việc phát hiện bệnh sớm để có cơ hội chữa trị tốt nhất.
ƯU ĐIỂM KHI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN THU CÚCBệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Việt Nam, Singapore giỏi, nhằm thăm khám và điều trị các loại bệnh ung thư, ở mọi giai đoạn. Hiện nay, Thu Cúc đang cung cấp các dịch vụ như:
Tầm soát ung thư, với các gói khám được xây dựng khoa học, phát hiện bệnh sớm khi chưa có triệu chứng Khi phát hiện các bất thường như tiền ung thư, polyp, loạn sản, v.v. có thể xử trí ngay tại bệnh viện. Điều trị ung thư với phác đồ chuẩn Singapore, do các bác sĩ giỏi đến từ Singapore trực tiếp điều trị Chăm sóc giảm nhẹ, điều trị nâng đỡ cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn Sử dụng những loại thuốc nhập khẩu tốt nhất, giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ Hệ thống trang thiết bị hiện đại, môi trường điều trị tiện nghi, giúp người bệnh thoải mái trong quá trình điều trị Để đặt khám và điều trị ung thư, vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Duy nhất tại Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh ung thư được điều trị bằng phác đồ đa mô thức chuẩn 100% Singapore với mục tiêu chữa lành bệnh. Để đăng ký khám và tư vấn, vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Xạ Trị Bệnh Ung Thư Vòm Họng trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!